Phần thứ năm: Công dân với pháp luật.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 27 - 29)

Ngoài những bài học chính trong sách giáo khoa, chương trình còn dành thời gian cho các hoạt động thực hành, ngoại khóa, các vấn đề gắn với tình hình địa phương. Năm phần phần trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời có quan hệ với chương trình GDCD Trung học cơ sở theo nguyên tắc tích hợp, đồng tâm và phát triển.

Phần thứ nhất: Cung cấp những kiến thức cơ bản về triết học duy vật lịch sử và duy vật biện chứng giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về TGQ, PPL trong cuộc sống.

Phần thứ hai: Cung cấp một số giá trị đạo đức của con người Việt Nam mới. Nội dung này là sự phát triển những kiến thức của chương trình GDCD Trung học cơ sở, những kiến thức đã được nâng lên thành những giá trị đạo đức, tư tưởng, chính trị, lối sống giúp học sinh giải quyết hợp lí, có hiệu quả các mối quan hệ xã hội.

Phần thứ ba: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế của Đất nước từ đó xác định phương hướng trong học tập và lựa chọn ngành nghề trong tương lai.

Phần thứ tư: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về chính trị – xã hội để các em có thể xác định được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phần thứ năm: Cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, vị trí của pháp luật trong đời sống xã hội. Đây là phần phát triển nối tiếp những kiến thức pháp luật học sinh đã được cung cấp ở cấp học dưới. Từ đó giúp cho học sinh chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi của mình và đánh giá hành vi của người khác theo quyền hạn và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo phân phối chương trình phần thứ nhất được giảng dạy ở lớp 10. Với 9 bài lý thuyết cung cấp những kiến thức cơ bản về triết học Mác – Lênin, gồm:

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 27 - 29)