BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---MAI THỊ CÚC MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-MAI THỊ CÚC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
VINH - 2010
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-MAI THỊ CÚC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH
VINH - 2010
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Những đóng góp của luận văn 3
Chương 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.2 Các khái niệm cơ bản 5
1.2.1 Quản lý 5
1.2.2 Quản lý giáo dục 6
1.2.3 Quản lý nhà trường 8
1.2.4 Dạy học Âm nhạc 8
1.2.5 Quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc 14
1.2.5.1 Quản lý hoạt động dạy học 14
1.2.5.2 Quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc 15
1.2.6 Chất lượng; Chất lượng dạy học Âm nhạc; Chất lượng QL hoạt động dạy học Âm nhạc 16
1.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS 19
1.3.1 Hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường THCS 19
1.3.1.5 Phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường THCS 22
Trang 41.3.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường THCS.24
1.3.1.1 Quản lý mục tiờu, kế hoạch dạy học mụn Âm nhạc 24
1.3.4 Cỏc yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dạy học mụn Âm nhạc ở cỏc trường THCS 31
1.4 Ti ểu kết chương 1 35
Chương 2: 36
THỰC TRẠNG QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MễN ÂM NHẠC 36
Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HOÁ 36
2.1.Tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội và GD huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Húa36 2.1.1 Tỡnh hỡnh kinh tế - xó hội 36
2.1.2 Tỡnh hỡnh giỏo dục huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Húa 38
2.2 Thực trạng dạy học mụn Âm nhạc ở cỏc trường THCS ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Húa 41
2.2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy học Âm nhạc ở cỏc trường THCS ở huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Húa 41
2.2.2 Thực trạng về đội ngũ giỏo viờn dạy học mụn Âm nhạc 42
2.2.3 Thực trạng kết quả học tập mụn Âm nhạc của học sinh 42
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học mụn Âm nhạc ở cỏc trường THCS huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Húa 43
2.3.1 Quản lý việc thực hiện mục tiờu, kế hoạch dạy học 43
2.3.2 Quản lý việc thực hiện chương trỡnh, nội dung dạy học 45
2.3.3 Quản lý hoạt động dạy Âm nhạc của GV 46
2.3.4 Thực trạng QL cụng tỏc bồi dưỡng chuyờn mụn nghiệp vụ cho GV.48 2.3.5 Thực trạng quản lý cụng tỏc đổi mới PPDH 49
2.3.5 Thực trạng quản lý hoạt động học của HS 51
Trang 52.3.7 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
dạy học 52
2.3.8 Thực trạng quản lý CSVC, thiết bị và phương tiện dạy học môn Âm nhạc 52
2.4 Đánh giá chung về thực trạng 54
2.4.1 Thành công và hạn chế: 54
2.4.2 Nguyên nhân của thực trạng: 56
2.4.2.1 Nguyên nhân thành công 56
2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế 56
2.5 Tiểu kết chương 2 57
Chương 3: 58
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA 58
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 58
3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu 58
3.1.2 Nguyên tắc khoa học 58
3.2 Một số biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá 58
3.2.1 Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức 58
3.2.2 Biện pháp QL mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS 60
3.2.3 Biện pháp QL nội dung, phương pháp dạy học môn Âm nhạc 61
3.2.4 Biện pháp QL hoạt động dạy học của GV 62
3.2.5 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV 63
3.2.6 Biện pháp QL hoạt động đổi mới PPDH 64
Trang 63.2.7 Biện pháp QL hoạt động học, tự học của HS 65
3.2.8 Biện pháp QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học Âm nhạc 66
3.2.9 Biện pháp QL cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học 67
3.3 Mối quan hệ của các biện pháp được đề xuất 68
3.4 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở các trường THCS huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1 Kết luận 73
2 Kiến nghị 75
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của môn Ấm
nhạc ở trường trung học cơ sở
Bảng 2.2.
