Kiến nghị với Hội thẻ ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 103)

Hoạt động của Hội thẻ ngày càng có nhiều tiến bộ. Hội Thẻ đã thành lập Tiểu ban Quản Lý Rủi Ro để cập nhật, chia sẻ thông tin về phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng thành viên. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của Hội thẻ trong thời gian tới Hội thẻ nên tập trung vào các vấn đề sau đây:

 Phát huy tích cực vai trò liên kết hợp tác giữa các ngân hàng thành viên:

 Cập nhật thêm thông tin về giao dịch gian lận để ngân hàng có cơ sở điều tra gian lận.

 Chủ động cảnh báo các ngân hàng khác về các chủ thẻ, ĐVCNT đã bị phát hiện gian lận tại ngân hàng thành viên.

 Lập cơ sở dữ liệu để cho phép các ngân hàng tra cứu các chủ thẻ, ĐVCNT có hành vi liên quan đến gian lận.

 Chia sẻ kinh nghiệm việc phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận của các ngân hàng thành viên.

 Chia sẻ các ứng dụng công nghệ thẻ mới có tính an toàn, bảo mật cao và chi phí hợp lý.

 Làm đầu mối hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về quản lý rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

 Làm đầu mối phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và cơ quan an ninh quốc tế và trong nước (đặc biệt là C50) để phòng chống tội phạm thẻ. Mỗi khi phát hiện các

91

dấu hiện gian lận, giả mạo, ngân hàng cần áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn và thông báo ngay cho các cơ quan hữu quan để phối hợp xử lý.

 Tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động thẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần nâng cao sự hiểu biết của công chúng về quản lý, bảo mật và sử dụng thẻ an toàn

Kết luận chương 3

Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán phù hợp với xu hướng mở rộng ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng ngày nay, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Đối với thị trường Việt Nam thẻ ngân hàng còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thẻ trên thế giới đã du nhập vào Việt Nam ngày càng tinh vi và phức tạp. Do vậy, ACB cần nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng tránh nguy cơ bị tội phạm lợi dụng, đồng thời có những biện pháp phòng ngừa rủi ro gian lận khi sử dụng thẻ. Bên cạnh những rủi ro xảy ra trong quá trình giao dịch bằng thẻ, ACB cũng cần phải chú ý đến những rủi ro khác có thể gây ra tổn thất cho mình. Có thể, hiện tại ACB đã có thực hiện một số giải pháp để hạn chế rủi ro giao dịch gian lận nhưng những biện pháp đó vẫn chưa được thực hiện triệt để và một cách trọn vẹn. Do đó, chương 3 của luận văn đã đưa ra các toàn bộ các giải pháp trên tất cả các khía cạnh để ACB có thể giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

92

KẾT LUẬN

Hoạt động thanh toán thẻ đang phát triển ngày càng mạnh ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động ngân hàng và sự chuyển hướng tập trung của các ngân hàng vào lĩnh vực bán lẻ cùng với quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng là yếu tố tiên quyết tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, qua đó mang lại những lợi ích lớn cho ngân hàng, người tiêu dùng và toàn xã hội. Tuy nhiên hiện nay, không chỉ Việt Nam mà với toàn cầu, rủi ro trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động thanh toán thẻ.

Một thực tế dễ nhận thấy, kẻ gian luôn tìm những nơi sơ hở, thiếu cảnh giác, dễ xâm nhập... nghĩa là nơi ít cản trở nhất cho công việc của kẻ gian. Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các ngân hàng tại các nước trong khu vực đều có những nỗ lực, đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và hệ thống phòng ngừa, phát hiện và xử lý gian lận trong phát hành và thanh toán thẻ. Như vậy, có nghĩa là chúng sẽ hướng vào các quốc gia, các ngân hàng có hệ thống phòng ngừa sơ sài nhất, dễ lấy tiền nhất. Vì vậy, để phát triển bền vững hoạt động kinh doanh thẻ, không trở thành một miếng mồi cho những băng nhóm tội phạm thẻ, ACB không còn cách nào khác là rà soát và xây dựng một hệ thống phát hành và thanh toán thẻ thật sự bảo mật, công nghệ cao tương xứng với các nước trong khu vực.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về khả năng và thời gian nên Luận văn này chắc chắn có nhiều khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của Quý Thầy Cô và của những ai quan tâm đến vấn đề này để Luận văn càng trở nên hoàn thiện và có thể được áp dụng một cách có hiệu quả nhất cho ACB.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Ankush Duggal, 2013. Tài liệu tập huấn quản lý rủi ro trong hoạt động thẻ. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam – Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2013.

