4 Bản thân tôi, là người giáo viên từng dạy học nhiều năm ở vùng miền núi qua tìm hiểu dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc’’ môn Giáo dục
Trang 11
bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh
==== ====
Võ Hải an
Các giải pháp nâng cao chất l-ợng dạy học
quan, ph-ơng pháp luận khoa học’’ môn GDCD
Trang 22
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế chung của toàn thế giới, nước ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam
cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, một trong những vấn đề vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược hiện nay là xây dựng một nền giáo dục có chất lượng ngày càng cao, mà đặc biệt là: “Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước” [13; 28]; “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả suy nghĩ sáng tạo và độc lập của học sinh, sinh viên Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền với lập nghiệp của bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ Việt Nam hiện đại Triển khai thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục, đào tạo” [12; 207]
Những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng ta đã thể hiện rất rõ vai trò quan trọng của Giáo dục và Đào tạo trong sự nghiệp phát triển của đất nước, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường THPT phải trang bị tri thức văn hoá, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn cho học sinh Trong đó, môn Giáo dục công dân được xác định là môn có vị trí quan
Trang 33
trọng trong việc hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho thanh niên Vì vậy, việc đổi mới và tăng cường nâng cao hơn nữa chất lượng trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân đang là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết
Thực hiện yêu cầu đổi mới, từ năm 2006 - 2007, ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã phát động trong toàn thể đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng phong trào đổi mới phương pháp dạy học, tiến hành soạn giáo án theo yêu cầu mới, tổ chức nhiều tiết dạy thao giảng, hội giảng trong các nhà trường, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, tạo điều kiện để giáo viên làm quen và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới Sau 3 năm thực hiện chương trình và đổi mới phương pháp dạy học, qua khảo sát thực tế cho thấy phong trào đổi mới phương pháp dạy học bước đầu
đã thu được nhiều kết quả khả quan Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa chịu khó cải tiến phương pháp dạy học vẫn còn hiện tượng “đọc chép” trong các giờ dạy học, phương pháp chủ yếu vẫn là diễn giảng, thuyết trình, nhiều tiết học giáo viên vẫn làm việc quá nhiều, học sinh chưa thật sự chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, làm chủ kiến thức Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành nghiên cứu các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng môn Giáo dục công dân để
áp dụng vào dạy học các trường THPT, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác trong tập thể, rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng các kiến thức triết học, kinh tế, đạo đức, pháp luật… vào cuộc sống thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại cho các em niềm vui, sự yêu thích qua từng tiết học, bài học
Thực tế cho thấy, hiện nay ở huyện Thanh Chương còn nhiều nơi đang gặp khó khăn về kinh tế - xã hội, mức sống còn thấp thì ở những nơi đó việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học còn nhiều rất hạn chế
Trang 44
Bản thân tôi, là người giáo viên từng dạy học nhiều năm ở vùng miền núi qua tìm hiểu dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc’’ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Thanh
Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An cho thấy việc dạy học ở đây vẫn thiên
về hướng thầy đọc - trò chép, học sinh thụ động trong việc tìm hiểu và nắm bắt kiến thức, vì thế đa số học sinh ở đây rất lười, ngại học bộ môn Giáo dục công dân Xuất phát từ thực trạng đó, cho nên việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục công dân nói chung và phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc’’ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 nói riêng là hết cấp bách và cần thiết
Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài "Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 làm đề tài nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay việc tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học
đã được các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà giáo dục quan tâm ở nhiều góc
độ khác nhau Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân ở bậc THPT là đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bố rộng rãi, nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn như: Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân dùng cho THPT, (Phùng Văn Bộ (Chủ biên), Trường Đại học sư phạm 1 Hà Nội, năm 1994); Phương pháp và
tư liệu giảng dạy môn Giáo dục công dân (Lê Đức Quảng, Nxb Giáo dục, năm 1998); Tổ chức thảo luận nhóm trong quá trình dạy học môn giáo dục học cho sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Lai Châu (Luận án tiến sĩ của Bùi Quang Huy, năm 1999); Một số biện pháp nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh THPT ở thành phố Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ của Trần Văn Khanh, năm 2001); Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường (Phan Trọng Ngọ,
Trang 55
Nxb Đại học sư phạm, năm 2005); Vận dụng những phương pháp dạy học tích cực trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ ở Trường THPT hiện nay (Qua khảo sát một số trường THPT
ở tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Ngân, năm 2008) Như vậy, từ các góc độ khác nhau, các tác giả đều tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng giảng dạy môn Giáo dục công dân, sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT
Trong bài viết: Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới; Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 1/1995, tác giả Trần Hồng Quân phân tích: Muốn đào tạo con người khi vào đời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp dạy học cũng phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động học tập ở nhà trường Phương pháp nói trên trong khoa học giáo dục thuộc về hệ thống các phương pháp dạy học nâng cao tính tích cực của người học [22; 8]
Nguyễn Văn Vọng viết: Đổi mới giảng dạy là đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, của nhà trường
để xây dựng cách thức, phương pháp học tập của học sinh theo hướng phát huy tính tích; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Đổi mới đạo đức giảng dạy không phủ nhận phương pháp giáo dục truyền thống, không bác bỏ một phương pháp cụ thể nào, mà là
sự kế thừa, nâng cao; là sự kết hợp các phương pháp một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế [28; 2]
Những công trình trên tuỳ theo mục đích nghiên cứu của mình mà có công trình đi sâu vào tính hiệu quả của việc đổi phương pháp dạy và học môn Giáo dục công dân ở bậc THPT, hoặc đi sâu vào khai thác tính hiệu quả của
Trang 66
một phương pháp nào đó như: nêu vấn đề, thuyết trình, hay đàm thoại trong day học môn Giáo dục công dân Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên đề này một cách cụ thể nhằm nâng cao nhận thức ban đầu cho học sinh về thế giới quan và phương pháp luận biện chứng, giúp
HS hiểu được bản chất của thế giới cũng như các quy luật vận động và phát triển của nó, đồng thời thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động của chủ thể và khách thể với nhau, từ đó hình thành kỹ năng vận dụng những tri thức triết học để phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thông thường cho học sinh THPT ở các vùng nói chung và đặc biệt ở những vùng đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội như: vùng miền núi, rẻo cao, vùng dân tộc, vùng ven biển nói riêng Vì lý do trên nên tôi chọn đề tài "Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc’’ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 làm luận văn thạc sĩ tốt nghiệp
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích đã nêu, luận văn có 3 nhiệm vụ:
- Tìm hiểu nhận thức chung về môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay và thực trạng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An
- Đề ra một số giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học phần
“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3
Trang 77
- Tiến hành thực nghiệm ở Trường THPT Thanh Chương 3 về cải tiến phương pháp dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
Hoạt động dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan,
phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An
Khảo sát thực trạng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới
quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10, đi vào tìm hiểu điều tra phương pháp truyền thụ của giáo viên và việc lĩnh hội tri thức của học sinh ở phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là: Phương pháp trực quan, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp thực nghiệm, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và một số phương pháp khác…
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn được trình bày tương đối có hệ thống, toàn diện và thực trạng viêc vận dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An
Luận văn là nguồn tư liệu bổ sung cho việc vận dụng giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT
để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh Luận văn có thể là nguồn tư liệu tham khảo đối với những người quan tâm về lĩnh vực này, người dạy, người học, người nghiên cứu
Trang 88
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Mục lục, Tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương; 7 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An Chương 3: Thực nghiệm giải pháp: Cải tiến phương pháp dạy học phần
“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 theo hướng nâng cao tính tích cực học tập của học sinh ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An
Trang 91.1.1 Môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay
Cũng như các môn học khác, môn Giáo dục công dân có chức năng giáo dục thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh ở trường THPT Nhưng khác các môn học khác: Môn Giáo dục công dân có mục tiêu giáo dục học sinh THPT trở thành những công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam…, môn Giáo dục công dân góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động mới, hình thành ở họ những phẩm chất, năng lực, nhân cách của người công dân mới [4; 8]
Vì vậy, “Môn học có vị trí hàng đầu trong việc định hướng và phát triển nhân cách của học sinh ở trường THPT, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và thanh niên công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6; 26] Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc dạy và học môn Giáo dục công dân còn rất nhiều vấn đề đặt ra đối với người quản lý, người dạy và người học
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ môn Giáo dục công dân ở THPT góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển ở học sinh lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp, hình thành những phẩm chất, năng lực cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Những phẩm chất đạo
Trang 1010
đức, tư tưởng chính trị, lối sống phải là những giá trị của con người Việt
Nam, nó được thể hiện ở nhận thức, hành vi, tình cảm và niềm tin với tư cách
là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, phát triển xã hội Góp phần hình thành nên những năng lực cơ bản như: tự hoàn thiện bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp và ứng xử, tổ chức quản lý, hoạt động chính trị – xã hội, hợp tác
và cạnh tranh lành mạnh, định hướng lao động nghề nghiệp xã hội sau khi tốt nghiệp, thích ứng với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể trong quá trình phát triển của xã hội Học tập tốt môn Giáo dục công dân sẽ giúp các em phát triển cân đối, hài hoà giữa các giá trị; giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, giữa nhận thức và hành động, để từ đó hình thành ở các em tình cảm, niềm tin
và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước sự phát triển của đất nước, giúp các
em có đủ những hiểu biết cơ bản để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống đang đặt ra Trong mỗi chúng ta, ai cũng biết môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò và nhiệm
vụ rất quan trọng trong trường THPT đối với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh - đó là những người chủ tương lai của đất nước Nhưng trong thực tế hiện nay thì việc dạy học môn học này ở trường THPT nói chung và Trường THPT Thanh Chương 3 nói riêng còn gặp nhiều khó khăn bất cập vì từ trước đến nay nó vẫn được xem là môn học phụ có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường Sẽ không hình thành được thế giới quan, phương pháp luận, những phẩm chất đạo đức cũng như kỹ năng và thái độ cần thiết cho học sinh nếu như không đổi mới phương pháp dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, gắn hoạt động dạy và học với hoạt động xã hội, hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động thực tiễn khác
Dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” nói riêng thường diễn
Trang 1111
ra một cách khô khan, nặng nề, đơn điệu, ít gây hứng thú cho học sinh Do đó chất lượng và hiệu quả của việc dạy học phần này còn thấp, chưa đem lại cho học sinh những điều bổ ích, việc học tập chưa gắn với thực tiễn đặc biệt là những thay đổi mau lẹ đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay Thực trạng trên đây do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
Việc nhận thức chưa đầy đủ của không ít cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của môn Giáo dục công dân trong nhà trường, coi đây là môn học phụ nên dạy thế nào cũng được, học thế nào cũng được, kết quả học tập của học sinh như thế nào không quan trọng lắm (trên thực tế môn học này chưa bao giờ được đem vào thi tốt nghiệp ở THPT) Vì vậy, phụ huynh học sinh cũng không quan tâm và chú ý động viên con em tích cực học tập bộ môn này Đội ngũ những người giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, một số giáo viên chưa được đào tạo một cách khoa học, có hệ thống nên còn thiếu về tri thức chuyên ngành và nghiệp vụ giảng dạy Một số người là giáo viên ở bộ môn khác chuyển qua đảm nhiệm môn Giáo dục công dân, coi môn học này là môn học trái chuyên môn nên chỉ giảng dạy cho đủ số tiết quy định Vì thế, họ xem nhẹ chưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian học hỏi tìm tòi các phương pháp dạy học để dạy tốt môn học này Thậm chí nhà trường buông lỏng quản
lý việc dạy học môn Giáo dục công dân, còn có tình trạng cắt xén giờ học một cách tuỳ tiện, nhất là về cuối kỳ, cuối năm, làm ảnh hưởng đến tâm lý của thầy
và trò Nhà trường còn thiếu những biện pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm động viên, khuyến khích giáo viên tích cực đầu tư thời gian công sức để khai thác làm phong phú như sau bài học và cải tiến phương pháp dạy học Do vậy, nhiều giáo viên môn Giáo dục công dân còn thiếu tâm huyết, thiếu sự nhiệt tình để dạy tốt môn học này Bên cạnh đó môi trường xã hội mà các em đang sống còn tồn tại nhiều điều không tốt, tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của các em
