Thường xuyên thay đổi cách chia nhóm Điều này một mặt giúp cho các thành viên trong nhóm được thay đổi (vì chia nhóm được dựa trên tiêu chí

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 109 - 111)

các thành viên trong nhóm được thay đổi (vì chia nhóm được dựa trên tiêu chí nhất định, khi thay đổi các tiêu chí thành lập nhóm tất yếu dẫn đến thành viên

của nhóm cũng thay đổi theo) mặt khác kích thích hứng thú của học sinh. Như:

+ Thay vì giáo viên thường xuyên áp đặt thành viên nhóm học tập hãy cho học sinh được tự do lựa chọn thành viên của nhóm mình bằng cách chọn ra trưởng nhóm và yêu cầu trưởng nhóm thuyết phục các bạn vào nhóm của mình dựa trên tiêu chí số lượng thành viên, tỉ lệ nam nữ nhất định (tỉ lệ này giáo viên đưa ra sau khi nghiên cứu sĩ số, tỉ lệ nam nữ của lớp). Cách chia nhóm này ngoài việc hình thành nên một nhóm học tập làm việc hiệu quả do được hình thành một cách tự nguyện của các thành viên thì còn tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết phục – đây là một thuận lợi cho thành công trong cuộc sống của các em.

+ Thay vì cách chia nhóm một cách chung chung hãy cá nhân hóa nhóm học tập, như: chia nhóm theo sinh nhật, những học sinh sinh nhật vào mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông sẽ thành lập nhóm Mùa xuân, nhóm Mùa hạ, nhóm Mùa thu, nhóm Mùa đông (hay gọi là nhóm Mai, Trúc, Cúc, Tùng); theo sở thích; theo sở trường… Cách chia nhóm này tạo sự hứng thú lớn cho học sinh nhưng nó đòi hỏi giáo viên phải nắm bắt sâu sắc tâm lý, đời sống của học sinh.

+ Thay vì chia nhóm theo cách định trước hãy hình thành nhóm một cách ngẫu nhiên như thiết kế các thẻ có hình dạng khác nhau (các loài hoa, các con vật ngộ nghĩnh, hay đơn giản là những hình học…) sau đó cho học sinh bắt thăm, những ai có thẻ hình giống nhau thì cùng một nhóm.

+ Thay vì chia nhóm với các thành viên có năng lực khác nhau hãy chia nhóm cùng năng lực. Cách chia nhóm này giúp giáo viên dạy học mang tính chuyên sâu. Với những học sinh có học lực trung bình giáo viên sẽ lựa chọn vấn đề đơn giản ngược lại với những vấn đề khó, mang tính lý luận cao, phải phân tích, tổng hợp lượng kiến thức lớn sẽ dành cho đối tượng nhóm học sinh

có học lực giỏi. Đối với học sinh, cách chia nhóm này cũng có những thuận lợi trong tiếp thu kiến thức, tránh thái độ ỷ lại vào một số thành viên có học lực giỏi trong nhóm và đây cũng là điều kiện để học sinh có học lực tốt phát huy cao hơn nữa khả năng của mình.

+ Thay vì đặt tên nhóm một cách ngẫu nhiên, tùy thích thì hãy gắn tên nhóm với nội dung bài học, như lấy tên đồ dùng trực quan mà nhóm sắp làm việc, nội dung bài mà học sinh sắp nghiên cứu… để đặt tên cho nhóm. Cách đặt tên này giúp cho học sinh đặt tâm thế của mình vào bài học ngay từ bước thành lập nhóm.

* Kỹ thuật trưng bày đồ dùng trực quan

Đồ dùng trực quan là điều không thể thiếu được của phương pháp dạy học kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học. Vậy cần phải sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất cho quá trình dạy học? Đó là điều giáo viên dạy GDCD trường THPT Lương Đắc Bằng cần chú ý. Bởi đồ dùng trực quan không đem lại cho học sinh kiến thức triết học nhưng đồ dùng trực quan là chiếc cầu nối để học sinh chiếm lĩnh kiến thức triết học một cách vững chắc; trưng bày đồ dùng trực quan không phải bước mang tính quyết định đến hoạt động dạy học nhưng việc trưng bày đồ dùng trực quan một cách khoa học giúp cho học sinh làm việc thuận lợi, đem lại hiệu quả cao cho quá trình thảo luận nhóm. Do vậy trong trình bày đồ dùng trực quan giáo viên cần dựa trên quy luật nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 109 - 111)