2. Bộ phận Chuẩn chi và Quản lý rủi ro – Trung Tâm Thẻ ACB. Báo cáo giao dịch gian lận theo ngày đăng gian lận năm 2009, 2010, 2011 và 2012. 3. Bộ phận Quản trị thông tin – Trung Tâm Thẻ ACB. Báo cáo về nợ quá hạn

thẻ tín dụng năm 2012.

4. Bộ phận Quản trị thông tin – Trung Tâm Thẻ ACB. Báo cáo tình trạng thấu chi thẻ trả trước và thẻ ghi nợ tính đến cuối quý 03/2012.

5. Bộ phận Quản trị thông tin – Trung Tâm Thẻ ACB. Tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của ACB năm 2009, 2010, 2011 và 2012.

6. Hà Thị Anh Đào, 2009. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, 2013. Các giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam. Hội nghị thường niên hội thẻ ngân hàng Việt Nam 2013. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Đà Nẵng, ngày 11 tháng 05 năm 2013.

8. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, 2011. Tài liệu tọa đàm về thẻ ngân hàng. Hội nghị thường niên hội thẻ ngân hàng Việt Nam 2011. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011.

9. Lê Văn Tề, 1999. Giáo trình thẻ thanh toán Quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

10. Lê Thị Kim Thu, 2012. Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân hàng. Hội nghị thường niên hội thẻ ngân hàng Việt Nam 2012. Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2012.

11. Lê Hữu Nghị, 2007. Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Lê Hữu Huy, 2012. Singapore chống gian lận thẻ thanh toán.

<http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20120809/Singapore-chong-gian-

lan-the-thanh-toan.aspx>. [Ngày truy cập: ngày 12 tháng 04 năm 2013].

13. MK goup. Cuộc chiến chống gian lận thẻ: Những bài học quý giá từ Malaysia.< http://mk.com.vn/home/?act=tintuc_chitiet&muc=20&tin=692>. [Ngày truy cập: ngày 16 tháng 06 năm 2013].

14. Ngân hàng Nhà nước, 2007. Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của Thống đốc Ngan hàng Nhà nước.

15. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, 2012. Báo cáo thường niên 2012. 16. Thái Võ Sơn, 2012. Giải pháp hạn chế rủi ro do yếu tố công nghệ trong

hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Trương Thị Hồng, 2002. Các giải pháp nhằm mở rộng sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đại học kinh tế TP. HCM.

18. Trung Tâm Thẻ ACB. Mastercard inControl – dịch vụ quản lý chi tiêu thông minh.<http://www.acbcard.com.vn/index.php/dich-vu-the/mastercard-

incontrol>. [Ngày truy cập: ngày 02 tháng 03 năm 2013].

19. Trung Tâm Thẻ ACB. Sản phẩm thẻ.

<http://www.acbcard.com.vn/index.php/san-pham-the>. [Ngày truy cập:

ngày 02 tháng 03 năm 2013].

20. Thời báo ngân hàng. SmartCard – Xu hướng tối ưu công nghệ thẻ.

http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/6-smartcard---xu-huong-toi-uu-

Tiếng Anh

21. Mastercard Connect. Fraud Reporter.

<https://w201.mastercardconnect.com/hsm2stl127/reporter/Action?operatio

n=gotoPage&pageName=startPage>. [Accessed: 09 March 2013]

22. Mastercard University(1997). An Overview of Bankcard Industry.

23. Visa Business School (2012). The Business of Fraud Risk Management.

24. VisaOnline. Fraud Performance Benchmarking.

<https://reporting9.visaonline.com/CDIMI_WebMember/Analysis.do>.

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA ACB Bảng: Một số chỉ tiêu cơ bản của ACB

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 Thực hiện 2012 % Tăng trưởng so 2011 Kế hoạch 2012 Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch 2012 Lợi nhuận trước thuế 3,102 4,203 1,042 - 75.20 5,500 19%

Tổng tài sản 205,103 281,019 176,300 - 37.26 37,000 47%

Tổng dư nợ tín dụng 87,195 102,809 102,800 Không đổi 118,000 87%

Huy động khách hàng 137,881 185,637 140,700 -24.20%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2012)

Bảng: Khả năng sinh lời của ACB

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận/Vốn CSH (ROE) 36.7% 31.8% 28.9% 36% 8.5%

Lợi nhuận/TTS bình quân (ROA) 2.6% 2.1% 1.7% 1.7% 0.5%

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) – ngàn

đồng/cổ phiếu 2.9 2.7 2.8 3.3 0.7 Tỷ lệ chi trả cổ tức 146% 35% 24% 20% 6.8%

PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG SẢN PHẨM THẺ CỦA ACB (TÍNH ĐẾN CUỐI NĂM 2012)