Thực trạng về số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.3. Kết quả học tập môn Âm nhạc của học sinh trung học cơ sở
Bảng 2.4. Các biện pháp quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học
môn Âm nhạc
Bảng 2.5. Các biện pháp quản lý chương trình, nội dung dạy
học
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp
và hồ sơ chuyên môn của giáo viên
Bảng 2.7. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên
Bảng 2.9. Các biện pháp quản lý công tác đổi mới phương pháp
dạy học Bảng 2.10 Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh
Bảng 2.11. Các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá học sinh và
giáo viên
Bảng 2.12. Thống kê số lượng, chất lượng cơ sở vật chất thiết bị
dạy học Bảng 2.13 Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp dược đề xuất
LỜI CẢM ƠN
Trang 8Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài: “Một số biện
pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trường Đại học Vinh,phòng Giáo dục huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa; cùng các bạn đồng nghiệp
đã tận tình cung cấp tư liệu, tạo điều kiện thuận lợi về sơ sở thực tế, đóng gópnhững ý kiến quý báu cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Tác giả xin được được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đếnquý thầy cô trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, động viên cho tôitrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ
Trinh người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành
luận văn này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đặt ra mục tiêu đến
năm 2010 là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại" Nghị
quyết cũng khẳng định: “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững…” [1].
Chất lượng dạy học là vấn đề cốt lõi của giáo dục Việt Nam hiện nay.Đổi mới chất lượng dạy học là khâu then chốt, là điểm nhấn đặc biệt quantrọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Muốn vậy, trước hết chúng taphải đổi mới từ khâu quản lí nhà trường, trong đó có công tác quản lí nhằmnâng cao chất lượng dạy học bộ môn Âm nhạc ở các trường THCS là rất cầnthiết Vì môn Âm nhạc không chỉ cung cấp tri thức mà còn góp phần hoànthiện nhân cách, bồi đắp tâm hồn cho học sinh
Những năm gần đây, trong nhà trường THCS việc dạy và học môn Âmnhạc gặp rất nhiều khó khăn CSVC phục vụ cho việc dạy và học Âm nhạc ởTHCS thiếu thốn, nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh cònthiếu nhiều, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo rất hiếm Giáo viênphải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học, trong khi đó yêu cầu của bộmôn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa, máy chiếuhắt…) để phục vụ cho việc dạy và học
Các trường THCS huyện Nga Sơn nằm trên địa bàn nông thôn nghèo
Trang 11nên HS phải tham gia lao động sản xuất, làm nghề phụ vì thế ít quan tâm đếnviệc học tập nói chung và với môn Âm nhạc nói riêng.
Mặc dù trong thời gian qua, các trường THCS ở huyện Nga Sơn, tỉnh ThanhHoá đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới công tác dạy học bộ môn Âm nhạcsong kết quả vẫn còn rất khiêm tốn
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài " Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá "
2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCShuyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ởcác trường THCS trên địa bàn
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
QL hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở cáctrường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được các biện pháp QL có tính khoa học và khả thi thì sẽ nângcao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hoá
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 125.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở
trường THCS
5.2 Nghiên cứu thực trạng QL hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại các
trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
5.3 Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của các biện pháp QL nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huyện Nga Sơn,tỉnh Thanh Hoá
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và cụ thể hóa các vấn
đề lý luận có liên quan
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6.3 Phương pháp xử lý số liệu thu được
7 Những đóng góp của luận văn
7.1 Góp phần hệ thống hoá cơ sở lí luận về QL hoạt động dạy học môn
Âm nhạc ở trường THCS
7.2 Làm rõ thực trạng QL hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các
trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
7.3 Đề xuất được một số biện pháp QL mang tính cần thiết và khả thi
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huyệnNga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Vài nột về lịch sử nghiờn cứu vấn đề
