Thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 58)

Một đặc điểm lưu ý là hiện nay ACB chưa triển khai dịch vụ Ecommerce Acquiring (nghĩa là ACB chưa làm ĐVCNT trực tuyến) nên gian lận chủ yếu là do nguyên nhân thẻ của ngân hàng nước ngoài phát hành bị làm giả và sử dụng tại các điểm chấp nhận thẻ của ACB. Nhìn chung thì gian lận tại các ĐVCNT của ACB xảy ra nhiều nhất vẫn là năm 2012 với khoảng 4,8 tỷ đồng, thấp nhất là vào năm 2010 với số tiền gian lận là 1,1 tỷ đồng.

Xét trong mảng giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ thì gian lận xảy ra do nguyên nhân thẻ bị làm giả vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, gần như là toàn bộ số tiền gian lận, trong khi hồ sơ gian lận giả mạo, thẻ mất hoặc đánh cắp,... chiếm tỷ lệ khoảng hơn 10%). Từ năm 2009 tỷ lệ gian lận do thẻ giả gây ra lần lượt là 90.3%, 87.1%, 85.9%, 89.4%. Cao nhất là năm 2012 với số tiền gian lận do thẻ giả lên đến 3 tỷ đồng, cao nhất trong 4 năm qua. Thấp nhất là 2010 với số tiền gian lận chỉ có 641 triệu đồng. Có thể nói thể giả luôn là “vấn nạn” đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh thẻ, không riêng gì ACB.

Xét về mảng gian lận trong việc rút tiền mặt, trước hết so sánh giao dịch rút tiền mặt tại quầy và giao dịch rút tiền mặt tại máy ATM để có cái nhìn tổng quan, dễ nhận thấy là nếu như năm 2009 đến năm 2011, giao dịch gian lận rút tiền mặt xảy ra chủ yếu tại các điểm rút tiền mặt tại quầy của ACB (chi nhánh/PGD hoặc là các ĐVCNT được phép ứng tiền mặt) thì năm 2012, gian lận rút tiền mặt tại các máy ATM lại tăng lên đột biến. Từ năm 2009 đến 2011, gian lận rút tiền mặt tại quầy chiếm đến 99.3%, 86.6% và 91.7% nhưng đến năm 2012 tỷ lệ gian lận lại giảm chỉ còn 7.4%. Ngược lại, gian lận rút tiền mặt tại các máy ATM của năm 2009 là 0.7%, năm 2010 là 13.4%, năm 2011 là 8.3% nhưng riêng năm 2012, tỷ lệ gian lận tại các máy ATM của ACB tăng vọt tới 92.6%. Điều này cho thấy bọn tội phạm thẻ trên thế giới ngày càng tinh vi, không những đánh cắp thông tin thẻ mà còn đánh cắp được cả số PIN để thực hiện hành vi rút tiền tại các máy ATM.

46

So sánh số tiền gian lận giữa giao dịch thanh toán và giao dịch rút tiền mặt: Nếu so sánh số tiềngian lận giữa giao dịch thanh toán và giao dịch rút tiền mặt thì gian lận tại các ĐVCNT hàng hóa, dịch vụ vẫn cao hơn so với giao dịch rút tiền mặt, luôn chiếm từ 60% - 70% tổng số tiền gian lận. Năm 2009 tỷ lệ này là 66.0% và 33.9%, năm 2010 là 64.5% gian lận trong thanh toán hàng hóa dịch vụ và 35.5% gian lận rút tiền mặt. Năm 2011, gian lận trong thanh toán là 71.3% ứng với số tiền 2,7 tỷ đồng song song với gian lận rút tiền mặt là 1,1 tỷ đồng, chiếm 28.7%. Riêng năm 2012, gian lận trong thanh toán là 3,4 tỷ đồng, chiếm 70.4%, còn lại là gian lận rút tiền mặt 1,4 tỷ đồng, ứng với 29.6%. ACB nên tập trung tìm hiểu nguyên nhân vì sao giao dịch tại các điểm ĐVCNT có tỷ lệ gian lận xảy ra quá cao như vậy.

