Phối hợp với cơ quan hữu quan phòng chống tội phạm thẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 101)

Do tâm lý chung của các ngân hàng, đặc biệt là ACB rất ngại khi phải làm việc có liên quan đến các cơ quan an ninh (trong đó có C50 - Cục cảnh sát phòng chống Tội phạm công nghệ cao thuộc bộ Công an) do sợ ảnh hưởng đến danh tiếng nên hầu như các ngân hàng nói chung và ACB hầu như đều “âm thầm” gánh chịu tổn thất do gian lận gây ra. Đồng thời, kèm theo đó là sự đòi hỏi về mặt chứng từ làm hai bên rất khó hợp tác với nhau. TTT ACB đòi hỏi phải có công văn của cơ quan nhà nước mới cung cấp thông tin theo yêu cầu, trong khi cơ quan phòng chống tội phạm thẻ lại yêu cầu khi có sự việc xảy ra thì phải có văn bản giải trình thì mới vào cuộc nên hai bên thường khó hợp tác với nhau. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng không báo cáo các vụ việc gian lận lên cơ quan này để có thể tìm và truy bắt tội phạm thì bọn tội phạm sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ của chúng để thực hiện các hành vi gian lận, không chỉ một hai giao dịch mà có thể lên đến hàng ngàn giao dịch, không chỉ xảy ra đối với thẻ và thiết bị chấp nhận thẻ của một ngân hàng mà có thẻ rất nhiều ngân hàng. Do đó, ACB và các ngân hàng cần phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và cơ quan an ninh quốc tế trong và ngoài nước để phòng chống tội phạm thẻ. Mỗi khi phát hiện các dấu hiện gian lận, giả mạo, ngân hàng cần áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn và thông báo ngay cho các cơ quan an ninh (thường là C50) để phối hợp xử lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 101)