1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3 thanh chương nghệ an

96 866 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 872,5 KB

Nội dung

Thực tế cho thấy, hiện nay ở huyện Thanh Chương còn nhiều nơi đanggặp khó khăn về kinh tế - xã hội, mức sống còn thấp thì ở những nơi đó việctìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng d

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học vinh

==== ====

Võ Hải an

Các giải pháp nâng cao chất lợng dạy học phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phơng pháp luận khoa học’’ môn GDCD

1 Tớnh cấp thiết của đề tài

Cựng với xu thế chung của toàn thế giới, nước ta đang bước vào thời kỳCụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ với mục tiờu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam

cơ bản trở thành một nước cụng nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế Đểđỏp ứng yờu cầu của giai đoạn mới, một trong những vấn đề vừa cấp bỏch vừa

Trang 2

mang tính chiến lược hiện nay là xây dựng một nền giáo dục có chất lượngngày càng cao, mà đặc biệt là: “Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phụcnhững tiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại, phảităng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêunước, ý chí vươn lên vì tương lai bản thân và tiền đồ đất nước” [13; 28]; “Ưutiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình,nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vàtăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả suy nghĩ sáng tạo vàđộc lập của học sinh, sinh viên Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viênkhát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền với lập nghiệp củabản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinhviên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ Việt Nam hiện đại Triển khaithực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục, đàotạo” [12; 207].

trọng của Giáo dục và Đào tạo trong sự nghiệp phát triển của đất nước, mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của trường THPT phải trang bị tri thức vănhoá, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn cho họcsinh Trong đó, môn Giáo dục công dân được xác định là môn có vị trí quantrọng trong việc hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộngsản chủ nghĩa cho thanh niên Vì vậy, việc đổi mới và tăng cường nâng caohơn nữa chất lượng trong dạy học bộ môn Giáo dục công dân đang là việc làmhết sức cấp bách và cần thiết

Thực hiện yêu cầu đổi mới, từ năm 2006 - 2007, ngành Giáo dục và Đàotạo Nghệ An đã phát động trong toàn thể đội ngũ giáo viên nói chung và giáo

Trang 3

viên dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng phong trào đổi mới phươngpháp dạy học, tiến hành soạn giáo án theo yêu cầu mới, tổ chức nhiều tiết dạythao giảng, hội giảng trong các nhà trường, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của học sinh, tạo điều kiện để giáo viên làm quen và vận dụng cácphương pháp dạy học tích cực vào dạy học theo chương trình sách giáo khoamới Sau 3 năm thực hiện chương trình và đổi mới phương pháp dạy học, quakhảo sát thực tế cho thấy phong trào đổi mới phương pháp dạy học bước đầu

đã thu được nhiều kết quả khả quan Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn,vướng mắc, một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa chịu khó cải tiến phươngpháp dạy học vẫn còn hiện tượng “đọc chép” trong các giờ dạy học, phươngpháp chủ yếu vẫn là diễn giảng, thuyết trình, nhiều tiết học giáo viên vẫn làmviệc quá nhiều, học sinh chưa thật sự chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếpnhận, làm chủ kiến thức Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành nghiên cứucác phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng môn Giáo dục công dân để

áp dụng vào dạy học các trường THPT, nhằm phát huy tính tích cực của họcsinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác trong tậpthể, rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng các kiến thức triết học, kinh tế,đạo đức, pháp luật… vào cuộc sống thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạicho các em niềm vui, sự yêu thích qua từng tiết học, bài học

Thực tế cho thấy, hiện nay ở huyện Thanh Chương còn nhiều nơi đanggặp khó khăn về kinh tế - xã hội, mức sống còn thấp thì ở những nơi đó việctìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học còn nhiều rất hạn chế.Bản thân tôi, là người giáo viên từng dạy học nhiều năm ở vùng miền núi quatìm hiểu dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa hoc’’ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT ThanhChương 3 - Thanh Chương - Nghệ An cho thấy việc dạy học ở đây vẫn thiên

về hướng thầy đọc - trò chép, học sinh thụ động trong việc tìm hiểu và nắmbắt kiến thức, vì thế đa số học sinh ở đây rất lười, ngại học bộ môn Giáo dục

Trang 4

công dân Xuất phát từ thực trạng đó, cho nên việc nghiên cứu tìm ra các giảipháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục công dân nói chung vàphần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoahoc’’ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 nóiriêng là hết cấp bách và cần thiết.

Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài "Các giải pháp nâng cao chấtlượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học’’ môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT ThanhChương 3 làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay việc tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học

đã được các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà giáo dục quan tâm ở nhiều góc

độ khác nhau Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân ởbậc THPT là đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bốrộng rãi, nhiều công trình nghiên cứu đã có những đóng góp to lớn như:Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân dùng cho THPT, (Phùng Văn Bộ(Chủ biên), Trường Đại học sư phạm 1 Hà Nội, năm 1994); Phương pháp và

tư liệu giảng dạy môn Giáo dục công dân (Lê Đức Quảng, Nxb Giáo dục, năm1998); Tổ chức thảo luận nhóm trong quá trình dạy học môn giáo dục học chosinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Lai Châu (Luận án tiến sĩ của Bùi QuangHuy, năm 1999); Một số biện pháp nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinhTHPT ở thành phố Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ của Trần Văn Khanh, năm2001); Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường (Phan Trọng Ngọ,Nxb Đại học sư phạm, năm 2005); Vận dụng những phương pháp dạy học tíchcực trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương phápluận khoa học’’ ở Trường THPT hiện nay (Qua khảo sát một số trường THPT

ở tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Ngân, năm 2008)

Trang 5

Như vậy, từ các góc độ khác nhau, các tác giả đều tập trung nghiên cứu,phân tích thực trạng giảng dạy môn Giáo dục công dân, sự cần thiết phải đổimới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy họcmôn Giáo dục công dân ở trường THPT.

Trong bài viết: Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sứcsống mới cho giáo dục ở thời đại mới; Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số1/1995, tác giả Trần Hồng Quân phân tích: Muốn đào tạo con người khi vàođời là con người tự chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp dạy học cũngphải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làmmột cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động học tập ở nhàtrường Phương pháp nói trên trong khoa học giáo dục thuộc về hệ thống cácphương pháp dạy học nâng cao tính tích cực của người học [22; 8]

Nguyễn Văn Vọng viết: Đổi mới giảng dạy là đổi mới cách thức tổ chứccác hoạt động giáo dục của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, của nhà trường

để xây dựng cách thức, phương pháp học tập của học sinh theo hướng pháthuy tính tích; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn Đổi mới đạo đức giảng dạy không phủ nhận phươngpháp giáo dục truyền thống, không bác bỏ một phương pháp cụ thể nào, mà là

sự kế thừa, nâng cao; là sự kết hợp các phương pháp một cách hợp lý, phùhợp với đối tượng và điều kiện thực tế [28; 2]

Những công trình trên tuỳ theo mục đích nghiên cứu của mình mà cócông trình đi sâu vào tính hiệu quả của việc đổi phương pháp dạy và học mônGiáo dục công dân ở bậc THPT, hoặc đi sâu vào khai thác tính hiệu quả củamột phương pháp nào đó như: nêu vấn đề, thuyết trình, hay đàm thoại trongday học môn Giáo dục công dân Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một côngtrình nào nghiên cứu chuyên đề này một cách cụ thể nhằm nâng cao nhậnthức ban đầu cho học sinh về thế giới quan và phương pháp luận biện chứng,

Trang 6

giúp HS hiểu được bản chất của thế giới cũng như các quy luật vận động vàphát triển của nó, đồng thời thấy được các mối quan hệ biện chứng giữa cáchoạt động của chủ thể và khách thể với nhau, từ đó hình thành kỹ năng vậndụng những tri thức triết học để phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hộithông thường cho học sinh THPT ở các vùng nói chung và đặc biệt ở nhữngvùng đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội như: vùng miền núi, rẻo cao,vùng dân tộc, vùng ven biển nói riêng Vì lý do trên nên tôi chọn đề tài "Cácgiải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thànhthế giới quan, phương pháp luận khoa hoc’’ môn Giáo dục công dân lớp 10 ởTrường THPT Thanh Chương 3 làm luận văn thạc sĩ tốt nghiệp.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp có tính khảthi nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thếgiới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ởTrường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích đã nêu, luận văn có 3 nhiệm vụ:

- Tìm hiểu nhận thức chung về môn Giáo dục công dân ở trường THPThiện nay và thực trạng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở TrườngTHPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An

- Đề ra một số giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học phần

“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mônGiáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3

- Tiến hành thực nghiệm ở Trường THPT Thanh Chương 3 về cải tiếnphương pháp dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10

4 Phạm vi nghiên cứu

Trang 7

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:

Hoạt động dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan,

phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPTThanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An

