Tăng cường hợp tác với các ngân hàng trong việc ngăn ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 98)

Có thể nói việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thẻ của các Việt Nam còn rất yếu nguyên nhân là do sự cạnh tranh quá mức cần thiết. Hiện nay, tuy ACB là thành viên của Tiểu ban quản lý rủi ro nhưng ACB vẫn chưa thể hiện được sự tích cực khi tham gia. Một phần là do Tiểu ban quản lý rủi ro có sự tham gia của các ngân hàng nòng cốt như: Vietcombank, Viettinbank, BIDV... Do đó, những cuộc họp của Tiểu ban quản lý rủi ro chủ yếu diễn ra ở Hà Nội nên việc ACB rất khó tham gia các đầy đủ các cuộc họp vì chi phí đi lại, thiếu nhân sự,... Và nội dung của các cuộc họp chủ yếu lại mang tính chất lý thuyết mà không có sự chia sẻ thông tin cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý các vụ gian lận của các ngân hàng vì hầu hết các ngân hàng cho rằng đây là những thông tin nhạy cảm. Tuy nhiên hiện nay, tại TPHCM đang có một nhóm nhỏ tự phát của các ngân hàng nước ngoài được thành lập để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong việc phòng ngừa rủi ro thẻ, bao gồm ANZ, HSBC, Citibank và nhóm này đang có khuynh hướng mở rộng sự tham gia của các ngân hàng trong nước như Sacombank, Techcombank, Eximbank... Thiết nghĩ ACB nên tham gia vào nhóm này để có thể học hỏi từ các ngân hàng bạn về phòng ngừa rủi ro khi mà mảng quản lý rủi ro thẻ của ACB chỉ mới được quan tâm trong thời gian gần đây nên chắc chắn còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

ACB và các ngân hàng nên có những sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong các mảng sau để không những hạn chế rủi ro xảy ra mà còn giúp cho hoạt động của nhóm ngày càng hiệu quả:

 Trước hết, phải có một danh sách liên lạc (contact list) của các nhân viên phụ trách rủi ro về thẻ của các thành viên, điều này giúp cho các ngân hàng có thể liên lạc một cách nhanh chóng với nhau khi có cần xác thực giao dịch, kiểm tra thông tin chủ thẻ, hay đề nghị không giao hàng, tạm hoãn giao dịch do phát hiện hoặc nghi ngờ giao dịch gian lận.

86

 Các ngân hàng đã có kinh nghiệm (đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài) nên hỗ trợ, chia sẻ cho những ngân hàng chưa có kinh nghiệm trong việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ. Vì các ngân hàng nước ngoài luôn nhận được sự hỗ trợ tốt từ ngân hàng mẹ đã có rất nhiều kinh nghiệm.

 Chia sẻ các vụ gian lận đã xảy ra tại từng ngân hàng, các biện pháp đã thực hiện, những thiếu sót nào cần phải được hoàn thiện để ngày càng hoàn thiện và hiệu quả trong việc phòng ngừa gian lận hơn.

 Thông báo cho nhau xu huớng rủi ro dự báo sẽ xảy ra trên thị trường và các biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 98)