bố trí cho môn học… Có thể kiểm tra qua hình thức viết; qua hoạt động của các thành viên trong nhóm; qua kết quả trình bày của nhóm học tập; qua việc chuẩn bị đồ dùng học tập và đồ dùng trực quan (nếu giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị).
- Thước đo trong hoạt động đánh giá có thể là điểm, sản phẩm hoặc phần thưởng. Thường học sinh khá hứng thú với việc ghi nhận hoạt động của nhóm bằng phần thưởng.
* Công việc của học sinh
Trong quá trình kiểm tra đánh giá để đảm bảo tính khách quan giáo viên thường sử dụng một khoảng thời gian nhất định cho việc đánh giá của học sinh. Học sinh sẽ có những nhận xét, đánh giá của riêng mình về kết quả của nhóm bạn, kết quả của nhóm mình và hoạt động của các thành viên trong nhóm.
3.2. Giải pháp thực hiện kết hợp phương pháp thảo luận nhóm vàphương pháp trực quan trong dạy học phần Công dân với việc hình phương pháp trực quan trong dạy học phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học ở trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
3.1.1. Giải pháp nâng cao nhận thức việc kết hợp PPTLN và PPTQ trongdạy học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học” dạy học phần “Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học”
3.1.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học. Từ đó có sự phối hợp và tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiến hành các hoạt động kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học nội dung này.
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học thông qua việc xây dựng, ban hành quy chế thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nói chung, kết hợp PPTLN và PPTQ nói riêng cùng việc phối hợp thực hiện các hoạt động kết hợp PPTLN và PPTQ của Ban giám hiệu, giáo viên học sinh, cha mẹ học sinh.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành giải pháp
Hành động đúng cần được bắt nguồn từ nhận thức đúng. Về mặt lý luận, nhận thức của con người nếu phản ánh đúng đắn quy luật khách quan sẽ chỉ đạo hoạt động của con người trong thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy thực tiễn phát triển, hoàn thiện hơn và ngược lại, nếu nhận thức của con người về thực tại khách quan là sai lầm tất yếu sẽ cản trở sự phát triển của thực tiễn. Do vậy, vận dụng kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học chỉ đem lại hiệu quả cao khi những đối tượng liên quan có nhận thức đúng về vấn đề này. Cho nên Ban giám hiệu trường THPT Lương Đắc Bằng không nên xem nhẹ vai trò, vị trí của môn GDCD, đồng thời thường xuyên động viên, khuyến khích thầy, cô giáo tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, nhất là kết hợp PPTLN và PPTQ trong quá trình dạy học. Điều này đặc biệt quan trọng vì đây là đầu não hoạt động của nhà trường, nếu có thái độ xem nhẹ việc dạy và học môn GDCD thì tất yếu sẽ không thể đưa ra những chủ trương, giải pháp cũng như chỉ đạo cho hoạt động dạy học môn GDCD theo hướng kết hợp PPTLN và PPTQ được.