Khảo sát thực trạng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới

quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10, đi vào tìmhiểu điều tra phương pháp truyền thụ của giáo viên và việc lĩnh hội tri thứccủa học sinh ở phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, ph ươngpháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT ThanhChương 3 - Thanh Chương - Nghệ An

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là: Phương pháp trựcquan, phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp thực nghiệm, phươngpháp phân tích, tổng hợp, thống kê và một số phương pháp khác…

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn được trình bày tương đối có hệ thống, toàn diện và thực trạngviêc vận dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học học phần “Côngdân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáodục công dân lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương -Nghệ An

Luận văn là nguồn tư liệu bổ sung cho việc vận dụng giải pháp để nângcao chất lượng dạy học học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan,phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT

để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh.Luận văn có thể là nguồn tư liệu tham khảo đối với những người quantâm về lĩnh vực này, người dạy, người học, người nghiên cứu

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Mục lục, Tài liệu tham khảo, Luận văn

gồm 3 chương; 7 tiết

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Trang 8

Chương 2: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An Chương 3: Thực nghiệm giải pháp: Cải tiến phương pháp dạy học phần

“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 theo hướng nâng cao tính tích cực học tập của học sinh ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trang 9

1.1 Môn GDCD nói chung và nội dung, vị trí của phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp 10 ở Trường THPT hiện nay

1.1.1 Môn Giáo dục công dân ở trường THPT hiện nay

Cũng như các môn học khác, môn Giáo dục công dân có chức năng giáodục thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh ở trường THPT.Nhưng khác các môn học khác: Môn Giáo dục công dân có mục tiêu giáo dụchọc sinh THPT trở thành những công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam…, mônGiáo dục công dân góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người laođộng mới, hình thành ở họ những phẩm chất, năng lực, nhân cách của ngườicông dân mới [4; 8]

Vì vậy, “Môn học có vị trí hàng đầu trong việc định hướng và phát triểnnhân cách của học sinh ở trường THPT, góp phần đắc lực vào việc thực hiệnmục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhâncách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và thanh niêncông dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống laođộng, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6; 26] Tuy nhiên, trên thực tếhiện nay việc dạy và học môn Giáo dục công dân còn rất nhiều vấn đề đặt rađối với người quản lý, người dạy và người học

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ môn Giáo dục công dân ở THPT gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển ở học sinh lý tưởng sống đúngđắn, cao đẹp, hình thành những phẩm chất, năng lực cơ bản của con ngườiViệt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Những phẩm chất đạođức, tư tưởng chính trị, lối sống phải là những giá trị của con người ViệtNam, nó được thể hiện ở nhận thức, hành vi, tình cảm và niềm tin với tư cách

là một chủ thể của sự phát triển nhân cách, phát triển xã hội Góp phần hình

Trang 10

thành nên những năng lực cơ bản như: tự hoàn thiện bản thân, nâng cao khảnăng giao tiếp và ứng xử, tổ chức quản lý, hoạt động chính trị – xã hội, hợp tác

và cạnh tranh lành mạnh, định hướng lao động nghề nghiệp xã hội sau khi tốtnghiệp, thích ứng với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể trong quá trìnhphát triển của xã hội Học tập tốt môn Giáo dục công dân sẽ giúp các emphát triển cân đối, hài hoà giữa các giá trị; giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ,giữa nhận thức và hành động, để từ đó hình thành ở các em tình cảm, niềm tin

và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trước sự phát triển của đất nước, giúp các

em có đủ những hiểu biết cơ bản để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan,góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống đang đặt ra Trongmỗi chúng ta, ai cũng biết môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò và nhiệm

vụ rất quan trọng trong trường THPT đối với việc hình thành và phát triểnnhân cách học sinh - đó là những người chủ tương lai của đất nước Nhưngtrong thực tế hiện nay thì việc dạy học môn học này ở trường THPT nóichung và Trường THPT Thanh Chương 3 nói riêng còn gặp nhiều khó khănbất cập vì từ trước đến nay nó vẫn được xem là môn học phụ có vai trò thứyếu và mờ nhạt trong nhà trường Sẽ không hình thành được thế giới quan,phương pháp luận, những phẩm chất đạo đức cũng như kỹ năng và thái độ cầnthiết cho học sinh nếu như không đổi mới phương pháp dạy học phần “Côngdân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáodục công dân theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, gắnhoạt động dạy và học với hoạt động xã hội, hoạt động lao động sản xuất vàcác hoạt động thực tiễn khác

Dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và phần “Công dân với việchình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” nói riêng thường diễn

ra một cách khô khan, nặng nề, đơn điệu, ít gây hứng thú cho học sinh Do đóchất lượng và hiệu quả của việc dạy học phần này còn thấp, chưa đem lại chohọc sinh những điều bổ ích, việc học tập chưa gắn với thực tiễn đặc biệt là

Trang 11

những thay đổi mau lẹ đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay Thực trạng trênđây do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Việc nhận thức chưa đầy đủ của không ít cán bộ, giáo viên về tầm quantrọng của môn Giáo dục công dân trong nhà trường, coi đây là môn học phụnên dạy thế nào cũng được, học thế nào cũng được, kết quả học tập của họcsinh như thế nào không quan trọng lắm (trên thực tế môn học này chưa baogiờ được đem vào thi tốt nghiệp ở THPT) Vì vậy, phụ huynh học sinh cũngkhông quan tâm và chú ý động viên con em tích cực học tập bộ môn này.Đội ngũ những người giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, một số giáoviên chưa được đào tạo một cách khoa học, có hệ thống nên còn thiếu về trithức chuyên ngành và nghiệp vụ giảng dạy Một số người là giáo viên ở bộmôn khác chuyển qua đảm nhiệm môn Giáo dục công dân, coi môn học này làmôn học trái chuyên môn nên chỉ giảng dạy cho đủ số tiết quy định Vì thế, họxem nhẹ chưa chú trọng đầu tư công sức, thời gian học hỏi tìm tòi các phươngpháp dạy học để dạy tốt môn học này Thậm chí nhà trường buông lỏng quản

lý việc dạy học môn Giáo dục công dân, còn có tình trạng cắt xén giờ học mộtcách tuỳ tiện, nhất là về cuối kỳ, cuối năm, làm ảnh hưởng đến tâm lý của thầy

và trò Nhà trường còn thiếu những biện pháp phù hợp, có hiệu quả nhằmđộng viên, khuyến khích giáo viên tích cực đầu tư thời gian công sức để khaithác làm phong phú như sau bài học và cải tiến phương pháp dạy học Do vậy,nhiều giáo viên môn Giáo dục công dân còn thiếu tâm huyết, thiếu sự nhiệttình để dạy tốt môn học này Bên cạnh đó môi trường xã hội mà các em đangsống còn tồn tại nhiều điều không tốt, tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức vàhành động của các em

Hiện nay ở nhiều trường THPT còn thiếu nhiều các trang thiết bị,phương tiện và các điều kiện phục vụ dạy học môn Giáo dục công dân, nộidung sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ dạy học còn thiếu và tồn tại

Trang 12

những bất cập như: chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của xã hội, nhu cầu củangười học gây không ít khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học Chỉ

có đổi mới căn bản nội dung, phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạođược sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năngđộng, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nước ta đanghội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đang hướng tới một

“Nền kinh tế tri thức’’

Ở điều 28, chương II - Luật Giáo dục 2008 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáodục phổ thông phải vừa phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; bồidưỡng khả năng tự học, khả năng tự làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh” [21; 17]

Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc THPT được áp dụng đạitrà từ năm 2006 – 2007 nói chung và phần “Công dân với việc hình thành thếgiới quan, phương pháp luận khoa học” nói riêng cũng được đổi mới và ápdụng giảng dạy từ học kỳ một năm học 2007 – 2008 Xuất phát từ mục tiêu vàyêu cầu của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân trongtrường THPT nhằm giúp học sinh:

- Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phương

pháp luận biện chứng Biết được một số phạm trù cơ bản của đạo đức học;hiểu một số yêu cầu đạo đức đối với người công dân hiện nay Biết được một

số phạm trù và quy luật kinh tế cơ bản, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước.Biết được bản chất của Nhà nươc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Hiểu đường lối, quan điểm của Đảng, các chính sách quan trọng của Nhànước về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay Hiểu bản chất

và vai trò của Pháp luật đối với sự phát triển của công dân, đất nước, nhân

Trang 13

loại Hiểu quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện đường lối Quan điểmcủa Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; hiểu trách nhiệm đạo đức,trách nhiệm tham gia phát triển kinh tế của công dân.