Đó cú một số tỏc giả nghiờn cứu về dạy học mụn Âm nhạc và đổi mớiphương phỏp giảng dạy mụn Âm nhạc như:
- Nguyễn Minh Toàn và Nguyễn Hoành Thụng (2000) [22] "Âm nhạc
và phương phỏp dạy học T1 + T2"
- Hoàng Long, Hoàng Lõn (2002), Phương phỏp dạy học Âm nhạc, tập
I, II, III, NXB giỏo dục [20]
- Hoàng Long, Hoàng Lõn - Phương phỏp dạy học Âm nhạc - NXB Đạihọc sư phạm 2004 [21]
- Hoàng Long, Hoàng Lõn (2005) [22], "Phương phỏp dạy học Âm nhạc"
- Năm 2005, Bộ Giỏo dục và Đào tạo, Trường cao đẳng sư phạm nhạchọa Trung ương (nay là trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW) tổ chức
"Hội thảo khoa học về đổi mới nội dung, phương phỏp dạy - học Âm nhạc ởcỏc trường sư phạm, phục vụ đổi mới giỏo dục phổ thụng" [3]
- Năm 2006, Bộ Giỏo dục và Đào tạo cho xuất bản tập 1 "Tài liệu bồidưỡng thường xuyờn cho giỏo viờn THCS chu kỳ III mụn Âm nhạc" [4]
- Năm 2007, Bộ Giỏo dục và Đào tạo cho xuất bản tập 2 "Tài liệu bồidưỡng thường xuyờn cho giỏo viờn THCS chu kỳ III mụn Âm nhạc" [5]
- Đoàn Tiến Dũng – Một số biện phỏp QL hoạt động dạy học mụn Âmnhạc ở cỏc trường THCS thành phố Thanh Hoỏ; “Luận văn thạc sĩ khoa họcgiỏo dục” Đại học Vinh [13]
- Mai Ngọc Trõm - Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lợng giảngdạy môn Âm nhạc cho trẻ 5 tuổi ở trờng Mầm non; luận văn thạc sĩ khoa họcgiỏo dục, đại học Hồng Đức [34]
Trang 14- Phạm Thu Hà - Các biện pháp dạy học Âm nhạc để phát huy tính sángtạo của học sinh THSC; luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Đại học HồngĐức [24].
Như vậy, còn quá ít các nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn
Âm nhạc ở các trường THCS, đặc biệt chưa ai nghiên cứu về các biện phápquản lý nhằm nâng cao chấy lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trườngTHCS huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động QL đã xuất
hiện từ rất sớm K.Marx đã viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển
lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [31] Như vậy, đã
xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển các hoạtđộng của con người theo những yêu cầu nhất định được gọi là hoạt động QL
Từ đó có thể hiểu là lao động và QL không tách rời nhau, QL là hoạt động điềukhiển lao động chung Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, QL đã trởthành một ngành khoa học và ngày càng phát triển toàn diện
Trong cuốn Lý luận quản lý nhà nước của Mai Hữu Khuê, xuất bản năm 2003 có định nghĩa về quản lý như sau: “Quản lý là một phạm trù có liên
quan mật thiết với hiệp tác và phân công lao động, nó là một thuộc tính tự nhiên của mọi lao động hiệp tác Từ khi xuất hiện những hoạt động quần thể của loài người thì đã xuất hiện sự quản lý Sự quản lý đã có trong cả xã hội nguyên thủy, ở đó con người phải tập hợp với nhau để đấu tranh với thế giới
tự nhiên,muốn sinh tồn con người phải tổ chức sản xuất, tổ chức phân phối”[35].
Trang 15Có nhiều quan niệm về khái niệm QL:
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng (1998) thì: “QL là tổ chức, điều
khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” [24].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: “Quản lý là
hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[13].
F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[30].
H.Koontz thì khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức)” Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà
trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiềnbạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Quản lý là một trong những loạihình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người Quản lýđúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và
sẽ đạt được những thành công to lớn [36]
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, nhưng đều thống nhất ởmột số đặc điểm chung như sau:
- QL bao giờ cũng chia thành chủ thể và đối tượng (khách thể)
- QL bao giờ cũng hướng tới mục tiêu đặt ra
- QL cần sử dụng các phương pháp, phương tiện và điều kiện cụ thể
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm QL như sau: QL
là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể QL tới đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Trang 161.2.2 Quản lý giáo dục
QLGD theo nghĩa rộng là QL mọi hoạt động giáo dục trong xã hội,
bao gồm các hoạt động có tính giáo dục của bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của mọi tổ chức, cá nhân trong
xã hội
QLGD theo nghĩa hẹp là QL hệ thống giáo dục, là QL các hoạt động giáo
dục và đào tạo trong đơn vị hành chính, trong nhà trường Đó là tổng hợp các biện
pháp tác động của nhà QLGD lên đối tượng nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra
Có quan niệm rằng: QLGD là những tác động có mục đích,có hệ thống,
có tính kế hoạch lên đối tượng QL, là QL quá trình dạy và học trong các cơ
sở giáo dục.
