thiết. Trong quá trình học sinh thảo luận nhóm giáo viên chuyển từ vai trò người hướng dẫn hoạt động sang vai trò của người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết xem hoạt động của nhóm học tập có gì bất thường cần sự điều chỉnh không (lưu ý việc can thiệp của giáo viên vào nhóm cần tránh can thiệp trực tiếp vào từng cá nhân nhóm, nên thông báo với nhóm hiện tượng đó và để nhóm tự giải quyết).
Ví dụ:
Bài 5: tìm hiểu nội dung chất, lượng.
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu thông qua hoạt động thảo luận của nhóm các em sẽ có một cách hiểu mới về khái niệm chất và lượng khác với cách hiểu thông thường (cách hiểu theo nghĩa triết học). Sau đó giáo viên phát câu hỏi thảo luận cho từng nhóm học tập cùng muối, đường, chanh, ớt và hướng dẫn các em làm việc với đồ dùng trực quan được giao nhằm giải quyết nhiệm vụ được giao. Tiếp đó theo dõi tiến trình hoạt động của các nhóm, nhắc nhở khi cần thiết.
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu thông qua hoạt động của nhóm với đồ dùng trực quan học sinh sẽ hiểu được thực tiễn có những vai trò gì đối với nhận thức của mỗi người và của toàn nhân loại. Tiếp đó giáo viên giao câu hỏi thảo luận cho 4 nhóm học tập đã chia và giành khoảng 2 phút cho học sinh thảo luận về câu hỏi được giao, sau đó bật video, trình chiếu nội dung lên bảng phụ cho cả lớp theo dõi. Sau khi trình chiếu lần 1, lần 2 (2 lần này liên tiếp nhau) giáo viên dành thời gian cho học sinh trao đổi (khoảng ½ thời gian dành cho thảo luận) rồi trình chiếu lần 3. Và hướng dẫn học sinh theo dõi theo chủ điểm yêu cầu (đã được giao). Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên theo dõi hoạt động của từng nhóm và có những điều chỉnh nếu thấy thật sự cần thiết.
Bước 4: Kết luận nội dung bài học. Đây là bước không tốn nhiều công sức và thời gian của giáo viên nhưng nó lại rất quan trọng để đảm bảo cho học sinh nắm bài và ghi nhớ bài học một cách có trọng tâm và bền vững.
Sau khi thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày trước lớp, giáo viên cho lớp nhận xét, đóng góp ý kiến, đồng thời lúc này thu lại đồ dùng trực quan. Sau đó giáo viên tóm tắt tất cả các điểm chính và làm rõ bất kì điểm nào còn khác nhau về ý kiến rồi chốt lại các ý kiến, đưa ra những định hướng đúng, những vấn đề học sinh cần ghi nhớ sau khi thảo luận. Giáo viên có thể dùng lời nói, dùng sơ đồ hay chính các kết quả hoạt động của học sinh để chốt lại nội dung của bài học.
Ví dụ:
Bài 6: tìm hiểu khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để củng cố, kết luận nội dung bài.
SỰ VẬT ĐANGTỒN TẠI TỒN TẠI SỰ VẬT MỚI HƠN SỰ VẬT MỚI Phủ định lần 2 (Phủ định của phủ định) Phủ định lần 1
Bài 7: tìm hiểu nội dung Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức giáo viên sử dụng kết quả làm việc của học sinh 4 nhóm để kết luận bài học bằng cách treo kết quả của 4 nhóm theo thứ tự và đồng thời trên bảng. Kết quả hoạt động của mỗi nhóm trở thành một mảnh ghép để hoàn thành toàn bộ nội dung bài học.
* Công việc của học sinh
Bước 1: Học sinh thành lập nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Phân công trưởng nhóm, thư kí, nhiệm vụ của các thành viên, tổ chức chỗ ngồi thảo luận, đặt tên nhóm…
Bước 2: Nhóm theo dõi giáo viên trình bày mục tiêu, nhiệm vụ của bài học; cử đại diện lên nhận nhiệm vụ cụ thể cho nhóm; sau khi nhóm nhận biết một cách khái quát nhiệm vụ được giao sẽ lên nhận đồ dùng trực quan và dụng cụ học tập (khi giáo viên tự chuẩn bị). Nếu đồ dùng trực quan được dùng chung cho cả lớp thì nhóm học tập nghiên cứu theo hướng giải quyết nhiệm vụ được giao.
Bước 3: Sau khi nhận nhiệm vụ và đồ dùng trực quan, học sinh tiến hành thảo luận dưới sự điều hành của trưởng nhóm để đi đến giải quyết nhiệm vụ của cả nhóm; thư kí thực hiện việc ghi chép lại những ý kiến đã được thống nhất của cả nhóm.
Bước 4: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm và giao lại đồ dùng trực quan cho giáo viên. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung nếu thấy cần thiết.
Bước 5: Sau hoạt động của nhóm, đóng góp ý kiến của nhóm khác và kết luận, giảng giải của giáo viên các thành viên trong nhóm rút ra bài học cho bản thân và ghi chép những nội dung cần thiết vào vở học tập.
3.1.3.3. Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau quá trình dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” ở trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa
* Công việc của giáo viên
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của bất cứ quá trình dạy học nào nhằm xác định hoạt động của các khâu trong quá trình dạy học cũng như kết quả của nó. Kiểm tra đánh giá bên cạnh là cơ sở để giáo viên hiểu rõ học sinh về năng lực, thái độ học tập còn là nguồn động viên, khuyến khích học sinh say mê, tích cực hơn trong quá trình tự học, tự rèn luyện. Hoạt động kiểm tra, đánh giá khi thực hiện kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học ở trường THPT Lương Đắc Bằng cũng vậy. Hoạt động này bao gồm: