Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề của trường hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn (Tính đến năm 2012 có 10% giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, 3% giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ, 29% giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ Tin học), một số trường hợp giáo viên có đầy đủ bằng cấp theo quy định nhưng lại giảng dạy trái với chuyên ngành được đào tạo. Do đó, chưa phát huy hết khả năng của đội ngũ giáo viên hiện đang giảng dạy hoặc làm giảm sút chất lượng giảng dạy và đào tạo tại trường. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên
NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Nâng cao trình độ chuyên Nâng cao kỹ năng nghề Chuẩn hóa nghiệp vụ SPDN Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy Chuẩn hóa kiến thức tin học, ngoại ngữ Bồi dưỡng lý luận chính trị
dạy nghề tại trường trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng này một cách nghiêm túc để có thể nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Quá trình nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chủ yếu tập trung vào việc chuẩn hóa đội ngũ, khuyến khích việc tự tham gia vào quá trình đào tạo để nâng cao trình độ nhằm thích nghi với yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ giảng dạy.
Để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tác giả tập trung chính vào công tác nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều biện pháp khác nhau kết hợp với việc đa dạng hóa các hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện tối đa để quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề của trường đạt hiệu quả cao nhất.
a. Nâng cao hiệu quả quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề
Để quá trình đào tạo, bồi dưỡng này được thực hiện một cách thuận lợi và có hiệu quả. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường cần phải được triển khai thường xuyên, liên tục, đúng hướng và tiến hành đồng bộ các hoạt động sau:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề trên cơ sở xác định các mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tiến độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như các điều kiện đảm bảo thực hiện.
- Xác định chương trình và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề phù hợp với yêu cầu và mục tiêu phát triển của trường cũng như thực trạng của đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường.
- Xây dựng nội dung và lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thích ứng từng giai đoạn và trong những điều kiện cụ thể, so sánh lợi thế của các phương pháp đào tạo khác nhau để đưa ra lựa chọn tối ưu.
- Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Cần tiến hành việc đánh giá kết quả quá trình đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên một cách nghiêm túc, không chỉ dừng lại ở hình thức báo cáo như hiện tại nhằm xác định rõ hiệu quả của quá trình đào tạo đem lại, từ đó rút ra những mặt được và chưa được để tiến hành chỉnh lý, thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả cho những khóa đào tạo tiếp theo.
b. Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề
Để có thể chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên, vấn đề đào tạo cần được tiến hành bằng cách đa dạng hóa các hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên có thể tham gia học tập, nâng cao trình độ, đặc biệt là đối tượng giáo viên lớn tuổi, các giáo viên đang có con nhỏ hoặc các giáo viên nữ đang có chồng là bộ đội công tác xa nhà.
Bên cạnh đó, nhà trường nên đóng vai trò chủ động trong quá trình tổ chức các khóa đào tạo, thực hiện các hình thức và phương pháp đào tạo một cách linh hoạt hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để đạt hiệu quả cao.
Một số hình thức đào tạo có thể được áp dụng tại trường:
- Đào tạo tập trung, chuyên đề, bồi dưỡng tại trường
Hình thức đào tạo này nên được áp dụng thường xuyên hơn tại trường, có thể mời các chuyên gia đầu ngành hoặc các nghệ nhân với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp về giảng dạy.
Mục đích: Các khóa đào tạo tập trung tại trường, hoặc các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tăng sự hiểu biết, kỹ năng nghề và trau dồi thêm kinh nghiệm cho các giáo viên.
Với hình thức đào tạo này hầu hết các giáo viên của trường đều có thể dễ dàng tham gia học tập và không làm ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đào tạo, giảng dạy của giáo viên tại trường.
- Cử giáo viên tham gia các khóa đào tạo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước
Nhà trường nên chủ động cho giáo viên tham gia các khóa đào tạo nhằm chuẩn hóa trình độ, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề. Hoặc cử giáo viên với các tiêu chí phù hợp tham gia vào các khóa đào tạo do các cơ quản quản lý cấp trên tổ chức (Tổng cục Dạy nghề; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…) kể cả ở trong và ngoài nước.
Mục đích: Hình thức cử giáo viên đi học ngoài việc nâng cao trình độ của người giáo viên theo đúng mục đích khóa học, còn là cơ hội để các giáo viên của trường có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp khác cùng lĩnh vực dạy nghề.
Đặc biệt với các khóa đào tạo ở nước ngoài sẽ là một cơ hội lớn để các giáo viên dạy nghề tại trường mở rộng sự hiểu biết về nền văn hóa của các quốc gia, các
dân tộc, tôn giáo bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm dạy và học nghề tiến bộ trên thế giới.
- Tự bồi dưỡng
Trong các hình thức đào tạo thì tự bồi dưỡng thường là hình thức đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình đào tạo, nâng cao trình độ của người giáo viên dạy nghề. Hình thức này thường mang tính chủ quan cá nhân của người giáo viên, họ sẽ đưa ra quyết định học tập khi đã hội tụ đủ những yếu tố cần thiết: thời gian, tiền bạc, mức độ thuận tiện, sự cần thiết…và do đó hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng thường đạt mức cao nhất.
Công tác tự bồi dưỡng có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như: tự học tập, tự nghiên cứu, học hỏi trong thực tiễn giảng dạy, tham gia các buổi hội thảo, hội nghị tập huấn, hoạt động phong trào, các hội thi, tự rèn luyện kỹ năng nghề, theo học các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, đăng ký các khóa đào tạo dài hạn…
Mục đích: bằng những hình thức tự bồi dưỡng người giáo viên dạy nghề sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập nâng cao trình độ, nhanh chóng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp… Từ đó góp phần vào sự nghiệp chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường.
Về phía nhà trường, nên đưa ra các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để người giáo viên có thể vừa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy vừa có thời gian tham gia các hình thức tự bồi dưỡng nói trên. Ngoài ra, trường cũng có thể đưa ra các chế tài, quy định về việc tự bồi dưỡng để đạt chuẩn và nâng cao trình độ có thời hạn, có biện pháp xử lý hoặc khen thưởng thích đáng để tạo động lực cho người giáo viên trong quá trình tự rèn luyện, bồi dưỡng bản thân.