Theo GS Phạm Minh Hạc: QLGD là tổ chức các hoạt động dạy học.
Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới QL được giáo dục, tức là
cụ thể hóa được đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, của dân tộc [17].
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống các tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
[27]
QLGD còn được hiểu là hệ thống những tác động có ý thức, hợp qui
luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng QLGD gồm hai nội dung chính là quản lý nhà nước về
Trang 17giáo dục, quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.
giáo dục phụ thuộc vào việc QL giáo dục ở phạm vi nhà trường
QL nhà trường là QL giáo dục ở quy mô nhà trường, là quá trình tác động có tổ chức, có mục đích của các chủ thể QL nhà trường tới các đối tượng nhà trường QL, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển GD của nhà trường.
QL nhà trường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a QL các nguồn lực trong nhà trường: Nguồn lực của nhà trường cũng
như các tổ chức khác bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồnlực vật chất và nguồn lực thông tin
b QL đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường bao gồm những
việc sau: Bố trí và sử dụng CBQL, GV, nhân viên; bồi dưỡng và đào tạo độingũ CBQL, GV, nhân viên theo có kế hoạch phát triển đội ngũ
c QL tài chính và các cơ sở vật chất trường học: QL tài chính trong
nhà trường (QL ngân sách, QL thu chi; QL vốn ngoài ngân sách); QL CSVC,TBDH
1.2.4 Dạy học Âm nhạc
1.2.4.1 Âm nhạc
a) Khái niệm Âm nhạc
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh
b) Các thuộc tính của Âm nhạc
Trang 18Bao gồm 4 thuộc tính sau:
- Độ cao, thể hiện độ cao thấp, trầm bổng của âm
- Độ dài, thể hiện độ ngân dài, ngắn của âm
- Độ vang, thể hiện độ vang mạnh yếu của âm
- Màu âm, thể hiện màu sắc của âm (sáng, tối, trong, đục)
c) Các loại hình Âm nhạc
- Ba đoạn đơn, hai đoạn đơn, một đoạn đơn
- Ba đoạn thức, hai đoạn thức, một đoạn thức
1.2.4.2 Dạy học Âm nhạc
a) Khái niệm về dạy học
- “Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ
và lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học”( PGS TS Thái Văn Thành; Th.S Chu Thị Lục)
- Theo tác giả Võ Quang Phúc: “Dạy học là hệ thống những tác động
qua lại lẫn nhau giữa nhiều nhân tố nhằm mục đích trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và rèn luyện đạo đức cho người công dân Chính những nhân tố hợp thành hoạt động này cùng với hệ thống tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng đã làm cho dạy học thực sự tồn tại như một chỉnh thể toàn vẹn - một hệ thống” [24]
- Theo PGS TS Phạm Viết Vượng: “Dạy học là một bộ phận của quá trình
sư phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện mục đích GD”.
b) Khái niệm hoạt động dạy học
- Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng nhất của nhà trường đó là:
“hoạt động được tổ chức trong nhà trường bằng phương pháp sư phạm đặc
biệt, nhằm trang bị cho HS hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”
Trang 19- Hoạt động dạy học là hoạt động chung của người dạy và người học,hai hoạt động này song song tồn tại và cùng phát triển trong một quá trìnhthống nhất Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trình GD tổng thểtrong đó:
+ Nhà sư phạm là người định hướng, thực hiện việc truyền thụ tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo đến người học một cánh hợp lý, khoa học, do đó họ đóng vaitrò chủ đạo
+ Người học tiếp thu một cách có ý thức, độc lập và sáng tạo hệ thốngkiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn Người học
là chủ thể sáng tạo của việc học, của việc hình thành nhân cách của bản thân
Như vậy, hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động quan hệ mật thiết
với nhau, đó là hoạt động dạy của thầy với vai trò chỉ đạo, tổ chức và điều khiển việc lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ hoạt động học của trò nhằm tổ chức các điều kiện đảm bảo cho lĩnh hội tri thức, kỹ năng, thái độ và chuyển chúng thành kinh nghiệm của cá nhân người học.
