nghiệp và thân thiện
Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng luôn là một trong những yếu tố được đánh giá rất quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Một môi trường làm việc tốt sẽ phát huy được tối đa năng lực của người lao động, đồng thời cũng là yếu tố
giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề, môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác giảng dạy và đào tạo tại trường. Để công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường mang tính bền vững đòi hỏi nhà trường phải làm tốt công tác này nhằm tạo dựng được môi trường làm việc đem lại sự thoải mái, tạo hứng thú cho người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
Công tác xây dựng môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động đã được các cấp lãnh đạo trường thực hiện kể từ những ngày đầu trường mới thành lập, công tác này càng được củng cố và đẩy mạnh kể từ giai đoạn trường chuyển đổi nâng cấp lên thành trường Cao đẳng.
Cho đến thời điểm hiện tại trường đã xây dựng được một môi trường làm việc với những nét đặc trưng riêng mang thương hiệu Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang. Bên cạnh những việc đã làm được, để phát triển môi trường làm việc tại trường tốt hơn, nâng cao hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề trong thời gian tới nhà trường nên quan tâm hơn nữa đến các giải pháp sau:
- Hoàn thiện quá trình trang bị cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị theo yêu cầu công việc tại các giảng đường, khu thực hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên tham gia giảng dạy, giảm đến mức thấp nhất những yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người giáo viên và các yếu tố dễ gây ra bệnh nghề nghiệp.
+ Trang bị loa cố định tại các khu giảng đường học lý thuyết và thực hành.
+ Thay bảng phấn hiện đang dùng bằng bảng nhựa, viết bút lông nhằm đảm bảo sức khỏe cho người giáo viên đồng thời đảm bảo được an toàn thực phẩm trong quá trình dạy thực hành Nghiệp vụ Bếp, Nghiệp vụ Nhà hàng, Nghiệp vụ Bar...
+ Có các dụng cụ, trang phục bảo hộ lao động đúng chuẩn cho các giáo viên dạy thực hành nghề.
+ Lắp các mái che trên lối đi từ khu hiệu bộ qua khu giảng đường, khu nhà dạy thực hành, hội trường, thư viện...
- Tạo ra bầu không khí dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người quản lý, lãnh đạo với đội ngũ giáo viên dạy nghề; giữa đội ngũ giáo viên với nhau để người giáo viên cảm nhận được sự tôn trọng, được nói lên ý kiến và suy nghĩ của mình
nhằm phát huy hết mọi tiềm năng của người giáo viên và xây dựng một tập thể vững mạnh.
- Xây dựng môi trường văn hóa của nhà trường, với đặc thù là môi trường giáo dục nên thông thường có đòi hỏi rất cao về văn hóa giao tiếp ứng xử, đặc biệt là văn hóa giao tiếp ứng xử trong tập thể sư phạm: giữa các nhà lãnh đạo với đội ngũ giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với HSSV. Để làm được điều này, cần thực hiện các bước sau:
+ Đào tạo cho giáo viên kỹ năng giao tiếp, ứng xử với tập thể xung quanh và với HSSV.
+ Tập huấn cho giáo viên kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong lớp học, trong nhà trường.
+ Xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức cho đội ngũ giáo viên dạy nghề trong trường.
- Nới lỏng các chính sách đào tạo và cử giáo viên tham gia các khóa đào tạo ở trong và ngoài nước nhằm khuyến khích các giáo viên trẻ hoặc các giáo viên hợp đồng dài hạn nhưng chưa được vào biên chế có điều kiện tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao trình độ với các ràng buộc phục vụ lâu dài tại trường sau khi kết thúc khóa đào tạo.
- Hàng năm nhà trường nên tổ chức các Hội thi tay nghề, thi văn nghệ, thể thao... giữa các khoa với nhau để giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng tinh thần đoàn kết trong nội bộ tập thể.
- Tổ chức Công đoàn nên phát huy hết chức năng và nhiệm vụ để đảm bảo được quyền lợi của người lao động, kịp thời quan tâm, giúp đỡ đến anh chị em nhằm tạo tâm lý thoải mái và hài lòng về môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên.