So sánh thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ACB với Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 68)

Việt Nam và thế giới

Việt Nam có những thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM, doanh số hoạt động thẻ ngày càng tăng, song cũng có một số những khó khăn, bất lợi tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm thẻ hoạt động, điều này thể hiện rõ ở số tiền gian lận của mảng chấp nhận thanh toán thẻ, nghĩa là bọn tội phạm đã và đang có khuynh hướng làm giả thẻ và đem vào Việt Nam sử dụng để rút tiền tại các máy ATM hay tại các điểm bán hàng chấp nhận thẻ, chính vì vậy thị trường Việt Nam bị liệt vào danh sách thị trường có độ rủi ro cao cho việc sử dụng thẻ, thực trạng rủi ro của Việt Nam được thể hiện qua bảng số liệu bên dưới, số tiền gian lận của mảng chấp nhận thẻ của năm 2011 tăng 3,7 lần so với năm 2010, từ 1,5 triệu USD tăng lên đến 5,7 triệu USD.

Song song đó, bảng doanh số giao dịch và số tiền gian lận của ACB, Việt Nam, khu vực Châu Á – TBD và toàn cầu theo báo cáo của Visa và MC sẽ cho ta có cái nhìn tổng quan về tình hình gian lận xảy ra trong những năm gần đây tại ACB, Việt Nam, khu vực Châu Á – TBD và toàn cầu và từ đó cũng có thể so sánh thực trạng gian lận thẻ của ACB (Trong năm 2012, Visa nâng cấp chương trình số liệu gian lận từ RADAR thành FPB - Fraud Performance Benchmarking và không

56

còn cung cấp dữ liệu gian lận và doanh số của Việt Nam, AP và thế giới nữa nên học viên không thể lấy được dữ liệu của năm 2012).

Xét ở khía cạnh phát hành thẻ:

Số tiền gian lận tỷ lệ thuận với doanh số, doanh số tăng qua các năm thì số tiền gian lận cũng tăng qua các năm. Cụ thể, số tiền gian lận của ACB từ năm 2009 đến 2011 lần lượt là 83,730USD; 73,684USD (giảm 12.0% so với năm 2009); 102,363USD ( tăng 38.9% so với năm 2010) thì số tiền gian lận thẻ xảy ra ở Việt Nam là 417,561USD năm 2009, năm 2010 là 355,370USD (giảm 14.89% so với 2009) và 415,940USD (tăng 17.0% so với năm 2010). Đối với khu vực AP, tốc độ tăng gian lận của năm 2010 so với năm 2009 là 14.9%, năm 2011 so với năm 2010 là 50.9%. Đối với toàn thế giới, số tiền gian lận thẻ ở ngưỡng từ 5 tỷ đến 6 tỷ USD, tốc độ tăng gian lận của năm 2010 so với 2009 chỉ là 3.9% và năm 2011 so với 2010 là 13.3%. Nếu xét về tốc độ tăng gian lận thì tình trạng gian lận xảy ra ở ACB lên xuống khó đoán.

So sánh tỷ lệ gian lận/doanh số: năm 2009, tỷ lệ gian lận của ACB là 0.022% ngang bằng với tỷ lệ của khu vực AP và thấp hơn so với tỷ lệ của Việt Nam và toàn cầu là 0.043% và 0.102%. Năm 2010 thì tỷ lệ gian lận/doanh số của ACB là thấp nhất 0.017% so với tỷ lệ gian lận/doanh số của thế giới là 0.095%. Sang năm 2011, tỷ lệ gian lận của ACB và Việt Nam là 0.019%, trong khi của khu vực và thế giới là 0.026% và 0.089%. Mặc dù chỉ tham gia vào hoạt động phát hành thẻ khoảng từ 20 năm về trước nhưng tỷ lệ lận/doanh số trong hoạt động phát hành thẻ của ACB cũng như Việt Nam cũng đáng lưu ý.

So với toàn thị trường trong nước thì số tiền gian lận của ACB trong năm 2009 là 20.0%, năm 2010 là 20.7%, năm 2011 là 24.61%. So với số tiền gian lận của toàn Việt Nam trong hoạt động phát hành thẻ thì số tiền gian lận của ACB cũng đang chiếm một tỷ lệ khá cao. Do đó, ACB cần phải có những chính sách quản lý rủi ro về thẻ thích hợp để làm cho tỷ lệ này ngày càng giảm xuống trong những năm tiếp theo.

