Nghiên cứu năng lực, thói quen, tâm lý chung của giáo viên dạy GDCD để có cách thức kết hợp phù hợp.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 81 - 85)

GDCD để có cách thức kết hợp phù hợp.

3.1.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Quan trọng nhất trong xây dựng quy trình kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học là đảm bảo nguyên tắc tính hiệu quả. Quy trình phải góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên môn GDCD; đảm bảo nâng cao khả năng lĩnh hội tri

thức của học sinh đồng thời hình thành, rèn luyện kỹ năng nhận thức, giao tiếp, làm việc theo nhóm và có từ đó có thái độ đúng đắn trong cuộc sống.

3.1.2. Quy trình chung

Giai đoạn 1:Thiết kế bài giảng theo hướng kết hợp PPTLN và PPTQ. * Công việc của giáo viên

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung bài học.

Bước 2: Xác định mục đích sử dụng hợp PPTLN và PPTQ.

Bước 3: Lựa chọn nội dung.

Bước 4: Lập kế hoạch tổ chức dạy học theo hướng kết hợp PPTLN và PPTQ.

Bước 5: Chuẩn bị đồ dùng trực quan.

* Công việc của học sinh

Học sinh nghiên cứu bài học trước thông qua sách giáo khoa, chuẩn bị một số đồ dùng học tập, chuẩn bị đồ dùng trực quan theo yêu cầu của giáo viên.

Giai đoạn 2: Thực hiện tiến trình dạy học theo tư tưởng kết hợp PPTLN và PPTQ.

* Công việc của giáo viên

Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài học một cách sinh động, hấp dẫn nhằm lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập.

Bước 2: Thành lập nhóm. Trong bước này giáo viên cần: xác định quy mô của nhóm để từ đó có cách lựa chọn các thành viên cho nhóm; xác định thời gian tồn tại của nhóm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên cho phù hợp.

Bước 3: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu bài học theo hướng kết hợp PPTLN và PPTQ. Trong bước này giáo viên cần: giải thích mục tiêu, nhiệm vụ của bài học; giao đồ dùng trực quan cùng dụng cụ học tập cho học sinh; hướng dẫn nhóm đi vào hoạt động; theo dõi tiến trình làm việc của nhóm để có điều chỉnh nếu cần thiết.

Bước 4: Kết luận nội dung bài học. Trong bước này giáo viên cần: cho học sinh nhóm khác nhận xét kết quả làm việc của nhóm đang trình bày; thực hiện vai trò trọng tài cho tranh luận giữa các nhóm; kết luận nội dung bài học.

* Công việc của học sinh

Bước 1: Học sinh hình thành nhóm và phân công vị trí, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.

Bước 2: Nhận vật trực quan và yêu cầu thảo luận từ giáo viên.

Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm về nội dung được giao.

Bước 4: Trình bày kết quả hoạt động của nhóm; theo dõi các nhận xét, bổ sung của các nhóm khác.

Bước 5: Rút ra nội dung cơ bản của bài học.

Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau quá trình dạy học theo hướng kết hợp PPTLN và PPTQ.

* Công việc của giáo viên

Giáo viên có thể thực hiện trong quá trình từng nhóm lên trình bày kết quả của mình hoặc khi tất cả các nhóm đã trình bày xong, hay cuối giờ học tùy theo ý tưởng của giáo viên trong điều kiện cụ thể; về hình thức đánh giá có thể lựa chọn các hình thức đánh giá khác nhau: điểm, sản phẩm, phần thưởng…; nội dung đánh giá gồm: về việc chuẩn bị đồ dùng trực quan (nếu giáo viên giao), về kiến thức mà nhóm đã lĩnh hội, về sự tương tác của nhóm.

* Công việc của học sinh

Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình và của nhóm bạn.

3.1.3. Quy trình cụ thể

3.1.3.1. Giai đoạn 1: Thiết kế bài giảng theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân

với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” ở trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

* Công việc của giáo viên

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học.

Mục tiêu là cái học sinh phải đạt được sau tiết học, bài học. Mục tiêu bao gồm mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ. Mục tiêu cần phải được giáo viên xác định cụ thể, đây là kim chỉ nam cho hoạt động dạy của giáo viên và cũng là cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

Thông qua mục tiêu, giáo viên xác định được nội dung nào của bài học sử dụng kết hợp PPTLN và PPTQ sẽ đem lại kết quả khả quan. Việc xác định mục tiêu bài học của giáo viên càng rõ ràng, chính xác bao nhiêu thì việc tổ chức dạy học theo hướng kết hợp này càng đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu.

Bước 2: Xác định mục đích sử dụng kết hợp PPTLN và PPTQ.

Giáo viên cần xác định rõ mục đích của việc vận dụng kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học. Đây là bước đặc biệt quan trọng mang tính quyết định đến các bước tiếp theo cũng như trong suốt quá trình kết hợp.

Mục đích của việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học là giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thông qua việc trao đổi kinh nghiệm, kiến thức với các thành viên khác trong nhóm dựa trên những đồ dùng trực quan – một trong những điều kiện khiến cho việc tiếp thu những kiến thức triết học mang tính lý luận, tính trừu tượng cao trở nên dễ dàng và sống động. Hơn nữa thông qua hoạt động nhóm học sinh hình thành được các kỹ năng xã hội: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của

mình… điều rất cần thiết của người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bước 3: Lựa chọn nội dung.

Trên cơ sở mục tiêu của bài học giáo viên nghiên cứu và lựa chọn nội phù hợp để dạy học theo hướng kết PPTLN và PPTQ. Giáo viên nên lưu ý một số điểm sau khi lựa chọn:

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w