Bảng 2.11: Gian lận trong hoạt động thanh toán thẻ 2009 – 2012

ĐVT: VNĐ Loại hình gian lận 2009 2010 2011 2012 Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận

Gian lận thanh toán 314 2,680,640,863 107 736,403,398 299 2,756,336,197 281 3,403,654,775 Thẻ bị mất-đánh cắp 54 244,223,490 22 92,989,653 43 381,965,332 49 351,061,293 Thẻ bị làm giả 258 2,420,602,989 83 641,217,653 252 2,368,679,722 228 3,041,329,882 Gian lận khác 2 15,814,385 2 2,196,091 4 5,691,142 4 11,263,600 Gian lận rút tiền mặt 84 1,377,056,116 42 405,110,159 91 1,106,869,918 749 1,433,838,775 Qua POS 79 1,367,895,164 15 351,044,604 44 1,015,240,819 9 105,836,427 Thẻ bị mất-đánh cắp 13 347,959,685 4 206,438,795 8 159,625,748 - - Thẻ bị làm giả 65 1,013,145,484 9 84,288,275 35 855,615,071 4 75,040,155 Gian lận khác 1 6,789,996 2 60,317,534 - - 2 30,796,272 Qua ATM 5 9,160,952 27 54,065,555 48 91,629,100 743 1,328,002,348 Thẻ bị mất- đánh cắp 3 6,059,871 24 50,116,834 10 14,701,630 16 23,683,448 Thẻ bị làm giả 2 3,101,081 3 3,948,721 38 76,927,470 708 1,277,105,089 Gian lận khác - - - - - - 19 27,213,811 Tổng 398 4,057,696,980 149 1,141,513,5 390 3,863,206,115 1,030 4,837,493,550

47 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 3,500,000,000 4,000,000,000 4,500,000,000 5,000,000,000 Số tiền (VNĐ) 2009 2010 2011 2012 Năm

GIAN LẬN TRONG THANH TOÁN THẺ CỦA ACB TỪ 2009 -2012

Gian lận rút tiền mặt - ATM Gian lận rút tiền mặt - POS Gian lận thanh toán

Hình 2.3: Gian lận trong thanh toán thẻ từ năm 2009 – 2012

Tuy nhiên, theo quy định hiện tại của tổ chức thẻ quốc tế Visa và MC thì đối với tất cả các giao dịch rút tiền tại ATM do đã có bước xác thực là yêu cầu nhập số PIN nên khi có rủi ro gian lận xảy ra thì mọi tổn thất thường là do NHPH phải gánh chịu, do đó đối với các giao dịch gian lận ATM hiện tại thì ACB không phải gánh chịu thiệt hại (nghĩa là rủi ro đối với các giao dịch thẻ ngân hàng khác tại ATM của ACB là 0 nếu ACB cung cấp được bằng chứng là giao dịch được chuẩn chi bởi NHPH). Và điều quan trọng là trong năm 2010, ACB đã nâng cấp toàn bộ máy chấp nhận thẻ của ACB (POS) lên có khả năng đọc Chip, do đó từ 2011 mỗi khi có giao dịch gian lận phát sinh tại máy POS thì khả năng ACB được luật EMV Liability Shift (đây là luật mà các tổ chức thẻ đưa ra để bảo vệ các thành viên sử dụng công nghệ hiện đại hơn so với thành viên còn lại), tuy nhiên quy định này lại chưa áp dụng với thị trường Mỹ do TCTQT ưu tiên cho Mỹ (Mỹ là thị trường lớn) nên ACB thật sự bị thất thoát số tiền thấp hơn so với số tiền gian lận xảy ra vì ACB được bảo vệ trong những trường hợp thẻ giao dịch qua ATM và một số giao dịch tại POS.

48

Bảng 2.12: Thất thoát trong hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ 2009 -2012 ĐVT: VNĐ

Loại hình gian lận

2009 2010 2011 2012

Số

lượng Số tiền lượng Số Số tiền lượng Số Số tiền lượng Số Số tiền Gian lận thanh toán 314 2,680,640,863 107 736,403,398 105 1,248,675,822 198 1,895,768,168 Thẻ bị mất – đánh cắp 54 244,223,490 22 92,989,653 - - - - Thẻ bị làm giả 258 2,420,602,989 83 641,217,653 105 1,248,675,822 198 1,895,768,168 Gian lận khác 2 15,814,385 2 2,196,091 - - - - Gian lận rút tiền mặt (POS) 79 1,367,895,164 15 351,044,604 35 455,615,071 4 75,040,155 Thẻ bị mất – đánh cắp 13 347,959,685 4 206,438,795 - - - - Thẻ bị làm giả 65 1,013,145,484 9 84,288,275 35 455,615,071 4 75,040,155 Gian lận khác 1 6,789,996 2 60,317,534 - - - - Tổng 393 4,048,536,028 122 1,087,448,001 140 1,704,290,893 202 1,970,808,323