- Về kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các

hiện tượng, các sự kiện, các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứatuổi Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp các giá trị xã hộiBiết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh, phê phán đối với các hành

vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân

- Về thái độ: Yêu cái đúng, cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành

vi tiêu cực Yêu quê hương, đất nước; trân trọng và phát huy các giá trị truyềnthống của dân tộc Tin tưởng vào các đường lối, chủ trương của Đảng; tôntrọng pháp luật, chính sách của Nhà nước và các quy định chung của cộng

động, của tập thể, có hoài bão và mục đích sống cao đẹp Vì thế yêu cầu của

việc nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân trong trường THPThiện nay là:

Phải kế thừa, phát triển kết quả dạy học của môn đạo đức ở Tiểu học vàmôn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở Mục tiêu, nội dung môn Giáo dụccông dân ở Trung học phổ thông phải góp phần củng cố, phát triển hệ thốnggiá trị đạo đức, văn hoá, pháp luật, tư tưởng chính trị, lối sống mà học sinh đãđược hình thành ở Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng thời, giúp học sinhnhận rõ trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, trang bị cho học sinh phương pháp luận đúng đắn để học sinh có đủ bảnlĩnh, đủ năng lực chủ động và tự giác xác định phương hướng phát triển củabản thân sau khi tốt nghiệp THPT

1.1.2 Nội dung, vị trí phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10

Trang 14

Nội dung chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10 từ năm học

2006 - 2007 được cấu trúc thành hai phần:

- Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học

- Phần thứ hai: Công dân với đạo đức

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung phân tích nộidung chương trình, giới thiệu sơ bộ các bài ở phần một “Công dân với việchình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” Như vậy, phần “Côngdân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” là phầnđầu trong chương trình học của môn Giáo dục công dân lớp 10 bậc THPT Mục tiêu của phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương

pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10.

Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với kháchthể qua các mối quan hệ: Thực tiễn với nhận thức, tồn tại xã hội với ý thức

xã hội, con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội

Trang 15

Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, thamgia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động của cộng đồng.

Nội dung phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương

pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 được xếp thành 9 bài:

Bài 1 (2 tiết): Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Bài 2 (2 tiết): Thế giới vật chất tồn tại khách quan.

Bài 3 (1 tiết): Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.

Bài 4 (2 tiết): Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Bài 5 (1 tiết): Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Bài 6 (1 tiết): Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.

Bài 7 (2 tiết): Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Bài 8 (3 tiết): Tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Bài 9 (2 tiết): Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển

của xã hội

Như vậy, phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phươngpháp luận khoa học” gồm hai mạch nội dung và các mạch này có quan hệ mậtthiết với nhau Nội dung của các mạch được thể hiện:

Một là, những quan điểm duy vật biện chứng chung nhất về thế giới,

mạch này trình bày về bản chất của thế giới, sự vận động và phát triển của thếgiới vật chất tuân theo những quy luật khách quan, con người có khả năngnhận thức và cải tạo được thế giới khách quan

Hai là, một số quan điểm duy vật biện chứng về xã hội và con người.

Mạch này trình bày quan điểm cơ bản nhất của triết học Mác - Lênin về tồntại xã hội và ý thức xã hội, về con người - chủ thể của lịch sử

Vị trí phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp

luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 là trang bị cho học sinh

“những tri thức ban đầu về thế giới quan duy vật, phương pháp luận biệnchứng để từ đó chống lại những quan điểm duy tâm, siêu hình về thế giới,

Trang 16

từng bước hình thành tư duy biện chứng duy vật - công cụ quan trọng đểnhận thức và cải tạo thế giới [25; 1], làm cơ sở cho quá trình nhận thức cácnội dung như: đạo đức, kinh tế, chính trị - xã hội và pháp luật Tuy nhiên, sovới trình độ học sinh lớp 10 với độ tuổi phổ biến là 15 thì việc nhận thức cácnội dung của chương trình không thuận lợi, dễ dàng, nhất là đối với học sinhvùng miền núi, học sinh là con em các dân tộc thiểu số So với chương trìnhtrước đây thì những nội dung triết học lớp 10 được học trong suốt cả năm học,bao gồm 11 bài (đã giảm tải) với những nội dung “triết học phổ thông”.Chương trình mới hiện nay được tinh giản rất nhiều, chỉ khai thác những kháiniệm, phạm trù, nguyên lý phục vụ cho việc hình thành cơ sở ban đầu về thếgiới quan, phương pháp luận cho học sinh, giúp các em hiểu rõ các quy luật tựnhiên, xã hội ảnh hưởng đến con người, hiểu rõ hơn về tồn tại và phát triểncủa giới tự nhiên Từ đó các em có nhận thức và hành động phù hợp với bảnthân, phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội mặc dù đối với các

em - là những học sinh đầu cấp THPT

1.2 Thực trạng dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An

1.2.1 Giới thiệu đôi nét về trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh chương - Nghệ An

Trường THPT Thanh Chương 3 vốn tiền thân là một phân hiệu củaTrường cấp 3 Thanh Chương I (1972-1975), chính thức mang tên Cấp 3Thanh Chương 3 vào ngày 15 tháng 10 năm 1975 Những ngày đầu thành lập,thầy và trò của trường đã vượt qua bao khó khăn gian khổ: đào hào, đắp luỹ,dựng lán, đốt gạch, nung vôi để từ những mái nhà tranh tre nứa mét tại đồi cây

mẹ Ưởn (Làng Hoa) đến ngôi trường THPT khang trang, bề thế như hôm naytrên rú Cồn Vệ này Trường THPT Thanh Chương 3 là một trong nhiều trườngcủa miền quê Thanh Chương còn nhiều gian khó đã bền bỉ phấn đấu và trưởng

Trang 17

thành với các phần thưởng xứng đáng mà Đảng, Chính quyền và nhân dân đãgiành cho, trong đó quan trọng nhất là niềm tin, là tình yêu thương và cả sựbao dung, mến phục THPT Thanh Chương 3, từ ngày đó đến nay đã hoànthành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần quan trọng trong việc giáodục đào tạo nhiều thế hệ học sinh tốt nghiệp THPT và tiếp tục học các trườngĐại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc Trưởng thành từmái trường này, nhiều học sinh của trường đã trở thành các cán bộ lãnh đạo,các nhà khoa học, các nhà giáo, các thầy thuốc, các nhà doanh nghiệp, côngnhân lành nghề xứng tầm quốc gia và quốc tế Trường THPT Thanh Chương 3thực sự là địa chỉ đỏ về niềm tin của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà về việcđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội của địaphương và đất nước.

Trong 37 năm qua, ngoài nhiều Giấy khen, Bằng khen, Trường THPTThanh Chương 3 đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba(1999); Huân chương Lao động hạng Nhì (2001) Đặc biệt ấn tượng là bứctrướng “25 năm bền bỉ phấn đấu và trưởng thành” của UBND Tỉnh Nghệ Antặng nhân kỉ niệm 25 năm ngày thành lập trường Khi mới thành lập, trườngchỉ có một lớp với 50 học sinh đến nay, trường có 39 lớp với 1847 học sinhtrong đó có 178 học sinh vùng miền núi, 34 học sinh là con em dân tộc, trêntổng số 86 GV Từ khi ra đời cho đến hiện nay, trường đã trải qua nhiều giaiđoạn phát triển, có thể chia làm hai giai đoạn chính: trong chiến tranh và sauchiến tranh Từ khi thành lập cho đến 1975 là giai đoạn trường Thanh Chương

3 phải đương đầu với nhiều khó khăn Những năm này, nhà trường thườngxuyên đưa tiễn các học sinh, giáo viên lên đường tòng quân chi viện cho MiềnNam trong khi đó nhà trường không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Trongnhững năm gần đây trường luôn đảm bảo chỉ tiêu lên lớp từ 87 – 93%, họcsinh thi tốt nghiệp hàng năm đạt tỉ lệ từ 90 – 95%, các năm gần đây nhàtrường có nhiều học sinh tham gia và đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi ở

Trang 18

nhiều môn, số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung họcchuyên nghiệp cũng đạt tỉ lệ cao.

Một điều thuận lợi cho nhà trường là được sự quan tâm và ủng hộ củanhân dân 9 xã vùng thượng huyện nơi trường đóng, đặc biệt vào năm 2001một người con của vùng Cát ngạn, một học sinh cũ của nhà trường anh VõVăn Hồng đã đầu tư hơn bốn tỉ đồng xây dựng lại một ngôi trường mới khangtrang, hiện đại với 42 phòng học cao tầng, 12 phòng thực hành, một khu nhàhiệu bộ, một nhà truyền thống cùng các công trình như: sân vận động, khu thểthao, đường chạy, đi bộ… Trên đà thuận lợi ấy, cùng tiếp bước với truyềnthống của nhà trường và quê hương cát ngạn, các thế hệ thầy và trò trườngTHPT Thanh Chương 3 không ngừng phấn đấu rèn đức - luyện tài để gópphần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp

1.2.2 Thực trạng dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT Thanh Chương 3 – Thanh Chương - Nghệ An

* Thuận lợi:

Trường THPT Thanh Chương 3 đóng trên địa bàn có số lượng dân cư

đông, địa bàn rộng gồm chín xã vùng thượng huyện Thanh Chương, cùng với

đó nhà trường có đội ngũ quản lý tâm huyết, nhiệt tình, có năng lực, đoàn kếtnhất trí cao và có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo hội nhà trường Đội ngũ giáoviên có 86 người, trình độ Đại học đạt chuẩn 100% Trình độ Thạc sỹ là 6giáo viên Trong đó riêng giáo viên giảng dạy môn GDCD có 4 người(01người vào ngành đã 7 năm, 02 người vào nghành đã 3 năm, 01 người đangtrong thời gian thử việc Hầu hết các giáo viên của trường còn trẻ, khoẻ vànhiệt tình, gương mẫu trong công tác, đội ngũ các nhân viên có tinh thần tráchnhiệm cao trong các công việc của nhà trường, hội cha mẹ học sinh luôn quantâm đến các hoạt động giáo dục của nhà trường và từng bước khắc phục một

số khó khăn đề luôn tạo điều kiện học tập tốt cho các con em

* Khó khăn:

Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An là trường có

số lượng học sinh đông, năm học 2009 - 2010 tổng số học sinh của trường

Trang 19

1847 em, do số lượng đông nên việc quản lý nền nếp gặp nhiều khó khăn, làđịa bàn miền núi nên trình độ học sinh không đồng đều, trang thiết bị, đồdùng dạy học tuy đã được đầu tư, cung cấp nhưng về việc sử dụng, khai thácchưa hợp lý và chưa có hiệu quả Việc sử dụng máy chiếu để giảng bài chưathường xuyên, liên tục, chưa đáp ứng yêu cầu việc đổi mới phương pháp dạyhọc, Trường THPT Thanh Chương 3 xác định rõ các nhiệm vụ chính: Thựchiện nghiêm túc và hiệu quả hai chỉ thị: Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị về cuộcvận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chỉ thị 33của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tíchtrong giáo dục với cuộc vận động 2 không có 4 nội dung: “Không tiêu cựctrong thi cử, không bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đứcnhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp”.

Xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ quản lý với tiêuđề: “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức và tự học" Để nâng caochất lượng dạy và học phÇn “C«ng d©n víi viÖc h×nh thµnh thÕ giíi quan, ph-

¬ng ph¸p luËn khoa häc” m«n GDCD líp 10, xứng đáng với vị trí vai trò của

nó, trong Nghị quyết tại Hội nghị nhà trường THPT Thanh chương 3 đầu năm

2009 - 2010 có đoạn viết, đối với môn Giáo dục công dân: “Cần phải có sựthay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá và dạy học bộ môn Giáo dục côngdân mà trước hết là đội ngũ những người trực tiếp giảng dạy bộ môn này.Người giáo viên chính là yếu tố quy định chất lượng dạy và học Vì vậy, giáoviên giảng dạy môn Giáo dục công dân trước hết phải có nhận thức đầy đủ về

vị trí, vai trò của bộ môn mà bản thân mình đang đảm nhiệm và xác địnhđược trách nhiệm của bản thân phải chú trọng đầu tư sức lực, trí tuệ trong quátrình giảng dạy, phải luôn tự học hỏi nắm vững các nguyên tắc dạy học, đặcbiệt là phải chú trọng việc sử dụng và luôn đổi mới phương pháp dạy học.Còn về phía Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường luôn quan tâm hỗ

Trang 20

trợ cho hoạt động dạy và học của bộ môn này” (Trích, NQ Hội nghị CNVC đầu năm trường THPT Thanh Chương 3, 2009).

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy một thực tế: các giáo viên bộ môn Giáodục công dân ở Trường Thanh Chương 3 tuổi đời và tuổi nghề còn tương đốitrẻ và chủ yếu là nữ Giáo viên có thâm niên và kinh nghiệm trong giảng dạythì ít, do đó đòi hỏi cần có một sự cố gắng học tập rất lớn trong chuyên môn,đặc biệt là về sự vận dụng các phương pháp mới trong dạy học ở mỗi giáoviên bộ môn để bảo đảm giờ dạy thật sự có chất lượng cao Khi tìm hiểu đượcbiết, các giáo viên ở trường đều đã dạy chương trình Giáo dục công dân lớp 10

và sau khi xử lý phiếu điều tra giáo viên chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Đối với câu 1: Đồng chí thường vận dụng phương pháp nào trong dạy

học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10?

B ng 1.1 Tình hình s d ng các phử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên ụng các phương pháp dạy học của giáo viên ương pháp dạy học của giáo viên.ng pháp d y h c c a giáo viên.ạy học của giáo viên ọc của giáo viên ủa giáo viên

Ghi chó: SDTX: Sö dông thêng xuyªn.

SDKTX: Sö dông kh«ng thêng xuyªn.

KSD: Kh«ng sö dông.

Trang 21

Từ kết quả của bảng trên chúng tôi thấy, các giáo viên bộ môn Giáo dục

công dân ở Trường THPT Thanh Chương 3 thường xuyên sử dụng phươngpháp thuyết trình trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giớiquan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp 10, còn các phương phápkhác thì ít được các giáo viên sử dụng Qua tìm hiểu thì các đồng chí thườngđưa ra các lý do như: không có thời gian chuẩn bị, thiếu tài liệu hay cóđồng chí còn nói: Học sinh không thích học nên không cần thiết phải đầu tưnhiều

Đối với câu 2: Để nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với

việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp

10 theo đồng chí có thể đưa những giải pháp sau đây vào không? Và sử dụng

ở mức độ nào để có hiệu quả?

Bảng 1.2 Tình hình s d ng các gi i pháp d y h c c a giáo viên.ử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên ụng các phương pháp dạy học của giáo viên ạy học của giáo viên ọc của giáo viên ủa giáo viên

Giải pháp

Họ và tên GV

Lê Thị Hồng Vân

Kết quả trên cho chúng tôi thấy tất cả giáo viên môn Giáo dục công dân

ở Trường THPT Thanh Chương 3 đã có nhận thức cao về việc vận dụngnhững giải pháp này trong quá trình dạy học phần “Công dân với việc hìnhthành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10, nhằm

để nâng cao chất lượng trong dạy học bộ môn, mọi giáo viên đều xem đây là

Trang 22

một trong những giải pháp dạy học tích cực, có hiệu quả cần sớm được ápdụng vào trong dạy học phần này nhưng vì những nguyên nhân chủ quan vàkhách quan nên chưa được các giáo viên ở đây sử dụng thường xuyên trongquá trình dạy học bộ môn.

Đối với câu 3: Trong quá trình dạy học phần “Công dân với việc hình

thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp 10, khi vận dụng các PPDH mới đồng chí nhận thấy ở HS thường có những biểu hiện gì?

Bảng 1.3 Nhận biết của giáo viên về biểu hiện của học sinh

Họ và tên Biểu hiện của HS Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ % của bảng 1.3 là kết quả tổng hợp từ những ý kiến của các đồngchí giáo viên bộ môn Giáo dục công dân ở trường chúng tôi điều tra, đánh giá

về biểu hiện căn cứ học sinh trong các tiết học phần “Công dân với việc hình

thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ môn GDCD lớp 10 khigiáo viên có vận dụng phương pháp dạy học mới Từ kết quả trên quả bảng,chúng tôi nhận thấy, đa số giáo viên bộ môn Giáo dục công dân ở trườngTHPT Thanh Chương 3 đều cảm nhận được học sinh có biểu hiện tích cực

Trang 23

học tập hơn khi sử dụng phương pháp mới so với các giờ học khác khi dạyhọc bằng các phương pháp truyền thống Như vậy, trên cơ sở lý luận và thựctiễn đều thể hiện rất rõ, sẽ giúp cho học sinh tích cực hơn trong quá trình họctập trên lớp và quá trình lĩnh hội tri thức ở các em

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy trong quá trình vận dụng các phươngpháp mới vào dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan,phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 không phải giáo viên nàocũng thu được những kết quả tốt Vì sự thành công ở đây phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như: cách thức, kỹ năng tổ chức hoạt động của giáo viên và sự hợp táccủa HS

Đối với câu 4: Theo đồng chí, ở những bài nào chúng ta nên sử dụng

phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học? Và sử dụng ở mức độ nào để có hiệu quả?

Bảng 1.4 Các bài dạy mà giáo viên có thể sử dụng phương tiện dạy học

hiện đại vào quá trình dạy học bộ môn.