Trang 12có đổi mới căn bản nội dung, phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nước ta đang hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đang hướng tới một
“Nền kinh tế tri thức’’
Ở điều 28, chương II - Luật Giáo dục 2008 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải vừa phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; bồi dưỡng khả năng tự học, khả năng tự làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [21; 17]
Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc THPT được áp dụng đại trà từ năm 2006 – 2007 nói chung và phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” nói riêng cũng được đổi mới và áp dụng giảng dạy từ học kỳ một năm học 2007 – 2008 Xuất phát từ mục tiêu và yêu cầu của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân trong trường THPT nhằm giúp học sinh:
- Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng Biết được một số phạm trù cơ bản của đạo đức học; hiểu một số yêu cầu đạo đức đối với người công dân hiện nay Biết được một
số phạm trù và quy luật kinh tế cơ bản, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước Biết được bản chất của Nhà nươc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 13trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế của công dân
- Về kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các
hiện tượng, các sự kiện, các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp các giá trị xã hội Biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh, phê phán đối với các hành
vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân
- Về thái độ: Yêu cái đúng, cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành
vi tiêu cực Yêu quê hương, đất nước; trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Tin tưởng vào các đường lối, chủ trương của Đảng; tôn trọng pháp luật, chính sách của Nhà nước và các quy định chung của cộng
động, của tập thể, có hoài bão và mục đích sống cao đẹp Vì thế yêu cầu của
việc nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân trong trường THPT
hiện nay là:
Phải kế thừa, phát triển kết quả dạy học của môn đạo đức ở Tiểu học và môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở Mục tiêu, nội dung môn Giáo dục công dân ở Trung học phổ thông phải góp phần củng cố, phát triển hệ thống giá trị đạo đức, văn hoá, pháp luật, tư tưởng chính trị, lối sống mà học sinh đã được hình thành ở Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng thời, giúp học sinh nhận rõ trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trang bị cho học sinh phương pháp luận đúng đắn để học sinh có đủ bản
Trang 14Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10 từ năm học
2006 - 2007 được cấu trúc thành hai phần:
- Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
- Phần thứ hai: Công dân với đạo đức
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung phân tích nội dung chương trình, giới thiệu sơ bộ các bài ở phần một “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” Như vậy, phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” là phần đầu trong chương trình học của môn Giáo dục công dân lớp 10 bậc THPT
Mục tiêu của phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương
pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10
Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với khách thể qua các mối quan hệ: Thực tiễn với nhận thức, tồn tại xã hội với ý thức
xã hội, con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội
Trang 1515
- Về thái độ:
Tôn trọng những quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội, khắc phục những biểu hiện duy tâm trong cuộc sống hằng ngày, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan và những tư tưởng không lành mạnh trong xã hội
Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động của cộng đồng
Nội dung phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương
pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 được xếp thành 9 bài:
Bài 1 (2 tiết): Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Bài 2 (2 tiết): Thế giới vật chất tồn tại khách quan
Bài 3 (1 tiết): Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4 (2 tiết): Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Bài 5 (1 tiết): Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Bài 6 (1 tiết): Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 7 (2 tiết): Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 8 (3 tiết): Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Bài 9 (2 tiết): Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển
của xã hội
Như vậy, phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” gồm hai mạch nội dung và các mạch này có quan hệ mật thiết với nhau Nội dung của các mạch được thể hiện:
Một là, những quan điểm duy vật biện chứng chung nhất về thế giới,
mạch này trình bày về bản chất của thế giới, sự vận động và phát triển của thế giới vật chất tuân theo những quy luật khách quan, con người có khả năng nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan
Hai là, một số quan điểm duy vật biện chứng về xã hội và con người
Mạch này trình bày quan điểm cơ bản nhất của triết học Mác - Lênin về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về con người - chủ thể của lịch sử
Trang 1616
Vị trí phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp
luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 là trang bị cho học sinh
“những tri thức ban đầu về thế giới quan duy vật, phương pháp luận biện chứng để từ đó chống lại những quan điểm duy tâm, siêu hình về thế giới, từng bước hình thành tư duy biện chứng duy vật - công cụ quan trọng để nhận thức và cải tạo thế giới [25; 1], làm cơ sở cho quá trình nhận thức các nội dung như: đạo đức, kinh tế, chính trị - xã hội và pháp luật Tuy nhiên, so với trình độ học sinh lớp 10 với độ tuổi phổ biến là 15 thì việc nhận thức các nội dung của chương trình không thuận lợi, dễ dàng, nhất là đối với học sinh vùng miền núi, học sinh là con em các dân tộc thiểu số So với chương trình trước đây thì những nội dung triết học lớp 10 được học trong suốt cả năm học, bao gồm 11 bài (đã giảm tải) với những nội dung “triết học phổ thông” Chương trình mới hiện nay được tinh giản rất nhiều, chỉ khai thác những khái niệm, phạm trù, nguyên lý phục vụ cho việc hình thành cơ sở ban đầu về thế giới quan, phương pháp luận cho học sinh, giúp các em hiểu rõ các quy luật tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến con người, hiểu rõ hơn về tồn tại và phát triển của giới tự nhiên Từ đó các em có nhận thức và hành động phù hợp với bản thân, phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội mặc dù đối với các
em - là những học sinh đầu cấp THPT
1.2 Thực trạng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An
1.2.1 Giới thiệu đôi nét về trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh chương - Nghệ An
Trường THPT Thanh Chương 3 vốn tiền thân là một phân hiệu của Trường cấp 3 Thanh Chương I (1972-1975), chính thức mang tên Cấp 3 Thanh Chương 3 vào ngày 15 tháng 10 năm 1975 Những ngày đầu thành lập, thầy và trò của trường đã vượt qua bao khó khăn gian khổ: đào hào, đắp luỹ,
Trang 1717
dựng lán, đốt gạch, nung vôi để từ những mái nhà tranh tre nứa mét tại đồi cây
mẹ Ưởn (Làng Hoa) đến ngôi trường THPT khang trang, bề thế như hôm nay trên rú Cồn Vệ này Trường THPT Thanh Chương 3 là một trong nhiều trường của miền quê Thanh Chương còn nhiều gian khó đã bền bỉ phấn đấu và trưởng thành với các phần thưởng xứng đáng mà Đảng, Chính quyền và nhân dân đã giành cho, trong đó quan trọng nhất là niềm tin, là tình yêu thương và cả sự bao dung, mến phục THPT Thanh Chương 3, từ ngày đó đến nay đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần quan trọng trong việc giáo dục đào tạo nhiều thế hệ học sinh tốt nghiệp THPT và tiếp tục học các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc Trưởng thành từ mái trường này, nhiều học sinh của trường đã trở thành các cán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học, các nhà giáo, các thầy thuốc, các nhà doanh nghiệp, công nhân lành nghề xứng tầm quốc gia và quốc tế Trường THPT Thanh Chương 3 thực sự là địa chỉ đỏ về niềm tin của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà về việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước
Trong 37 năm qua, ngoài nhiều Giấy khen, Bằng khen, Trường THPT
Thanh Chương 3 đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1999); Huân chương Lao động hạng Nhì (2001) Đặc biệt ấn tượng là bức trướng “25 năm bền bỉ phấn đấu và trưởng thành” của UBND Tỉnh Nghệ An tặng nhân kỉ niệm 25 năm ngày thành lập trường Khi mới thành lập, trường chỉ có một lớp với 50 học sinh đến nay, trường có 39 lớp với 1847 học sinh trong đó có 178 học sinh vùng miền núi, 34 học sinh là con em dân tộc, trên tổng số 86 GV Từ khi ra đời cho đến hiện nay, trường đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có thể chia làm hai giai đoạn chính: trong chiến tranh và sau chiến tranh Từ khi thành lập cho đến 1975 là giai đoạn trường Thanh Chương
3 phải đương đầu với nhiều khó khăn Những năm này, nhà trường thường xuyên đưa tiễn các học sinh, giáo viên lên đường tòng quân chi viện cho Miền Nam trong khi đó nhà trường không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Trong
Trang 1818
những năm gần đây trường luôn đảm bảo chỉ tiêu lên lớp từ 87 – 93%, học sinh thi tốt nghiệp hàng năm đạt tỉ lệ từ 90 – 95%, các năm gần đây nhà trường có nhiều học sinh tham gia và đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi ở nhiều môn, số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp cũng đạt tỉ lệ cao
Một điều thuận lợi cho nhà trường là được sự quan tâm và ủng hộ của nhân dân 9 xã vùng thượng huyện nơi trường đóng, đặc biệt vào năm 2001 một người con của vùng Cát ngạn, một học sinh cũ của nhà trường anh Võ Văn Hồng đã đầu tư hơn bốn tỉ đồng xây dựng lại một ngôi trường mới khang trang, hiện đại với 42 phòng học cao tầng, 12 phòng thực hành, một khu nhà hiệu bộ, một nhà truyền thống cùng các công trình như: sân vận động, khu thể thao, đường chạy, đi bộ… Trên đà thuận lợi ấy, cùng tiếp bước với truyền thống của nhà trường và quê hương cát ngạn, các thế hệ thầy và trò trường THPT Thanh Chương 3 không ngừng phấn đấu rèn đức - luyện tài để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp
1.2.2 Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Thanh Chương 3 – Thanh Chương - Nghệ An
* Thuận lợi:
Trường THPT Thanh Chương 3 đóng trên địa bàn có số lượng dân cư
đông, địa bàn rộng gồm chín xã vùng thượng huyện Thanh Chương, cùng với
đó nhà trường có đội ngũ quản lý tâm huyết, nhiệt tình, có năng lực, đoàn kết nhất trí cao và có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo hội nhà trường Đội ngũ giáo viên có 86 người, trình độ Đại học đạt chuẩn 100% Trình độ Thạc sỹ là 6 giáo viên Trong đó riêng giáo viên giảng dạy môn GDCD có 4 người(01 người vào ngành đã 7 năm, 02 người vào nghành đã 3 năm, 01 người đang trong thời gian thử việc Hầu hết các giáo viên của trường còn trẻ, khoẻ và nhiệt tình, gương mẫu trong công tác, đội ngũ các nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong các công việc của nhà trường, hội cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến các hoạt động giáo dục của nhà trường và từng bước khắc phục một
số khó khăn đề luôn tạo điều kiện học tập tốt cho các con em
Trang 1919
* Khó khăn:
Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An là trường có
số lượng học sinh đông, năm học 2009 - 2010 tổng số học sinh của trường
1847 em, do số lượng đông nên việc quản lý nền nếp gặp nhiều khó khăn, là địa bàn miền núi nên trình độ học sinh không đồng đều, trang thiết bị, đồ dùng dạy học tuy đã được đầu tư, cung cấp nhưng về việc sử dụng, khai thác chưa hợp lý và chưa có hiệu quả Việc sử dụng máy chiếu để giảng bài chưa thường xuyên, liên tục, chưa đáp ứng yêu cầu việc đổi mới phương pháp dạy học, Trường THPT Thanh Chương 3 xác định rõ các nhiệm vụ chính: Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hai chỉ thị: Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục với cuộc vận động 2 không có 4 nội dung: “Không tiêu cực trong thi cử, không bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp”
Xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ quản lý với tiêu đề: “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học" Để nâng cao chất lượng dạy và học phÇn “C«ng d©n víi viÖc h×nh thµnh thÕ giíi quan, ph-¬ng ph¸p luËn khoa häc” m«n GDCD líp 10, xứng đáng với vị trí vai trò của nó, trong Nghị quyết tại Hội nghị nhà trường THPT Thanh chương 3 đầu năm 2009 - 2010 có đoạn viết, đối với môn Giáo dục công dân: “Cần phải có
sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá và dạy học bộ môn Giáo dục công dân mà trước hết là đội ngũ những người trực tiếp giảng dạy bộ môn này Người giáo viên chính là yếu tố quy định chất lượng dạy và học Vì vậy, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trước hết phải có nhận thức đầy đủ về
vị trí, vai trò của bộ môn mà bản thân mình đang đảm nhiệm và xác định được trách nhiệm của bản thân phải chú trọng đầu tư sức lực, trí tuệ trong quá
Trang 2020
trình giảng dạy, phải luôn tự học hỏi nắm vững các nguyên tắc dạy học, đặc biệt là phải chú trọng việc sử dụng và luôn đổi mới phương pháp dạy học Còn về phía Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường luôn quan tâm hỗ
trợ cho hoạt động dạy và học của bộ môn này” (Trích, NQ Hội nghị CNVC
đầu năm trường THPT Thanh Chương 3, 2009)
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy một thực tế: các giáo viên bộ môn Giáo dục công dân ở Trường Thanh Chương 3 tuổi đời và tuổi nghề còn tương đối trẻ và chủ yếu là nữ Giáo viên có thâm niên và kinh nghiệm trong giảng dạy thì ít, do đó đòi hỏi cần có một sự cố gắng học tập rất lớn trong chuyên môn, đặc biệt là về sự vận dụng các phương pháp mới trong dạy học ở mỗi giáo viên bộ môn để bảo đảm giờ dạy thật sự có chất lượng cao Khi tìm hiểu được biết, các giáo viên ở trường đều đã dạy chương trình Giáo dục công dân lớp 10
và sau khi xử lý phiếu điều tra giáo viên chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Đối với câu 1: Đồng chí thường vận dụng phương pháp nào trong dạy
học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10?
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên
Trang 2121
Ghi chó: SDTX: Sö dông th-êng xuyªn
SDKTX: Sö dông kh«ng th-êng xuyªn
KSD: Kh«ng sö dông
Từ kết quả của bảng trên chúng tôi thấy, các giáo viên bộ môn Giáo dục
công dân ở Trường THPT Thanh Chương 3 thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp 10, còn các phương pháp khác thì ít được các giáo viên sử dụng Qua tìm hiểu thì các đồng chí thường đưa ra các lý do như: không có thời gian chuẩn bị, thiếu tài liệu hay có đồng chí còn nói: Học sinh không thích học nên không cần thiết phải đầu tư nhiều
Đối với câu 2: Để nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với
việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp
10 theo đồng chí có thể đưa những giải pháp sau đây vào không? Và sử dụng
ở mức độ nào để có hiệu quả?
Bảng 1.2 Tình hình sử dụng các giải pháp dạy học của giáo viên
Giải pháp
Họ và tên GV
Lê Thị Hồng Vân
Đặng Thị Ngọc Trâm Võ Thị Lý
Trang 2222
Kết quả trên cho chúng tôi thấy tất cả giáo viên môn Giáo dục công dân
ở Trường THPT Thanh Chương 3 đã có nhận thức cao về việc vận dụng những giải pháp này trong quá trình dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10, nhằm
để nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn, mọi giáo viên đều xem đây là một trong những giải pháp dạy học tích cực, có hiệu quả cần sớm được áp dụng vào trong dạy học phần này nhưng vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên chưa được các giáo viên ở đây sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học bộ môn
Đối với câu 3: Trong quá trình dạy học phần “Công dân với việc hình
thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp 10, khi vận dụng các PPDH mới đồng chí nhận thấy ở HS thường có những biểu hiện gì?
Bảng 1.3 Nhận biết của giáo viên về biểu hiện của học sinh
Trang 2323
Tỷ lệ % của bảng 1.3 là kết quả tổng hợp từ những ý kiến của các đồng chí giáo viên bộ môn Giáo dục công dân ở trường chúng tôi điều tra, đánh giá
về biểu hiện căn cứ học sinh trong các tiết học phần “Công dân với việc hình
thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp 10 khi
giáo viên có vận dụng phương pháp dạy học mới Từ kết quả trên quả bảng, chúng tôi nhận thấy, đa số giáo viên bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT Thanh Chương 3 đều cảm nhận được học sinh có biểu hiện tích cực học tập hơn khi sử dụng phương pháp mới so với các giờ học khác khi dạy học bằng các phương pháp truyền thống Như vậy, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đều thể hiện rất rõ, sẽ giúp cho học sinh tích cực hơn trong quá trình học tập trên lớp và quá trình lĩnh hội tri thức ở các em
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy trong quá trình vận dụng các phương pháp mới vào dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 không phải giáo viên nào cũng thu được những kết quả tốt Vì sự thành công ở đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cách thức, kỹ năng tổ chức hoạt động của giáo viên và sự hợp tác của HS
Đối với câu 4: Theo đồng chí, ở những bài nào chúng ta nên sử dụng
phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học? Và sử dụng ở mức độ nào để có hiệu quả?
Trang 2424
Bảng 1.4 Các bài dạy mà giáo viên có thể sử dụng phương tiện dạy học
hiện đại vào quá trình dạy học bộ môn
quả thu được trong bảng 1.4 cho thấy, đa số giáo viên bộ môn ở các trường đều khẳng định vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học phần
“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” tốt nhất là ở một số bài như bài 3, bài 4, bài 8 Còn tỷ lệ ở các bài khác, tiết khác không cao vì không phải mục nào, tiết nào, bài nào hay chương nào chúng ta cũng có thể lạm dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học bộ môn tạo nên cảm giác nhàm chán, khó hiểu cho học sinh
Trang 2525
Đối với câu 5: Đồng chí có thường xuyên được bồi dưỡng về các
phương pháp mới trong dạy học bộ môn GDCD không?
Bảng 1.5 Mức độ GV được bồi dưỡng về phương pháp mới
dạy học môn Giáo dục công dân
Đối với câu 6: Đồng chí thường gặp những khó khăn gì khi dạy học
phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10?
Bảng 1.6 Mức độ khó khăn khi GV dạy học phần “Công dân
với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”
môn GDCD lớp 10
Lê Thị Hồng Vân
Trình độ nhận thức của học sinh 15
Trang 2626
Đặng Thị Ngọc Trâm
Trình độ nhận thức của học sinh 20
Võ Thị Lý
Trình độ nhận thức của học sinh 20
Kết quả trên cho thấy, mặc dù nhận thức rất rõ hiệu quả từ việc vận dụng
các phương pháp mới mang lại trong quá trình dạy học phần “Công dân với
việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10, nhưng đa số các đồng chí giáo viên bộ môn Giáo dục công dân ở trường đều gặp khó khăn do việc thiếu thời gian, thiếu tài liệu tham khảo, và trình độ, năng lực thực hiện dạy học của một số giáo viên ở phần này còn hạn chế Qua trao đổi trực tiếp với chúng tôi, các giáo viên được phỏng vấn cho biết mặc dù khó khăn do trình độ nhận thức của học sinh là không cao và có thể cải thiện dần nhưng cũng không được chủ quan vì đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình dạy học trên lớp
Đối với câu 7: Đồng chí có kiến nghị gì để dạy tốt phần“Công dân với
việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10?
Từ kết quả trả lời trong phiếu điều tra cũng như qua trao đổi trực tiếp thì chúng tôi đã nhận được những kiến nghị cơ bản như: Đây là một phần chứa đựng nội dung mới và khó đối với học sinh cho nên cần:
Giáo viên môn Giáo dục công dân cần phải được thường xuyên bồi dưỡng về kiến thức cũng như phương pháp dạy học bộ môn nói chung và từng phương pháp nói riêng khi dạy phần “Công dân với việc hình thành thế
Trang 2727
giới quan, phương pháp luận khoa học” Cần xây dựng được các tiết dạy ở phần này có vận dụng phương pháp mới để giáo viên tham khảo, học tập và vận dụng vào thực tế
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, các phương tiện dạy học hiện đại để dạy tốt phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”
Nên tăng cường thêm một số tiết ngoại khoá gắn liền với những chủ đề của phần học này
Với những kết quả cụ thể thu được từ 7 câu hỏi của phiếu điều tra đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường được điều tra và qua trao đổi trực tiếp Chúng tôi đã tìm hiểu rõ tình hình thực trạng của quá trình dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An, từ đó chúng tôi có thể đưa ra các giải pháp hợp lý, khả thi để áp dụng
Đồng thời, chúng tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học tổng