Xét ở khía cạnh thanh toán thẻ:

57

tiền gian lận xảy ra với mảng phát hành thẻ. Nếu như số tiền gian lận của ACB chỉ ớ mức gần 200 ngàn USD thì con số gian lận xảy ra ở Việt Nam là 2 đến 5 triệu USD. Cụ thể, con số gian lận xảy ra ở ACB năm 2009 là 197,936USD. Năm 2010 số tiền gian lận giảm xuống đáng kể, chỉ ở mức 55,684USD (giảm 71.8% so với năm 2009), nhưng đến năm 2011, con số gian lận lại tăng đột biến tới 238.4%, tương đương với 188,449USD. Và năm 2012, số tiền gian lận lại tăng thêm 25.2%. Với khuynh hướng gian lận ngày càng tăng như hiện nay thì ACB khó mà đảm bảo con số này không tăng lên. Song song đó, Việt Nam có tỷ lệ gian lận ở mảng thanh toán thẻ là khá cao, năm 2009 là 2,5 triệu USD, năm 2010 cũng có khuynh hướng giảm xuống như ACB, còn 1,5 triệu USD nhưng năm 2011, số tiền gian lận lại tăng đột biến tới 275.2% tới 5,7 triệu USD. Điều này chứng minh rõ ràng rằng Việt Nam đang là điểm đến của những kẻ gian lận dùng những chiếc thẻ giả để vào Việt Nam sử dụng. Khu vực AP và toàn cầu, số tiền gian lận lại tăng lên từng năm, ở khu vực AP, số tiền gian lận năm 2009 là 311 triệu USD đến năm 2011 là 390 triệu USD, tăng 25%. Còn toàn cầu, số tiền gian lận từ 5,7 tỷ năm 2009, năm 2011 là 6,7 tỷ. Nhìn chung, gian lận trong hoạt động chấp nhận thẻ ngày càng có khuynh hướng tăng lên.

Nếu xét tỷ lệ gian lận trên doanh số thì tỷ lệ gian lận ở mảng thanh toán thẻ của ACB là khá thấp, thấp hơn so với tình hình chung của Việt Nam, AP và toàn cầu. Mức tỷ lệ gian lận của ACB nằm trong khoảng từ 0.012% đến 0.054%, cao nhất vào năm 2009 và thấp nhất vào năm 2010. Bên cạnh đó, Việt Nam đang có tỷ lệ gian lận trên doanh số cao nhất, cao hơn cả tỷ lệ gian lận của khu vực AP và toàn thế giới, đây là một điều mà các ngân hàng Việt Nam cần phải hết sức thận trọng vì như đã trình bày ở trên thì Việt Nam đang là thị trường mà bọn gian lận thẻ đang nhắm tới.

So với toàn thị trường Việt Nam thì con số gian lận của ACB đang ở mức 3.3% vào năm 2011 (trước đó năm 2010 là 3.6% và 2009 là 7.6%). Đây cũng là một tỷ lệ đáng khích lệ của ACB.

58

đối với hoạt động thanh toán thẻ của khu vực như sau:

 Gần 50% là rủi ro thẻ giả (counterfeit). Đây là loại rủi ro phổ biến nhất với thẻ tín dụng và là loại rủi ro chiếm tỷ trọng thứ hai với thẻ ghi nợ trong khu vực. Nó cũng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn trong các rủi ro của hoạt động thanh toán thẻ. Loại rủi ro này đang gia tăng nhanh chóng, mối lo ngại ở các nước trong khu vực thông qua hình thức ăn cắp thông tin trên đường truyền.

 27% là gian lận trong môi trường thanh toán không xuất trình thẻ

Ở Việt Nam, thẻ giả mạo là loại hình rủi ro phổ biến nhất, chiếm 75% tổng các loại rủi ro trong hoạt động thẻ. Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa rủi ro với loại hình đang phát triển hiện nay là giả mạo thẻ.

59

Bảng 2.17: So sánh thực trạng gian lận của ACB với Việt Nam, Châu Á TBD và toàn cầu 2009 - 2012

ĐVT: USD

Thế giới Châu Á – Thái Bình Dương (AP) Việt Nam ACB

Gian lận Doanh số Tỷ lệ Gian lận Doanh số Tỷ lệ Gian lận Doanh số Tỷ lệ Gian lận Doanh số Tỷ lệ Phát hành 2009 5,745,099,764 5,624,353,079,091 0.102% 260,290,955 1,184,578,385,000 0.022% 417,561 973,929,000 0.043% 83,730 382,829,268 0.022% 2010 5,970,130,343 6,308,750,419,111 0.095% 299,219,848 997,399,493,333 0.030% 355,370 1,909,605,000 0.019% 73,684 441,375,610 0.017% 2011 6,767,559,254 7,567,775,370,819 0.089% 451,624,171 1,751,600,469,692 0.026% 415,940 2,181,683,459 0.019% 102,363 542,669,756 0.019% 2012 - - - - - - - - - 77,072 632,195,673 0.012% Thanh toán 2009 5,744,487,783 5,245,874,855,636 0.110% 311,566,749 911,978,316,667 0.034% 2,579,666 763,757,785 0.338% 197,936 368,083,415 0.054% 2010 5,968,581,536 6,130,677,427,556 0.097% 317,864,645 994,398,722,500 0.032% 1,539,901 1,052,903,775 0.146% 55,684 455,677,073 0.012% 2011 6,768,747,223 7,087,693,426,764 0.096% 390,823,227 1,255,656,953,414 0.034% 5,777,978 1,692,560,369 0.341% 188,449 484,615,122 0.039% 2012 - - - - - - - - - 235,975 543,830,769 0.043%

60

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 68)