2.2.1 Hoạt động phát hành thẻ tại ACB
Kể từ ngày chính thức phát hành thẻ (27/04/1996 đối với MC, 15/10/1997 đối với thẻ Visa), số lượng thẻ đã phát hành cho đến thời điểm này là rất khả quan.
Bảng 2.1: Số lượng thẻ đang hoạt động của ACB năm 2009 - 2012
ĐVT: Số lượng thẻ
Năm 2009 2010 2011 2012
Active Valid Active Valid Active Valid Active (*) Valid (**)
Visa 59,242 156,749 88,697 206,965 129,210 310,346 148,539 380,031 Credit (tín dụng) 8,083 10,139 10,977 15,623 19,822 36,599 25,769 43,156 Prepaid (trả trước) 50,376 142,536 60,534 153,109 76,140 196,253 81,066 229,576 Debit (ghi nợ) 783 4,074 17,186 38,233 33,248 77,494 41,704 107,299 MasterCard 15,749 36,323 18,033 42,516 22,910 61,211 29,569 83,888 Credit (tín dụng) 3,222 4,064 4,069 5,697 5,272 9,428 6,620 11,312 Prepaid (trả trước) 12,527 32,259 13,964 36,819 16,546 48,908 16,213 52,920 Debit (ghi nợ) - - - - 1,092 2,875 6,736 19,656
Local (thẻ nội địa) 59,574 116,747 87,674 166,216 137,435 265,133 195,101 387,100 Tổng 134,565 309,819 194,404 415,697 289,555 636,690 373,209 851,019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BP. MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)
(*) Valid card: thẻ đang ở tình trạng vẫn hoạt động (chưa đóng và còn hiệu lực thẻ) (**) Active: thẻ có ít nhất 1 giao dịch thanh toán hoặc rút tiền mặt trong 6 tháng.
Trong thời gian qua, số lượng thẻ và tốc độ phát hành thẻ của ACB tăng với tỷ lệ tương đối. Nếu năm 2001 số lượng chủ thẻ là 14,094 thẻ, sau 16 năm số lượng thẻ phát hành của ACB là 851,000 thẻ. Năm 2009, số lượng thẻ đang hoạt động là 309,819 thẻ. Năm 2010, số lượng thẻ còn hiệu lực là 415,697 thẻ, tăng 34% so với năm 2009. Năm 2011 là 636,690 thẻ, tăng 53% so với năm 2010 và con số này đến năm 2012 là 851,019 thẻ, tăng 34% so với năm 2011.
Số liệu quan trọng hơn chính là số lượng thẻ Active (số lượng thẻ có phát sinh giao dịch ít nhất trong 6 tháng), năm 2009 có 134,565 thẻ có giao dịch chiếm 43% tổng số thẻ đang hoạt động. Năm 2010 là 194,404 thẻ, bằng 47% trên tổng số thẻ phát hành, năm 2011 tương đương với 45% số thẻ phát hành 636,690 thẻ và năm 2012 là 373,209 thẻ, ứng với 44% trên tổng số thẻ phát hành 851,019 thẻ. Như vậy, số lượng thẻ có giao dịch phát sinh trên tổng số thẻ phát hành của ACB ở mức
31
khoảng 45%. Nếu so sánh tỷ lệ tăng, số lượng thẻ Active thì năm 2011 tăng 49% so với năm 2010, nhưng năm 2012 con số tăng trưởng chỉ là 29% so với năm 2011.
Nếu so sánh theo sản phẩm thẻ, đối với nhóm thẻ quốc tế thì thẻ trả trước có số lượng thẻ phát hành và sử dụng cao nhất, sau đó là thẻ ghi nợ và cuối cùng là thẻ tín dụng. Điều này cũng hợp lý vì thẻ tín dụng được xem giống như là hình thức vay nợ, chỉ có những khách hàng đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí của ngân hàng thì mới được cấp hạn mức tín dụng để chi tiêu trước, thanh toán sau. Việc ra đời thẻ quốc tế rất có ích cho các phụ huynh có con em đi du học ở nước ngoài hoặc những người có nhu cầu đi du lịch nước ngoài mà không phải mang theo nhiều tiền mặt. Ngoài ra, thẻ nội địa cũng có tỷ trọng khá lớn cho thấy nhu cầu sử dụng thẻ để thanh toán hàng ngày càng cao. ACB chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles vào ngày 10/08/2009. Tuy chỉ mới bắt đầu phát hành vào giữa cuối năm nhưng con số phát hành là rất cao. Đến 27/06/2011, ACB tiếp tục phát hành thẻ ACB2Go (thẻ ghi nợ nội địa) nên số lượng thẻ nội địa tăng khá nhanh chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm. Cũng trong, năm 2011, ACB phát hành thẻ Mastercard Debit (thẻ ghi nợ quốc tế). Nhìn chung, số lượng thẻ phát hành và số lượng thẻ đang hoạt động của ACB là tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2012 so với năm 2011 thì không cao bằng tốc độ tăng trưởng của năm 2011 so với năm 2010.
Song song với việc số lượng thẻ không ngừng tăng lên qua các năm thì doanh số giao dịch bằng thẻ cũng tăng dần qua các năm.
Bảng 2.2: Doanh số thẻ quốc tế của ACB 2009 - 2012
ĐVT: tỷ đồng
Thẻ quốc tế Số lượng 2009 2010 2011 2012
GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Thanh toán 548,244 1,517.00 691,375 1,789.09 988,649 2,377.82 1,347,354 3,337.15 Rút tiền mặt tại quầy 564,248 1,906.19 689,451 2,174.98 954,765 2,671.70 984,756 2,742.68 Rút tiền tại ATM 579,840 4,424.81 876,848 5,084.13 1,263,186 6,075.21 1,844,508 7,069.84 Tổng 1,692,332 7,848.00 2,257,674 9,048.20 3,206,600 11,124.73 4,176,618 13,149.67
32
Với ACB, doanh số giao dịch bằng thẻ quốc tế tăng liên tục điều đó cho thấy ngày càng có nhiều khách hàng biết và tin dùng các sản phẩm thẻ của ACB. Cụ thể, xét về tổng doanh số giao dịch thẻ ACB, năm 2010 là 9,048 tỷ đồng, tăng 15.3% so với năm 2009, năm 2011 là 11,124 tỷ đồng, tăng 22.3% so với năm 2010 và năm 2012 là 13,149 tỷ đồng, tăng 18.2% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 có giảm hơn so với tốc độ tăng 2011. Cùng với doanh số thì số lượng giao dịch thẻ cũng tăng dần qua các năm từ 1,6 triệu giao dịch năm 2009 lên 4,1 triệu giao dịch năm 2012.
Bảng 2.3: Doanh số thẻ nội địa của ACB 2009 - 2012
ĐVT: tỷ đồng Thẻ nội địa
2009 2010 2011 2012
Số lượng
GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Thanh toán 29,652 53.21 29,032 58.48 33,016 44.50 79,666 103.39 Rút tiền
mặt 1,889,974 2,494.09 2,516,269 4,294.10 3,490,026 8,313.12 5,428,083 13,445.83
Tổng 1,919,626 2,547.30 2,545,301 4,352.58 3,523,042 8,357.62 5,507,749 13,549.22
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BP. MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)
Năm 2009 là năm mà ACB bắt đầu phát hành thẻ nội địa. Bên cạnh thẻ quốc tế thì doanh số thẻ nội địa cũng tăng dần qua các năm, thậm chí còn tăng nhanh hơn cả doanh số thẻ quốc tế khi năm 2012, doanh số thẻ quốc tế chỉ đạt 13,149 tỷ đồng thì doanh số thẻ nội địa là 13,549 tỷ đồng. Dù ra đời sau các sản phẩm thẻ quốc tế nhưng sản phẩm thẻ nội địa phù hợp với nhu cầu sử dụng thẻ của người dân hơn. Từ năm 2009 đến 2012, chỉ trong 3 năm, doanh số thẻ nội địa đã tăng 431.9%.