số học sinh lớp 10 trong năm học 2008 - 2009 ở 10 Trường THPT Thanh chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An và thu được kết quả như sau:
Tổngsố
HS
Lớp 10
Kết quả học tập môn GDCD (điểm trung bình môn học cả năm)
Trang 2828
Cùng với đó chúng tôi đã điều tra, khảo sát 160 học sinh lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3, ở 4 lớp khác nhau, đa số học sinh nhận thức đúng vai trò, vị trí của môn học Giáo dục công dân trong nhà trường, có 95,6% học sinh cho rằng Giáo dục công dân là môn học rất cần thiết, bổ ích Chỉ có 41/160 học sinh thích học môn Giáo dục công dân (25.6%), 70% học sinh có thái độ bình thường đối với môn học, cá biệt có 7/160 học sinh không thích học môn Giáo dục công dân chiếm 4,4%, số học sinh nhận xét đây là môn học khó chỉ có 30,6% Với thái độ học tập như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập, bởi vì nếu học sinh có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập thì sẽ tham gia các hoạt động một cách tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo hơn, kết quả học tập sẽ cao hơn
Bảng 1: Nhận thức của HS lớp 10 đối với môn GDCD
và thái độ đối với môn học
TT Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời hợp ý Tổng
2 Môn GDCD đối với em là môn học:
Trang 2929
Kết quả trên đã phản ánh một thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học trên lớp của giáo viên bộ môn Giáo dục công dân nói chung và dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 nói riêng ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An còn chưa đạt hiệu quả cao vì đang sử dụng phương pháp dạy truyền thống quá nhiều, hiện tượng thầy đọc - trò chép còn diễn ra phổ biến Đại đa số các em đều có thái độ không thích học môn học Giáo dục công dân nói chung và phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” nói riêng Theo nhận định và đánh giá của chúng tôi để tồn tại thực trạng trên là do đây là phần có nội dung tri thức của môn khoa học mới và tương đối khó với các em nhưng những tri thức đó lại được rút ra và
có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với thực tiễn Cho nên đòi hỏi trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải biết gắn liền lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, biết cách thu hút học sinh vào quá trình học tập nghiêm túc và đam
mê Bản thân các phương pháp dạy học truyền thống đơn thuần chỉ là việc thầy giảng – trò chú ý lắng nghe và chép bài vào vở học sinh luôn thụ động tiếp thu tri thức vì thế khó có thể giúp các em phát triển được tư duy sáng tạo, khái quát, tổng hợp cao
Với những lý do đó làm cho một số giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân không tập trung đầu tư vào chuyên môn dẫn đến kiểu dạy học thầy đọc - trò chép, giảng dạy qua loa chiếu lệ cứ hàng ngày tiếp diễn Xét về góc
độ dạy học thì người thầy cũng phải tự tìm tòi, tự nghiên cứu qua các kênh thông tin khác nhau để tự trang bị thêm kiến thức cho bản thân và cho quá trình dạy học Bên cạnh đó việc bồi dưỡng thêm về các phương pháp dạy học
bộ môn không được làm thường xuyên, đồng bộ nên hiệu quả vận dụng, chất lượng các giờ dạy chưa được nâng cao
Trang 3030
Kết luận chương 1
Qua khảo sát tình hình dạy và học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” ở trường THPT Thanh Chương 3,
chúng tôi thấy rằng: Mặc dù đã ý thức được hiệu quả của phương pháp dạy
học mới nhưng trong quá trình dạy học các giáo viên ở đây chưa vận dụng thường xuyên Hoạt động dạy học trên lớp vẫn chủ yếu tập trung ở người thầy còn học sinh thụ động lĩnh hội tri thức Trong quá trình dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” đa số giáo viên mới chỉ vận dụng hình thức thuyết trình là chủ yếu Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới cho hoạt động dạy học phần này còn nhiều hạn chế, cùng với đó là nguồn tài liệu tham khảo cho bộ môn còn quá ít, đặc biệt là các loại tài liệu hướng dẫn vận dụng, hay các quy trình về phương pháp mới trong dạy học dạy bộ môn Giáo dục công dân
Thực tế cho thấy ở Trường THPT Thanh Chương 3 một số giáo viên khi dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” vẫn giữ nguyên các phương pháp dạy học truyền thống, chưa khai thác được tài liệu dạy học và kiến thức sách giáo khoa, chưa tạo điều kiện cho học sinh được làm viêc, được phát huy năng lực tự sáng tạo của mình, vì vậy vẫn còn nhiều lúc học sinh chưa yêu thích môn học, xem thường bộ môn mặc
dù chương trình đã có nhiều thay đổi, nhiều nội dung rất hay, rất bổ ích cho nhận thức cũng như hoạt động của các em trong cuộc sống hàng ngày Ở nhiều học sinh vùng miền núi khả năng nhận thức những tri thức khó, trừu tượng còn nhiều hạn chế, rồi ý thức cho đây là môn học phụ dẫn đến tư tưởng học sinh chỉ học mang tính đối phó, cho qua
Ngoài ra do đời sống kính tế - xã hội hiện nay cũng có những tác động không nhỏ tới môi trường giáo dục ở nhà trường, tác động trực tiếp đến đời sống của giáo viên nên chưa khuyến khích được các giáo viên đầu tư nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Trang 3131
Vì những lý do trên nên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất một
số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng vào quá trình dạy học bộ môn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc’’ môn GDCD lớp 10 Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An
Trang 3232
Chương 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, ph-¬ng ph¸p luËn khoa häc” MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG
THTP THANH CHƯƠNG 3 - THANH CHƯƠNG - NGHỆ AN
