Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang là trường chuyên đào tạo về nghề du lịch với tất cả các ngành nghề phục vụ du lịch và một số ngành liên quan, hỗ trợ. Đến nay, trường đã có một số sự thay đổi và mở rộng các ngành nghề đào tạo nhằm đáp
ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của tốc độ phát triển ngành du lịch ở Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung.
Bảng 2.3. Kết quả đào tạo theo ngành nghề đối với bậc trung cấp tại Trường
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Ngành nghề đào tạo Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1.Nghiệp vụ lễ tân 33 19 29 27 16 21
2.Kế toán doanh nghiệp 73 43 21 20 15 20
3. Nghiệp vụ LHHD 31 18 15 14 16 21
4. Nghiệp vụ khách sạn 33 19 14 13 - -
5. Quản trị nhà hàng - - 27 26 29 38
Cộng 170 100 106 100 76 100
(Nguồn: Phòng Đào tạo 2011 – 2013)
Những năm về sau số lượng sinh viên tốt nghiệp càng giảm so với năm đầu tiên. Điều này chủ yếu do công tác tuyển sinh đầu vào còn hạn chế.
Có sự cân bằng về sự phân bố sinh viên giữa các ngành học, đa phần số lượng sinh viên dàn trải đều trong các ngành đào tạo về du lịch tại trường.
Trong năm đầu tiên ngành Khách sạn thể hiện rõ thế mạnh khi cả 2 nghề Nghiệp vụ lễ tân và Nghiệp vụ khách sạn đều có số lượng sinh viên tốt nghiệp khá cao. Tuy nhiên đến những năm về sau số lượng sinh viên ở cả 2 nghề này đều biến động lớn, tỷ lệ tốt nghiệp giảm nhiều hơn so với các ngành khác.
Riêng đối với nghề Kế toán doanh nghiệp, được xác định không phải là thế mạnh của trường, đã có sự giảm sút rất lớn về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp từ 43% trong năm 2011 giảm còn 20% trong năm 2012 và 2013.
Nắm bắt được vấn đề trên, hiện nay trường đã triển khai rất nhiều biện pháp quảng bá và thu hút lượng sinh viên đầu vào cũng như đầu tư mở rộng, phát triển các nghề đào tạo tại trường.
Biểu đồ 2.3. Kết quả đào tạo theo ngành nghề đối với bậc trung cấp tại Trường 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang
2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 2.2.1.1. Môi trường kinh tế xã hội 2.2.1.1. Môi trường kinh tế xã hội
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang nằm trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa, một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích 5.217,6 km2. Tỉnh Khánh Hòa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang, Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, huyện Trường Sa).
Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2011 thì dân số tỉnh Khánh Hòa là 1.174.100 người, mật độ trung bình 225 người/ km2.
Đây là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam. Tăng trưởng GDP bình quân mỗi năm giai đoạn từ 2010 – 2012 đạt khoảng 10%, riêng GDP đầu người trong năm 2012 đạt 1.900 USD (gấp đôi so với GDP bình quân đầu người chung của Việt Nam).
Với thế mạnh có bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh…Thêm vào đó là sự ưu đãi của tự nhiên với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 260C, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng đã góp phần đưa Khánh Hòa trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Nha Trang – Khánh Hòa là thành phố của du lịch và sự kiện. Nha Trang là nơi từng diễn ra nhiều sự kiện lớn như Festival Biển Nha Trang, hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam 2006, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 và 2010, Hoa hậu Hoàn vũ 2008 và Hoa hậu Trái đất 2010.
Phát huy những thế mạnh sẵn có, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVI đã đề ra nhiệm vụ: phấn đấu xây dựng Khánh Hòa trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, hiện nay tỉnh Khánh Hòa đang tập trung đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch. Đây là một trong những yếu tố mang tính quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách khi đến với Khánh Hòa. Để đào tạo được đội ngũ nhân lực đầy đủ về số lượng, có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên dạy nghề ưu tú. Do đó, trong những năm qua đi cùng với nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch ngày càng tăng là nhu cầu tuyển dụng đội ngũ giáo viên dạy nghề du lịch. Vì vậy, tỉnh đã và đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề trong toàn tỉnh nói chung và đội ngũ giáo viên dạy nghề du lịch nói riêng.