Xét theo loại hình giao dịch, thẻ vẫn được người dân chủ yếu dùng để rút tiền mặt (bao gồm rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động – ATM và rút tiền tại quầy), đây là do thói quen dùng tiền mặt đã được hình thành từ rất lâu của đa số của người dân Việt Nam, rất khó thay đổi nên việc khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Việc dùng thẻ ngân hàng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Doanh số thẻ quốc tế dủng để thanh toán hàng hóa dịch vụ chỉ ở mức 20% so với tổng doanh số, cụ thể năm
33
2009 là 19.3%, năm 2010 là 19.7%, năm 2011 là 21.3%, năm 2012 là 25.3%. Tuy doanh số thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ có tăng lên nhưng con số tăng là không đáng kể. Về phía thẻ nội địa, doanh số thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ chỉ ở khoảng mức 1% so với tổng doanh số giao dịch thẻ, chủ thẻ vẫn chủ yếu dùng thẻ để rút tiền mặt.
2.2.2 Hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ tại ACB
ACB nhận ra rằng việc phát triển mở rộng ĐVCNT là tạo tiện ích tối đa cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ thẻ. TTT đã mở rộng đại lý chấp nhận thẻ trên hầu hết các tỉnh thành trong nước. Hiện nay, thẻ do ACB phát hành được chấp nhận thanh toán tại 30.000.000 (ba mươi triệu) cửa hàng, nhà hàng, siêu thị, câu lạc bộ, đại lý vé máy bay... thuộc gần 220 quốc gia trên toàn thế giới. Ngoài ra, hiện nay còn có 300.000 điểm ứng tiền mặt và hơn 1,000,000 máy rút tiền tự động hoạt động 24/24 khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, thẻ được chấp nhận thanh toán tại hơn 15,000 điểm bán hàng... có trưng bày biểu tượng Visa/Mastercard.
Bảng 2.4: Số lượng đại l ý và số lượng máy ATM của ACB
2010 2011 2012
Active POS (*) 1,598 1,784 1,865
Valid POS (**) 2,092 2,312 2,284
Active POS/Valid POS 76% 77% 82%
ATM (máy rút tiền tự động) 405 490 559
(Nguồn: Bộ phận Kinh doanh và dịch vụ đại lý – Trung Tâm Thẻ ACB)
(*) Active POS: những ĐVCNT có doanh số hoạt động trong 3 tháng. (**)Valid POS: những ĐVCNT đang ký hợp đồng làm đại lý của ACB.
Trong hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ, ACB luôn coi phát triển mạng lưới các đại lý chấp nhận thanh toán thẻ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển dịch vụ thẻ. Trước tình hình cạnh tranh mạnh mẽ của ngân hàng khác, ACB đã đưa ra chương trình phát triển và mở rộng mạng lưới của mình. Điều đáng nói là mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ đã được ACB mở rộng cả về số lượng và các loại hình chấp nhận thẻ tập trung chủ yếu ở những nơi có mức độ cạnh tranh cao.
34
Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và giảm rủi ro trong thanh toán thẻ, đến cuối năm 2012, ACB cũng đã trang bị gần hơn 2,000 thiết bị đọc thẻ tự động EDC cho các đại lý chấp nhận thẻ trên toàn hệ thống. Tuy rằng số lượng đại lý chấp nhận thẻ của ACB tăng dần qua các năm và số lượng đại lý có doanh số cũng tăng dần (chiếm từ 70%-80%) nhưng hiện tại ACB phải đối mặt với rất nhiều khó khăn đó là áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thanh toán thẻ. ACB cũng đã đầu tư tăng số lượng máy ATM nhằm đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Doanh số hoạt động thanh toán ACB cũng ở mức khá cao và tăng dần qua các năm. Đối với giao dịch thẻ quốc tế, doanh số năm 2009 là 7,545 tỷ đồng, năm 2010 là 9,341 tỷ đồng, năm 2011 là 9,934 tỷ đồng và năm 2012 là 11,311 tỷ đồng. Năm 2010 tăng 23.8% so với 2009, năm 2011 tăng 6.35% so với 2010 và năm 2012 tăng 13.86% so với 2011. Điều này cho thấy những khó khăn nói chung của năm 2011 và 2012 tác động không nhỏ đến hoạt động thanh toán bằng thẻ.