Trang 24

“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” tốtnhất là ở một số bài như bài 3, bài 4, bài 8 Còn tỷ lệ ở các bài khác, tiết kháckhông cao vì không phải mục nào, tiết nào, bài nào hay chương nào chúng tacũng có thể lạm dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào trong quá trìnhdạy học bộ môn tạo nên cảm giác nhàm chán, khó hiểu cho học sinh

Đối với câu 5: Đồng chí có thường xuyên được bồi dưỡng về các

phương pháp mới trong dạy học bộ môn GDCD không?

Bảng 1.5 Mức độ GV được bồi dưỡng về phương pháp mới

dạy học môn Giáo dục công dân.

Trang 25

Kết quả trên cho thấy, việc bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy bộmôn Giáo dục công dân mới dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng Qua trao đổitrực tiếp với chúng tôi, các đồng chí giáo viên ở trường đều cho biết mức độthỉnh thoảng này là mấy năm gần đây chúng ta triển khai tập huấn thay sáchmới có, chứ còn trước đó là: Rất hiếm.

Đối với câu 6: Đồng chí thường gặp những khó khăn gì khi dạy học

phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10?

Bảng 1.6 Mức độ khó khăn khi GV dạy học phần “Công dân

với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”

môn GDCD lớp 10.

Lê Thị Hồng Vân

Thiếu tài liệu tham khảo 40

Trình độ nhận thức của học sinh 15

Đặng Thị Ngọc Trâm

Thiếu tài liệu tham khảo 40

Trình độ nhận thức của học sinh 20

Võ Thị Lý

Thiếu tài liệu tham khảo 40

Trình độ nhận thức của học sinh 20

Kết quả trên cho thấy, mặc dù nhận thức rất rõ hiệu quả từ việc vận dụng

các phương pháp mới mang lại trong quá trình dạy học phần “Công dân với

việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dụccông dân lớp 10, nhưng đa số các đồng chí giáo viên bộ môn Giáo dục côngdân ở trường đều gặp khó khăn do việc thiếu thời gian, thiếu tài liệu thamkhảo, và trình độ, năng lực thực hiện dạy học của một số giáo viên ở phần nàycòn hạn chế Qua trao đổi trực tiếp với chúng tôi, các giáo viên được phỏng

Trang 26

vấn cho biết mặc dù khó khăn do trình độ nhận thức của học sinh là khôngcao và có thể cải thiện dần nhưng cũng không được chủ quan vì đó là mộttrong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình dạy học trênlớp.

Đối với câu 7: Đồng chí có kiến nghị gì để dạy tốt phần“Công dân với

việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10?

Từ kết quả trả lời trong phiếu điều tra cũng như qua trao đổi trực tiếp thìchúng tôi đã nhận được những kiến nghị cơ bản như: Đây là một phần chứađựng nội dung mới và khó đối với học sinh cho nên cần:

Giáo viên môn Giáo dục công dân cần phải được thường xuyên bồidưỡng về kiến thức cũng như phương pháp dạy học bộ môn nói chung vàtừng phương pháp nói riêng khi dạy phần “Công dân với việc hình thành thếgiới quan, phương pháp luận khoa học” Cần xây dựng được các tiết dạy ởphần này có vận dụng phương pháp mới để giáo viên tham khảo, học tập vàvận dụng vào thực tế

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo, các phương tiệndạy học hiện đại để dạy tốt phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan,phương pháp luận khoa học”

Nên tăng cường thêm một số tiết ngoại khoá gắn liền với những chủ đềcủa phần học này

Với những kết quả cụ thể thu được từ 7 câu hỏi của phiếu điều tra đốivới giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường được điều tra vàqua trao đổi trực tiếp Chúng tôi đã tìm hiểu rõ tình hình thực trạng của quátrình dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương phápluận khoa học” môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT ThanhChương 3 - Thanh Chương - Nghệ An, từ đó chúng tôi có thể đưa ra các giảipháp hợp lý, khả thi để áp dụng

Trang 27

Đồng thời, chúng tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học tổng

số học sinh lớp 10 trong năm học 2008 - 2009 ở 10 Trường THPT Thanhchương 3 - Thanh Chương - Nghệ An và thu được kết quả như sau:

Tổngsố

HS

Lớp 10

Kết quả học tập môn GDCD (điểm trung bình môn học cả năm)

Giỏi >

Tỷ lệ

Khá

từ 6.5 7.9đ

-Tỷ lệ

TB

từ 5 6.4đ

-Tỷ lệ Yếu <

Tỷ lệ

Từ bảng thống kê kết quả học tập cho thấy chất lượng học tập môn Giáodục công dân không cao: Số học sinh khá giỏi chỉ chiếm 34.6%; tỷ lệ trungbình và yếu là 65.4% Trong tổng số 585 học sinh có 29 em có điểm tổng kếttrung bình dưới 5 là sự phản ánh hiện tượng học sinh chưa nhiệt tình, nghiêmtúc trong học tập môn Giáo dục công dân lớp 10 ở Trường THPT ThanhChương 3

Cùng với đó chúng tôi đã điều tra, khảo sát 160 học sinh lớp 10 ở TrườngTHPT Thanh Chương 3, ở 4 lớp khác nhau, đa số học sinh nhận thức đúng vaitrò, vị trí của môn học Giáo dục công dân trong nhà trường, có 95,6% họcsinh cho rằng Giáo dục công dân là môn học rất cần thiết, bổ ích Chỉ có41/160 học sinh thích học môn Giáo dục công dân (25.6%), 70% học sinh cóthái độ bình thường đối với môn học, cá biệt có 7/160 học sinh không thíchhọc môn Giáo dục công dân chiếm 4,4%, số học sinh nhận xét đây là môn họckhó chỉ có 30,6% Với thái độ học tập như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chấtlượng học tập, bởi vì nếu học sinh có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tậpthì sẽ tham gia các hoạt động một cách tích cực, tự giác, chủ động sáng tạohơn, kết quả học tập sẽ cao hơn

Bảng 1: Nhận thức của HS lớp 10 đối với môn GDCD

v thái à thái độ đối với môn học độ đối với môn học đối với môn học ới môn học.i v i môn h c.ọc của giáo viên

TT Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời hợp ý Tổng Tỷ lệ

Trang 28

- Là môn học không thiết thực… 7/160 4,4%

2 Môn GDCD đối với em là môn học:

có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với thực tiễn Cho nên đòi hỏi trong quá trìnhdạy học người giáo viên cần phải biết gắn liền lý luận với thực tiễn, học đi đôivới hành, biết cách thu hút học sinh vào quá trình học tập nghiêm túc và đam

mê Bản thân các phương pháp dạy học truyền thống đơn thuần chỉ là việc thầygiảng – trò chú ý lắng nghe và chép bài vào vở học sinh luôn thụ động tiếp thu

Trang 29

tri thức vì thế khó có thể giúp các em phát triển được tư duy sáng tạo, khái quát,tổng hợp cao.

Với những lý do đó làm cho một số giáo viên giảng dạy môn Giáo dụccông dân không tập trung đầu tư vào chuyên môn dẫn đến kiểu dạy học thầyđọc - trò chép, giảng dạy qua loa chiếu lệ cứ hàng ngày tiếp diễn Xét về góc

độ dạy học thì người thầy cũng phải tự tìm tòi, tự nghiên cứu qua các kênhthông tin khác nhau để tự trang bị thêm kiến thức cho bản thân và cho quátrình dạy học Bên cạnh đó việc bồi dưỡng thêm về các phương pháp dạy học

bộ môn không được làm thường xuyên, đồng bộ nên hiệu quả vận dụng, chấtlượng các giờ dạy chưa được nâng cao

Kết luận chương 1

Qua khảo sát tình hình dạy và học phần “Công dân với việc hình thànhthế giới quan, phương pháp luận khoa học” ở trường THPT Thanh Chương 3,

chúng tôi thấy rằng: Mặc dù đã ý thức được hiệu quả của phương pháp dạy

học mới nhưng trong quá trình dạy học các giáo viên ở đây chưa vận dụngthường xuyên Hoạt động dạy học trên lớp vẫn chủ yếu tập trung ở người thầycòn học sinh thụ động lĩnh hội tri thức Trong quá trình dạy học phần “Côngdân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” đa số giáoviên mới chỉ vận dụng hình thức thuyết trình là chủ yếu Việc vận dụng linhhoạt các phương pháp dạy học mới cho hoạt động dạy học phần này cònnhiều hạn chế, cùng với đó là nguồn tài liệu tham khảo cho bộ môn còn quá

ít, đặc biệt là các loại tài liệu hướng dẫn vận dụng, hay các quy trình vềphương pháp mới trong dạy học dạy bộ môn Giáo dục công dân

Thực tế cho thấy ở Trường THPT Thanh Chương 3 một số giáo viên khidạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học” vẫn giữ nguyên các phương pháp dạy học truyền thống, chưa khaithác được tài liệu dạy học và kiến thức sách giáo khoa, chưa tạo điều kiện chohọc sinh được làm viêc, được phát huy năng lực tự sáng tạo của mình, vì vậy