Đi cùng với xu thế phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã đưa ra dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 được thể hiện trong bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4. Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam Nhu cầu đào tạo Năm 2015 Năm 2020
1. Lao động trực tiếp 620.000 người 870.000 người 2. Lao động gián tiếp 1,5 – 1,7 triệu người 2,2 – 2,5 triệu người
(Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội 2012)
Những con số này đem lại tiềm năng to lớn cho các trường đào tạo ngành du lịch trong cả nước. Hòa cùng với xu thế đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch ngày càng tăng của Khánh Hòa nói riêng và của cả nước nói chung, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang sẽ trở thành một trong những chiếc nôi đào tạo nguồn nhân lực du lịch trọng điểm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trường.
2.2.1.2. Môi trường pháp luật
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và luôn có sự chỉ đạo sát sao đến công tác đào tạo nghề trong các trường nghề. Sự quan tâm này thể hiện rõ qua các chính sách, quy định liên quan, áp dụng trong lĩnh vực đào tạo nghề.
- Luật Dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006, Luật này quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề.
- Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH, ban hành ngày 29/9/2010, Thông tư này quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực nghề nghiệp.
- Thông tư 19/2010//TT-BLĐTBXH, ban hành ngày 07/07/2010 quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề
Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn này được áp dụng để kiểm định chất lượng các trung tâm dạy nghề công lập, trung tâm dạy nghề tư thục, trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH, ban hành ngày 24/10/2011 Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề. Thông tư này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề, nộp và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
- Thông tư số 42/2011/TT-BLĐTBXH, ban hành ngày 29/12/20111. Thông tư này quy định về quy trình thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề, bao gồm: tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề; kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề; công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề, cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Quyết định 630/QĐ-TTg, ban hành ngày 29/5/2012 Quyết định Phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kì 2011 – 2020.
- Nghị định 148/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 30/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
Các chính sách này tạo nên một nền móng vững chắc cho hoạt động dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề đồng thời tạo thành bộ khung để các giáo viên dạy nghề có căn cứ để làm việc, có mục tiêu để phấn đấu dựa vào các quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí đã đặt ra.
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang đã căn cứ vào các thông tư, nghị định, quy định nói trên để đề ra phương hướng hoạt động, chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2013 – 2020, từ đó ban hành các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, đặc biệt là chính sách phát triển đội ngũ giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế của Trường và nằm trong khuôn khổ chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển của nhà nước.
2.2.1.3. Môi trường văn hoá xã hội
Đi cùng với tốc độ phát triển về kinh tế của đất nước là sự hội nhập và giao lưu giữa các nền văn hóa trong khu vực cũng như trên thế giới. Nền văn hóa Việt Nam đang chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các nền văn hóa phương Tây, sự ảnh hưởng này có cả những yếu tố tích cực và các yếu tố tiêu cực. Các yếu tố này có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong quan điểm và nhận thức của mỗi người.
Người giáo viên nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng cũng không nằm ngoài sự tác động này, họ đang học hỏi và tiếp thu khá nhiều sự mới mẻ, hiện đại của văn hóa tiến bộ thế giới, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Điều này càng cấp thiết hơn đối với những giáo viên dạy nghề du lịch. Với sự phát triển mạnh mẽ của Nha Trang – Khánh Hòa về lĩnh vực du lịch, sẽ có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Do đó, đòi hỏi nhà trường phải chủ động và mạnh mẽ hơn trong các chính sách tuyển dụng và giữ chân nhân tài - đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Bên cạnh đó, sự thay đổi trong cách tư duy và nhận thức của người giáo viên sẽ là động lực để các nhà lãnh đạo nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực thích hợp nhất phù hợp với xu hướng phát triển chung về kinh tế, văn hóa và xã hội.
2.2.1.4. Tình hình cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo nghề
Sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo nghề cũng như quy mô các trường đào tạo nghề trên cùng địa bàn sẽ quyết định đến số lượng học sinh sinh viên tuyển sinh đầu vào, từ đó ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề của từng trường.
