Kinh nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 36)

a. Mỹ

Để phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Từ đó, tạo điều kiện để các giáo viên không ngừng học tập, tự nâng cao trình độ của bản thân để đáp ứng được với nhu cầu và đòi hỏi của nhà trường cũng như của xã hội.

Bên cạnh đó, với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục nói chung và công tác phát triển đội ngũ giáo viên của Mỹ đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện... Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tạo môi trường làm việc lý tưởng nhằm phát huy hết năng lực của người giáo viên.

b. Hàn Quốc

Đối với Hàn Quốc, chính sách giáo dục được xây dựng trên cơ sở phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. Đây là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của quốc gia này.

Cho đến nay, các chiến lược về phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề của Chính phủ Hàn Quốc luôn đề cập tới sự tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học và các cơ sở nghiên cứu; nâng cao trình độ sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ giáo viên dạy nghề; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá và quản lý kiến thức, kỹ năng và công việc; xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin phục vụ cho công tác phát triển nguồn nhân lực giáo viên, giảng viên dạy nghề kỹ thuật.

c. Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước đi đầu về phát triển nguồn nhân lực ở châu Á. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển, chỉ có thể trông chờ vào chính mỗi người dân Nhật Bản. Do đó, chính phủ Nhật đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục - đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu, tập trung nhiều sự đầu tư cho đội ngũ giáo viên và công tác phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy các nghề điện tử, công nghệ máy móc…

Về sử dụng và quản lý nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Nếu như ở nhiều nước phương Tây, chế độ này chủ yếu dựa

vào năng lực và thành tích cá nhân, thì ở Nhật Bản, hầu như không có trường hợp cán bộ giáo viên trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm.

Điều này tạo ra tâm lý ổn định và mong muốn cống hiến lâu dài cho đội ngũ cán bộ giáo viên, từ đó tạo động lực để họ tham gia vào các khóa đào tạo dài hạn nâng cao trình độ, năng lực bản thân. [17]

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)