1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa)

133 608 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Đi vào tìm hiểu các phương pháp dạy học, nội dung bài học thuộcchương trình GDCD lớp 10 cũng như đối tượng, điều kiện dạy học trườngTHPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa chúng

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy,

cô giáo khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Vinh đã truyền đạt những tri thức quý báu và dìu dắt, giúp đỡ chúng tôi trong suốt khóa học.

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Bùi Văn Dũng đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, các em học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực nghiệm đề tài này.

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi theo học chương trình sau đại học.

Vinh, tháng 8 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Hằng

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào giáo dục đào tạo cũng đóng một vaitrò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, dân tộc và cả nhânloại Do vậy, chìa khóa cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước ta hiện nay không gì khác là xây dựng một nền giáo dục

có chất lượng với nhiệm vụ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài

Nhiệm vụ đó được nhấn mạnh khi Đảng ta xác định “Phát triển nhanhnguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổimới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triểnnguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [10; 106]làmột trong ba khâu đột phá chiến lược Điều đó đòi hỏi giáo dục đào tạo cần

có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình và đặc biệt là phương phápgiảng dạy ở các cấp học Sao cho phương pháp sử dụng “phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng mônhọc, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng chohọc sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú vàtrách nhiệm học tập cho học sinh” [4]

Nhận thấy từ khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa và đổimới phương pháp dạy học đã có một sự biến đổi lớn trong cách học của họcsinh: chủ động, tự giác và linh hoạt hơn Tuy nhiên, bên cạnh những giáo viênvận dụng những phương pháp dạy học tích cực vẫn tồn tình trạng “đọc –chép”, lấy phương pháp thuyết trình làm phương pháp chủ đạo khiến cho giờhọc có phần nặng nề, học sinh thụ động trong tiếp thu tri thức Vì vậy, để chấtlượng dạy học được nâng cao, giáo viên cần tích cực hơn trong nghiên cứunội dung bài học, các phương pháp dạy học… để lựa chọn phương pháp phù

Trang 4

hợp cho từng tiết dạy, phần dạy nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, bồidưỡng kỹ năng hợp tác, vận dụng kiến thức cho học sinh

Yêu cầu trên càng trở nên cấp thiết hơn đối với bộ môn GDCD vì đây

là môn học có đặc trưng gắn liền với đường lối cách mạng hơn các môn họckhác, góp phần đào tạo thế hệ thanh niên trở thành người lao động mới, hìnhthành trong họ những phẩm chất năng lực và nhân cách của công dân tươnglai Với nội dung bao quát toàn bộ đời sống xã hội được sắp xếp theo cấu trúcđồng tâm hoặc tuyến tính Trong đó, chương trình lớp 10 được phân làm 2phần với phần thứ nhất học sinh được tiếp xúc với các khái niệm, nguyên lý,quy luật của triết học để bước đầu hình thành thế TGQ, PPL khoa học mộtcách có ý thức

Đi vào tìm hiểu các phương pháp dạy học, nội dung bài học thuộcchương trình GDCD lớp 10 cũng như đối tượng, điều kiện dạy học trườngTHPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa chúng tôi nhận thấyviệc kết hợp PPTLN và PPTQ sẽ đem lại kết quả cao trong giảng dạy phần

Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học, nhưng trong thực tế việc

kết hợp này chưa được giáo viên dạy GDCD của nhà trường quan tâm đúngmức Do đó, việc nghiên cứu kết hợp PPTLN và PPTQ không chỉ có ý nghĩa

về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần vào việc đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocủa học sinh dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên Cho nên, chúng tôi

chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm

và phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) làm đề

tài luận văn thạc sĩ

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trang 5

Nghiên cứu về phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục Cáccông trình khoa học của các nhà nghiên cứu đã được in thành sách, đăng trêncác tạp chí để từ đó được áp dụng vào trong thực tiễn dạy học đã góp phầnvào quá trình nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta hiện nay Các công trìnhnày hiện đi theo hướng sau:

Thứ nhất: các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào nghiên cứu về mặt lý luận

của việc thực hiện đổi mới phương pháp nói chung Có thể kể đến như:

Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức, (2000), Hoạt động dạy học ở trường

trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội Tác giả đã chỉ ra khi sử dụng đúng

phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự tính Nếu mục đích không đạt đượcthì có nghĩa phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được

sử dụng đúng và trong mọi giờ dạy bao giờ cũng có sự phối hợp, kết hợp mộtvài phương pháp Hơn nữa bản thân các phương pháp dạy học đều thâm nhậpvào nhau để thể hiện một tác động giữa giáo viên và học sinh Còn nếu khinói vận dụng một phương pháp dạy học ở một thời điểm nào đó, có nghĩa làphương pháp dạy học đó chiếm ưu thế nhằm giải quyết một nhiệm vụ dạy họcnào đó, tuyệt nhiên không có nghĩa là chỉ được sử dụng một phương pháp màkhông kết hợp các phương pháp dạy học khác

PGS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, (2002), Lí luận dạy học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội Tác giả đã chỉ ra phương pháp gồm có 2 mặt: mặt khách quan (đượcquy định bởi hoạt động của đối tượng) và mặt chủ quan (được quy định bởihoạt động của chủ thể) Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học đượcquyết định bởi nhiều yếu tố: mục đích dạy học, nội dung bài học, trình độ củangười học…Trong đó mỗi một phương pháp dạy học dẫn tới một trình độ lĩnhhội nhất định, ứng với mỗi loại nội dung dạy học cần có một phương phápdạy học thích hợp Và khi trình độ nhận thức của học sinh càng thấp thì sự can

Trang 6

thiệp của phương pháp sư phạm càng nhiều, còn khi trình độ nhận thức của họcsinh càng cao thì tỉ lệ tham gia của các phương pháp khoa học càng lớn.

Nguyễn Cảnh Toàn – Chủ biên, (2002), Học và dạy cách học, Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội Tác giả đã chỉ ra mỗi con người đều tiềm ẩn một khảnăng tự học Khả năng đó sẽ bị thoái hóa nếu cứ trượt dài trên con đường

“truyền thụ kiến thức một chiều, tiếp thu thụ động”, thực hiện “sư phạm độcthoại, áp đặt và quyền uy” Do đó, dạy học về cơ bản là dạy cách tư duy.Nhiệm vụ của giáo viên chủ yếu là dạy kiến thức cơ bản, dạy cách học, cách

tư duy, cách tổ chức để người học có thể tự mình hoặc hợp tác với người khácđạt đến đích mình mong muốn Dạy học phải mang tính toàn diện, nhưngquan điểm học toàn diện không đồng nghĩa với học nhồi nhét mà là học 3mặt: kiến thức cơ bản, tư duy và nhân cách Do đó, nếu sinh lực của giáo viên

và học sinh bị thu hút nhiều vào “luyện thi” theo kiểu nhồi nhét, bắt nhớ thì

sự sáng tạo sẽ thoái hóa, cạn kiệt Nên nhà trường cần kích thích sự sáng tạobằng cách chuyển từ dạy – truyền thụ sang dạy – tự học Cần có những thayđổi trong cách dạy, nhưng nên hiểu đổi mới cách dạy không đồng nghĩa vớiloại bỏ thuyết trình vì có nhiều kiến thức mà loài người phải mất nhiều côngsức mới tìm ra được, dù có hướng dẫn học sinh cũng khó mà tìm ra được Màcần xác định mục đích của dạy là làm cho “người học học đúng cách” Do đómỗi thao tác dạy của giáo viên phải được xem xét theo tiêu chí là dẫn tới mộtcách học của học sinh (được thiết kế bởi giáo viên)

Thứ hai: nghiên cứu về thực tiễn thực hiện các phương pháp, đổi mới

phương pháp ở các môn học cụ thể như:

Nguyễn Thị Mận, (2010), Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm

nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị ở trường trung cấp nghề, luận văn

Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Vinh Trên cơ sở phân tích thựctrạng vận dụng PPTLN trong nhà trường tác giả đã xây dựng một số các

Trang 7

phương hướng, giải pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng thảo luận nhómtrong dạy học Chính trị trong các trường nghề.