c) Khái niệm dạy học Âm nhạc
Dạy học Âm nhạc là một quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ hệ thống kiến thức Âm nhạc, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo và thái độ cần thiết trong lĩnh vực Âm nhạc cho HS, HS nhận thức và lĩnh hội chúng, qua đó thực hiện được mục đích GD Âm nhạc
- Ở nhà trường THCS thông qua việc dạy học môn học Âm nhạc truyềnthụ cho HS một số vấn đề cơ bản về nghệ thuật Âm nhạc, nhằm phát triểnnăng lực cảm thụ Âm nhạc của HS, tạo nên một trình độ văn hoá Âm nhạcnhất định góp phần đào tạo có chất lượng những người lao động phát triểntoàn diện
- Với học sinh THCS môn Âm nhạc là một trong những phương tiệnhiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp
Trang 20phần giáo dục toàn diện cho HS, tạo cơ sở hình thành nhân cách con ngườilao động mới Âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học
có mục đích là giáo dục văn hoá Âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các emnhững kiến thức cơ bản, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thểhiện nghệ thuật Âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo tronghoạt động Âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếunghệ thuật và nhu cầu Âm nhạc
- Thông qua những phương tiện của nghệ thuật Âm nhạc để bồi dưỡngkhả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các mônhọc khác phát triển năng lực trí tuệ cho HS, bồi dưỡng những năng khiếunghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí củanhà trường thêm vui tươi lành mạnh
Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học Âm nhạc nóitrên, Âm nhạc thực sự là một phương tiện hiệu quả mang tính đặc thù củaviệc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ Âm nhạc góp phầnquan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới Trongnghệ thuật, nhất là Âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kìquan trọng Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã
có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc Học sinh THCS đang trong thời kìphát triển nhanh về thể chất, tâm - sinh lí, các em có nhiều suy nghĩ và ước
mơ về cuộc sống Trong quá trình học Âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp
để phát huy sự sáng tạo của HS
d) Người thầy với quá trình dạy Âm nhạc
Trong hoạt động dạy Âm nhạc công việc của thầy là tổ chức điều khiểnnhững hoạt động chiếm lĩnh tri thức của HS Hoạt động dạy học Âm nhạcngày càng phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phương pháp dạy học phải pháthuy tính tích cực, tính tự giác, tính chủ động, tính sáng tạo của HS, bồi dưỡng
Trang 21cho HS năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê Âm nhạc và ý chívươn lên.
Người giáo viên lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức học tập Âm nhạc của học sinh, giúp học sinh tìm tòi và khám phá tri thức, qua
-đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân; Điều này được thể hiện:
+ Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức của việc học tập Âm nhạc cho HS.+ Vạch ra kế hoạch dạy học Âm nhạc của mình và dự tính hoạt độnghọc tương ứng của HS
+ Tổ chức thực hiện hoạt động dạy của mình và hoạt động học của trò.+ Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của họcsinh trong quá trình dạy học Âm nhạc bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ,hứng thú, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của HS, làm cho HS ý thức rõtrách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình
+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, qua đó mà cónhững biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm củacác em cũng như trong công tác giảng dạy môn Âm nhạc
e) Học trò với quá trình học Âm nhạc
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Hoạt động học nhằm tiếp thu (lĩnh
hội) những điều của hoạt động dạy truyền thụ và biến những điều tiếp thu được thành năng lực thể chất và năng lực tinh thần”[16].
Trong quá trình học Âm nhạc, dưới sự tổ chức, điều khiển của giáoviên, HS tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhậnthức học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoàithành tri thức của bản thân, qua đó các em thể hiện mình, biến đổi mình, tựlàm phong phú những giá trị của mình Thông qua các hoạt động cụ thể
+ Tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch học tập Âm nhạc do giáo viên đề ra
Trang 22+ Thực hiện những hành động học và thao tác nhận thức trong học tậpnhằm giải quyết nhiệm vụ đề ra
+ Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức trong học tập Âm nhạc của mìnhdưới tác động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân
+ Phân tích kết quả hoạt động học tập môn Âm nhạc dưới sự hướngdẫn của giáo viên (tự kiểm tra, tự đánh giá) qua đó mà cải tiến hoạt động họctập môn Âm nhạc của mình
g) Mối quan hệ hữu cơ giữa dạy và học môn Âm nhạc.
Trong quá trình dạy học môn Âm nhạc, hoạt động dạy và hoạt độnghọc thống nhất biện chứng với nhau, trong đó sự nỗ lực của giáo viên và củahọc sinh trùng với nhau tạo nên sự cộng hưởng của chính quá trình dạy học
đó Hai mặt hoạt động này phối hợp chặt chẽ với nhau, kết quả của hoạt độngnày phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại Nếu thiếu một trong hai hoạtđộng thì quá trình dạy học không diễn ra Mối quan hệ thống nhất giữa hoạtđộng dạy và hoạt động học được thể hiện như sau:
- Giáo viên đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức, những nhiệm vụ, yêucầu này có tác dụng đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích tư duycủa học sinh, học sinh tự đưa ra nhiệm vụ học tập cho mình
- Học sinh ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, có nhu cầu giải quyếtnhiệm vụ, biến các nhiệm vụ khách quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyếtnhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của giáo viên ở các mức độ khác nhau
- Giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh để giúp học sinh điều chỉnhhoạt động học, đồng thời giúp cho giáo viên tự điều chỉnh hoạt động dạy củamình Học sinh cũng thu tín hiệu ngược trong để tự phát hiện, tự đánh giá, tựđiều chỉnh hoạt động học tập của mình
- Giáo viên phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh và của mình
Vậy: Quá trình dạy học Âm nhạc là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ
Trang 23chức, điều khiển của người giáo viên HS tự giác, tích cực, chủ động biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
1.2.5 Quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc
1.2.5.1 Quản lý hoạt động dạy học
a) Khái niệm
Quản lý hoạt động dạy học là hệ thống các tác động có định hướng, có
kế hoạch của chủ thể QL lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS để đạt được mục tiêu dạy học đã định.
Quản lý hoạt động dạy học là QL quá trình dạy của GV và quá trìnhhọc của HS Đây là hai quá trình thống nhất gắn bó hữu cơ với nhau Quátrình dạy và học là hệ thống những hành động liên tiếp của GV với HS nhằmlàm cho HS tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trongquá trình đó hình thành năng lực nhận thức của HS
b) Nội dung QL hoạt động dạy học
b.1) Cách tiếp cận thứ nhất, cho rằng QL hoạt động dạy học là thựchiện các chức năng QL trong hoạt động này:
- QL công tác kế hoạch dạy học
- QL công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học
- QL công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học
b.2) Cách tiếp cận thứ 2: QL hoạt động dạy học là quản lý các thành tốcủa QTDH Đó là:
- QL mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học
- QL nội dung, phương pháp dạy và học
- QL đánh giá kết quả dạy và học
- QL các điều kiện CSVC, TBDH, đảm bảo cho hoạt động dạy học.b.3) Cách tiếp cận thứ 3: QL hoạt động dạy học là:
Trang 24- QL hoạt động dạy của GV
- QL hoạt động học của HS
- QL mối quan hệ giữa dạy và học
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng kết hợp các cách tiếp cận nói trên
1.2.5.2 Quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc
Quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc là hệ thống các tác động có định
hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động dạy Âm nhạc của giáo viên và hoạt động học Âm nhạc của học sinh để đạt được mục tiêu dạy học Âm nhạc đề ra.
QL hoạt động dạy học Âm nhạc thực chất là QL quá trình truyền thụ trithức Âm nhạc của đội ngũ giáo viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng,hình thành thái độ tình cảm cần thiết trong lĩnh vực Âm nhạc của học sinh,quản lí CSVC phục vụ dạy học Âm nhạc; Quản lí hoạt động của tổ chuyênmôn trong đó cơ bản là QL quá trình dạy Âm nhạc của giáo viên với quátrình học Âm nhạc của HS trong nhà trường
Nội dung QL hoạt động dạy học Âm nhạc là:
- QL mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học Âm nhạc
- QL nội dung, phương pháp dạy học Âm nhạc
- QL hoạt động dạy Âm nhạc của GV
- QL hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- QL việc đổi mới PPDH
- QL hoạt động học Âm nhạc của HS
- QL hoạt động tổ chuyên môn
- QL việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Âm nhạc
- QL CSVC phục vụ cho hoạt động dạy học Âm nhạc
Như vậy, về cơ bản QL hoạt động dạy học Âm nhạc chính là quá trình
QL hoạt động dạy môn Âm nhạc của người thầy, vì thế đòi hỏi người quản lý
Trang 25phải nắm vững mục đích, nội dung, yêu cầu của hoạt động dạy học Âm nhạc
để đưa ra những quyết định QL đúng đắn đồng thời cũng đảm bảo mềm dẻo,linh hoạt để đưa hoạt động dạy học của nhà giáo vào kỷ cương, nề nếp, nhưngvẫn phát huy được khả năng sáng tạo của GV trong việc thực hiện đượcnhiệm vụ của mình
1.2.6 Chất lượng; Chất lượng dạy học Âm nhạc; Chất lượng QL hoạt động dạy học Âm nhạc
1.2.6.1 Chất lượng
Theo từ điển tiếng Việt thì “chất lượng là phạm trù triết học biểu thị
những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác”[33].
Chất lượng được hiểu là mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra hay thoả mãn yêu cầu của khách hàng và được đo bằng các chuẩn mực xác định.
Chất lượng của một sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm ấy với mụctiêu mà nhà sản xuất đề ra và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu đặt ra
1.2.6.2 Chất lượng dạy học Âm nhạc
Chất lượng dạy học là sự phù hợp của phẩm chất trình độ, năng lực người học được hình thành với các mục tiêu dạy học đặt ra (chuẩn kiến thức,
kỹ năng, thái độ của HS)
Chất lượng dạy học Âm nhạc là mức độ đạt được mục tiêu dạy họcmôn Âm nhạc đề ra, nói cách khác chính là mức độ đạt được yêu cầu đặt ra vềkiến thức kỹ năng Âm nhạc
Để đánh giá chất lượng dạy học Âm nhạc cần dựa vào các tiêu chí sau:
a) Chất lượng học tập Âm nhạc của học sinh Nó thể hiện qua việc
chuẩn bị bài mới ở nhà, chất lượng tiếp thu trên lớp, chất lượng tự học, khảnăng cảm thụ âm nhạc và kết quả học tập Âm nhạc của học sinh:
Trang 26- Chuẩn bị bài mới ở nhà Môn Âm nhạc là một môn học có tính đặc
thù riêng, nó khác xa với các môn văn hoá khác Các em chuẩn bị bài ở nhànhư: tự ôn lại các bài hát đã học, tập hát bài mới, chuẩn bị các đạo cụ phục vụcho âm nhạc như Đĩa, phách, tìm hiểu tên các nhạc cụ liên quan đến bài hát…
- Chất lượng tiếp thu trên lớp, là sự phối hợp hài hoà giữa học sinh và
giáo viên, giáo viên hát mẫu HS chú ý lắng nghe và bắt chước hát lại theogiáo viên HS tập gõ phách theo nhịp điệu bài hát, các em hát theo hướng dẫncủa giáo viên như hát bè, hát đuổi, hát đơn ca, hát nảy… GV hướng dẫn cho
HS cách thức lĩnh hội âm nhạc để đạt được chất lượng tốt nhất
- Chất lượng tự học Âm nhạc Chất lượng hoạt động này phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi HS Các em tự khám phá bài mới ở nhà như đọc xướng
âm, tìm hiểu về lý thuyết Âm nhạc Nhiều em còn có khả năng sáng tác cácbài hát yêu thích… Giáo viên kiểm tra, khuyến khích việc tự học của các emnhằm góp phần quan trọng giúp các em hoàn thành kế hoạch tự học
- Kết quả học tập của học sinh Nó phản ánh chất lượng giảng dạy của
GV và chất lượng học tập của HS Kết quả này được đánh giá bằng khả năngcảm thụ và thái độ học tập của HS Chỉ có cảm thụ tốt Âm nhạc nắm vữngkiến thức, thái độ nhiệt tình hăng say các em mới có thể đạt được kết quả caotrong môn học này
b) Chất lượng dạy học Âm nhạc của GV
Là việc GV lên kế hoạch dạy học, thực hiện đúng, đủ chương trình đảmbảo chất lượng về bài soạn, chất lượng giờ dạy, chất lượng đánh giá kết quảhọc tập của HS
- Kế hoạch giảng dạy: GV xây dựng kế hoạch cho cả năm học (từng
tiết, từng tuần, tháng, học kì, năm học) GV cần xác định rõ mục tiêu, kếhoạch công tác giảng dạy, các chỉ tiêu mà BGH nhà trường phân công đồngthời xác định được các biện pháp để đạt được chỉ tiêu đó
Trang 27- Thực hiện chương trình dạy học GV cần thực hiện đúng đủ, không
được tuỳ tiện thay đổi làm sai lệch nội dung chương trình dạy học
- Việc soạn bài giảng GV lập kế hoạch soạn bài cần nắm vững nội
dung kiến thức, biết trao đổi những vấn đề khó khăn, biết khai thác kiến thứctrong tổ chuyên môn, tìm và bổ sung những tư liệu mới vào bài giảng, chuẩn
bị CSVC cần cho bài giảng
- Việc lên lớp của GV: GV phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là:
+ Xây dựng giờ lên lớp đạt “chuẩn” ngoài những quy định chung củangành cần thường xuyên bổ sung, điều chỉnh để thực hiện được tiến độ chungcủa trường và của giáo viên
+ Phải xây dựng nề nếp trong giờ học nhằm đảm bảo tính nghiêm túctrong mọi hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy học
