Biện pháp đối với các đơn vị chấp nhận thẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 85)

Kiểm tra danh sách ĐVCNT đen của các tổ chức thẻ.

Đối với các ĐVCNT, trước khi ký hợp đồng ngân hàng cần đánh giá và thẩm định cẩn thận, phải đáp ứng điều kiện quy định, nhu cầu thực tế triển khai, địa điểm hoạt động, quy mô kinh doanh, sản phẩm dịch vụ cung cấp, doanh thu và ngân hàng phải cử người đến làm việc trực tiếp để xác thực thông tin.

Trước khi ký hợp đồng với ĐVCNT, ACB phải sử dụng chương trình do hai công cụ tổ chức thẻ Visa/MC khuyến cáo sử dụng đó là chương trình truy xuất các đại lý đen là VMTS (Visa Merchant Trace System) và MATCH (The Member Arlet to Control High Risk Merchant). Đây được xem như là danh sách những đại lý đen (ĐVCNT mà các ngân hàng trên toàn cầu đã chấm dứt hoạt động thanh toán vì các lý do liên quan đến gian lận) mà các ngân hàng thành viên đã gởi đến tổ chức thẻ quốc tế. Đây là bước kiểm tra giúp cho các ngân hàng tránh được rủi ro khi ký hợp đồng thanh toán với ĐVCNT có lịch sử hoạt động xấu.

Đánh giá của bộ phận quản lý rủi ro trước khi ký hợp đồng với ĐVCNT. Hiện nay, việc trình duyệt để tiến hành ký hợp đồng với ĐVCNT mới đều do nhân viên kinh doanh thực hiện mà không thông qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý rủi ro. Nhân viên kinh doanh là nhân viên có trách nhiệm phát triển, mở rộng đại lý. Do đó, để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh, đạt được doanh số, số lượng đại lý đã được giao cho từng nhân viên mà trong quá trình thẩm định, tìm hiểu ĐVCNT, nhân viên đã không khách quan khi thẩm định ĐVCNT. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi đại lý cố tình thực hiện hành vi gian lận trong thời gian làm ĐVCNT của ACB. Do đó, TTT phải xây dựng một quy trình ký kết hợp đồng với đại lý hoàn chỉnh, trong đó nhất thiết phải có sự tham gia đánh giá của bộ phận quản lý rủi ro thẻ. Nhân viên phát triển đại lý có nhiệm vụ tìm kiếm ĐVCNT mới và thẩm

73

định sơ bộ (giấy phép kinh doanh, đánh giá trụ sở, doanh số dự phóng, ngành nghề kinh doanh, nguồn hàng...), sau đó chuyển thông tin cần thiết cho bộ phận quản lý rủi ro đánh giá và thẩm định lại (bộ phận này sẽ truy xuất xem ĐVCNT này có bị nằm trong danh sách đen của tổ chức thẻ hay không, kiểm tra mặt hàng kinh doanh có nằm trong danh sách mặt hàng cấm của các tổ chức thẻ hay không...).

Đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện ĐVCNT

Ngay sau khi ký kết hợp đồng với ĐVCNT, NHTTT phải tổ chức hướng dẫn, đào tạo và cung cấp tài liệu về quy trình chấp nhận thanh toán thẻ, cách phát hiện thẻ giả, các biện pháp phòng ngừa gian lận, các quy định điều kiện điều khoản trong hợp đồng cho ĐVCNT nắm và hiểu rõ. Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực tế là ACB chưa thể thực hiện được.

Thường xuyên cập nhật tình hình rủi ro và các mánh khóe mới của bọn tội phạm đến các ĐVCNT nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác và hạn chế được gian lận, phải thường xuyên đào tạo lại đối với toàn bộ các ĐVCNT trên toàn hệ thống, đặc biệt là các đơn vị chấp nhận thẻ có độ rủi ro cao, là đối tượng nhắm tới của bọn tội phạm như cửa hàng vàng bạc đá quý, đồng hồ, cửa hàng điện thoại, điện tử…

