Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 35)

Sự ra đời và phát triển của thị trường thẻ phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và khả năng đáp ứng của công nghệ ngân hàng. Thẻ thanh toán có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Ngày nay khi công nghệ tin học càng phát triển thì tội phạm trộm thông tin tài khoản, làm thẻ giả ngày càng tinh vi hơn.

Theo báo cáo của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, gian lận thanh toán thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam tăng nhanh trong năm 2012. Tỷ lệ gian lận/doanh số thanh toán tăng gấp 2-3 lần. Trong năm vừa qua, tỷ lệ tội phạm gian lận qua thẻ có xu hướng tăng cao hơn những năm trước đó. Trong đó, đặc biệt là tình trạng sử dụng thông tin trái phép thẻ của người khác để đặt mua đồ trên mạng, với những mặt hàng, dịch vụ phổ biến như mua đồ điện tử, vé máy bay… với giá trị số hàng hóa bị mua trái phép lên tới hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, một xu hướng khác đối với việc gian lận thẻ là các đối tượng là người nước ngoài khi vào Việt Nam đã sử dụng thẻ giả (được làm từ nước ngoài) để mua hàng hóa thanh toán qua thẻ.

Do đó, để giữ niềm tin cho người sử dụng thẻ và bảo vệ quyền lợi cho chính ngân hàng, các NHTM Việt Nam cần nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thẻ.

Thứ nhất, chuẩn bị tốt cở sở hạ tầng công nghệ và đầu tư hệ thống quản lý thẻ, nâng cấp các thiết bị chấp nhận thẻ đáp ứng theo chuẩn quốc tế hiện đại nhằm hạn chế rủi ro về hoạt động kinh doanh thẻ.

Thứ hai, quá trình phát triển công nghệ là một quá trình phát triển liên tục. Do vậy, các ngân hàng cần phải liên tục cập nhật các tiến bộ về công nghệ

23

thẻ trên thế giới để có các giải pháp kịp thời về mặt công nghệ nhằm tránh được những tổn thất có thể xảy ra.

Thứ ba, phải thường xuyên cập nhật thông tin về rủi ro trên thế giới cũng như các quy định từ các tổ chức thẻ để áp dụng và có biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

Thứ tư, trong chiến dịch phòng chống tội phạm, không chỉ các ngân hàng phối hợp với nhau mà cần có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng cũng như ý thức của cộng đồng.

Thứ năm, cần thiết phải có một môi trường pháp lý hoàn thiện, cũng như có định hướng và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ và vai trò chủ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ các NHTM trong việc hình thành và phát triển thị trường thẻ.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ ngân hàng như đưa ra các khái niệm cơ bản về thẻ ngân hàng, phân loại thẻ, những lợi ích khi sử dụng thẻ, các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán thẻ, quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng đề cập đến khái niệm về rủi ro và các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ trên phương diện lý thuyết, cùng với việc tìm hiểu một số rủi ro trên thị trường thẻ quốc tế. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ.

Như vậy, thông qua chương 1, luận văn đã trình bày cơ sơ lý luận để qua chương 2 tiếp tục tìm hiểu về thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt Nam nói chung và ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng.

24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP (Trang 35)