Trang 30

vẫn còn nhiều lúc học sinh chưa yêu thích môn học, xem thường bộ môn mặc

dù chương trình đã có nhiều thay đổi, nhiều nội dung rất hay, rất bổ ích chonhận thức cũng như hoạt động của các em trong cuộc sống hàng ngày Ởnhiều học sinh vùng miền núi khả năng nhận thức những tri thức khó, trừutượng còn nhiều hạn chế, rồi ý thức cho đây là môn học phụ dẫn đến tư tưởnghọc sinh chỉ học mang tính đối phó, cho qua

Ngoài ra do đời sống kính tế - xã hội hiện nay cũng có những tác độngkhông nhỏ tới môi trường giáo dục ở nhà trường, tác động trực tiếp đến đờisống của giáo viên nên chưa khuyến khích được các giáo viên đầu tư nângcao chất lượng dạy học bộ môn

Vì những lý do trên nên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất một

số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng vào quá trình dạy học bộ mônnhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với việc hìnhthành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc’’ môn GDCD lớp 10 TrườngTHPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An

Trang 31

Chương 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN, ph-

¬ng ph¸p luËn khoa häc” MÔN GDCD LỚP 10 Ở TRƯỜNG THTP THANH CHƯƠNG 3 - THANH CHƯƠNG - NGHỆ AN

Bước vào năm học 2009 – 2010, ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đãphát động trong toàn thể đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy họcmôn GDCD nói riêng phong trào đổi mới phương pháp dạy học, tiến hànhsoạn giáo án theo yêu cầu mới, tổ chức nhiều tiết dạy thao giảng, hội giảngtrong các nhà trường, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinhnhằm tạo điều kiện để các giáo viên làm quen và vận dụng các phương phápdạy học tích cực vào dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới Tuynhiên, vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, một bộ phận không nhỏ giáo viênchưa chịu khó cải tiến dạy học, vẫn còn hiện tượng “đọc chép” trong các giờdạy học, phương pháp chủ yếu vẫn là diễn giảng, thuyết trình, nhiều tiết họcgiáo viên vẫn làm việc quá nhiều, học sinh chưa được tạo điều kiện để làm

Trang 32

việc, chưa được mạnh dạn trình bày quan điểm của mình, chưa thật sự chủđộng, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận, làm chủ kiến thức Vì vậy, yêu cầuđặt ra là phải tiến hành nghiên cứu tìm ra các giải pháp dạy học phù hợp vớiphần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa

học” môn GDCD lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng

tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợptác trong tập thể, rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng các kiến thức triếthọc, kinh tế, đạo đức, pháp luật… vào cuộc sống thực tiễn Hưởng ứng điều

đó chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số nhóm giải pháp sau đây:

2.1 Nhóm giải pháp đối với giáo viên

hướng nâng cao tính tích cực học tập của học sinh ở Trường THPT Thanh Chương 3 – Thanh chương - Nghệ An

2.1.1.1 Cơ sở đề ra

Qua thực tế cho thấy: Hiện nay phần lớn giáo viên môn Giáo dục côngdân ở trường Thanh Chương 3, trong quá trình giảng dạy phÇn “C«ng d©n víi

viÖc h×nh thµnh thÕ giíi quan, ph¬ng ph¸p luËn khoa häc” môn GDCD lớp 10

sử dụng phương pháp chủ yếu là diễn giảng: Thầy nói - trò ghi, giáo viên chỉtrình bày cho hết nội dung bài giảng còn học sinh chỉ ghi chép tiếp thu mộtcách thụ động những lời thầy giảng Như chúng ta đã biết, trong những thập

kỷ gần đây cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đã dẫn đến việc khôngngừng tăng triển tri thức khoa học nói chung và tri thức triết học nói riêng Sựbùng nổ tri thức đã làm cho mỗi thập kỷ là một bước ngoặt trong lịch sử nhânloại Vì vậy, dẫn tới khối lượng tài liệu học tập trong phÇn “C«ng d©n víi viÖch×nh thµnh thÕ giíi quan, ph¬ng ph¸p luËn khoa häc” môn GDCD lớp 10không ngừng tăng lên Làm thế nào để trong một khoảng thời gian ngắnngười giáo viên có thể truyền tải cho học sinh một khối lượng tri thức mà vẫnđảm bảo rằng học sinh có thể lĩnh hội một cách sâu sắc, tích cực và chủ động

Trang 33

khối lượng tri thức ấy? Do đú, vấn đề đổi mới phương phỏp dạy học theohướng nõng cao tớnh tớch cực học tập của học sinh cũng đó được đặt ra.

2.1.1.2 Mục đớch của vấn đề

Vấn đề này giỳp học sinh cú thể tiếp thu tri thức một cỏch chủ động vàtớch cực hơn gúp phần khụng nhỏ nhằm nõng cao hơn nữa chất lượng dạy họcphần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phơng pháp luận khoa học”mụn GDCD lớp 10 ở trường THPT Thanh Chương 3

2.1.1.3 Nội dung tổ chức thực hiện

Trước khi kết thỳc mỗi tiết học của phần “Công dân với việc hình thành

thế giới quan, phơng pháp luận khoa học” giỏo viờn cần giới thiệu những nộidung bài học của tiết học tuần sau nằm trong phần nào của sỏch giỏo khoa,giới thiệu cỏc tài liệu tham khảo cú liờn quan để cho học sinh tự đọc, tựnghiờn cứu ở nhà theo cỏc vấn đề chớnh mà giỏo viờn đó nờu ra và hướng dẫn.Rồi trong cỏc giờ học giỏo viờn cú thể chia lớp thành cỏc nhúm nhỏ học sinh,

tổ chức hướng dẫn cỏc nhúm thảo luận những nội dung của bài học Hướngdẫn học sinh đọc sỏch giỏo khoa, tài liệu bằng cỏch giỏo viờn chia bài giảngthành những đơn vị tri thức, yờu cầu học sinh nghiờn cứu, tỡm tũi, suy luậnchứng minh theo hệ thống cõu hỏi mở, đưa những tỡnh huống thực tế để họcsinh vận dụng tri thức vào giải quyết

Vớ dụ khi GV dạy bài 3: Sự vận động và phỏt triển của thế giới vật chất Khi tỡm hiểu mục 1: Thế giới vật chất luụn luụn vận động GV cú thể đưa ramột số bài tập cho cỏc nhúm trong lớp suy nghĩ làm trong vũng 3-5 phỳt

Nhóm 1:

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, vận động là: (Hãy lựa chọn

đáp án đúng nhất bằng cách đánh dấu x vào ô trống tơng ứng dới đây)

a Mọi sự thay đổi về vị trớ của cỏc sự vật, hiện tượng

b Mọi sự thay đổi về vật chất của cỏc sự vật, hiện tượng

c Mọi sự di chuyển núi chung của cỏc sự vật, hiện tượng

Trang 34

d Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng.

Nhóm 2:

Hãy chỉ ra quan điểm duy vật biện chứng của những mệnh đề sau đây: (Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách đánh dấu x vào ô trống tương ứng dưới đây)

a Vận động và đứng im là hai trạng thái hoàn toàn độc lập với nhau

b Vận động là kết quả của “một cái hích đầu tiên” từ bên ngoài

c Vận động của vật chất có tính khách quan, vận động của tư duy có tính chất chủ quan

d Vận động là thuộc tính của thế giới khách quan, bao hàm mọi sự

biến đổi nói chung

Dựa vào kiến thức đã học về vận động, hãy cho biết những đánh giá nào

dưới đây là đúng/sai.

Trang 35

Nội dung đánh giá Đúng Sai

a Khái quát đó đúng nhưng chưa đủ

b Khái quát đó đúng hoàn toàn

c Khái quát đó sai hoàn toàn

Nếu sau mỗi một nội dung quan trọng GV thường chuẩn bị được các bàitập, tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết nhanh thì sẽ khắc sâu đượcnhững nội dung vừa học, giúp học sinh dễ hiểu bài

Giờ lên lớp: Trên cơ sở các nhóm đã thảo luận trước, có lý lẽ lập luậnriêng của từng nhóm, giáo viên để các đại diện nhóm - tổ trình bày sau đóthảo luận chung, cứ như vậy lần lượt từ vấn đề thứ nhất đến vấn đề cuối cùng.Hoặc chẳng hạn khi GV dạy bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đốivới nhận thức, khi tìm hiểu mục 1, Thế nào là nhận thức ? GV chia lớp thành

4 nhóm và mỗi nhóm cho tìm hiểu một sự vật:

- Nhờ đâu em nhận biết được chúng ?

