Phân tích sơ đồ cho thấy kết hợp PPTLN và PPTQ luôn nhận được sự hưởng ứng của học sinh Đó là một hình thức kết hợp phù hợp trong giảng

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 76 - 79)

hưởng ứng của học sinh. Đó là một hình thức kết hợp phù hợp trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học, phát huy được sự chủ động, tích cực của học sinh trong lĩnh hội tri thức triết học.

2.4 Kết luận thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là một bước không thể thiếu của quá trình nghiên cứu khoa học nói chung và chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Chính trị nói riêng. Tiến hành thực nghiệm mới đem lại kết quả trên thực tiễn để từ đó khẳng định tính hiệu quả của việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học. Thông qua sử dụng trong thực tế sẽ đem lại hiệu quả cao cho quá trình giáo dục: học sinh hăng say, tích cực, chủ động trong quá trình học tập và tự tin, linh hoạt hơn trong cuộc sống. Sau các giờ thực nghiệm, nhiều học sinh mong muốn sẽ được học tập với các phương pháp mà giáo viên đã sử dụng trong giờ dạy. Điều đó cho thấy, việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học là hoàn toàn có khả năng thực hiện. Có thể nghiên cứu và áp dụng vào trong các trường THPT ở Thanh Hóa và trong phạm vi cả nước.

Kết luận chương 2

Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm khẳng định tính đúng đắn của việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học. Trong suốt quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã chứng minh sự lựa chọn trên đem lại hiệu quả cao hơn so với sử dụng các phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều. Biến quá trình dạy học thành quá trình học sinh chủ động, tích cực, hứng thú lĩnh hội tri thức.

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã nghiên cứu, thiết kế 3 giáo án thực hiện trong 3 tiết học với bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng (tiết 1+2), bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (tiết 1) và tiến hành tại 3 lớp học thuộc các ban khác nhau (ban Khoa học Tự nhiên, ban Khoa học Xã hội và ban cơ bản). Để so sánh kết quả thực nghiệm chúng tôi đã đồng thời giảng dạy nội dung trên với các phương pháp có tính chất truyền thụ kiến thức một chiều, có hoặc không có sử dụng các phương tiện dạy học tại các lớp học có sĩ số, chất lượng học sinh, điều kiện vật chất tương đương với lớp thực nghiệm. Kết quả trưng cầu ý kiến học sinh cho thấy đa số học sinh hứng thú với việc kết PPTLN và PPTQ trong dạy học. Giờ học diễn ra sôi nổi, hào hứng, học sinh tích cực hoạt động để lĩnh hội tri thức. Và qua thống kê chất lượng bài làm 15 phút cho thấy kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Từ những kết quả nghiên cứu trên một lần nữa chúng tôi khẳng định việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học là một sự lựa chọn phù hợp cho quá trình dạy học ở nước ta hiện nay. Sự kết hợp này đã phát huy mạnh mẽ tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Do đó, đây chính là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học nói chung và nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD nói riêng.

Chương 3:

QUY TRÌNH, GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬNNHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN

CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNGPHÁP LUẬN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LƯƠNG ĐẮC BẰNG, HUYỆN HOẰNG HÓA, THANH HÓA3.1. Quy trình kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp 3.1. Quy trình kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học ở trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

3.1.1. Nguyên tắc thực hiện quy trình

3.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi quy trình dạy học kết hợp PPTLN và PPTQ phải được liên kết với nhau theo một logic chặt chẽ, yếu tố trước phải là điều kiện, tiền đề thực hiện chức năng của các yếu tố đứng sau, đồng thời các yếu tố đứng sau như là sự kế tục, sự hiện thực hóa các yếu tố đứng trước. Các thao

tác sư phạm của giáo viên phải phù hợp với thao tác của học sinh trong mỗi giai đoạn và ngược lại.

Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi:

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w