Trần Thị Mai Hương, (2011) Vận dụng phương pháp hướng dẫn sử dụng

tài liệu học tập nhằm nâng cao năng lực tự học môn Chính trị cho học sinh trường Trung học kỹ thuật Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, luận

văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Vinh Dựa trên cơ sở lý luận

và nghiên cứu thực trạng vận dụng phương pháp hướng dẫn sử dụng tài liệuhọc tập tác giả đã xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng tài liệu học tập cho họcsinh, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản trong vận dụng phương pháp hướngdẫn sử dụng tài liệu học tập nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh

- Thứ ba: Nghiên cứu về sự kết hợp giữa các phương pháp:

Nguyễn Thị Hồng Thơ, (2009), Kết hợp phương pháp dạy học truyền

thống với phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục công dân lớp 11, luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường

Đại học Vinh Tác giả đã chỉ ra cơ sở khoa học và thực tiễn cũng như các điềukiện, giải pháp nhằm kết hợp có hiệu quả phương pháp dạy học truyền thống

và phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn GDCD lớp 11

Đào Thị Hường, (2011), Sử dụng phương pháp tình huống kết hợp

phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12, luận

văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Vinh Tác giả đã chỉ ra cơ sở

lý luận và thực tiễn, cũng như quy trình và điều kiện để thực hiện kết hợpphương pháp tình huống và phương pháp đóng vai nhằm đem lại chất lượngcao cho giờ dạy môn GDCD lớp 12

Như vậy, nhìn ở các góc độ khác nhau các tác giả đã nhận thấy vai tròquan trọng của phương pháp trong việc truyền thụ tri thức, thấy được sự cầnthiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ

Trang 8

động của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướngdẫn của người dạy Tuy nhiên các công trình không đi vào nghiên cứu sâu việc

kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành

TGQ, PPL khoa học Đặc biệt chưa có công trình nào đề cập đến việc kết hợp

PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL

khoa học ở trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa Vì

vậy, chúng tôi chọn nội dung này làm đề tài nghiên cứu với mong muốn gópphần bé nhỏ vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng kết hợp PPTLN và PPTQ

trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học nói

riêng và môn GDCD nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc kết hợp PPTLN

và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa

học ở trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

- Khảo sát thực trạng và thực nghiệm việc kết hợp PPTLN và PPTQ

trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học ở

trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

- Xây dựng quy trình và giải pháp để nâng cao hiệu quả việc kết hợp

PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL

khoa học ở trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận chung cho

Trang 9

việc nghiên cứu Và sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu nhằmđảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp tàiliệu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử

và logic nhằm tìm hiểu sâu hơn về PPTLN, PPTQ cùng việc kết hợp PPTLN

và PPTQ

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thựcnghiệm sư phạm, trao đổi kinh nghiệm nhằm thu thập thông tin về việc kết

hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ,

PPL khoa học thuộc chương trình GDCD THPT.

- Phương pháp toán học nhằm xử lý và phân tích số liệu thống kê

Trên cơ sở đó, bằng con đường phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu đểrút ra kết luận cần thiết, hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra

5 Phạm vi nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu tác giả xin giới hạn đối tượng nghiên cứu ởhọc sinh khối 10, trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

6 Giả thuyết khoa học

Nếu đề ra các giải pháp khả thi sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc dạy

học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học ở trường THPT

Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa nói riêng và các trườngTHPT nói chung

7 Đóng góp của đề tài

- Góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD

nói chung, phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL luận khoa học nói

riêng Thông qua đó, nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT

- Góp phần vào việc cung cấp một số cơ sở lý luận nhất định làm tài

liệu tham khảo cho những đề tài nghiên cứu sau này

Trang 10

8 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phương pháp

thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần Công dân việc

hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học.

Chương 2: Thực nghiệm sư phạm kết hợp phương pháp thảo luận nhóm

và phương pháp trực quan trong dạy học phần Công dân việc hình thành thế

giới quan, phương pháp luận khoa học ở trường THPT Lương Đắc Bằng,

huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Chương 3 : Quy trình và giải pháp kết hợp phương pháp thảo luận nhóm

và phương pháp trực quan trong dạy học phần Công dân việc hình thành thế

giới quan, phương pháp luận khoa học ở trường THPT Lương Đắc Bằng,

huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Trang 11

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHƯƠNGPHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG

DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN,

PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC

1.1 Cơ sở lý luận của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và

phương pháp trực quan trong dạy học phần Công dân với việc hình

thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học

1.1.1 Phương pháp thảo luận nhóm

1.1.1.1 Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học

Để tiến hành một hoạt động có hiệu quả cần phải có phương pháp Trong

đó “phương pháp dạy học là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh đểhọc sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo” [3, 68] Và để thực hiện mục tiêugiáo dục, một hệ thống các phương pháp dạy học đã được xây dựng trong đó

có PPTLN và PPTQ

Theo PGS.TS.Nguyễn Hữu Chí: “PPTLN là phương pháp dạy học trong

đó giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sựtương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó học sinh trong nhóm traođổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chungcủa nhóm” [8]

Tác giả Phan Trọng Ngọ lại cho rằng: “Thảo luận nhóm là phương pháptrong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả cácthành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể vàđưa ra ý kiến chung của nhóm về vấn đề đó” [21, 223]

Như vậy, thực chất PPTLN là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổitrong nhóm nhỏ Trong đó những thành viên của nhóm có quan hệ tương hỗ,

Trang 12

giúp đỡ nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập chung cho nên đòi hỏi mỗithành viên phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao để hoàn thànhnhiệm vụ chung của cả nhóm – Trách nhiệm của cá nhân là then chốt đảm bảocho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theonhóm.

1.1.1.2 Các bước, điều kiện thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong

dạy học

* Các bước:

Phương pháp dạy học thảo luận nhóm được tiến hành theo các bướcsau:

Bước 1: Lập kế hoạch cho hoạt động của nhóm khi soạn giáo án Đây

là bước đầu tiên, quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị kỹ để hoạt động thảoluận nhóm đem lại kết quả cao Trong bước này giáo viên cần:

- Xác định mục tiêu, nội dung bài học Việc xác định rõ mục tiêu học

sinh cần đạt được cũng như nội dung của bài học rất quan trọng trong việc lựachọn hình thức tổ chức và thời điểm sử dụng PPTLN trong giờ học

- Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm: Mục tiêu của thảo luận nhóm

bao gồm mục tiêu kiến thức và mục tiêu phát triển kỹ năng xã hội Tùy điềukiện cụ thể mà giáo viên có sự ưu tiên hình thành mục tiêu nào ở học sinhtrước

- Thiết kế các nhiệm vụ cho hoạt động nhóm: Trong khi thiết kế cần

làm sao cho các nhiệm vụ có sự phụ thuộc lẫn nhau; các nhiệm vụ phải phùhợp với trình độ của học sinh; phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm

và các thành viên trong nhóm; đảm bảo trách nhiệm của từng cá nhân

- Dự kiến cách thức đánh giá, cho điểm: Việc đánh giá ảnh hưởng rất

lớn đến trách nhiệm cá nhân, đến sự tham gia tích cực của các thành viên Dovậy giáo viên cần cân nhắc hình thức đánh giá để sự cố gắng của các cá nhân

Trang 13

đều có ý nghĩa trong thành tích của nhóm và thành tích của các thành viêntrong nhóm có ảnh hưởng lẫn nhau.

Bước 2: Tổ chức thực hiện thảo luận nhóm trong giờ học Trong bước

này giáo viên cần:

- Phân chia nhóm: Tùy vào mục tiêu, nhiệm vụ của bài học cụ thể cũng

như điều kiện tiến hành giờ học và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh

mà giáo viên lựa chọn cách chia nhóm phù hợp: nhóm lớn hay bé, nhóm chọntheo quy tắc ngẫu nhiên hay theo trình độ, giáo viên tự phân nhóm hay họcsinh tự chọn thành viên cho nhóm…

- Bố trí chỗ ngồi thảo luận cho các nhóm làm sao cho phù hợp với hoạt

động cũng như kích cỡ của nhóm

- Hướng dẫn học sinh phương pháp, kỹ năng hoạt động nhóm như phân

công vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên; theo dõi, hướng dẫn học sinh vềcác giao tiếp, tranh luận… trong nhóm

- Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho hoạt động nhóm: Giáo viên cần

đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về chủ đề yêu cầu thảo luận, những kỹ năng xã hộiyêu cầu học sinh tuân theo khi thảo luận nhóm, thời gian làm việc của nhóm…

Bước 3: Các nhóm tiến hành thảo luận dưới sự theo dõi, hướng dẫn của

giáo viên Trong bước này giáo viên cần theo dõi các nhóm và các cá nhân đãnắm vững nhiệm vụ học tập hay chưa, việc phối hợp giữa các thành viêntrong nhóm thế nào, kết quả công việc ra sao để có hành động phù hợp

Bước 4: Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm.