Yêu cầu ĐVCNT phải liên hệ về TTT để kiểm tra thông tin chủ thẻ và giao dịch trước khi giao hàng nếu người mua hàng có những dấu hiệu đáng ngờ như: không quan tâm đến giá cả hay kích cỡ, màu sắc của món hàng, rút thẻ tín dụng ra từ túi áo hay túi quần thay vì từ trong ví nghiêm chỉnh, tỏ ra vội vã và có một người khác đang đợi bên ngoài, yêu cầu thử hết thẻ này đến thẻ khác khi việc chuẩn chi giao dịch không thực hiện được, có biểu hiện lo lắng hoặc tỏ vẻ khó chịu, thúc giục nhân viên thâu ngân thực hiện nhanh giao dịch vào thời điểm cuối giờ giao dịch, mua một món hàng lớn nhưng không yêu cầu giao hàng tận nơi như bình thường, yêu cầu thực hiện tăng dần số tiền khi giao dịch thành công và giảm dần số tiền khi giao dịch bị từ chối.

Ngoài việc đào tạo trực tiếp nhân viên tại các ĐVCNT, ngân hàng cũng phải in các ấn phẩm hướng dẫn cách nhận biết và thanh toán thẻ dưới dạng đề can, stick, sách, tài liệu hướng dẫn, các mẫu thẻ giả, thẻ thật để ĐVCNT có thể so sánh.

74

Theo dõi, giám sát và kiểm tra hoạt động của ĐVCNT

Ngân hàng thường xuyên kiểm tra hoạt động thanh toán thẻ của các ĐVCNT nhằm phát hiện ra những đơn vị gian lận hay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Đó là những ĐVCNT mới thành lập nhưng có doanh số cao, ĐVCNT có doanh số tăng đột biến, có tỷ lệ tra soát khiếu nại cao, có biểu hiện không trung thực về cung cấp thông tin giao dịch (hay mất hóa đơn, không có hóa đơn bán hàng đính kèm). Ngân hàng cũng cần chú trọng những ĐVCNT có độ rủi ro cao như các đơn vị bán vàng bạc, đồng hồ, điện tử, điện thoại, du lịch, hàng không, bán đồ cổ hay hàng có giá trị cao, tranh ảnh,… và yêu cầu các đơn vị này phải gọi về TTT kiểm tra, xác thực chủ thẻ cho các giao dịch lớn và có nghi ngờ.

Ngân hàng phải tiến hành việc kiểm tra các ĐVCNT trong quá trình chấp nhận thanh toán. Cần thường xuyên trực tiếp đến ĐVCNT để xem đơn vị có tiến hành kinh doanh thực sự không, tránh trường hợp các ĐVCNT "ma" không có trụ sở, không tiến hành kinh doanh mà chỉ ký hợp đồng thanh toán để thực hiện các giao dịch giả mạo thanh toán thẻ. Ngân hàng cũng cần kiểm tra thiết bị thanh toán tại ĐVCNT để đảm bảo ĐVCNT không sử dụng các thiết bị có khả năng lưu trữ thông tin giao dịch, không lắp đặt các thiết bị để làm giả thẻ, ngăn chặn việc cung cấp thông tin thẻ cho bên thứ ba và bảo mật thông tin trong quá trình truyền thông tin về ngân hàng. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ ngân hàng cần chú ý đến những biểu hiện có dấu hiệu nghi ngờ của ĐVCNT để phát hiện sớm những đơn vị có hành vi lừa đảo trong hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ.

Để hạn chế rủi ro về ĐVCNT, ngân hàng yêu cầu các ĐVCNT liên hệ với ngân hàng để được hướng dẫn thủ tục chấp nhận cho nhân viên giao dịch thanh toán thẻ, đặc biệt khi đơn vị có sự thay đổi nhân sự. Khi cần thiết, ngân hàng nên chấm dứt hợp đồng với các ĐVCNT có tỷ lệ giả mạo cao, hay cố tình vi phạm thủ tục chấp nhận thẻ, vi phạm hợp đồng.

Bên cạnh đó, bản thân của ĐVCNT phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng quy trình chấp nhận thanh toán thẻ đối với từng loại hình giao dịch, cần phải áp dụng các phương pháp phát hiện thẻ giả như kiểm tra cẩn thận các

75

yếu tố an toàn của thẻ, gọi điện về TTT kiểm tra thông tin thẻ, kiểm tra chứng minh thư/hộ chiếu của chủ thẻ để xác thực chủ thẻ,... Không nên vì mong muốn bán được hàng mà bỏ qua các bước trên thì rủi ro gian lận rất dễ xảy ra và phần lớn người gánh chịu hậu quả đó là ĐVCNT và NHTTT.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 85)