Bước vào năm học 2009 – 2010, ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã phát động trong toàn thể đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy học môn GDCD nói riêng phong trào đổi mới phương pháp dạy học, tiến hành soạn giáo án theo yêu cầu mới, tổ chức nhiều tiết dạy thao giảng, hội giảng trong các nhà trường, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm tạo điều kiện để các giáo viên làm quen và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa chịu khó cải tiến dạy học, vẫn còn hiện tượng “đọc chép” trong các giờ dạy học, phương pháp chủ yếu vẫn là diễn giảng, thuyết trình, nhiều tiết học giáo viên vẫn làm việc quá nhiều, học sinh chưa được tạo điều kiện để làm việc, chưa được mạnh dạn trình bày quan điểm của mình, chưa thật sự chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, làm chủ kiến thức Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành nghiên cứu tìm ra các giải pháp dạy học phù hợp với phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học” môn GDCD lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác trong tập thể, rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng các kiến thức triết học, kinh tế, đạo đức, pháp luật… vào cuộc sống thực tiễn Hưởng ứng điều
đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số nhóm giải pháp sau đây:
Trang 3333
2.1 Nhúm giải phỏp đối với giỏo viờn
2.1.1 Cải tiến phương phỏp dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mụn GDCD lớp 10 theo hướng nõng cao tớnh tớch cực học tập của học sinh ở Trường THPT Thanh Chương 3 – Thanh chương - Nghệ An
2.1.1.1 Cơ sở đề ra
Qua thực tế cho thấy: Hiện nay phần lớn giỏo viờn mụn Giỏo dục cụng dõn ở trường Thanh Chương 3, trong quỏ trỡnh giảng dạy phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mụn GDCD lớp
10 sử dụng phương phỏp chủ yếu là diễn giảng: Thầy núi - trũ ghi, giỏo viờn chỉ trỡnh bày cho hết nội dung bài giảng cũn học sinh chỉ ghi chộp tiếp thu một cỏch thụ động những lời thầy giảng Như chỳng ta đó biết, trong những thập kỷ gần đõy cuộc cỏch mạng khoa học, cụng nghệ đó dẫn đến việc khụng ngừng tăng triển tri thức khoa học núi chung và tri thức triết học núi riờng Sự bựng nổ tri thức đó làm cho mỗi thập kỷ là một bước ngoặt trong lịch sử nhõn loại Vỡ vậy, dẫn tới khối lượng tài liệu học tập trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mụn GDCD lớp 10 khụng ngừng tăng lờn Làm thế nào để trong một khoảng thời gian ngắn người giỏo viờn cú thể truyền tải cho học sinh một khối lượng tri thức mà vẫn đảm bảo rằng học sinh cú thể lĩnh hội một cỏch sõu sắc, tớch cực và chủ động khối lượng tri thức ấy? Do đú, vấn đề đổi mới phương phỏp dạy học theo hướng nõng cao tớnh tớch cực học tập của học sinh cũng đó được đặt ra
2.1.1.2 Mục đớch của vấn đề
Vấn đề này giỳp học sinh cú thể tiếp thu tri thức một cỏch chủ động và tớch cực hơn gúp phần khụng nhỏ nhằm nõng cao hơn nữa chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mụn GDCD lớp 10 ở trường THPT Thanh Chương 3
2.1.1.3 Nội dung tổ chức thực hiện
Trước khi kết thỳc mỗi tiết học của phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, ph-ơng pháp luận khoa học” giỏo viờn cần giới thiệu những nội
Trang 3434
dung bài học của tiết học tuần sau nằm trong phần nào của sỏch giỏo khoa, giới thiệu cỏc tài liệu tham khảo cú liờn quan để cho học sinh tự đọc, tự nghiờn cứu ở nhà theo cỏc vấn đề chớnh mà giỏo viờn đó nờu ra và hướng dẫn Rồi trong cỏc giờ học giỏo viờn cú thể chia lớp thành cỏc nhúm nhỏ học sinh,
tổ chức hướng dẫn cỏc nhúm thảo luận những nội dung của bài học Hướng dẫn học sinh đọc sỏch giỏo khoa, tài liệu bằng cỏch giỏo viờn chia bài giảng thành những đơn vị tri thức, yờu cầu học sinh nghiờn cứu, tỡm tũi, suy luận chứng minh theo hệ thống cõu hỏi mở, đưa những tỡnh huống thực tế để học sinh vận dụng tri thức vào giải quyết
Vớ dụ khi GV dạy bài 3: Sự vận động và phỏt triển của thế giới vật chất Khi tỡm hiểu mục 1: Thế giới vật chất luụn luụn vận động GV cú thể đưa ra một số bài tập cho cỏc nhúm trong lớp suy nghĩ làm trong vũng 3-5 phỳt
Nhóm 1:
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vận động là: (Hãy lựa chọn
đáp án đúng nhất bằng cách đánh dấu x vào ô trống t-ơng ứng d-ới đây)
a Mọi sự thay đổi về vị trớ của cỏc sự vật, hiện tượng
b Mọi sự thay đổi về vật chất của cỏc sự vật, hiện tượng
c Mọi sự di chuyển núi chung của cỏc sự vật, hiện tượng
d Mọi sự biến đổi núi chung của cỏc sự vật, hiện tượng
Nhúm 2:
Hóy chỉ ra quan điểm duy vật biện chứng của những mệnh đề sau đõy:
(Hóy lựa chọn đỏp ỏn đỳng nhất bằng cỏch đỏnh dấu x vào ụ trống tương ứng dưới đõy)
a Vận động và đứng im là hai trạng thỏi hoàn toàn độc lập với nhau
b Vận động là kết quả của “một cỏi hớch đầu tiờn” từ bờn ngoài
Trang 35
35
c Vận động của vật chất có tính khách quan, vận động của tư duy có
d Vận động là thuộc tính của thế giới khách quan, bao hàm mọi sự
Nhóm 3:
Điền vào chỗ trống (đánh số 1, 2, 3, 4) trong đoạn văn dưới đây bằng các cụm từ cho sẵn thích hợp nhất
“Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất [ ] Bao gồm tất cả mọi sự
(1) và mọi (2) diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi (3) đơn giản
Dựa vào kiến thức đã học về vận động, hãy cho biết những đánh giá nào
dưới đây là đúng/sai
Nếu sau mỗi một nội dung quan trọng GV thường chuẩn bị được các bài tập, tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết nhanh thì sẽ khắc sâu được những nội dung vừa học, giúp học sinh dễ hiểu bài
Trang 3636
Giờ lờn lớp: Trờn cơ sở cỏc nhúm đó thảo luận trước, cú lý lẽ lập luận riờng của từng nhúm, giỏo viờn để cỏc đại diện nhúm - tổ trỡnh bày sau đú thảo luận chung, cứ như vậy lần lượt từ vấn đề thứ nhất đến vấn đề cuối cựng Hoặc chẳng hạn khi GV dạy bài 7: Thực tiễn và vai trũ của thực tiễn đối với nhận thức, khi tỡm hiểu mục 1, Thế nào là nhận thức ? GV chia lớp thành
4 nhúm và mỗi nhúm cho tỡm hiểu một sự vật:
- Nhờ đõu em nhận biết được chỳng ?
