Thực trạng rủi ro khác

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 66)

Thấu chi tài khoản do quy định của tổ chức thẻ

Do đặc thù của việc sử dụng và thanh toán, thẻ trả trước và thẻ ghi nợ phát sinh tình trạng sử dụng vượt số dư có của thẻ (gọi tắt là thấu chi). Theo thống kê của bộ phận MIS của TTT thì tính đến ngày 30/09/2012 (dữ liệu được tính tích lũy từ năm 2004), số lượng thẻ trả trước và thẻ ghi nợ bị thấu chi là 4,923 thẻ với số tiền là 4,068,261,539 đồng.

Số tiền thấu chi của thẻ trả tước tích lũy từ năm 2004 ước tính khoảng 3,89 tỷ đồng. Đây là một con số thất thoát quá lớn mà đáng lẽ ra ACB không nên phải gánh chịu, nguyên nhân chủ yếu là chênh lệch do phí xử lý giao dịch và phí chênh lệch tỷ giá giữa số tiền báo nợ và số tiền phong đã phong tỏa trước đó. Cộng thêm việc không chủ động theo dõi giao dịch báo nợ về đúng quy định hay không đã làm ACB thất thoát thêm khoản tiền không đáng có.

54

Bảng 2.16: Thấu chi thẻ trả trước và thẻ ghi nợ từ 2009 - 2012

Loại thẻ Số lượng thẻ Tổng số tiền bao gồm lãi chưa thu được

Vốn gốc ước tính (VNĐ) Lãi ước tính (VNĐ)

Thẻ trả trước 4,481 3,895,794,326 2,396,172,536 1,499,621,790

Thẻ ghi nợ 82 172,467,213 172,467,213 -

Tổng 4,923 4,068,261,539 2,568,639,749 1,499,621,790

(Nguồn: Báo cáo tình trạng thẻ thấu chi của BP.MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)

Rủi ro do con người (sai sót, lạm dụng)

 Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ là một lĩnh vực mới và khá phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ những quy định chặt chẽ của tổ chức thẻ quốc tế. Vì vậy trình độ và tính cận trọng trong lĩnh vực này đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành hệ thống kinh doanh thẻ của ngân hàng. Vào năm 2009, ACB đã xảy ra một trường hợp là ĐVCNT gọi lên bộ phận cấp phép giao dịch xin chuẩn chi giao dịch thanh toán hàng hóa thẻ Visa nước ngoài 1,755USD nhưng nhân viên lại nhập số tiền giao dịch là 1,755VNĐ và truyền giao dịch qua Visa. Đến ngày hôm sau, khi kiểm soát lại giao dịch thì mới phát hiện ra bị sai số tiền và ACB đã phải xin lại một lệnh chuẩn chi khác, và may mắn thẻ của khách hàng còn tiền và giao dịch mới được chấp thuận nên tổn thất chưa xảy ra.

 Tại ACB đã từng xảy ra 2 trường hợp nhân viên của ACB thực hiện hành vi gian lận đối với thẻ của khách hàng.

 Ngày 30/06/2012, TTT nhận được khiếu nại không thực hiện 2 giao dịch của chủ thẻ Nguyễn Thiện Đức (là nhân viên PFC của Sở giao dịch) ở trang web Nhommua.com (vocher nhà hàng số tiền là 720,000VND) và Galaxy Cinema (số tiền 170,000VND). Sau khi nhận được chứng từ và thông tin do ngân hàng Vietcombank cung cấp thì phát hiện người nhận hàng là Võ Phương Ngọc, địa chỉ nhận hàng là 442 Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM, hiện là nhân viên Teller Quầy giao dịch VIP của Sở giao dịch ACB. Người này khai nhận rằng, do trong thời gian là tháng 05, chủ thẻ Nguyễn Thiện Đức có thực hiện giao dịch tại quầy, nhân viên đã photo lại 2 mặt thẻ theo đúng quy trình ban hành, nhưng do giấy photo bị lem nên nhân viên đã sử dụng tờ

55

giấy này làm nháp và bỏ vào túi xách. Một thời gian sau, khi thấy tờ giấy trong túi, nhân viên này đã nảy ra ý định sử dụng thông tin có được để mua hàng qua mạng.  Vào năm 2010, tại chi nhánh Tùng Thiện Vương, đã xảy ra một vụ việc là thẻ chưa đến tay của khách hàng thì số tiền trong thẻ tín dụng đã được rút đi 40 triệu đồng tại ATM. Theo hình ảnh camera ghi nhận được thì người rút tiền đã cố tình bịt mặt, che khăn, đội nón kín mít trong khi rút tiền. ACB đã phải nhờ đến Công an để điều tra người gian lận thẻ. Sau đó thì phát hiện ra người thực hiện giao dịch gian lận chính là nhân viên cấp thẻ cho khách hàng. Trong lúc chờ khách hàng lên nhận thẻ, nhân viên này đã lấy số PIN và thẻ của khách hàng đi rút tiền. Nguyên nhân là nhân viên thực hiện hành vi gian lận chỉ với mục đích... làm một điều gì đó mới mẻ và nổi trội.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)