Cũng tương tự như mảng phát hành thẻ, nếu xét theo loại hình giao dịch thì giao dịch rút tiền mặt tại các máy ATM vẫn chiếm phần lớn trong hoạt động chấp nhận thẻ của ACB. Đây một rào cản hạn chế sự phát triển của dịch vụ thẻ rất nhiều. Doanh số thẻ quốc tế thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ của ACB là khá thấp, chỉ khoảng 10% trên tổng doanh số giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ của ACB (bao gồm cả ATM), năm 2009 là 13.92%, năm 2010 là 10.7%, năm 2011 là 12.2%, năm 2012 là 13%.
Bảng 2.5: Doanh số thẻ quốc tế tại ĐVCNT của ACB năm 2009 - 2012
ĐVT: tỷ đồng
Thẻ quốc tế Số lượng 2009 2010 2011 2012
GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Thanh toán 584,750 1,049.99 313,246 998.31 426,621 1,209.48 568,775 1,470.75 Rút tiền mặt tại quầy 81,562 2,326.84 80,437 2,605.76 77,147 2,660.40 73,562 2,685.47 Rút tiền tại ATM 2,145,892 4,168.88 2,873,729 5,737.31 2,774,119 6,064.73 3,176,747 7,155.46 Tổng 2,812,204 7,545.71 3,267,412 9,341.38 3,277,887 9,934.61 3,819,084 11,311.68
35
Đối với thẻ nội địa thì chủ yếu vẫn là rút tiền mặt tại các máy ATM, nhưng doanh số rất ấn tượng, năm 2009 chỉ với 1,458 tỷ đồng thì năm 2012, doanh số rút tiền tại các ATM của ACB là 14,284 tỷ đồng. Năm 2012 tăng 879.2% so với năm 2009. Doanh số thanh toán hàng hóa dịch vụ của thẻ nội địa tại các ĐVCNT của ACB năm 2009 chi ở mức 130 triệu đồng, nguyên nhân là do lúc này ACB chưa mở rộng hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ nội địa tại các đại lý. Từ năm 2010, ACB ngày càng mở rộng số lượng đại lý chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ nội địa, nhờ đó mà doanh số giao dịch thẻ nội địa tại các đại lý là 1,15 tỷ đồng.