Sau đú mỗi nhúm cử một người đại diện lờn trỡnh bày những nội dung
mà nhúm mỡnh tỡm hiểu được, cỏc nhúm cũn lại cú thể đạt cỏc cõu hỏi hoặc
bổ sung cho nhau
Phần thời gian cũn lại giỏo viờn khỏi quỏt hoỏ tri thức, kết luận những vấn đề chủ yếu trọng tõm của bài học, dàn dựng thành một bài học với cỏc hệ thống kiến thức được lập luận một cỏch lụgớc chặt chẽ, đồng thời giải đỏp những thắc mắc của học sinh Sau cựng giỏo viờn giao tiếp bài học mới cho học sinh tự nghiờn cứu, đọc trước ở nhà
Với giải phỏp cải tiến phương phỏp dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mụn GDCD lớp 10 theo hướng nõng cao tớnh tớch cực học tập của học sinh ở trường THPT Thanh Chương 3 lỳc này học sinh chuyển từ việc ghi chộp, tiếp thu tri thức một cỏch thụ động sang cỏch học chủ động, tự tỡm tũi, nghiờn cứu, khỏm phỏ, lỳc này đũi hỏi cỏc em cần đầu tư nhiều thời gian tự học cho bài học, vỡ thế trỡnh độ
Trang 372.2.2.1 Cơ sở đề ra
Nội dung phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, ph-ơng
pháp luận khoa học” mụn GDCD lớp 10, bao gồm những tri thức triết học cơ
bản - những nội dung tri thức triết học thường khụ khan, nặng nề về lý thuyết, mang tớnh trừu tượng và khỏi quỏt cao khụng dễ lĩnh hội nờn khú gõy được hứng thỳ học tập cho học sinh Người giỏo viờn muốn dạy tốt phần này thỡ cần phải dạy cho học sinh phương phỏp học tập “Học đi đụi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn” đừy là một trong những nguyờn tắc quan trọng trong dạy học núi chung và trong dạy học phần “Cụng dõn với việc hỡnh thành thế giới quan, phương phỏp luận khoa học” mụn GDCD lớp 10 núi riờng Ngày nay, nguyờn tắc này trở thành một tiờu chớ quan trọng của người lao động mới Người học của thời đại mới phải biết vận dụng thành thạo, nhuần nhuyễn những kiến thức đó học vào cuộc sống, như vậy cú nghĩa là tớnh thực tiễn trong dạy và học ngày càng được nõng cao Để đảm bảo nguyờn tắc này trong giảng dạy, giỏo viờn khụng chỉ dừng lại ở việc truyền đạt những tri thức mang tớnh lý luận mà cần làm rừ tớnh thực tiễn, chỉ ra nguồn gốc của cỏc tri thức, giỏ trị thực tiễn của nú, từ đú tạo ra niềm tin, khuyến khớch người học liờn hệ, vận dụng, kiểm nghiệm vào trong cuộc sống
2.2.2.2 Mục đớch của vấn đề
Giỳp học sinh thấy đặc trưng phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mụn GDCD lớp 10, từ đú dạy phương
Trang 3838
phỏp học tập gắn lý luận với thực tiễn để cỏc em lĩnh hội tri thức một cỏch tớch cực, tự lực, sỏng tạo, tạo hứng thỳ học tập đối với phần học
2.2.2.3 Nội dung tổ chức thực hiện
Phần “Cụng dõn với việc hỡnh thành thế giới quan, phương phỏp luận khoa học’’ mụn GDCD lớp 10 ở trường THPT cú nhiều khỏi niệm mới, những nguyờn lý, quy luật mang tớnh khỏi quỏt và trừu tượng cao… Nếu giỏo viờn khụng cú chuyờn mụn nghiệp vụ sư phạm cao, khụng thường xuyờn nghiờn cứu những biến đổi của thực tiễn, của thời đại, cải tiến phương phỏp giảng dạy thỡ tri thức sẽ bị lạc hậu, bài giảng khụ khan, nhàm chỏn Cho nờn trong quỏ trỡnh dạy học cần phải biết gắn lý luận với thực tiễn phỏt huy tớnh tớch cực, chủ động trong học tập, nghiờn cứu thực nghiệm của người học dưới
sự hướng dẫn của người dạy
Để dạy học sinh học tập theo phương phỏp này thỡ ngay từ ban đầu khi tiếp xỳc với phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mụn GDCD lớp 10, người giỏo viờn cần giới thiệu kỹ về đặc trưng tri thức khoa học của phần này: là chứa đựng rất nhiều tri thức triết học mới, mang tớnh trừu tượng cao Mà như chỳng ta đó biết: khỏc với cỏc mụn khoa học cụ thể chỉ nghiờn cứu những quy luật vận động của một lĩnh vực riờng rẽ, cụ thể như: Vật lý học, Hoỏ học, Sinh học hay Văn học, Toỏn học… thỡ Triết học là một hệ thống những quan điểm của con người về thế giới (tự nhiờn, xó hội và tư duy) Nú nghiờn cứu những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của thế giới khỏch quan, do đú tri thức triết học là loại tri thức cú tớnh chất khỏi quỏt hoỏ và trừu tượng hoỏ rất cao Song, những tri thức đú lại bắt nguồn từ thực tiễn đời sống và phục vụ đời sống thực tiễn Vỡ vậy, khi học tập, nghiờn cứu, giảng dạy triết học cần phỏt huy tớnh tớch cực và sỏng tạo trong suy nghĩ, đặc biệt là phải luụn luụn liờn hệ tri thức triết học với tri thức cỏc mụn học khỏc, với thực tiễn cuộc sống để dễ dàng kiểm nghiệm, đối chứng
Trang 3939
Ví dụ khi cho học sinh tìm hiểu xong mục 1 bài 2: Giới tự nhiên tồn tại khách quan GV đưa ra một số bài tập để HS thực hành ngay tại lớp:
Bài tập 1:
Giới tự nhiên do: (Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách đánh dấu x
vào ô trống tương ứng dưới đây)
Đánh xấu x vào các cột “Đúng” “Sai” dưới đây:
c Giới tự nhiên luôn vận động trong không gian, thời gian
d Giới tự nhiên không vận động trong không gian, thời gian
e Giới tự nhiên phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau
g Giới tự nhiên đang trong giai đoạn bị diệt vong
Hoặc sau khi dạy xong Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan GV
có thể đưa ra một số tình huống có vấn đề để hs tự suy nghĩ và trả lời:
Tình huống 1: Sau khi học bài 2 môn Giáo dục công dân, Triết băn
khoăn nói với Lý:
Cô giáo môn Giáo dục công dân nói là giới tự nhiên là tự có, không phải
do thần linh tạo ra hoặc chỉ đạo, thế mà hàng ngày mình thấy nhiều người vẫn khấn thần linh phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình được may mắn, ăn nên làm ra hoặc thi đỗ trong các kỳ thi Thật chẳng biết tin ai là đúng
Hỏi HS: Bằng kiến thức đã học và suy nghĩ của bản thân em hãy thay Lý trả lời thắc mắc của Triết
Trang 40GV hỏi: Em nào cú thể giải thớch thắc mắc đú cho bạn Hằng
Sau đú cho HS suy nghĩ và đưa ra ý kiến, cỏch hiểu của mỡnh
Vỡ thế trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương
pháp luận khoa học” môn Giỏo dục cụng dõn lớp 10 người giỏo viờn cần tổ chức, xõy dựng hệ thống bài tập, sự kiện tạo nờn tỡnh huống cú vấn đề để cỏc
em tự lý giải và lĩnh hội tri thức một cỏch sõu sắc, vỡ đõy là mụn khoa học chứa những tri thức triết học cơ bản, hết sức khỏch quan và trừu tượng, những tri thức này thường được học sinh xem là “khụ khan” nờn muốn giờ dạy ở phần này lụi cuốn được học sinh thỡ lý thuyết của mụn học phải gắn liền với thực tiễn, gắn liền sự vật hiện tượng trong đời sống thường ngày mà cỏc em vẫn gặp
Phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giỏo dục cụng dõn lớp 10 là những kiến thức gúp phần quan trọng định hướng thế giới quan khoa học, giỏo dục đạo đức cho học sinh nờn việc giỏo viờn dạy học sinh cỏch thức tạo dựng tỡnh huống “mắt thấy tai nghe”
đú sẽ làm tăng hứng khi tiếp nhận những tri thức triết học Để dạy học sinh cỏch thức tạo dựng tỡnh huống và tự tỡm cỏch giải thớch tỡnh huống người giỏo viờn phải dạy học sinh: Cỏch thức quan sỏt khỏch quan mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống; Cỏch thức phỏt hiện mõu thuẫn giữa biểu tượng đời sống và