Nên tham khảo đồ cùng trực quan của các môn học khác tại phòng dụng cụ, thí nghiệm của nhà trường vì học sinh sẽ không bỡ ngỡ khi làm việc;

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 88 - 90)

dụng cụ, thí nghiệm của nhà trường vì học sinh sẽ không bỡ ngỡ khi làm việc; giáo viên giảm được thời gian và công sức tìm kiếm, vận chuyển.

Ví dụ:

Bài 5: tìm hiểu nội dung Quan hệ về sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất lựa chọn video về 3 trạng thái của nước và vận động của các phân tử nước ở 3 trạng thái (video này có thể mượn tại phòng đồ dùng dạy học của tổ Hóa).

Bài 6: tìm hiểu nội dung Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng lựa chọn video về sự sinh trưởng của loài bướm.

Bài 7: tìm hiểu nội dung Thế nào là nhận thức cho học sinh chuẩn bị đồ dùng trực quan, gồm: muối, chanh, đường, ớt.

* Công việc của học sinh

Học sinh nghiên cứu bài học trước thông qua sách giáo khoa, chuẩn bị một số đồ dùng học tập, chuẩn bị đồ dùng trực quan theo yêu cầu của giáo viên.

3.1.3.2. Giai đoạn 2: Thực hiện tiến trình dạy học theo tư tưởng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” ở trường Trung học phổ thông Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

* Công việc của giáo viên

Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài học một cách sinh động, hấp dẫn nhằm lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập.

Đây không phải là trọng tâm của tiết học nhưng nó góp một vai trò nhất định vào thành công của giờ học. Một cách vào bài cuốn hút sẽ kích thích học sinh chủ động đặt mình vào tiến trình của giờ học. Cách giới thiệu bài học tùy thuộc vào năng khiếu của giáo viên. Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách kể chuyện, có thể đặt học sinh vào tình huống có vấn đề hoặc bằng cách khái quát lại nội dung bài cũ có liên quan…

Bước 2: Thành lập nhóm.

Khi đến nội dung dự kiến sử dụng kết hợp PPTLN và PPTQ, giáo viên tiến hành chia lớp thành các nhóm học tập. Dựa vào nội dung bài học, quy mô lớp học, điều kiện vật chất để giáo viên phân chia lớp thành bao nhiêu nhóm, quy mô các nhóm như thế nào, thời gian tồn tại của nhóm… Thường việc phân chia nhóm học tập giáo viên dựa vào cấu trúc của phần cần thảo luận để phân chia số lượng các nhóm, điều này khá thuận lợi cho việc lên lớp vì khi ghép các kết quả của các nhóm theo một trật tự thì sẽ hình thành nên một nội dung phần học, bài học hoàn chỉnh.

Khi nhóm đã được xác định, cần phân chia nhiệm vụ cho các thành viên như việc chọn trưởng nhóm, thư kí. Công việc này giáo viên có thể phân công hoặc để cho học sinh tự quyết định, nhưng cần dựa trên nguyên tắc tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành viên được trải qua nhiệm vụ trưởng nhóm, thư kí qua các lần thảo luận nhóm khác nhau.

Giáo viên nên thông báo cho học sinh thời gian tồn tại của nhóm. Điều này giúp cho học sinh xác định được trọng tâm cần thảo luận, cách tổ chức cho các thành viên làm việc, hình thành kỹ năng tổ chức công việc... Tóm lại, học sinh chủ động trong công việc của mình.

Ví dụ:

Bài 4: tìm hiểu nội dung Thế nào là mâu thuẫn. Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm, nghiên cứu và trình bày nội dung trong khoảng thời gian từ 20 phút đến 25 phút (phần trình bày tối đa 4 phút) vì nội dung này được bố trí dạy trong thời lượng 1 tiết học.

Bài 6: tìm hiểu nội dung Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng giáo viên có thể chia lớp thành 3 nhóm học tập vì nội bài học cho thấy quy luật phủ định của phủ định diễn ra trong cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy nên khi ghép kết quả nghiên cứu của các nhóm, học sinh sẽ nhận thấy cách thức, quy mô hoạt động của quy luật; thời gian hoạt động của nhóm trong khoảng thời gian 20 – 25 phút vì phần học được phân bố với thời lượng 1 tiết.

Bài 7: tìm hiểu nội dụng Thế nào là nhận thức giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học tập, nghiên cứu nội dung thảo luận trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút (phần trình bày tối đa 4 phút) vì phần này chiếm ½ nội dung bài học của tiết 1.

Bước 3: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu bài học theo hướng kết hợp PPTLN và PPTQ.

Đây là bước quan trọng nhất của tiến trình kết hợp. Bài giảng có thành công hay không, học sinh có lĩnh hội được tri thức không phụ thuộc vào việc giáo viên tổ chức lớp như thế nào. Trong quá trình tổ chức giáo viên cần:

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp trực quan trong dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học. (Qua khảo sát tại trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa) (Trang 88 - 90)