Thực hiện tốt giải pháp 2: Tăng cường hiệu quả chỉ đạo thực hiện việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 108 - 109)

kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học.

3.1.4. Giải pháp về nâng cao kỹ năng thực hiện tiến trình kết hợp PPTLNvà PPTQ trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL và PPTQ trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học”

3.1.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học không chỉ là trang bị kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn là hình thành ở học sinh cách thức chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kỹ năng xã hội do đó việc giáo viên nắm vững các kỹ năng cần thiết của quá trình thực hiện tiến trình kết hợp trên thực tiễn là rất quan trọng.

Đây là giải pháp nhằm trang bị cho đội ngũ giáo viên trường THPT Lương Đắc Bằng một số kỹ năng trong quá trình thực hiện kết hợp PPTLN và PPTQ để quá trình kết hợp này đem lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

3.1.4.2. Nội dung của giải pháp

Nội dung của giải pháp này là bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy GDCD trường THPT Lương Đắc Bằng những kỹ năng cần thiết để tổ chức kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học một cách có hiệu quả.

3.1.4.3. Cách thức thực hiện

Kết hợp PPTLN và PPTQ là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh cho nên quá trình lên lớp của nó khác hoàn toàn với cách dạy học truyền thụ kiến thức một chiều. Ở quá trình dạy học này không có hình ảnh học sinh thụ động tiếp thu, ghi chép kiến thức

giáo viên truyền đạt mà đó là những nhóm học sinh tích cực làm việc, tự lực, chủ động tiếp thu kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó, để điều kiển, định hướng cho hoạt động tự lực “làm ra” kiến thức mới của học sinh có hiệu quả, giáo viên dạy GDCD trường THPT Lương Đắc Bằng phải có những kỹ năng nhất định vì lúc này giáo viên là người “đi theo” hoạt động chủ động, sáng tạo của người học.

* Kỹ thuật chia nhóm

Như đã biết việc chia nhóm không mang tính quyết định đến chất lượng của giờ học nhưng nó có tác động mang tính định hướng tâm lý của người học. Như vẫn thường nói “đầu xuôi đuôi lọt”, nếu hoạt động chia nhóm phù hợp, phát huy được tính tích cực, linh hoạt của học sinh ngay từ những phút đầu sẽ rất thuận lợi cho việc tiến hành một giờ học mang tính tích cực, sôi động. Để thực hiện được điều đó quan trọng nhất là phải tránh được sự nhàm chán. Nhàm chán vì phải hoạt động mãi với những thành viên nhất định, nhàm chán vì phải giữ mãi một vai trò trong nhóm, nhàm chán vì mãi một kiểu chia nhóm… Do vậy, giáo viên cần:

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w