Do nhiều người trong xã hội chưa nhận thức được hết vai trò của môn GDCD trong việc hình thành nhân cách, góp phần vào những thành công trong

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 43 - 46)

GDCD trong việc hình thành nhân cách, góp phần vào những thành công trong cuộc sống của học sinh cùng với quan niệm học nhằm mục đích thi cử nên đã tác động xấu đến tâm thế học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức môn GDCD nói chung, phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học nói riêng.

Kết luận chương 1

Một trong những yếu tố quyết định trong quá trình giáo dục đó là lựa chọn và vận dụng phương pháp. Ở cấp học THPT điều này càng quan trọng. Nếu lựa chọn đúng cùng sự vận dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy học sẽ tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập do vậy đổi mới phương pháp dạy học trở thành vấn đề quan trọng trong giáo dục THPT hiện nay. Kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học là lựa chọn mang tính khả thi về mặt phương pháp.

Kết hợp PPTLN và PPTQ phát huy nhiều ưu điểm trong giảng dạy phần

Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học. Phương pháp này nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức triết học mang tính khái quát, trừu tượng. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng giáo viên cần xác định đây là hai phương pháp chủ đạo nhưng cần đặt nó trong mối liên hệ với các phương pháp khác để đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy. Hơn nữa việc kết hợp này cần phải phù hợp với nội dung, mục đích dạy học, đối tượng học sinh và điều kiện vật chất. Cho nên, không phải bài nào, phần nào cũng áp dụng.

Đối với đội ngũ giáo viên trường THPT Lương Đắc Bằng, đa số đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học nhưng trong thực tế việc vận dụng còn ít, quá trình vận dụng còn nhiều lung túng, hiệu quả đem lại chưa như mong đợi. Cho nên, giáo viên cần đầu tư, tìm tòi, mạnh dạn thực hiện các hình thức kết hợp PPTLN và PPTQ phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh để đem lại hiệu quả cao cho quá trình giảng dạy những kiến thức triết học.

Chương 2:

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN

CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LƯƠNG ĐẮC

BẰNG, HUYỆN HOẰNG HÓA, THANH HÓA

2.1.1. Mục đích thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng hóa, Thanh hóa nhằm khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của việc sử dụng PPTLN kết hợp với PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học (Chương trình GDCD lớp 10).

2.1.2. Giả thuyết thực nghiệm

Nếu thực nghiệm việc sử dụng kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học (Chương trình GDCD lớp 10) sẽ phát huy tốt tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức triết học. Từ đó thực hiện tốt mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ đặt ra. Chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đó. Nếu thành công sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào quá trình giảng dạy môn GDCD trong phạm vi rộng.

2.1.3. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng

Trường THPT Lương Đắc Bằng, khối 10 có 12 lớp, trong đó có 7 lớp ban Khoa học Tự nhiên (gồm 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5, 10A6, 10A7), 2 lớp ban Khoa học Xã hội (gồm 10A8, 10A9), còn lại là các lớp cơ bản. Do đó, chúng tôi chọn 3 lớp dạy thực nghiệm (lớp 10A1, 10A8, 10A10 )và 3 lớp dạy đối chứng (lớp 10A2, 10A9, 10A11) . Nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng có trình độ và điều kiện dạy học tương đối bằng nhau: Đều gồm 3 lớp với 1 lớp ban Khoa học Tự nhiên, 1 lớp ban Khoa học Xã hội và 1 lớp cơ bản; sĩ số các lớp giao động từ 40 học sinh/lớp đến 45 học sinh/lớp; điều kiện cơ sở vật chất của các lớp là như nhau và học lực của hai nhóm tương đối bằng nhau (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Thống kê điểm đầu vào của các lớp thực nghiệm và đối chứng tại trường THPT Lương Đắc Bằng

Điểm trung bình Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 8.0 => 10.0 8 6.25 5 3.97 7.0 => <8.0 27 21.09 27 21.42 5.0 => <7.0 83 64.84 82 65.08 <5.0 10 7.22 15 9.53 Tổng 128 100 126 100

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012– 2013)

2.1.4. Kế hoạch thực nghiệm

Được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013, chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Lên kế hoạch thực nghiệm, chọn bài để thiết kế giáo án. - Giai đoạn 2: Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại một số lớp của trường THPT Lương Đắc Bằng, tiến hành điều tra, khảo sát kết quả thực nghiệm đối chứng.

- Giai đoạn 3: Xử lý, phân tích số liệu thống kê kết quả thực nghiệm để rút ra quy trình sử dụng PPTLN kết hợp PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học.

2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

2.2.1. Thiết kế giáo án

Qua nghiên cứu và bằng kinh nghiệm dạy học, chúng tôi lựa chọn 3 tiết thuộc 2 bài để thiết kế giáo án thực nghiệm và giáo án đối chứng là:

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 43 - 46)