HIỆN TƯỢNG BẠCH TẠNG TRONG NUÔI CẤY ĐƠN BỘI

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ tế bào (Trang 73)

Ở các đối tượng cây hai lá mầm như Datura, Atroppa, Nicotiana, Brassica...

khi nuôi cấy bao phấn cây đơn bội thường phát triển trực tiếp từ tiểu bào tử và ít khi xuất hiện cây bạch tạng . Nhưng ở những đối tượng cây một lá mầm như lúa nước (Oryza), lúa mì (Triticum)... cây hoàn chỉnh phát sinh thông qua giai đoạn callus thì tần số cây bị bạch tạng chiếm khá cao (20-30 % hoặc cao hơn nữa ). Tần số cây bạch tạng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tuổi callus cấy chuyển từ môi trường tạo mô sẹo sang môi trường tái sinh cây. Càng cấy chuyển muộn tần số bạch tạng càng cao.

- Nhiệt độ nuôi cấy. Nhiệt độ cao thường làm tăng số lượng cây bạch tạng. Nghiên cứu về siêu cấu trúc tế bào lá cây bạch tạng cho thấy trong tiền lạp thể của cây bạch tạng không có ribosome , như vậy quá trình sinh tổng hợp các protein hoặc các tiểu phần protein của lạp thể này không hoàn chỉnh , dẫn đến tình trạng lạp vô sắc không phát triển thành lục lạp được.

Cũng có giả thuyết giải thích hiện tượng bạch tạng là kết quả của hiệu ứng mẹ : Hiệu ứng mẹ biểu hiện rõ ở một số đặc điểm di truyền tế bào chất . Khi thụ phấn chỉ có nhân của tế bào sinh sản đực được chuyển sang tế bào noãn.

Vì vậy, các tính trạng di truyền tế bào chất chỉ di truyền theo đường mẹ . Hạt phấn là tế bào chứa rất ít nguyên sinh chất , tức là số lượng ty thể và tiền lục lạp cũng rất ít. Khi nuôi những tế bào này thành những cá thể thực vật hoàn chỉnh có thể xảy ra hiện tượng mất cân đối trong tương tác di truyền giữa nhân và cơ quan tử , dẫn đến sai lệch trong quá trình phát sinh cơ quan tử, đặc biệt là lục lạp.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ tế bào (Trang 73)