Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 62)

Cũng là một hình thức cho vay nên ACB cũng phải gánh chịu những rủi ro do phát hành thẻ tín dụng gây ra khi khách hàng không thực hiện cam kết đúng theo hợp đồng tín dụng. Trước hết, tìm hiểu sơ lược số lượng thẻ tín dụng được ACB

50

phát hành theo 2 nhóm: thế chấp và tín chấp. Rõ ràng, cấp thẻ tín dụng thế chấp thì luôn an toàn hơn thẻ tín chấp nhưng thẻ tín chấp mới là xu hướng chung của thế giới và được khách hàng lựa chọn. Từ năm 2009 đến năm 2012, số lượng thẻ tín chấp và thế chấp của ACB đều tăng. Tuy nhiên, thẻ tín chấp ngày càng chiếm tỷ lệ cao, từ 65% ứng với 9,236 thẻ năm 2009, năm 2012 thẻ tín chấp lên đến 82% ứng với 44,864 thẻ. Đúng là một sự tăng trưởng đáng kể.

Bảng 2.13: Phân loại thẻ tín dụng theo hình thức bảo đảm 2009 - 2012 ĐVT: số lượng thẻ

Loại thẻ 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % Thế chấp 4,967 35% 6,711 31% 9,454 21% 9,604 18% Tín chấp 9,236 65% 14,609 69% 36,573 79% 44,864 82%

Tổng 14,203 100% 21,320 100% 46,027 100% 54,468 100%

(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn thẻ tín dụng của BP.MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)

Tuy nhiên, cùng với sự tăng lên của số lượng thẻ tín chấp đó là sự tăng lên của dư nợ quá hạn. Đối với thẻ tín dụng có đảm bảo bằng hình thức tiền gởi hoặc các hình thức khác thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ chiếm một tỷ lệ nhỏ chỉ từ 10%-18% so với tổng nợ quá hạn. Đối với thẻ tín dụng không có đảm bảo (chỉ dựa vào lương) thì con số nợ quá hạn chiếm tỷ lệ quá cao từ 82% đến 88%. Riêng năm 2012, nợ quá hạn của thẻ tín dụng tín chấp là 36 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2011. Nhìn chung, con số nợ quá hạn từ năm 2009 đến năm 2011 là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn, chính vì vậy các chủ thẻ tín dụng tin chấp cũng gặp khó khăn không nhỏ đối với những khoản vay từ thẻ tín dụng.

51

Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo 2009 - 2012

ĐVT: VNĐ

Loại đảm bảo 2009 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Đảm bảo bằng tiền gởi 35,468,945 2% 40,144,162 0% 40,083,949 0% 270,364,903 1% Đảm bảo bằng hình

thức khác 150,124,576 10% 1,152,643,138 14% 1,472,999,824 18% 5,521,174,428 13% Không có đảm bảo 1,390,992,556 88% 7,256,187,820 86% 6,840,341,762 82% 36,074,922,585 86% Tổng nợ quá hạn 1,877,155,749 100% 8,448,975,120 100% 8,353,425,535 100% 41,866,461,916 100%

(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn thẻ tín dụng của BP.MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)

Nếu như nợ xấu của năm 2009 chiếm 20% tổng nợ quá hạn với nợ xấu là 383 triệu thì năm 2010 nợ xấu tăng lên 26%. Năm 2011, nợ xấu đã tăng đến 8,3 tỷ đồng. Và 2012, nợ xấu đạt kỷ lục là 25,2 tỷ đồng, chiếm 60% tổng nợ quá hạn. Có thể nói nợ xấu của thẻ tín dụng cũng đã góp phần làm cho nợ xấu của ACB tăng lên.

Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn 2009 – 2012

ĐVT: VNĐ 2009 2010 2011 2012 Nợ xấu 383,944,761 2,181,424,707 4,090,324,222 25,243,824,453 Tổng nợ quá hạn 1,877,155,749 8,448,975,120 8,353,425,535 41,866,461,916 % Nợ xấu/Tổng nợ quá hạn 20% 26% 49% 60%

(Nguồn: Báo cáo nợ quá hạn thẻ tín dụng của BP.MIS – Trung Tâm Thẻ ACB)

Tuy nhiện, nếu so với dư nợ là 699,5 tỷ đồng của năm 2012 thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ không phải là quá cao (khoảng 6%).

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)