Phân tích kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra khảo sát, trưng cầu ý kiến học sinh

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 68 - 72)

- Tiến hành thực nghiệm lần thứ 3: tháng 11 năm 2012.

2.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra khảo sát, trưng cầu ý kiến học sinh

* Phân tích kết quả thực nghiệm

Bảng 2.2: Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm lần 1, lần 2 và lần 3 tại trường THPT Lương Đắc Bằng (3 lớp, 128 học sinh)

Điểm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Điểm 9 – 10 14 32.6 16 35.6 10 25 Điểm 7 – 8 20 46.5 18 40 18 45 Điểm 5 – 6 9 20.9 11 24.4 12 30 Điểm < 5 0 0 0 0 0 0 Tổng 43 100 45 100 40 100

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012– 2013)

Bảng 2.3: Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của các lớp đối chứng lần 1, lần 2 và lần 3 tại trường THPT Lương Đắc Bằng (3 lớp, 126 học sinh)

Lớp Lớp đối chứng lần 1 Lớp đối chứng lần 2 Lớp đối chứng lần 3 Điểm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Điểm 9 – 10 9 21.9 11 25.6 6 14.3

Điểm 7 – 8 17 41.5 14 32.5 16 38.1

Điểm 5 – 6 14 34.2 16 37.2 17 40.5

Điểm < 5 1 2.4 2 4.7 3 7.1

Tổng 41 100 43 100 42 100

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012– 2013)

Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả điểm kiểm tra 15 phút của các lớp thực nghiệm và đối chứng tại trường THPT Lương Đắc Bằng

Lớp Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Điểm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Điểm 9 – 10 40 31.2 26 20.6

Điểm 7 – 8 56 43.8 47 37.3

Điểm < 5 0 0 6 4.8

Tổng 128 100 126 100

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài, 2012– 2013)

Sơ đồ 2.1: Đồ thị biểu diễn tổng hợp kết quả điểm kiểm tra 15 phút của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Qua bảng 2.2, 2.3, 2.4 và sơ đồ 2.1 cho thấy cùng một nội dung bài giảng nhưng nếu vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau sẽ đem lại những kết quả khác nhau. Tại các lớp dạy thực nghiệm phương pháp được sử dụng chủ đạo là PPTLN và PPTQ, có sử dụng các phương tiện dạy học đa dạng cho thấy hoạt động dạy học đã đem lại kết quả cao, học sinh tích cực, chủ động, hào hứng hơn trong giờ học.

Cụ thể như sau: 3 lớp thực nghiệm với 128 học sinh không có học sinh nào bị điểm dưới 5, kể cả lớp cơ bản. Trong đó số lượng học sinh đạt điểm điểm giỏi là 40/128 học sinh, đạt 31.2% so với lớp đối chứng là 20.6% (như vậy là tỉ lệ học

sinh đạt điểm giỏi cao hơn 10.6%); số lượng học sinh đạt điểm khá là 56/128 học sinh (chiếm 43.8%); số lượng học sinh đạt điểm trung bình là 32/128 học sinh (chiếm 25.0%) ; đặc biệt xóa bỏ tình trạng học sinh không tiếp thu được bài học.

Kết quả này đã góp phần khẳng định việc kết PPTLN và PPTQ là một lựa chọn đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học.

Cũng qua bảng 2.4 và sơ đồ 2.1 cho thấy cùng một nội dung, một điều kiện học tập như nhau nhưng nếu giáo viên thiếu tích cực trong việc vận dụng các phương pháp phát huy sự chủ động nắm bắt tri thức của học sinh (thường lấy phương pháp thuyết trình làm phương pháp chủ đạo, ít vận dụng các phương tiện dạy học nhằm tích cực hóa phương pháp thuyết trình) hoặc thiếu linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp kết quả đem lại thường không cao.

Cụ thể: 3 lớp thực nghiệm với 126 học sinh, số học sinh đạt điểm giỏi là 25/126 học sinh (chiếm 20.6%); điểm khá là 47/126 học sinh (chiếm 37.3%); số điểm trung bình là 47/126 học sinh (chiếm 37.3%) và số học sinh chưa nắm được bài vẫn còn tồn tại với 6/126 học sinh (chiếm 4.8%). Như vậy số học sinh nắm kiến thức một cách sơ sài và chưa nắm được kiến thức còn khá cao chiếm tới 42.1%.

Những con số trên một lần nữa khẳng định vai trò của phương pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường THPT nói chung và phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học nói riêng.

* Phân tích kết quả chưng cầu ý kiến học sinh.

Sau khi kết thúc giờ dạy, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu chưng cầu ý kiến học sinh và nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả chưng cầu ý kiến học sinh sau giờ học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w