Quốc tế

Hình: Hệ thống sản phẩm thẻ của ACB tính đến cuối năm 2012

THẺ GHI NỢ (Debit card) NEW NEW NEW Nội địa THẺ TRẢ TRƯỚC (Prepaid card) Quốc tế NEW HỆ THỐNG SẢN PHẦM THẺ ACB THẺ TÍN DỤNG (Credit card) QUỐC TẾ

PHỤ LỤC 3: THẤU CHI THẺ TRẢ TRƯỚC – THẺ GHI NỢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG CHƯƠNG

TRÌNH ADD-HOLD

Từ khoảng cuối tháng 11/2010, TTT đã bắt đầu áp dụng chương trình Add-hold để ngăn chặn tình trạng thấu chi. Chương trình này, ngoài số tiền giao dịch, hệ thống sẽ tự động phong tỏa thêm mức phí xử lý giao dịch và phong tỏa thêm một khoản tiền để dự phòng chênh lệch tỷ giá. Khi giao dịch được báo nợ về thì hệ thống sẽ tự gỡ phong tỏa khỏan tiền đã phong tỏa và ghi nợ vào tài khoản khách hàng đúng số tiền đã báo nợ về. Nhờ đó, mà vốn gốc thấu chi ước tính của thẻ trả trước và thẻ ghi nợ đã giảm đáng kể, chỉ tăng 5% so với năm 2011). Thực tế, các khoản thấu chi chủ yếu do các thẻ phát sinh trước khi áp dụng chương trình Add-hold (khoản 87%).

Cụ thể, thấu chi thẻ trả trước từ năm 2010 đến năm 2012 như sau:

Bảng: Thấu chi thẻ trả trước 2010 - 2012

Năm lượng Số thẻ

Tổng số tiền bao gồm lãi chưa thu được

Vốn gốc ước

tính Lãi ước tính

% Tăng/giảm so với năm trước Số

lượng thẻ

Vốn gốc

ước tính Lãi ước tính 2010 3,417 2,641,183,323 2,397,916,802 243,266,521 2011 4,101 3,102,865,601 2,278,316,697 824,548,904 20% (so với 2010) -5%(so với 2010) 17% (so với 2010) 2012 4,841 3,895,794,326 2,396,172,536 1,499,621,790 18% (so với 2011) 5% (so với 2011) 26% (so với 2011)

(Nguồn: Báo cáo tình trạng thẻ thấu chi của Bộ phận MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)

Bảng: Thấu chi thẻ ghi nợ 2010 - 2012

Năm lượng Số thẻ

Tổng số tiền bao gồm lãi chưa thu được = Vốn gốc

Lãi ước tính (VND)

% Tăng/giảm so với năm trước Số lượng thẻ Vốn gốc ước tính (VND) 2010 92 138,024,455 -

2011 61 129,816,934 - -33% (so với 2010) -5%(so với 2010) 2012 82 172,467,213 - 34% (so với 2010) 32% (so với 2010)

Bảng : Kết quả đạt được sau khi áp dụng chương trình Add-hold Nội dung Số lượng thẻ Tổng số tiền bao gồm lãi chưa thu được

= Vốn gốc

Vốn gốc ước

tính Lãi ước tính % Thẻ có dư nợ thấu chi

từ 3 năm trở lên 2,621 3,529,846,215 2,112,270,891 1,417,575,324 87% Thẻ có dư nợ thấu chi

trong 2 năm 1,325 319,467,335 251,490,491 67,967,844 8% Thẻ có dư nợ thấu chi

trong 1 năm 977 218,947,989 204,878,367 14,069,622 5% Tổng cộng 4,923 4,068,261,539 2,568,639,749 1,499,621,790 100%

(Nguồn: Báo cáo tình trạng thẻ thấu chi của Bộ phận MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)

PHỤ LỤC 4: SỐ LƯỢNG THẺ EMV TẠI ACB (TÍNH ĐÉN CUỐI 2012) Bảng : Số lượng thẻ Chip tại ACB (tính đến cuối tháng 12/2012)

STT Loại thẻ Thẻ Chip Thẻ từ Tổng

1 Thẻ tín dụng 51,446 3,022 54,468

2 Thẻ trả trước 30,538 251,958 282,496

3 Thẻ ghi nợ quốc tế 15,834 111,121 126,955

4 Thẻ ghi nợ nội địa 0 387,100 387,100

Tổng 97,818 753,201 851,019

PHỤ LỤC 5 : BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT HÀNH, THANH TOÁN, SỬ DỤNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG THẺ NGÂN HÀNG

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Số: 20/2007/QĐ-NHNN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Thanh toán,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng ban Ban Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUY CHẾ

Phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này điều chỉnh các hoạt động phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng tại

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 103)