Công cụ vật chất

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 83)

Mức độ tác động của công cụ vật chất đến hiệu quả quá trình làm việc của đội ngũ giáo viên dạy nghề được thể hiện trong bảng 2.16 sau:

Bảng 2.16. Đánh giá mức độ tác động của công cụ vật chất đến đội ngũ giáo viên dạy nghề

Tỷ lệ đánh giá theo mức độ (%)

TT Nội dung Điểm

TB 1 2 3 4 5

1

Tiền lương và phụ cấp hiện nay hoàn toàn tương xứng với công sức lao động của giáo viên dạy nghề

3,2 3,3 16,7 43,3 26,7 10,0

2

Tiền thu nhập tăng thêm có vai trò kích thích người giáo viên dạy nghề nâng cao hiệu quả công tác

3,9 - 6,7 20,0 53,3 20,0

3

Tổng thu nhập anh/chị nhận được hàng tháng tại trường đủ đáp ứng các nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

3,1 - 23, 3 46,7 23,3 6,7

(Nguồn: Phiếu khảo sát ý kiến giáo viên)

Nhận xét:

Các công cụ vật chất được sử dụng nhằm đảm bảo con người có thể thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày của mình. Đối với Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, công cụ vật chất chủ yếu được sử dụng là tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng quý.

Tuy nhiên công cụ này lần lượt nhận được hai mức điểm đánh giá trung bình thấp nhất trong bảng 2.16 là 3,2 cho mức độ tương xứng của thu nhập so với công sức

lao động người giáo viên dạy nghề đã bỏ ra và 3,1 cho mức độ đáp ứng của thu nhập đối với các nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người giáo viên. Điều này có nghĩa là người giáo viên dạy nghề chưa hài lòng với mức thu nhập hàng tháng hiện nay họ nhận được tại trường.

Về chế độ tiền lương, vốn dĩ hoạt động của giáo viên dạy nghề mang tính đặc thù, một mặt, họ phải là một nhà sư phạm, mặt khác họ là một “kỹ thuật viên”, thế nhưng chính sách tiền lương của nhà nước chưa thể hiện sự ưu đãi mang tính đặc thù đó. Người giáo viên dạy nghề chưa có ngạch lương riêng, mà vẫn hưởng theo ngạch lương của giáo viên trung học (theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14-12- 2004). Bên cạnh đó, giáo viên dạy trình độ cao đẳng nghề vẫn chưa được hưởng chế độ tiền lương như giảng viên của các trường cao đẳng khác. Do đó mà mức lương hiện nay của đội ngũ giáo viên dạy nghề vẫn còn được đánh giá khá thấp.

Đơn cử như các giáo viên trẻ mới tốt nghiệp đại học về làm việc tại trường được hưởng mức lương chưa đến 3 triệu đồng/tháng. Đây là một mức lương khá thấp so với mức sống hiện nay tại một thành phố lớn như Nha Trang.

Để nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên, nhà trường đã sử dụng công cụ vật chất là khoản thu nhập tăng thêm hàng quý được căn cứ vào kết quả xếp loại thi đua hàng tháng. Công cụ này đã đem lại hiệu quả đáng kể trong quá trình tạo động lực làm việc cho người giáo viên dạy nghề khi được đánh giá với mức điểm trung bình rất cao là 3,9 điểm với 73,3% giáo viên đồng ý rằng công cụ này có vai trò kích thích người giáo viên dạy nghề nâng cao hiệu quả công tác.

Tuy nhiên mức thu nhập tăng thêm này chủ yếu được trích từ nguồn quỹ tiết kiệm chi tiêu của trường nên vẫn còn chưa cao. Do đó, chưa mang lại hiệu quả kích thích với toàn bộ đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)