PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY TẾ BÀO VÀ CÔNG TÁC TẠO GIỐNG CÂY

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ tế bào (Trang 175)

DƯỢC LIỆU

Trong mỗi trường hợp không nhất thiế t hoặc cũng không có thể tiến hành sản xuất các hợp chất thứ cấp bằng nuôi cấy mô tế bào. Phương thức tốt hơn vẫn là việc trồng trọt chính các loài cây này, việc cải tiến kỹ thuật canh tác , việc chọn lọc những loài hay dòng có năng suất cao và việc tạo ra các cây dược liệu thông qua con đường tạo giống nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể có những đóng góp quan trọng trong công tác tạo giống cây dược liệu. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây cũng hoàn toàn giống như đối với cây lương thực , trong cả hai lĩnh vực cây trồng đều có thể sử dụng những kỹ thuật hoàn toàn giống nhau.

Kết quả dung hợp tế bào trần và tái sinh cây từ sản phẩm lai vô tính của hai loài

Datura không lai được trong tự nhiên hứa hẹn triển vọng chuyển được thông tin di truyền từ một chi (genus) này sang một chi khác mà trong thực tế không thực hiện bằng lai tạo được. Cụ thể trong giai đoạn này phương pháp nuôi một tế bào hay một tế bào dung hợp đã được xây dựng hoàn chỉnh để chứng minh rằng trong tế bào nhân dị hợp của đậu tương và thuốc lá (N. glauca) bộ nhiễm sắc thể của thuốc lá vẫn tồn tại sau 3 tháng nuôi cấy và như quan sát đư ợc chúng vẫn phân chia đồng pha với bộ nhiễm sắc thể của đậu tương . Đối với hai loài gần nhau hơn , một loài là của Brassica

và một loài là của Arabidopsis thì nhiễm sắc thể của cả hai loài đều tồn tại song song trong sản phẩm dung hợp , phân chia nhiều lần và chỉ có một vài thay đổi nhỏ xãy ra sau 6 tháng nuôi cấy. Những dẫn liệu hấp dẫn này chứng tỏ rằng kỹ thuật trên có triển vọng ứng dụng, mặc dù vậy vấn đề cần được giải quyết đó là: xây dựng những phương

pháp phân tích có độ chính xác cao , tìm ra những phương pháp chọn dòng tế bào có hiệu quả đối với bất kỳ trường hợp đặc biệt nào, bảo đảm tính ổn định của dòng tế bào mới. Ví dụ Tabata và cs. (1977) phát hiện được rằng thế hệ S2 của những cây hạt phấn có thành phần alkaloid khác với cây bố mẹ. Điều đó có thể giải thích được rằng thành phần alkaloid của cây bố mẹ là kết quả của những tác động epigenetic.

Một số vấn đề xuất hiện ngay trong quá trình ứng dụng các kỹ thuật, chẳng hạn một kết quả gây ngạc nhiên là ở điều kiện nuôi cấy nhất định các tiểu bào tử chưa giảm nhiễm có ưu thế chọn lọc mạnh hơn tiểu bào tử đơn bội , vì thế tác giả đã thu được nhiều cây dị hợp tử từ bao phấn khi tiến hành nuôi cấy một bao phấn kết quả này làm cho việc sử dụng qui trình kỹ thuật đơn bội thêm phức tạp , vì như vậy người ta phải kiểm tra toàn bộ những cây nhị bội thu được từ nuôi cấy bao phấn về tính đồng hợp tử của chúng nếu như cây được nghiên cứu không mang đặc điểm đánh dấu nào cả. Một kết quả không ngờ khác nữa là tất cả những cây thu được từ nuôi cấy một bao phấn của cây lai thuộc chi Hyoscyamus trở nên hoàn toàn đồng nhất về hình thái và hàm lượng alkaloid. Điều đó có nghĩa là trong tất cả các loài tổ hợp gen chỉ có một tổ hợp duy nhất đã phát triển thành cây hoặc là những cây đó xuất hiện thông qua quá trình tạo đa phôi thứ cấp như trường hợp ở Datura.

Vấn đề chính cần nói tới trong đa số trường hợp nuôi cấy tế bào là những phương pháp được áp dụng ở đây còn mang nặng tính chất kinh nghiệm vì thế không

thể ứng dụng từ loài này cho loài khác. Điều đó có nghĩa là cho đến nay chúng ta vẫn chưa nắm vững nguyên tắc cơ bản một cách chặt chẽ. Vì vậy, chúng ta không thể đòi hỏi kết quả nhanh chóng trong lĩnh v ực này, đặc biệt là trong nghiên cứu ứng dụng . Chúng ta phải quan niệm công việc nghiên cứu chứa đựng nhiều tính chất tiếp cận cơ bản nhằm xây dựng những kỹ thuật mới trong di truyền , tạo giống và sinh lý thực vật và đồng thời mở ra những triển vọng có khả năng mới. Điều này cũng đang đúng trong nghiên cứu sản xuất chất thứ cấp mặc dù trong một vài trường hợp cụ thể việc ứng

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ tế bào (Trang 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)