Bảng 2.6: Doanh số thẻ nội địa tại ĐVCNT của ACB năm 2009 - 2012
ĐVT: tỳ đồng
Thẻ nội địa Số lượng 2009 2010 2011 2012
GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Số lượng GD Doanh số Thanh toán 164 0.13 934 1.15 3,015 4.94 16,208 9.48 Rút tiền mặt tại quầy 13 0.03 199 1.34 275 2.41 55 0.76 Rút tiền tại ATM 924,823 1,458.64 1,925,130 2,882.15 4,453,236 8,897.06 7,688,869 14,273.91 Tổng 925,000 1,458.80 1,926,263 2,884.64 4,456,526 8,904.41 7,705,132 14,284.15
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BP. MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)
2.2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ của ACB
ACB là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam tham gia phát hành thẻ ngân hàng rất sớm, không chỉ tham gia vào phát hành thẻ hai thương hiệu thẻ phổ biến là Visa và Mastercard mà ACB cũng nhanh chóng bắt kịp thị hiếu của thị trường khi tham gia vào cả hai tổ chức liên minh thẻ là Banknet và Smartlink cho thấy ACB đã có hướng đi hoàn toàn đúng đắn khi tập trung phát triển đầu tư vào sản phẩm hiện đại là thẻ ngân hàng. Bên cạnh việc phát hành thẻ với tư cách là ngân hàng phát hành, việc tham gia khía cạnh là ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ không chỉ nâng cao hình ảnh của thương hiệu của ACB khi luôn theo kịp xu hướng hiện đại và còn mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng nói chung. Trung Tâm Thẻ của ACB đã từng bước chuyển mình để trở thành một trong những TTT được đánh giá là rất năng động và hoạt động có hiệu quả. ACB còn liên
36
kết phát hành thẻ cho Standard Charter Bank, cũng như nhiều nỗ lực của ngân hàng trong việc đổi mới chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ. Bên cạnh đó, phải kể đến sự cố gắng của toàn bộ đội ngũ nhân viên ngân hàng trong hoạt động tiếp thị và phát triển khách hàng, chủ động và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy kinh doanh. Sự hình thành Tiểu Trung tâm thẻ tại Hà Nội cũng là sự kiện đáng lưu ý. Kết quả ngày càng có nhiều người Việt Nam sử dụng thẻ do ACB phát hành. TTT đã góp phần tạo nên lợi nhuận chung cho ngân hàng qua các năm: 71.18 tỷ đồng (2010), 97.76 tỷ đồng (2011) và 101.36 tỷ đồng (2012).
2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB 2.3.1 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB 2.3.1 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB 2.3.1.1 Thực trạng rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ
Cho đến thời điểm hiện tại, đối với mảng phát hành thẻ, ACB đã xảy ra các trường hợp rủi ro là thẻ bị đánh cắp hoặc thất lạc, thẻ bị làm giả, thẻ bị đánh cắp thông tin và được dùng để thanh toán qua mạng (không xuất trình thẻ). Còn đối với các loại hình gian lận khác thì ACB chưa xảy ra (hồ sơ làm thẻ giả mạo, thẻ bị lạm dụng khi chủ thẻ chưa nhận thẻ). Cũng như tình trạng gian lận chung xảy ra ở Việt Nam, ACB cũng chịu những tổn thất lớn từ hai hình thức gian lận chính đó là thẻ giả và đánh cắp thông tin sử dụng qua Internet.
Bảng 2.7: Gian lận thẻ quốc tế theo loại hình gian lận năm 2009 - 2012
ĐVT: VNĐ THẺ QUỐC TẾ 2009 2010 2011 2012 Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận Số lượng GD Số tiền gian lận
Gian lận thanh toán 574 1,716,455,437 566 1,510,522,808 747 2,098,442,522 914 1,486,194,997
Thẻ bị mất - đánh cắp - - - - - - 10 83,350,904
Thẻ bị làm giả 150 569,909,020 127 585,345,608 29 215,342,312 87 486,958,315 Thanh toán qua mạng 424 1,146,546,417 439 925,177,200 718 1,883,100,210 817 915,885,778
Gian lận rút tiền mặt
(ATM) - - - - - - 16 93,776,393
Thẻ bị làm giả - - - - - - 16 93,776,393
Tổng 574 1,716,455,437 566 1,510,522,808 747 2,098,442,522 930 1,579,971,390
37
Gian lận thẻ ACB theo hình thức gian lận năm 2009 - 2012
0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 2009 2010 2011 2012 Năm Số ti ền gi an lậ n ( VN Đ)
Thanh toán qua mạng Thẻ bị làm giả Thẻ bị mất - đánh cắp
Hình 2.1: Gian lận thẻ quốc tế theo hình thức gian lận 2009 - 2012
Nhìn chung, từ năm 2009 đến 2011, số liệu cho thấy gian lận của ACB chỉ xảy ra với thẻ quốc tế và với các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ, chưa xảy