Các nhóm khác lắng nghe

Bước 5: Đánh giá kết quả làm việc nhóm Bao gồm:

- Học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của nhóm theo hai tiêu chí:

nhận thức và cách thức nhóm làm việc (sự tham gia của các thành viên, sựhợp tác với nhau, giải quyết bất đồng )

Trang 14

- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau Sau khi nhóm bạn trình

bày kết quả thành viên của các nhóm còn lại kiểm tra, chất vấn, bổ sung ýkiến về kết quả được báo cáo

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm Việc

đánh giá này có thể được tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giágiữa các nhóm với nhau Giáo viên kiểm tra lại kết quả đánh giá của cácnhóm có đúng không? Chỗ nào chưa đúng thì giải thích rõ cho học sinh hiểu

vì sao chưa đúng Kết quả làm việc của nhóm có thể được giáo viên sử dụng

để cho điểm các thành viên trong nhóm

* Điều kiện:

Để việc sử dụng PPTLN có kết quả tốt, cần:

- Phân chia nhóm phù hợp Có nhiều cách phân chia nhóm, có thể theo

điểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi… Quy mô của nhóm có thể lớnhoặc nhỏ tùy theo vấn đề thảo luận Tuy nhiên, nhóm từ 6 – 8 học sinh là tốthơn nhất bởi lẽ: số học sinh như vậy vừa đủ nhỏ để tất cả các thành viên đều

có thể tham gia ý kiến, vừa đủ lớn để đảm bảo rằng học sinh không thiếu ýtưởng và không có gì để nói

- Quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày ý kiến thảo luận cho các

nhóm

- Lựa chọn trưởng nhóm (vai trò này nên được luân phiên giữa các

thành viên trong nhóm ở các lần thảo luận khác nhau để đảm bảo học sinh nàocũng có cơ hội rèn luyện khả năng quản lý, tổ chức) Trưởng nhóm điều khiểndòng thảo luận, mời các thành viên phát biểu ý kiến, chuyển câu hỏi khác khithích hợp Đồng thời trong nhiều trường hợp – nhưng không phải là tất cả –nhóm cần có một thư kí ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trìnhbày trước lớp

Trang 15

- Kết quả thảo luận được trình bày dưới nhiều hình thức: lời nói, đóng

vai, viết hoặc vẽ lên giấy to…; có thể do một người thay mặt nhóm trình bàyhoặc do nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau…

- Trong khi học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ giáo viên quan sát các

nhóm, lắng nghe ý kiến của học sinh để có những giúp đỡ, gợi ý cho nhómnếu thấy cần thiết

1.1.1.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”

* Ưu điểm:

- Nếu được sử dụng đúng không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ nhận thức

mà còn giúp cho học sinh hình thành các phẩm chất nhân cách và các kỹ năng

xã hội tốt hơn

- Phát huy cao độ vai trò của chủ thể, tính tích cực của cá nhân thông

qua việc hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao phó Trong khi thực hiện nhiệm vụ

sẽ phát huy mạnh mẽ ở học sinh tính tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thầntrách nhiệm Từ đó tạo cơ hội cho học sinh thể hiện và khẳng định mình

- Đem lại hiệu quả học tập cao vì các em chủ động, tích cực trong việc

chiếm lĩnh tri thức thông qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao nên khả năngghi nhớ lâu hơn, trình độ phân tích, tư duy phê phán được nâng lên Việc họchỏi, đánh giá công việc của bạn, giúp đỡ, tranh luận… giúp cho nhiều kỹ năngnhận thức được hình thành và phát triển trong học sinh

- Giúp hình thành các kỹ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần

thiết như: kỹ năng tổ chức, quản lý; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột;

kỹ năng hợp tác; có trách nhiệm cao; có tinh thần tập thể, tinh thần học hỏi;

có ý thức tự giác, kỷ luật…

Trang 16

- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ, nhân văn trong học tập Tạo

cơ hội bình đẳng cho các cá nhân khẳng định mình và phát triển Nhóm làmviệc giúp cho những cá nhân nhút nhát trở nên tự tin hơn, tạo môi trường họctập thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở nỗ lực và tráchnhiệm của các thành viên Mọi ý kiến trong nhóm đều được tôn trọng, có giátrị như nhau, đều được xem xét, cân nhắc cẩn thận Do vậy tránh được tìnhtrạng áp đặt, uy quyền, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động,đặc biệt giữa giáo viên và học sinh

* Nhược điểm:

- Đòi hỏi nhiều thời gian Một lớp học 45 – 50 học sinh với thời lượng

45 phút là một trở ngại lớn cho việc thực hiện PPTLN thành công

- Nếu giáo viên không kiểm soát nghiêm hoạt động của các thành viên

trong nhóm thì có thể xảy ra tình trạng một số học sinh lãng phí thời gian vàoviệc thảo luận các nội dung không có liên quan đến bài học, học sinh phụtrách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không thamgia thảo luận mà quay sang nói chuyện riêng, trong nhóm và giữa các nhómphát sinh tình trạng đối địch, ganh đua quá mức

- Việc đánh giá từng học sinh trong thảo luận nhóm thường khó công

bằng và một vài học sinh có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giádựa trên sự nỗ lực của nhóm

- Với PPTLN học sinh phải học cách học trong môi trường nhóm, đôi

khi không dễ cho các em khi đã quen với các phương pháp giáo viên làmtrung tâm trong quá trình dạy học

1.1.2 Phương pháp trực quan

1.1.2.1 Khái niệm phương pháp trực quan trong dạy học

Theo tác giả Phùng Văn Bộ: “PPTQ là phương pháp giáo viên sử dụng

đồ dùng giảng dạy để minh họa cho kiến thức bài giảng” [3, 109]

Trang 17

TS Phí Văn Thức lại cho rằng: “Trực quan là một phương pháp giảngdạy mà giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến các

cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học” [28, 38].Như vậy, có thể thấy PPTQ là phương pháp dạy học trong đó giáo viên

sử dụng các phương tiện dạy học trực quan tác động lên cơ quan cảm giác củahọc sinh để tạo nên những hiểu biết về đối tượng nhằm thực hiện mục đíchdạy học

Phương pháp dạy học trực quan bao gồm phương pháp trình bày trựcquan và phương pháp quan sát

Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp giáo viên sử dụng

những phương tiện trực quan, phương tiện dạy học trước, trong và sau khinắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹnăng, kỹ xảo Phương pháp trình bày trực quan được thể hiện dưới hai hìnhthức minh họa và trình bày Hình thức minh họa thường là trưng bày những

đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bảng biểu, tranh ảnh, hình vẽtrên bảng… Giáo viên có thể trình bày dưới dạng có sẵn hoặc kết hợp với lờigiảng Những đồ dùng dạy học này giúp cho học sinh thấy được một cách trựcquan các sự vật, hiện tượng thể hiện dưới dạng khái quát và giản đơn Cùngvới lời bình của giáo viên giúp cho học sinh có những khái niệm đúng về đốitượng nghiên cứu Còn hình thức trình bày thường gắn với việc giáo viênmang các vật mẫu như thực vật, động vật, khoáng sản… đến lớp học để trìnhbày trong giờ dạy, những thí nghiệm được tiến hành tại các phòng học chuyênngành, hay băng video Hình thức trình bày là cơ sở, điểm xuất phát trong quátrình nhận thức – học tập của học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn

Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho

học sinh sử dụng các giác quan để tri giác có mục đích các đối tượng trong tựnhiên và xã hội mà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các

Trang 18

hiện tượng hoặc sự vật đó Nhằm thu nhập những sự kiện, hình thành nhữngbiểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh Phương pháp quansát được sử dụng khi giáo viên trình bày phương tiện trực quan, phương tiệndạy học hoặc khi chính bản thân học sinh tiến hành trong phòng thí nghiệm,trong tự nhiên và xã hội Phương pháp này giúp học sinh thấy được mối quan

hệ biện chứng giữa lý thuyết và thực tiễn

1.1.2.2 Các bước, điều kiện thực hiện phương pháp trực quan trong dạy học

* Các bước:

Bước 1: Chuẩn bị phương tiện trực quan và lập kế hoạch sử dụng PPTQ

khi soạn giáo án Đây là bước đầu tiên, quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị

kỹ để đem lại kết quả cao cho giờ học Trong bước này giáo viên phải:

- Xác định mục tiêu, nội dung bài học Điều này rất quan trọng trong

việc lựa chọn phương tiện trực quan, cách thức cũng như thời điểm sử dụngPPTQ trong giờ học

- Chuẩn bị phương tiện trực quan cho giờ dạy Phương tiện trực quan có

thể do giáo viên tự chuẩn bị (đối với những đồ dùng khó, phức tạp) hoặc giaocho học sinh chuẩn bị (những đồ dùng đơn giản, phù hợp với khả năng củahọc sinh) trước khi đến lớp

Bước 2: Tổ chức thực hiện PPTQ trong giờ học Trong bước này giáo

viên cần:

- Trưng bày, phân phát phương tiện trực quan cho học sinh Để việc

nhận thức của học sinh có hiệu quả giáo viên nên chú ý: những phương tiệnvới mục đích quan sát cần trưng bày ở nơi phù hợp, thuận tiện cho việc quansát của tất cả học sinh; với phương tiện cần sử dụng nhiều giác quan để nhậnbiết nên phân phát vật đến nhóm hoặc cá nhân học sinh

- Hướng dẫn học sinh làm việc với vật trực quan hoặc tự mình trình bày

vật trực quan Trong quá trình hướng dẫn cần hướng học sinh vào nhận thức

Trang 19

có chủ điểm để từ đó học sinh làm việc với đồ dùng trực quan và rút ra nhữngkết luận theo chủ điểm mà giáo viên đã nêu ra hoặc theo dõi nội dung trìnhbày của giáo viên.

Bước 3: Đánh giá kết quả.

- Giáo viên nhận xét kết luận được rút ra của học sinh sau khi làm việc

với đồ dùng trực quan và đưa ra kết luận

- Giáo viên nhận xét đối với đồ dùng trực quan giao cho học sinh làm

và có thể lấy nó làm căn cứ cho điểm học sinh

* Điều kiện:

Để việc vận dụng PPTQ đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy, giáo viên cần:

- Thận trọng trong lựa chọn các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ

thuật dạy học sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của tiết học

- Hiểu rõ nội dung bài học cũng như mục đích trình bày phương tiện trực

quan để sử dụng phương tiện theo một trình tự phù hợp với tiến trình bài học

- Chuẩn bị các phương tiện trực quan chu đáo, tỉ mỉ, có nội dung và tính

thẩm mĩ; bố trí ở nơi cao, có ánh sáng phù hợp thuận tiện cho việc quan sát;cần chú ý đến những quy luật cảm giác, tri giác

- Cần tính toán số lượng phương tiện trực quan phù hợp với bài học.

Không tham trình bày nhiều phương tiện trực quan làm cho học sinh phân tántrong việc nhận biết dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng; kéo dài thờigian trình bày ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của tiết học

- Cần chỉ rõ cho học sinh mục đích, yêu cầu nhiệm vụ quan sát, hướng

dẫn học sinh quan sát và ghi chép để từ đó rút ra được những kết luận đúngđắn, có tính khái quát và biểu đạt những kết luận đó dưới dạng văn viết hoặcvăn nói một cách chính xác và mạch lạc

- Chỉ sử dụng những phương tiện trực quan khi cần thiết Sau khi sử

dụng xong nên cất ngay để tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh

Trang 20

- Đảm bảo phối hợp nhịp nhàng lời nói với việc trình bày phương tiện trực

quan Mỗi hình thức phối hợp có những đòi hỏi khác nhau về trình độ nhận thứccho nên cần phải căn cứ vào tính chất nội dung bài học, trình độ tri thức cũngnhư trình độ nhận thức của học sinh mà có sự lựa chọn hình thức phù hợp

1.1.2.3 Ưu và nhược điểm của phương pháp trực quan trong dạy học phần“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”

* Ưu điểm:

- Nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho phương tiện trực quan, phương

tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức Bên cạnh chức năng chính là kháiquát những sự vật, hiện tượng (nhận thức quy nạp) phương tiện trực quan còn cótính minh họa để khẳng định những kết luận có tính suy diễn (nhận thức diễndịch) hơn nữa còn là phương tiện tạo nên tình huống có vấn đề và giải quyết vấn

đề Vì vậy, PPTQ góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh

- Giúp học sinh huy động nhiều giác quan vào quá trình nhận thức, cùng

với lời nói sẽ tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu; phát triểnnăng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của học sinh

- Những đồ dùng trực quan khiến cho bài học trở nên sinh động kích thích

hứng thú học tập của học sinh

- Với việc trình bày thí nghiệm khoa học học sinh không chỉ chiếm lĩnh tri

thức mà còn hình thành kỹ năng, kỹ xảo biểu diễn thí nghiệm – cơ sở của hoạtđộng nghiên cứu khoa học sau này Hình thành ở học sinh tác phong của ngườilàm khoa học

* Nhược điểm:

Nếu không nhận thức đúng, đồ dùng trực quan chỉ là một phương tiện nhậnthức mà lạm dụng chúng sẽ dễ làm học sinh phân tán sự chú ý, tập trung sự chú

Trang 21

ý của mình vào đồ dùng trực quan mà quên đi việc tìm hiểu những dấu hiệu bảnchất Thậm chí có thể hạn chế sự phát triển tư duy trừu tượng của học sinh.

1.1.3 Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan

Việc các phương pháp dạy học biệt lập chỉ tồn tại trên lý thuyết, còn trênthực tiễn trong quá trình dạy học người giáo viên luôn chủ động, sáng tạo vàphối hợp hài hòa giữa các phương pháp khác nhau để đem lại hiệu quả caocho quá trình truyền thụ tri thức Bởi không có một phương pháp nào là vạnnăng bên cạnh những ưu điểm các phương pháp dạy học luôn tồn tại nhữnghạn chế cần được bổ sung bằng những phương pháp khác PPTLN và PPTQcũng vậy

Khi bàn về khái niệm kết hợp Từ điển tiếng Việt viết: “Kết hợp là gắn

với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau” [33, 604]. Do vậy, theo tác giả kết hợpPPTLN và PPTQ thực chất là vận dụng hài hòa PPTLN và PPTQ trong mộtquá trình giảng dạy Việc vận dụng này không phải là sử dụng một cách rờirạc PPTLN và PPTQ trong một bài giảng mà hai phương pháp này có sự hòaquyện vào nhau trong cùng một hoạt động, trong cùng một mục đích chiếmlĩnh nội dung tri thức nhất định Trong hoạt động đó PPTLN hỗ trợ cho PPTQphát huy cao độ những ưu điểm, khắc phục hạn chế và ngược lại Nhằm đemlại kết quả cao nhất trong chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thànhnhân cách của học sinh Việc vận dụng hài hòa PPTLN và PPTQ không đượchiểu là hai phương pháp này có vị trí ngang nhau trong mọi giai đoạn lên lớp

mà với những mục tiêu khác nhau của từng giai đoạn vai trò, vị trí của từngphương pháp có sự khác nhau Tuy nhiên trong cả một quá trình PPTLN vẫnđược xem là có vai trò chủ đạo Bởi vì chính hoạt động thảo luận nhóm mớigiúp học sinh chiếm lĩnh những tri thức của bài học, nhưng cũng không nêntuyệt đối vai trò của PPTLN

Trang 22

1.1.3.1 Các bước, điều kiện kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học

* Các bước:

Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch kết hợp PPTLN và PPTQ khi soạn giáo án.

Đây luôn là bước đầu tiên, quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị kỹ để đem lạikết quả cao cho giờ học Để thực hiện tốt bước này giáo viên phải:

- Xác định mục tiêu, nội dung bài học Đây là yếu tố để quyết định có kết

hợp PPTLN và PPTQ hay không; phương thức cũng như thời gian kết hợp nhằmđem lại hiệu quả cao nhất cho giờ dạy Bởi không phải bài học nào cũng có thểvận dụng kết hợp PPTLN và PPTQ được vì có những tri thức loài người phảimất nhiều công sức mới tìm ra được nên việc tự thảo luận giữa học sinh vớinhau rất khó chiếm lĩnh được tri thức này

- Chuẩn bị đồ dùng trực quan và các đồ dùng cho hoạt động nhóm trong

giờ học Những đồ dùng này có cái do giáo viên chuẩn bị có cái do học sinhchuẩn bị tùy vào điều kiện cụ thể của lớp học

- Hình thành các bước kết hợp PPTLN và PPTQ trong giáo án Việc xác

định các bước kết hợp của giáo viên càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì càng cólợi cho tiến trình lên lớp đạt hiệu quả bấy nhiêu

Bước 2: Tổ chức thực hiện kết hợp PPTLN và PPTQ trong giờ học Trong

bước này cần:

- Giáo viên phân chia các nhóm học tập nhỏ; trưng bày phương tiện trực

quan cho các nhóm quan sát hoặc phân phát phương tiện trực quan tới từngnhóm học tập; giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm học tập làm việc với phươngtiện trực quan

- Giáo viên hướng dẫn nhóm học tập làm việc với phương tiện trực quan.

Trong khi học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ giáo viên cần quan sát hoạt độngcủa từng nhóm, lắng nghe ý kiến của học sinh, giúp đỡ nhóm nếu thấy cần thiết

Trang 23

- Học sinh lên trình bày kết quả làm việc của nhóm với đồ dùng trực quan.

Hình thức trình bày có thể bằng lời, viết, vẽ lên giấy to hoặc ngay trên đồ dùngtrực quan được phát

Bước 3: Đánh giá kết quả kết quả hoạt động của học sinh.

Việc đánh giá kết quả hoạt động được diễn ra giữa học sinh với học sinh

Đó là các nhóm thảo luận đánh giá hoạt động của nhau bằng việc nhận xét, bổsung ý kiến về nội dung nhóm bạn trình bày Bên cạnh đánh giá giữa học sinhvới học sinh là sự đánh giá của giáo viên đối với hoạt động của học sinh

- Các nhóm đánh giá kết quả của nhau bằng việc nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của từng nhóm và về đồ dùng trực

quan nhóm đã chuẩn bị (nếu đã được giáo viên giao), nhận xét ý kiến bổ sungcủa nhóm bạn

- Giáo viên thu lại đồ dùng trực quan, cho điểm nhóm học sinh nếu thấy cần.

* Điều kiện:

Trong đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, giáo viên có thể lựa chọnnhiều hình thức đánh giá khác nhau phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinhkhác nhau Làm sao để việc đánh giá tạo cho học sinh niềm tin, sự hứng khởitrong học tập

- Việc kết hợp PPTLN và PPTQ phải được xuất phát từ nội dung bài học.

Do đó giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học có phù hợp với sự kết hợpnày không

- Nhà trường phải có một cơ sở vật chất khá tốt để đảm bảo đồ dùng

trực quan mang tính khoa học, tính thẫm mỹ và đảm bảo cho số lượng họcsinh trong một nhóm không quá đông, không gian có đủ để nhóm hoạt động

có hiệu quả

- Giáo viên cần phải có kỹ năng sự phạm tốt để giải quyết những bất

thường xảy ra giữa các nhóm và giữa các thành viên trong một nhóm Bên

Trang 24

cạnh đó giáo viên cần có trình độ nhất định về công nghệ thông tin, về kỹthuật để nhanh chóng giải quyết những lỗi nhỏ xảy ra đối với máy móc tránhảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhóm.

- Học sinh phải có tinh thần trách nhiệm để hoạt động nhóm và bảo

quản, sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả

1.1.3.2 Ưu, nhược điểm của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và

phương pháp trực quan trong dạy học

* Ưu điểm:

- Giúp cho hoạt động thảo luận nhóm đem lại kết quả cao hơn vì đồ

dùng trực quan kích thích sự chú ý của học sinh, trợ giúp những khó khăntrong lĩnh hội những kiến thức trừu tượng nên hạn chế tình trạng có nhữnghọc sinh không chú ý vào nội dung thảo luận của nhóm do không hứng thúvới đề tài thảo luận hoặc đề tài có nhiều đòi hỏi về kiến thức trừu tượng (đốivới học sinh có học lực thấp)

- Giáo viên không mất nhiều thời gian để giải thích nội dung, yêu cầu

thảo luận nhóm cho từng nhóm học tập

- Đem lại hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức vì kiến thức được

trình bày thông qua lời nói của giáo viên kết hợp với hình ảnh minh họa thìkiến thức đó lưu giữ trong trí nhớ học sinh không lâu nhưng nếu kết hợp lời,hình và hành động kiến thức lưu giữ trong trí nhớ học sinh rất lâu

* Nhược điểm:

- Đòi hỏi ở người giáo viên phải nhuần nhuyễn nhiều kỹ năng sư phạm.

- Cơ sở vật chất của nhà trường phải được trang bị tốt từ phương tiện

trực quan cho tới phòng học

- Giáo viên phải tốn khá nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị giáo án

lên lớp cũng như đồ dùng trực quan

Trang 25

1.1.4 Sự cần thiết kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”

1.1.4.1 Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới phương pháp dạy

học nói riêng.

Không muốn tụt hậu và nhanh chóng vươn lên trên trường quốc tế, với đấtnước ta hiện nay không có con đường nào khác ngoài tiến hành thành công sựnghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Nhưngmuốn thực hiện được điều đó cần có con người – những con người lao độngkhông chỉ có trình độ tri thức cao mà còn nhạy bén, năng động, biết làm việctheo nhóm, thích ứng nhanh với những biến đổi như vũ bão của tình hình thếgiới và những đòi hỏi cao của công việc Trách nhiệm đào tạo những con người

đó thuộc về ngành giáo dục – đào tạo

Xác định rõ trách nhiệm của mình, trong những năm gần đây ngành Giáodục – Đào tạo đã triển khai chương trình đổi mới nội dung và phương phápgiảng dạy trong tất cả các cấp, các môn học Đặc biệt là phương pháp giảng dạy,bởi phương pháp dạy học đóng một vai trò rất quan trọng nếu không muốn nói làmang tính quyết định đến chất lượng giảng dạy Một nội dung kiến thức có hữuích, một cơ sở vật chất có tốt, một đối tượng học tập có ý thức đến đâu đi nữa màtất cả những điều đó không tồn tại đồng hành cùng một phương pháp phù hợpthì hiệu quả đem lại cũng chẳng được là bao – nhất là với chương trình giáo dụcphổ thông, trong đó có chương trình THPT

Chương trình THPT có một vai trò rất đặc biệt, đây là ngưỡng cửa các embước sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển gần như đầy đủ thể lực và trílực để thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân Cho nên trong quá trìnhgiáo dục này giáo viên cần phải giúp cho học sinh phát triển một cách toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành

Trang 26

nhân cách của con người Việt nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách,trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vàocuộc sống lao động Do vậy, người giáo viên THPT phải có ý thức nâng caotrình độ chuyên môn của mình, trong đó có kỹ năng lựa chọn và vận dụnglinh hoạt các phương pháp giảng dạy trong quá trình truyền thụ tri thức chohọc sinh.

Làm sao cho việc lựa chọn “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huytính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [21, 26]

1.1.4.2 Mục tiêu, nội dung, cấu trúc phần “Công dân với việc hình thành giới

quan và phương pháp luận khoa học”

Trang 27

Trong đó phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học được

xây dựng với mục tiêu sau:

Về kiến thức:

- Nhận biết được nội dung cơ bản của TGQ duy vật và PPL biện chứng.

- Hiểu được bản chất của thế giới là vật chất Vận động và phát triển theo

những quy luật khách quan là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất Con ngườikhông thể thay đổi nhưng có thể nhận thức và vận dụng được những quy luật ấy

- Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể qua các

mối quan hệ: Thực tiễn với nhận thức, tồn tại xã hội với ý thức xã hội, con người

là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội

Về kỹ năng:

Vận dụng những kiến thức Triết học với tư cách là TGQ, PPL để phân tíchcác hiện tượng tự nhiên và xã hội thông thường cũng như các hiện tượng kinh tế,chính trị, đạo đức, pháp luật sẽ được học ở phần sau

Về thái độ:

- Tôn trọng những quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội;

khắc phục những biểu hiện duy tâm trong cuộc sống hàng ngày

- Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham

gia tích cực và có trách nhiệm với các hoạt động của cộng đồng

* Nội dung và cấu trúc

Xuất phát từ mục tiêu của môn học, chương trình GDCD THPT được phânlàm 5 phần chính với:

- Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học.

- Phần thứ hai: Công dân với đạo đức.

- Phần thứ ba: Công dân với kinh tế.

- Phần thứ bốn: Công dân với các vấn đề chính trị – xã hội.

- Phần thứ năm: Công dân với pháp luật.

Trang 28

Ngoài những bài học chính trong sách giáo khoa, chương trình còn dànhthời gian cho các hoạt động thực hành, ngoại khóa, các vấn đề gắn với tình hìnhđịa phương Năm phần phần trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời cóquan hệ với chương trình GDCD Trung học cơ sở theo nguyên tắc tích hợp,đồng tâm và phát triển.

Phần thứ nhất: Cung cấp những kiến thức cơ bản về triết học duy vật lịch

sử và duy vật biện chứng giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về TGQ,PPL trong cuộc sống

Phần thứ hai: Cung cấp một số giá trị đạo đức của con người Việt Nam

mới Nội dung này là sự phát triển những kiến thức của chương trình GDCDTrung học cơ sở, những kiến thức đã được nâng lên thành những giá trị đạo đức,

tư tưởng, chính trị, lối sống giúp học sinh giải quyết hợp lí, có hiệu quả các mốiquan hệ xã hội

Phần thứ ba: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phương

hướng phát triển kinh tế của Đất nước từ đó xác định phương hướng trong họctập và lựa chọn ngành nghề trong tương lai

Phần thứ tư: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về chính trị –

xã hội để các em có thể xác định được trách nhiệm của công dân trong việc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

Phần thứ năm: Cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, vị trí

của pháp luật trong đời sống xã hội Đây là phần phát triển nối tiếp những kiếnthức pháp luật học sinh đã được cung cấp ở cấp học dưới Từ đó giúp cho họcsinh chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của mình và đánh giá hành vi củangười khác theo quyền hạn và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựngNhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Theo phân phối chương trình phần thứ nhất được giảng dạy ở lớp 10 Với 9bài lý thuyết cung cấp những kiến thức cơ bản về triết học Mác – Lênin, gồm:

Trang 29

- Bài 1: TGQ duy vật và PPL biện chứng.

- Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan.

- Bài 3: Sự vận động của thế giới vật chất.

- Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

- Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

- Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

- Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

- Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

- Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã

viên đổi mới phương pháp dạy học Theo đó, Công dân với việc hình thành

TGQ, PPL khoa học một số phần trong các bài được cắt giảm, riêng 2 bài: Thế giới tồn tại khách quan và Tồn tại xã hội và ý thức xã hội cắt giảm cả bài 1.1.4.3 Đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của học sinh lớp 10

Những nghiên cứu tâm – sinh lý và điều tra xã hội học gần đây cho thấytrên thế giới cũng như ở nước ta, thanh thiếu niên có những thay đổi trongphát triển tâm – sinh lý Với điều kiện công nghệ thông tin phát triển, hộinhập, mở rộng giao lưu như hiện nay học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn

Trang 30

thông tin đa dạng, hiểu biết rộng hơn Do vậy, các em (đặc biệt là học sinhTHPT) không chấp nhận trong với vai trò người tiếp nhận thụ động, nhữnggiải pháp có sẵn được đưa ra mà nảy sinh nhu cầu lĩnh hội độc lập các kiếnthức và phát triển khả năng Nên cần thiết phải có sự hướng dẫn, đồng thờitạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhu cầu chính đáng đó.

Thêm vào đó học sinh lớp 10 đa số ở độ tuổi 16 – 17, lứa tuổi này sự trảinghiệm cuộc sống chưa nhiều cũng như tư duy khái quát, trừu tượng cònnhiều hạn chế Ở cấp học dưới, kiến thức học sinh tiếp thu thường là nhữngvấn đề cụ thể Trong khi đó, vừa lên lớp 10 với chương trình GDCD học sinh

tiếp cận luôn với những kiến thức triết học thông qua phần Công dân với việc

hình thành TGQ, PPL khoa học Không như kiến thức của môn học khác,

kiến thức triết học mang tính trừu tượng, khái quát cao, với những thuật ngữchuyên môn mới lạ, mà cách hiểu các thuật ngữ này không giống cách hiểuthông thường của học sinh khiến các em có những khó khăn trong tiếp thu vàghi nhớ nội dung bài học Hơn nữa nếu kiến thức của các môn học khác đượcthiết kế theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển, khi học chương trình lớp 10

học sinh đã có những kiến thức cơ bản ở cấp học dưới thì phần Công dân với

việc hình thành TGQ, PPL khoa học, với hệ thống tri thức triết học lại là

những kiến thức rất mới mà học sinh chưa từng được tiếp xúc (dù cơ bảnnhất) khiến các em không ít bỡ ngỡ Kiến thức khó, cùng với tâm lý mônkhông thi Tốt nghiệp, không thi Đại học tác động không tốt tới tâm thế họctập của học sinh

1.1.4.4 Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”

* Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”

Trang 31

- PPTLN là một phương pháp dạy học tích cực cần được áp dụng trong

giảng dạy phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học Trong thực

tế nhiều nước có nền giáo dục phát triển họ chú trọng đến cách học (phươngpháp) nhiều hơn là học cái gì (nội dung) Tác giả Đào Thị Hường đã rất đúng khinhận định: “Với giáo viên đúng nghĩa, chức năng chính là dạy học (thay vìtruyền đạt kiến thức), với học sinh đúng nghĩa, nhiệm vụ chủ yếu là học cáchhọc (thay vì dùi mài kinh sử)” [18, 27 – 28] Bởi thực tế kiến thức của nhân loại

là vô bờ mà người thầy không bao giờ có thể truyền đạt hết, cũng như không thểtruyền được hết những gì học sinh cần trong cuộc sống Còn đối với học sinhnhững kiến thức cần chiếm lĩnh trong cuộc đời rất phong phú nếu nắm đượccách học thì những tri thức đó nằm trong tầm tay, ngược lại nếu việc học chỉ là

“dùi mài kinh sử” thì tri thức chỉ bó hẹp trong những gì được truyền đạt mà thôi.Cho nên, PPTLN phát huy cao độ vai trò hình thành và tổ chức cách hợp tác để

chiếm lĩnh tri thức – rèn luyện cách học – của mình trong giảng dạy phần Công

dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học.

- PPTLN giúp nâng cao khả năng hoạt động thực tiễn của học sinh Sau

khi được cung cấp vấn đề triết học cần thảo luận, học sinh sẽ phải vận dụng trithức của cả nhóm để giải quyết vấn đề, lựa chọn các ý kiến trái chiều, giải quyếtxung đột Thông qua đó học sinh biết xử lí linh hoạt các tình huống xảy ratrong cuộc sống tập thể

- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh trong quá

trình tiếp thu những tri thức triết học thường bị coi là khô khan, khó hiểu – là vai

trò nổi bật của PPTLN trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành

TGQ, PPL khoa học Thay vì tiếp thu kiến thức triết học một cách thụ động, máy

móc học sinh sẽ cùng nhóm làm việc của mình trinh phục những kiến thức trừutượng, khái quát cao của triết học

Trang 32

- Với PPTLN, trong vai trò người dẫn dắt, hướng dẫn giáo viên tiếp thu

được nhiều kinh nghiệm, cách nhìn, giải pháp mới từ học sinh để từ đó làmphong phú thêm bài giảng của mình Đây cũng là một kênh quan trọng để giáoviên hiểu học sinh mình hơn

* Vai trò của phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”

Đối với việc giảng dạy phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa

học thì PPTQ có một vai trò rất quan trọng, nó có thể mang tính quyết định đến

việc chiếm lĩnh tri thức triết học của những người học 16 – 17 tuổi Do vậy đểgiảng dạy thành công gần như không một bài học nào trong phần này mà giáoviên có thể bỏ qua PPTQ, bỏ qua công đoạn chuẩn bị dụng cụ trực quan Điềunày xuất phát từ đặc trưng kiến thức và đặc điểm tâm sinh lý người học

- PPTQ trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL

khoa học đã đi đúng luận điểm về con đường nhận thức thế giới khách quan của

chủ nghĩa Mác – Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tưduy trừu tượng đến thực tiễn – là con đường biện chứng của sự nhận thức chân

lý, của sự nhận thức thế giới khách quan” [32, 179]

- PPTQ giúp học sinh nhận thấy kiến thức triết học không phải là những

lời lý thuyết suông mà những kiến thức đó hiển hiện trong mọi sự vật, hiệntượng ở cuộc sống hàng ngày của các em Từ đó học sinh có thái độ tích cựctrong học tập

- Những đồ dùng trực quan sẽ kích thích hứng thú học tập, hỗ trợ tích cực

cho học sinh lĩnh hội những kiến thức triết học trừu tượng Thông qua đồ dùngtrực quan những khái niệm “lượng”, “chất”, “phủ định biện chứng”…, nhữngquy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngượclại”, “phủ định của phủ định”… trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn rất nhiều

Trang 33

- Việc sử dụng những đồ dùng trực quan từ kiến thức của các môn học

khác như hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý… để giảng dạy các khái niệm, quyluật triết học cho học sinh nhận thấy vai trò to lớn của triết học, thấy được việcchiếm lĩnh những tri thức triết học là cơ sở để chiếm lĩnh các tri thức khoa họckhác một cách sâu sắc hơn

1.2 Thực trạng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp

trực quan trong dạy học phần Công dân với việc hình thành thế giới quan,

phương pháp luận khoa học ở trường Trung học phổ thông Lương Đắc

Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

1.2.1 Khái quát về trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

1.2.1.1 Về nhà trường

Trường THPT Lương Đắc Bằng được thành lập năm 1961, trước làtrường THPT Hoằng Hóa I Trường đóng tại thị trấn Bút Sơn, huyện HoằngHoá, tỉnh Thanh Hóa Hơn 50 năm xây dựng, phát triển thầy và trò nhà trường

đã luôn nỗ lực dạy tốt – học tốt; đào tạo, bồi dưỡng nhiều lớp học sinh đạt họcgiỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh đậu Đại học; rèn luyện, kết nạpnhững học sinh ưu tú vào Đảng Cộng sản Việt Nam Nhiều học sinh của nhàtrường đã trưởng thành, đạt được học hàm, học vị cao quý như: trung tướng

Lê Hải Anh, Tiến sĩ Lê Duy Đồng – thứ trưởng bộ Lao động Thương binh xãhội, nhà giáo ưu tú Lê Minh Hùng – phó giám đốc học viện an ninh, bí thưthành ủy Thanh Hóa Hoàng Văn Hoằng… Với nỗ lực của mình, nhà trường

đã được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng ba (năm1989), hạng Nhì (năm 1996), hạng Nhất (năm 2001) Được Đảng, Nhà nướctrao tặng Huân chương Độc lập Hạng ba Trở thành trường chuẩn Quốc gia,một trong những lá cờ đầu của ngành giáo dục Thanh Hóa

Trang 34

Trong giai đoạn mở cửa hội nhập, mặc dù còn những khó khăn nhưngvới phương châm giáo dục toàn diện, lấy giáo dục đạo đức làm nền tảng, giáodục tri thức làm mũi nhọn Nhà trường đã và đang ra sức đổi mới phươngpháp dạy và học Cho nên nhà trường luôn nằm trong 10 trường dẫn đầu toàntỉnh về chất lượng giáo dục và trong 200 trường dẫn đầu toàn quốc về tỉ lệđậu Đại học Trường luôn có những học sinh đạt thủ khoa, á khoa của cáctrường đại học trong các mùa thi tuyển đại học, đăc biệt năm 2008 trường có

1 học sinh đạt thủ khoa với 30 điểm tuyệt đối Chất lượng đào tạo của nhàtrường luôn được kiểm chứng và đánh giá cao (bảng 1.1)

Bảng 1.1 Thống kê chất lượng học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng,

huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

NĂM

HỌC

HẠNH KIỂM VĂN HÓA ĐẠI TRÀ SỐ HỌC SINH GIỎI TỐT

NGHIỆP (%)

ĐẠI HỌC (%) Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Trường Tỉnh Q.gia

2010

-2011 1623 158 43 04 234 1056 488 30 469 118 02 100 61,12

2011

-2012 1518 203 21 02 202 1042 486 12 464 134 02 100 61,31

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012 – 2013)

Để nâng cao chất lượng giảng dạy nhà trường luôn chú trọng công tácquy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ sư phạm, với đội ngũ 86 cán bộ giáo viên, trong đó trình độthạc sỹ là 20 giáo viên (đạt 23,2%) Các cán bộ giáo viên đã tích cực thamgia tự học, tự bồi dưỡng, tiếp thu các chuyên đề giáo dục giảng dạy, thamgia thao giảng Giáo viên giỏi cấp Tỉnh, viết sáng kiến kinh nghiệm và đạtgiải cao Đội ngũ giáo viên nhà trường có chất lượng tốt (bảng 1.2)

Trang 35

Bảng 1.2 Thống kê đội ngũ giáo viên trường THPT Lương Đắc Bằng,

huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

NĂM HỌC

TỔNG CÁN BỘ GIÁO VIÊN

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIÁO VIÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tổng Đạt

chuẩn

Trên chuẩn Giỏi Khá TB Yếu

Cấp tỉnh

Cấp trường

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012 – 2013)

Cơ sở vật chất của nhà trường luôn được tăng cường một cách có quyhoạch nhờ công tác xã hội hóa, sự năng động quyết đoán của Ban giám hiệucùng sự đồng thuận cao của tập thể thầy cô giáo, cha mẹ học sinh Với tổngdiện tích khuôn viên nhà trường là 30.356m2, cơ ngơi lớp học với 3 khu nhà 3tầng khang trang với đầy đủ ghế ngồi 2 chỗ cho học sinh, có khu nhà thựchành bộ môn, phòng học đa năng, khuôn viên sân chơi bãi tập… khá hoànthiện Tạo điều kiện cho công tác nâng cao chất lượng dạy và học của nhàtrường

1.2.1.2 Về đội ngũ giáo viên dạy GDCD

Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD trường THPT Lương ĐắcBằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa là một bộ phận trong hệ thống giáodục nhà trường Cùng sinh hoạt trong tổ bộ môn Sử – Địa – GDCD Nhómgồm 3 giáo viên với trình độ Đại học chuyên ngành Giáo dục Chính trị.Luôn có những đóng góp vào thành tích nhà trường trong những kì thi họcsinh giỏi cấp Tỉnh, viết sáng kiến kinh nghiệm… Nhìn chung đội ngũ giáoviên giảng dạy môn GDCD nhà trường còn khá trẻ, có trình độ đạt chuẩn,

Trang 36

được đào tạo đúng chuyên ngành, có tâm huyết với nghề nghiệp, có nhữngthầy cô giáo đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh nhiều năm.

Bảng 1.3 Thống kê đội ngũ giáo viên GDCD trường THPT Lương Đắc

Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Số lượng Trình độ

(Đại học)

Chuyên ngành

Giáo viên giỏi Tỉnh

Thâm niên trên 10 năm

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012 – 2013)

Qua bảng 1.3 cho thấy đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD là một điềukiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD theohướng tích cực hóa

1.2.2 Kết quả khảo sát việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” ở trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

1.2.2.1 Nhận thức và vận dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” của giáo viên trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

* Về nhận thức của giáo viên

Môn GDCD là một môn học trong hệ thống giáo dục THPT với nhiệm

vụ trực tiếp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phong cách, chuẩn mực củacon người lao động mới Xác định nhiệm vụ quan trọng của môn học, lãnhđạo cũng như tập thể giáo viên trong nhà trường, đặc biệt đội ngũ giáo viêngiảng dạy môn GDCD luôn cố gắng để hoạt động dạy và học môn GDCDđược thực hiện có hiệu quả Do đó, chất lượng giảng dạy môn GDCD có sự

Trang 37

phát triển vững mạnh cùng với sự phát triển của nhà trường và là một trongnhững môn đem lại nhiều giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh,môn học có tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình môn xếp loại khá, giỏi caotrong trường.

Tuy nhiên, việc giảng dạy môn GDCD của nhà trường vẫn còn những tồntại cần giải quyết Đó là việc tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực cònchưa được quan tâm đúng mức do đó những hiểu biết của giáo viên về phươngpháp dạy học tích cực nói chung, kết hợp PPTLN và PPTQ nói riêng chưa thực

sự sâu sắc về bản chất cũng như vai trò của chúng Điều đó đã ảnh hưởng đến

quá trình kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình

thành TGQ, PPL khoa học

Bảng 1.4: Cách hiểu của giáo viên về kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học

phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học”

1 Là phương pháp cho học sinh thảo luận nội dung

2

Là việc vận dụng hài hòa PPTLN và PPTQ trong

quá trình dạy học để 2 phương pháp hòa quyện, hỗ

trợ cho nhau trong cùng một hoạt động nhằm

chiếm lĩnh nội dung tri thức triết học nhất định

3 Là cách tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức

4 Là cách sử dụng đồ dùng trực quan để học sinh

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012 – 2013)

Qua bảng 1.4 cho thấy 2/3 giáo viên đã có cách hiểu đúng về kết hợpPPTLN và PPTQ (chiếm 66,7%) Kết hợp PPTLN và PPTQ thực chất là việc

Trang 38

vận dụng hài hòa PPTLN và PPTQ trong quá trình dạy học để 2 phương pháphòa quyện, hỗ trợ cho nhau trong cùng một hoạt động nhằm chiếm lĩnh nộidung tri thức triết học nhất định; có 1/3 giáo viên cho rằng kết hợp PPTLN vàPPTQ là phương pháp cho học sinh thảo luận nội dung triết học dựa trên những

đồ dùng trực quan Cách hiểu này chưa thật sự đầy đủ về việc kết hợp 2phương pháp này mà chỉ thấy được vai trò của đồ dùng trực quan trong việcthảo luận nhóm; không có giáo viên nào lựa chọn cách hiểu: kết hợp PPTLN vàPPTQ “là cách tổ chức cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức triết học” hay “làcách sử dụng đồ dùng trực quan để học sinh dễ dàng hơn trong tiếp thu tri thứctriết học”

Qua khảo sát cũng cho thấy vẫn có giáo viên cho rằng việc kết hợpPPTLN và PPTQ thì vai trò của hai phương pháp này là như nhau trong mộthoạt động chiếm lĩnh tri thức cách hiểu này có phần chưa đúng Thực chấtviệc kết hợp PPTLN và PPTQ là sự hòa quyện hai phương pháp trong mộthành động nhằm chiếm lĩnh tri thức thế nhưng trong đó PPTLN vẫn nắm vaitrò chủ đạo trong hoạt động Vì bản thân trưng bày đồ dùng trực quan khôngđem lại cho học sinh những kiến thức triết học trừu tượng mà chính thôngqua đồ dùng trực quan, học sinh thực hiện thảo luận nhóm về những nộidung triết học trừu tượng mà đồ dùng trực quan muốn hướng tới để từ đó rút

ra những kết luận về mặt triết học mà giáo viên hướng cho học sinh lĩnh hội.Tuy nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của PPTLN trong quá trìnhkết hợp PPTLN và PPTQ Vì nếu không vận dụng PPTQ thì việc thực hiệnthảo luận nhóm về những kiến thức triết học đối với học sinh lớp 10 là vôcùng khó khăn

Bảng 1.5: Phân chia mức độ nhận thức của giáo viên về vai trò của việc sử dụng PPTLN và PPTQ trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL

khoa học”

Trang 39

Giờ học sinh động, học sinh chủ động hơn

Học sinh nhận thấy những kiến thức của các môn học khác được khái quát thành những kiến thức triết học

Học sinh được rèn luyện những kỹ năng cần

Không cần thiết vì:

Giáo viên phải đầu tư cho bài học quá nhiều

Kìm hãm sự phát triển tư duy trừu tượng của

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012 – 2013 )

Từ những số liệu điều tra bảng 1.5 cho thấy đa số giáo viên (2/3 giáoviên, chiếm 66.7%) nhận thấy sự cần thiết của kết hợp PPTLN và PPTQ trong

quá trình giảng dạy phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học

vì việc kết hợp này làm cho giờ học sôi động hơn, học sinh chủ động trongnắm bắt tri thức triết học (2/3 giáo viên đồng ý, chiếm 66.7%) hơn nữa họcsinh còn có cơ hội được rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho việc làm việc

Trang 40

theo nhóm (1/3 giáo viên đồng ý, chiếm 33.3%) – một yêu cầu của người laođộng trong thời đại mới Tuy nhiên, kết hợp PPTLN và PPTQ cũng có nhữnghạn chế nhất định như giờ học ồn, kìm hãm sự phát triển tư duy trừu tượngcủa học sinh nếu giáo viên không vận dụng tốt.

Nhưng rõ ràng việc kết hợp PPTLN và PPTQ đem lại hiệu quả cao cho

quá trình giảng dạy phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học.

Quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp làm sao cho phát huy được những ưuđiểm to lớn của việc kết hợp này và khắc phục được những hạn chế của nó

* Về vận dụng của giáo viên

Từ những nhận thức của giáo viên mà trong thực tế dạy học môn GDCD ởnhà trường THPT Lương Đắc Bằng phương pháp dùng lời vẫn được giáo viên

sử dụng làm phương pháp dạy học chính, các phương pháp dạy học tích cực,trong đó có phương pháp kết hợp PPTLN và PPTQ ít được quan tâm sử dụng

Bảng 1.6: Thống kê tình hình sử dụng PPTLN và PPTQ trong giảng dạy phần

“Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học”

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012 – 2013)

Qua kết quả thống kê bảng 1.6 cho thấy giáo viên ít tổ chức cho học sinhhọc thực hiện kết hợp PPTLN và PPTQ trong quá trình chiếm lĩnh tri thức phần

Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học Không có giáo viên nào

thường xuyên sử dụng, 2/3 giáo viên (chiếm 66.7%) có sử dụng nhưng khôngthường xuyên và 1 giáo viên (chiếm 33.3 %) không sử dụng Trong 2/3 giáoviên vận dụng kết hợp PPTLN và PPTQ thì quá trình thực hiện còn có những

Ngày đăng: 08/11/2015, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức, (2000), Hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2000), "Hoạt động dạy học ở trườngtrung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
2. Nguyễn Đăng Bằng, (2002), Góp phần dạy tốt học tốt môn giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2002), "Góp phần dạy tốt học tốt môn giáo dục côngdân ở trường Trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đăng Bằng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
3. Phùng Văn Bộ, (1999), Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (1999), "Lý luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trườngTrung học phổ thông
Tác giả: Phùng Văn Bộ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
4. Bộ Giáo dục đào tạo, (2006), Quyết định số16/2006/QĐ-BGDDT ngày 5/6/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục đào tạo, (2006
Tác giả: Bộ Giáo dục đào tạo
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiệnchương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Sách giáo khoa GDCD 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), "Sách giáo khoa GDCD 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2006
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Sách giáo viên GDCD 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), "Sách giáo viên GDCD 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
8. PGS.TS.Nguyễn Hữu Chí, Dạy học theo nhóm – lí luận và thực tiễn, website tusach.thuvienkhoahoc.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS.Nguyễn Hữu Chí, "Dạy học theo nhóm – lí luận và thực tiễn
9. Trần Văn Chương, (2006), Tư liệu Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Chương, (2006), "Tư liệu Giáo dục công dân 10
Tác giả: Trần Văn Chương
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
11. Vương Tất Đạt, (1994), Phương pháp giảng dạy Giáo dục Công dân:Dùng cho Trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vương Tất Đạt, (1994), "Phương pháp giảng dạy Giáo dục Công dân:"Dùng cho Trung học phổ thông
Tác giả: Vương Tất Đạt
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm I
Năm: 1994
12. Tô Xuân Giáp, (1992), Phương tiện dạy học hướng dẫn, chế tạo và dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Xuân Giáp, (1992), "Phương tiện dạy học hướng dẫn, chế tạo và dạyhọc
Tác giả: Tô Xuân Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
13. Nguyễn Như Hải, (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Như Hải, (2001)," Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy vànghiên cứu triết học
Tác giả: Nguyễn Như Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
14. PGS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ, (2002), Lí luận dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ, (2002), "Lí luận dạy học
Tác giả: PGS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
16. Đào Thị Hường, (2011), Sử dụng phương pháp tình huống kết hợp phương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào Thị Hường, (2011)," Sử dụng phương pháp tình huống kết hợpphương pháp đóng vai trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12
Tác giả: Đào Thị Hường
Năm: 2011
17. V.I.Lênin, (1981), Lênin toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: V.I.Lênin, (1981), "Lênin toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1981
18. Nguyễn Thị Mận, (2010), Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn chính trị ở trường trung cấp nghề, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Mận, (2010), "Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằmnâng cao chất lượng dạy học môn chính trị ở trường trung cấp nghề
Tác giả: Nguyễn Thị Mận
Năm: 2010
19. Nguyễn Thị Kim Ngân, (2008), Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” ở trường THPT hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Kim Ngân, (2008), "Vận dụng các phương pháp dạy học tíchcực trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương phápluận khoa học” ở trường THPT hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân
Năm: 2008
20. Phan Trọng Ngọ - Chủ biên, (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Trọng Ngọ - Chủ biên, (2000), "Vấn đề trực quan trong dạy học
Tác giả: Phan Trọng Ngọ - Chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
21. Phan Trọng Ngọ, (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Trọng Ngọ, (2005), "Dạy học và phương pháp dạy học trong nhàtrường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w