Kết luận chương 3
Sử dụng kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học ở trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa cần phải được tuân theo một quy trình nhất định. Từ khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên và học sinh đến khâu tổ chức thực và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học tập đều phải được chú ý đúng mức. Mỗi khâu có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng và nằm trong một chỉnh thể để quá trình dạy học được thực hiện một cách thống nhất, khoa học và có hiệu quả cao.
Cùng với việc thực hiện quy trình nêu trên việc sử dụng kết hợp PPLN và PPTQ để dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học
ở trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa chỉ đem lại hiệu quả cao khi có những thay đổi trong nhận thức của cả một hệ thống giáo
dục từ cấp quản lý đến giáo viên và học sinh nhà trường, cũng như những thay đổi trong nhận thức của xã hội (đặc biệt là cha mẹ học sinh). Từ những nhận thức đúng đắn về vấn đề để có được chủ trương, đường lối đúng đắn mang tính chỉ đạo lâu dài, cũng như những hướng dẫn cụ thể cho quá trình thực hiện. Và quan trọng nhất là việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn dạy học. Chỉ có việc tổ chức thực hiện một cách bài bản, khoa học làm cho quá trình kết hợp PPTLN và PPTQ diễn ra thành công mới đem lại ý nghĩa cho công tác giáo dục, mới chính là mục đích của nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình thực hiện đó cần có sự nỗ lực, hợp tác của Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa, Ban giám hiệu, giáo viên dạy GDCD, học sinh khối 10 trường THPT Lương Đắc Bằng và xã hội. Trong đó hoạt động tích cực của giáo viên có vai trò quyết định. Do đó, để thực hiện thành công bên cạnh vững kiến thức giáo viên dạy GDCD của nhà trường cần rèn luyện, hình thành cho mình những kỹ năng cần thiết.
C. KẾT LUẬN
1. Sử dụng các phương pháp tích cực vào quá trình dạy học với mục đích lấy người học làm trung tâm là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm nghiên cứu – đây là hướng đi đúng đắn cho giáo dục nước ta hiện nay, chuyển từ dạy nhồi nhét kiến thức sang dạy cách học, chuyển từ học thụ động sang học chủ động, tích cực. Chính vì vậy cho thấy sự kết hợp PPTLN và PPTQ là một phương pháp phù hợp, đáp ứng đầy đủ quan điểm dạy học tích cực, có thể vận dụng trong dạy các môn học ở THPT (trong đó có môn GDCD). Tuy nhiên để việc vận dụng đem lại kết quả cao thì không thể tiến hành một cách tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở: nắm vững cách tiến hành, các bước thực hiện, các yêu cầu sư phạm khi sử dụng; việc sử dụng phải phù hợp với nội dung dạy học, đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất; Đặc biệt không được tuyệt đối hóa việc sử
dụng kết hợp PPTLN và PPTQ trong một tiết dạy mà cần sử dụng linh hoạt cùng với các phương pháp khác.
2. Từ thực tiễn thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa cho thấy việc kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD nói chung và phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học nói riêng.
Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm hứng thú, tích cực hơn các lớp đối chứng; chất lượng bài kiểm tra sau giờ học cũng cho thấy học sinh các lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điều này khẳng định việc thiết kế giáo án thực nghiệm và tổ chức dạy học trên lớp là phù hợp, khẳng định giả thuyết thực nghiệm là khoa học, đúng hướng; học sinh học tập nghiêm túc, hăng say, thích thú, chủ động chiếm lĩnh tri thức; mục tiêu dạy học đặt ra đã đạt được. Do vậy, có thể sử dụng kết hợp PPTLN và PPTQ trong quá trình dạy học phần
Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học ở các trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa và trong phạm vi cả nước.
3. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi đề xuất quy trình và giải pháp kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học (thuộc chương trình GDCD lớp10) ở trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cụ thể phải tuân theo các quy trình như: thiết kế bài dạy, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để quy trình đem lại kết quả cao cần có sự thay đổi trong nhận thức của các đối tượng có liên quan; có chủ trương đường lối đúng đắn mang tính chỉ đạo lâu dài, định hướng cho việc tổ chức thực hiện của các cấp quản lí; có thái độ nghiêm túc, tích cực trong tổ chức
thực hiện nhằm đem lại kết quả cao trong truyền thụ kiến thức và rèn luyện các kỹ năng xã hội cho học sinh.
Sử dụng kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Những nhiệm vụ được giải quyết trong đề tài này giúp chúng ta thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD trong trường THPT và góp phần làm phong phú thêm lý luận phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Thực nghiệm sư phạm của đề tài đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị và tính khả thi của việc sử dụng kết hợp PPTLN và PPTQ trong dạy học phần Công dân với việc hình thành TGQ, PPL khoa học ở trường THPT. Việc đề xuất quy trình và điều kiện cần thiết đã vạch ra con đường để thực hiện có hiệu quả quá trình dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.