Tình hình số lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 được thể hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tình hình các cơ sở đào tạo nghề tại Khánh Hoà 2011 – 2013
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chỉ tiêu Số cơ sở Cơ cấu (%) Số cơ sở Cơ cấu (%) Số cơ sở Cơ cấu (%)
1.Quy mô cơ sở dạy nghề 16 100 16 100 16 100
a.Cơ sở công lập 8 58 10 63 10 63 b.Cơ sở ngoài công lập 8 42 6 37 6 37
2. Quy mô trường cao đẳng nghề 2 100 3 100 3 100
a.Cơ sở công lập 1 33 2 67 2 67
b.Cơ sở ngoài công lập 1 67 1 33 1 33
3. Quy mô trường trung cấp nghề 7 100 6 100 6 100
a.Cơ sở công lập 5 86 5 83 5 83
b.Cơ sở ngoài công lập 2 14 1 17 1 17
4. Quy mô trung tâm dạy nghề 7 100 7 100 7 100
a.Cơ sở công lập 2 44 3 43 3 43
b.Cơ sở ngoài công lập 5 56 4 57 4 57
(Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Khánh Hòa 2011 – 2013)
Xét về mặt số lượng, tổng số các cơ sở dạy nghề trong toàn tỉnh Khánh Hòa trong 3 năm từ 2011 đến 2013 hầu như không có sự thay đổi. Chỉ trong năm 2012 có sự dịch chuyển về cơ cấu khi có một trường chuyển từ Trung cấp nghề lên thành Cao đẳng nghề - đó chính là Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang là trường cao đẳng nghề duy nhất tại Khánh Hòa trực thuộc Trung ương, đây cũng là một trong những thế mạnh của trường trong quá trình tuyển dụng nhân lực và tuyển sinh.
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay tỷ lệ các trường cao đẳng nghề chỉ chiếm 19% còn lại phần lớn là các trường trung cấp nghề chiếm 37% và các trung tâm dạy nghề với 44%.
Các số liệu trong bảng 2.5 và biểu đồ 2.4 thể hiện rõ mối tương quan giữa các cơ sở dạy nghề công lập và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Ta dễ dàng để nhận thấy tỷ lệ các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề công lập cao hơn so với các trường ngoài công lập. Tuy nhiên, hiện nay các giáo viên dạy nghề lại đang có xu hướng chuyển từ các trường công lập ra dạy ở các trường ngoài công lập vì một số lí do sau:
- Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập thường có mức lương cao hơn cho người giáo viên dạy nghề so với các trường dạy nghề công lập.
- Bên cạnh đó, chế độ làm việc và một số quy định đối với người giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng thoáng hơn, tạo tâm lý thoải mái, ít áp lực, ít các thủ tục giấy tờ trong công việc cho người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
- Trong quá trình tác giả khảo sát, phỏng vấn đội ngũ giáo viên dạy nghề, hầu hết các giáo viên đều nhận định cơ hội thăng tiến ở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập công bằng hơn đối với người giáo viên, xứng đáng với những nỗ lực họ bỏ ra trong quá trình công tác.
Cả ba yếu tố trên đã tạo nên thế mạnh cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập trong quá trình tuyển dụng, thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề giỏi về công tác và làm việc tại trường.
Biểu đồ 2.4. Tình hình các cơ sở đào tạo nghề tại Khánh Hoà năm 2013
Tình hình học sinh học nghề trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011 đến năm 2013 được thể hiện qua bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6. Tình hình học sinh học nghề tại Khánh Hoà
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1. Số lượng học sinh học nghề 23.950 100 25.265 100 24.079 100 a. Cao đẳng nghề 1.250 05 1.350 05 1.338 06 b. Trung cấp nghề 4.920 21 2.911 12 2.162 09 c. Sơ cấp nghề và dạy nghề
thường xuyên 17.780 74 21.004 83 20.579 85
Số lượng học sinh học nghề qua 3 năm gần tương đương nhau, không có sự biến động lớn, dự kiến trong năm 2014 và 2015 số lượng học sinh học nghề tại Khánh Hòa cũng nằm trong khoảng từ 24.000 đến hơn 25.000 học sinh.
Cơ cấu học sinh theo trình độ nghề đối với trình độ cao đẳng nghề trong năm 2013 có sự tăng nhẹ so với năm 2012 và tỷ lệ này được giữ khá đều qua 3 năm. Tuy