(Nguồn: Báo cáo giao dịch gian lận của BP.CC&QLRR – Trung Tâm Thẻ ACB)

Một số trường hợp gian lận ở mảng thanh toán thẻ: Trường hợp 1: Đại lý có dấu hiệu gian lận.

Đại lý Chính Hoàng Đại Phát mới ký chấp nhận hợp đồng thanh toán thẻ với ACB trong thời gian ngắn (Ngày ký hợp đồng: 27/02/2012). Từ ngày 06/03/2012 đến ngày 10/03/2012, đại lý phát sinh 15 giao dịch của 11 thẻ quốc tế với tổng số tiền là 1,078,816,800VNĐ. Đặc biệt trong đó ngày 10/03/2012, đại lý quẹt 4 giao dịch của 1 thẻ 4788 **** 4187 với tổng số tiền là 686,695,800VNĐ. Vì giao dịch có số tiền quá lớn nên khi giao dịch được tổng kết về ngân hàng, ACB đã tạm hoãn thanh cho đại lý để kiểm tra thông tin thẻ thì phản hồi NHPH là “Chủ thẻ không thực hiện giao dịch”. Sau đó, ACB đã yêu cầu đại lý cung cấp toàn bộ hóa đơn giao dịch của tất cả các thẻ còn lại để kiểm tra thì tất cả các giao dịch đều bị xác định là gian lận. Sau đó, tất cả NHPHT đều đăng gian lận lên hệ thống Visa/Mastercard hoặc/và yêu cầu ACB cung cấp chứng từ/hóa đơn hoặc và tiến hành khiếu nại các

49

giao dịch trên. Qua phân tích thì có khả năng đại lý cấu kết với chủ thẻ quẹt các thẻ giả với các dấu hiệu:

- Tất cả các giao dịch phát sinh chỉ trong 4 ngày và đều bị gian lận. - Thái độ bất hợp tác của đại lý với ngân hàng,

- Không chủ động liên hệ với ngân hàng khi thực hiện số tiền quá lớn.

- Có dấu hiệu giảm dần số tiền khi giao dịch bị từ chối và tăng dần số tiền khi giao dịch thành công.

Do đại lý mới thành lập và tất cả các giao dịch đều là gian lận, ACB đã quyết định đóng đại lý để tránh vi phạm các ngưỡng gian lận của Visa/Mastercard để tránh bị phạt.

Trường hợp 2: Đại lý thanh toán nhầm thẻ giả

Đại lý Incenter Bitexco (bán các sản phẩm của Apple) ký hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với ACB vào ngày 13/12/2011. Ngày 24/12/11, đại lý thực hiện 5 giao dịch của 3 thẻ ngân hàng của Mỹ phát hành với số tiền là 191,800,000VNĐ. Sau khi đại lý báo nợ giao dịch về ngân hàng thì ACB đã tạm hoãn 4 giao dịch với lý do chia nhỏ giao dịch. Sau khi liên lạc NHPH để kiểm tra xác thực chủ thẻ của tất cả các thẻ trên thì đều nhận được phản hồi là không đúng thông tin chủ thẻ. Nên các giao dịch trên được xem như là giao dịch gian lận. Trong quá trình điều tra thì không thấy có dấu hiệu gian lận từ đại lý và đại lý chấp nhận bị tãm hoãn các giao dịch cho đến hết hạn khiếu nại thì ACB sẽ thanh toán lại cho đại lý (nếu chủ thẻ không tiến hành khiếu nại giao dịch).

Đánh giá: Việc không theo dõi các giao dịch có số tiền lớn bất thường và liên tục (đặc biệt là đại lý mới mà có số tiền giao dịch quá lớn) đã dẫn đến tình trạng đại lý có dấu hiệu gian lận và đại lý chấp nhận thẻ gian lận mà ACB không phát hiện kịp thời để ngăn chặn rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 58)