Sau đó mỗi nhóm cử một người đại diện lên trình bày những nội dung

mà nhóm mình tìm hiểu được, các nhóm còn lại có thể đạt các câu hỏi hoặc

bổ sung cho nhau

Phần thời gian còn lại giáo viên khái quát hoá tri thức, kết luận nhữngvấn đề chủ yếu trọng tâm của bài học, dàn dựng thành một bài học với các hệthống kiến thức được lập luận một cách lôgíc chặt chẽ, đồng thời giải đáp

Trang 36

những thắc mắc của học sinh Sau cùng giáo viên giao tiếp bài học mới chohọc sinh tự nghiên cứu, đọc trước ở nhà.

Với giải pháp cải tiến phương pháp dạy học phÇn “C«ng d©n víi viÖch×nh thµnh thÕ giíi quan, ph¬ng ph¸p luËn khoa häc” môn GDCD lớp 10 theohướng nâng cao tính tích cực học tập của học sinh ở trường THPT ThanhChương 3 lúc này học sinh chuyển từ việc ghi chép, tiếp thu tri thức một cáchthụ động sang cách học chủ động, tự tìm tòi, nghiên cứu, khám phá, lúc nàyđòi hỏi các em cần đầu tư nhiều thời gian tự học cho bài học, vì thế trình độhọc sinh ngày càng khá hơn, các em đều cảm thấy thích thú khi học phần kiếnthức này Điều đó đã chỉ cho chúng ta thấy tính hiệu quả giải pháp khi được

áp dụng một cách đúng đắn và khoa học

2.2.2 Dạy học sinh biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong phần phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở trường THPT Thanh Chương 3 – Thanh chương - Nghệ An

2.2.2.1 Cơ sở đề ra

Nội dung phần “C«ng d©n víi viÖc h×nh thµnh thÕ giíi quan, ph¬ng

ph¸p luËn khoa häc” môn GDCD lớp 10, bao gồm những tri thức triết học cơ

bản - những nội dung tri thức triết học thường khô khan, nặng nề về lý thuyết,mang tính trừu tượng và khái quát cao không dễ lĩnh hội nên khó gây đượchứng thú học tập cho học sinh Người giáo viên muốn dạy tốt phần n yà thái độ đối với môn học thìcần phải dạy cho học sinh phương pháp học tập “Học đi đôi với hành”, “lýluận gắn liền với thực tiễn” đõy là một trong những nguyên tắc quan trọngtrong dạy học nói chung và trong dạy học phần “Công dân với việc hìnhthành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 nóiriêng Ngày nay, nguyên tắc này trở thành một tiêu chí quan trọng của ngườilao động mới Người học của thời đại mới phải biết vận dụng thành thạo,nhuần nhuyễn những kiến thức đã học vào cuộc sống, như vậy có nghĩa là

Trang 37

tính thực tiễn trong dạy và học ngày càng được nâng cao Để đảm bảo nguyêntắc này trong giảng dạy, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt nhữngtri thức mang tính lý luận mà cần làm rõ tính thực tiễn, chỉ ra nguồn gốc củacác tri thức, giá trị thực tiễn của nó, từ đó tạo ra niềm tin, khuyến khích ngườihọc liên hệ, vận dụng, kiểm nghiệm vào trong cuộc sống

2.2.2.2 Mục đích của vấn đề

Giúp học sinh thấy đặc trưng phần “C«ng d©n víi viÖc h×nh thµnh thÕgiíi quan, ph¬ng ph¸p luËn khoa häc” môn GDCD lớp 10, từ đó dạy phươngpháp học tập gắn lý luận với thực tiễn để các em lĩnh hội tri thức một cáchtích cực, tự lực, sáng tạo, tạo hứng thú học tập đối với phần học

2.2.2.3 Nội dung tổ chức thực hiện

Phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học’’ môn GDCD lớp 10 ở trường THPT có nhiều khái niệm mới,những nguyên lý, quy luật mang tính khái quát và trừu tượng cao… Nếu giáoviên không có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cao, không thường xuyênnghiên cứu những biến đổi của thực tiễn, của thời đại, cải tiến phương phápgiảng dạy thì tri thức sẽ bị lạc hậu, bài giảng khô khan, nhàm chán Cho nêntrong quá trình dạy học cần phải biết gắn lý luận với thực tiễn phát huy tínhtích cực, chủ động trong học tập, nghiên cứu thực nghiệm của người học dưới

sự hướng dẫn của người dạy

Để dạy học sinh học tập theo phương pháp này thì ngay từ ban đầu khitiếp xúc với phần “C«ng d©n víi viÖc h×nh thµnh thÕ giíi quan, ph¬ng ph¸p

luËn khoa häc” môn GDCD lớp 10, người giáo viên cần giới thiệu kỹ về đặctrưng tri thức khoa học của phần này: là chứa đựng rất nhiều tri thức triết họcmới, mang tính trừu tượng cao Mà như chúng ta đã biết: khác với các mônkhoa học cụ thể chỉ nghiên cứu những quy luật vận động của một lĩnh vựcriêng rẽ, cụ thể như: Vật lý học, Hoá học, Sinh học hay Văn học, Toán học…thì Triết học là một hệ thống những quan điểm của con người về thế giới (tự

Trang 38

nhiên, xã hội và tư duy) Nó nghiên cứu những quy luật chung nhất, phổ biếnnhất của thế giới khách quan, do đó tri thức triết học là loại tri thức có tínhchất khái quát hoá và trừu tượng hoá rất cao Song, những tri thức đó lại bắtnguồn từ thực tiễn đời sống và phục vụ đời sống thực tiễn Vì vậy, khi họctập, nghiên cứu, giảng dạy triết học cần phát huy tính tích cực và sáng tạotrong suy nghĩ, đặc biệt là phải luôn luôn liên hệ tri thức triết học với tri thứccác môn học khác, với thực tiễn cuộc sống để dễ dàng kiểm nghiệm, đối chứng.

Ví dụ khi cho học sinh tìm hiểu xong mục 1 bài 2: Giới tự nhiên tồn tạikhách quan GV đưa ra một số bài tập để HS thực hành ngay tại lớp:

Đánh xấu x vào các cột “Đúng” “Sai” dưới đây: ấu x vào các cột “Đúng” “Sai” dưới đây: à thái độ đối với môn học ộ đối với môn học Đánh xấu x vào các cột “Đúng” “Sai” dưới đây: ưới môn học đ

a Giới tự nhiên tồn tại vĩnh viễn

b Giới tự nhiên tồn tại hữu hạn

c Giới tự nhiên luôn vận động trong không gian, thời gian

d Giới tự nhiên không vận động trong không gian, thời gian

e Giới tự nhiên phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau

g Giới tự nhiên đang trong giai đoạn bị diệt vong

Hoặc sau khi dạy xong Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan GV

có thể đưa ra một số tình huống có vấn đề để hs tự suy nghĩ và trả lời:

Trang 39

Tình huống 1: Sau khi học bài 2 môn Giáo dục công dân, Triết băn

khoăn nói với Lý:

Cô giáo môn Giáo dục công dân nói là giới tự nhiên là tự có, không phải

do thần linh tạo ra hoặc chỉ đạo, thế mà hàng ngày mình thấy nhiều người vẫnkhấn thần linh phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình được may mắn, ăn nênlàm ra hoặc thi đỗ trong các kỳ thi Thật chẳng biết tin ai là đúng

Hỏi HS: Bằng kiến thức đã học và suy nghĩ của bản thân em hãy thay Lýtrả lời thắc mắc của Triết

GV hỏi: Em nào có thể giải thích thắc mắc đó cho bạn Hằng

Sau đó cho HS suy nghĩ và đưa ra ý kiến, cách hiểu của mình

Vì thế trong phÇn “C«ng d©n víi viÖc h×nh thµnh thÕ giíi quan, ph¬ng

ph¸p luËn khoa häc” m«n Giáo dục công dân líp 10 người giáo viên cần tổchức, xây dựng hệ thống bài tập, sự kiện tạo nên tình huống có vấn đề để các

em tự lý giải và lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, vì đây là môn khoa họcchứa những tri thức triết học cơ bản, hết sức khách quan và trừu tượng, nhữngtri thức này thường được học sinh xem là “khô khan” nên muốn giờ dạy ởphần này lôi cuốn được học sinh thì lý thuyết của môn học phải gắn liền vớithực tiễn, gắn liền sự vật hiện tượng trong đời sống thường ngày mà các emvẫn gặp

PhÇn “C«ng d©n víi viÖc h×nh thµnh thÕ giíi quan, ph¬ng ph¸p luËn khoahäc” m«n Giáo dục công dân líp 10 là những kiến thức góp phần quan trọng

Trang 40

định hướng thế giới quan khoa học, giáo dục đạo đức cho học sinh nên việcgiáo viên dạy học sinh cách thức tạo dựng tình huống “mắt thấy tai nghe” đó

sẽ làm tăng hứng khi tiếp nhận những tri thức triết học Để dạy học sinh cáchthức tạo dựng tình huống và tự tìm cách giải thích tình huống người giáo viênphải dạy học sinh: Cách thức quan sát khách quan mọi sự vật hiện tượngtrong cuộc sống; Cách thức phát hiện mâu thuẫn giữa biểu tượng đời sống vàkhái niệm khoa học về sự kiện đó; Cách thức tạo ra giả thuyết khoa học và sosánh,đối chiếu những sự kiên, hiện tượng, quy tắc, hoạt động…

Trong quá trình giảng dạy phÇn “C«ng d©n víi viÖc h×nh thµnh thÕ giíiquan, ph¬ng ph¸p luËn khoa häc” môn Giáo dục công dân lớp 10 giáo viêncần làm rõ các đơn vị kiến thức, lấy dẫn chứng và lời lẽ giảng giải phù hợpgần với thực tế cuộc sống con người các em, cần hướng dẫn các em cách lắpghép đơn vị ấy vào hệ thống kiến thức của bài học Vì thế người giáo viên dạyhọc sinh của mình có cái nhìn tổng thể khái quát nhất của phÇn “C«ng d©n víi

viÖc h×nh thµnh thÕ giíi quan, ph¬ng ph¸p luËn khoa häc” Có như vậy, nhữngtri thức triết học cơ bản trong phần này mới trở nên sáng rõ và hấp dẫn đượccác em

2.2.3 Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn GDCD lớp 10 ở Trường THPT Thanh Chương 3 - Thanh Chương - Nghệ An

2.2.3.1 Cơ sở đề ra

Chúng ta nhận thấy rằng hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiểnhoạt động nhận thức của học sinh, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức điềukhiển nhận thức đó của giáo viên là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giáccảm tính những hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của học sinh.Song những hiện tượng, đối tượng đó không phải lúc nào cũng hiện ra mộtcách trực tiếp ở ngay phòng học Để tạo nên trong ý thức của người đọc

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bảo (Số 1/1983), Một số suy nghĩ về khái niệm tính tích cực, tính độc lập nhận thức và liên hệ giữa chúng, Thông tin khoa học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về khái niệm tính tích cực, tính độc lập nhận thức và liên hệ giữa chúng
2. Nguyễn Ngọc Bảo (1993), Phát huy tính tích cực, tính tự học của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, chu kì 1993 - 1996 cho giáo viên PTTH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy tính tích cực, tính tự học của học sinh trong quá trình dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Năm: 1993
3. Lê Khánh Bằng, Một số vấn đề nâng cao hiệu quả dạy và học ở Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề nâng cao hiệu quả dạy và học ở Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 1998
4. Phùng Văn Bộ (chủ biên), (1994), Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân dùng cho THPT, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy Giáo dục công dân dùng cho THPT
Tác giả: Phùng Văn Bộ (chủ biên)
Năm: 1994
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ước 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ước 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo dục công dân 10, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo dục công dân 10, (SGV), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 10
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Giáo dục công dân, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Giáo dục công dân
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, (SGK) Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 10, (SGV) Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 10
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Nguyễn Văn Đản (5/2004), Quan niệm về chất lượng Giáo dục, Tạp chí Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về chất lượng Giáo dục
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
14. Hồ Ngọc Đại (2004), Công nghệ giáo dục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ giáo dục
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
15. Đỗ Ngọc Đạt (1998), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học
Tác giả: Đỗ Ngọc Đạt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1998
16. Hà Minh Đức (3/2004), Nghĩ về chuẩn mực và chất lượng giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới giáo dục Việt Nam: Hội nhập và thách thức” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ về chuẩn mực và chất lượng giáo dục", Kỷ yếu Hội thảo "“Đổi mới giáo dục Việt Nam: Hội nhập và thách thức
17. E.Phan - Cô - Vích (1976), Nghệ thuật diễn giảng, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật diễn giảng
Tác giả: E.Phan - Cô - Vích
Nhà XB: Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin
Năm: 1976
18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường
Tác giả: Phan Trọng Ngọ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
19. Nguyễn Thị Kim Ngân (2008), Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ ở Trường THPT hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học’’ ở Trường THPT hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngân
Năm: 2008
20. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần đổi mới tư duy giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1991

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ kết quả của bảng trờn chỳng tụi thấy, cỏc giỏo viờn bộ mụn Giỏo dục - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
k ết quả của bảng trờn chỳng tụi thấy, cỏc giỏo viờn bộ mụn Giỏo dục (Trang 21)
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng các giải pháp dạy học của giáo viên. - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng các giải pháp dạy học của giáo viên (Trang 21)
Bảng 1.3. Nhận biết của giỏo viờn về biểu hiện của học sinh - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.3. Nhận biết của giỏo viờn về biểu hiện của học sinh (Trang 22)
Bảng 1.3. Nhận biết của giáo viên về biểu hiện của học sinh - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.3. Nhận biết của giáo viên về biểu hiện của học sinh (Trang 22)
Tỷ lệ % của bảng 1.3 là kết quả tổng hợp từ những ý kiến của cỏc đồng chớ giỏo viờn bộ mụn Giỏo dục cụng dõn  ở trường chỳng tụi điều tra, đỏnh giỏ  về biểu hiện căn cứ học sinh trong cỏc tiết học phần “Cụng dõn với việc hỡnh  thành thế giới quan, phương  - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
l ệ % của bảng 1.3 là kết quả tổng hợp từ những ý kiến của cỏc đồng chớ giỏo viờn bộ mụn Giỏo dục cụng dõn ở trường chỳng tụi điều tra, đỏnh giỏ về biểu hiện căn cứ học sinh trong cỏc tiết học phần “Cụng dõn với việc hỡnh thành thế giới quan, phương (Trang 23)
Bảng 1.4. Cỏc bài dạy mà giỏo viờn cú thể sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào quỏ trỡnh dạy học bộ mụn. - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.4. Cỏc bài dạy mà giỏo viờn cú thể sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào quỏ trỡnh dạy học bộ mụn (Trang 24)
Bảng 1.4. Các bài dạy mà giáo viên có thể sử dụng phương tiện dạy học  hiện đại vào quá trình dạy học bộ môn. - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.4. Các bài dạy mà giáo viên có thể sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học bộ môn (Trang 24)
Bảng 1.5. Mức độ GV được bồi dưỡng về phương phỏp mới dạy học mụn Giỏo dục cụng dõn. - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.5. Mức độ GV được bồi dưỡng về phương phỏp mới dạy học mụn Giỏo dục cụng dõn (Trang 25)
Bảng 1.6. Mức độ khú khăn khi GV dạy học phần“Cụng dõn  với việc  hỡnh thành thế giới quan, phương phỏp luận khoa học”  - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.6. Mức độ khú khăn khi GV dạy học phần“Cụng dõn với việc hỡnh thành thế giới quan, phương phỏp luận khoa học” (Trang 25)
Bảng 1.5. Mức độ GV được bồi dưỡng về phương pháp mới  dạy học môn Giáo dục công dân. - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.5. Mức độ GV được bồi dưỡng về phương pháp mới dạy học môn Giáo dục công dân (Trang 25)
Bảng 1.6. Mức độ khó khăn khi GV dạy học phần “Công dân  với việc  hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1.6. Mức độ khó khăn khi GV dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” (Trang 25)
Từ bảng thống kờ kết quả học tập cho thấy chất lượng học tập mụn Giỏo dục cụng dõn khụng cao: Số học sinh khỏ giỏi chỉ chiếm 34.6%; tỷ lệ trung  bỡnh và yếu là 65.4% - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
b ảng thống kờ kết quả học tập cho thấy chất lượng học tập mụn Giỏo dục cụng dõn khụng cao: Số học sinh khỏ giỏi chỉ chiếm 34.6%; tỷ lệ trung bỡnh và yếu là 65.4% (Trang 27)
Bảng 1: Nhận thức của HS lớp 10 đối với mụn GDCD và thỏi độ đối với mụn học. - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1 Nhận thức của HS lớp 10 đối với mụn GDCD và thỏi độ đối với mụn học (Trang 28)
Bảng 1: Nhận thức của HS lớp 10 đối với môn GDCD  và thái độ đối với môn học. - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng 1 Nhận thức của HS lớp 10 đối với môn GDCD và thái độ đối với môn học (Trang 28)
3. GV đưa bảng số liệu (bảng phụ), cho HS quan sỏt và nờu những nhận xột của  mỡnh về vai trũ của dõn số đối với sự phỏt  triển của xó hội? - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
3. GV đưa bảng số liệu (bảng phụ), cho HS quan sỏt và nờu những nhận xột của mỡnh về vai trũ của dõn số đối với sự phỏt triển của xó hội? (Trang 73)
- Bảng so sỏnh,đối chứng kết quả học tập của học sinh: - Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT thanh chương 3   thanh chương   nghệ an
Bảng so sỏnh,đối chứng kết quả học tập của học sinh: (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w