+ Phải yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quy địnhcủa lớp học, của nhà trường, quy chế có liên quan đến giờ lên lớp
c) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Âm nhạc của học sinh
Đây là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năngthực hiện nhiệm vụ học tập của HS Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phùhợp, giúp HS học tập tiến bộ Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSphải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
- Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trườngthông qua điểm số, đánh giá được chất lượng học tập của HS
- Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn đánh giáxếp loại HS theo quy định Đánh giá xếp loại HS một cách công bằng, chínhxác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tậpcủa HS
1.2.6.3 Chất lượng quản lý hoạt động dạy học là mức độ phù hợp với các mục tiêu quản lý hoạt động dạy học được đặt ra.
Trang 28Chất lượng quản lý hoạt động dạy học có được khi chất lượng quản lýtừng thành tố của quá trình dạy học được đảm bảo, trong đó chú trọng đến QLcác khâu như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra, đánh giá kết quảngười học Chất lượng quản lý hoạt động dạy học được đánh giá bởi chất lượngquản lý quá trình dạy của GV và quá trình học của HS Chất lượng quản lý hoạtđộng dạy học xét đến cùng là chất lượng của giá trị, tri thức, kỹ năng và thái độcủa người học thông qua quá trình tổ chức dạy học.
Để đảm bảo chất lượng, trong QL hoạt động dạy học cần chú trọng chấtlượng QL các yếu tố cơ bản sau:
+ Quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp dạyhọc và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học;
+ Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng cho hoạt động dạy học: nhưđội ngũ GV, CSVC, kỹ thuật, quy mô đào tạo, tài chính, môi trường sư phạm…
và mối quan hệ trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm nângcao chất lượng dạy học
1.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở
1.3.1 Hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở
1.3.1.1 Mục đích của dạy học Âm nhạc
- Mục đích giáo dục Âm nhạc, bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáodục cụ thể, là sự phản ánh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục dạyhọc Kết quả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân cách cần hình thành,kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh thông qua môn học Âm nhạc Giáo dục
Âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù Nó có khảnăng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, xen lồng vào tất cả các hình thức nộidung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiệnnhững yêu cầu mục tiêu giáo dục Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếucủa mình, giáo dục Âm nhạc trước hết thể hiện cho được mục tiêu, yêu cầu
Trang 29giáo dục cơ bản của mình là giáo dục thẩm mĩ.
- Mục đích của việc dạy và học môn Âm nhạc trong nhà trường phổthông là giáo dục văn hoá Âm nhạc cho HS thông qua việc trang bị cho các
em những kiến thức Âm nhạc cơ bản, các kỹ năng cần thiết để cảm thụ, hiểu
và thể hiện nghệ thuật Âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạotrong hoạt động Âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thịhiếu nghệ thuật và nhu cầu Âm nhạc
1.3.1.2 Nhiệm vụ của dạy học Âm nhạc
- Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về Âm nhạc Việt Nam và
Âm nhạc thế giới
- Rèn luyện cho HS kỹ năng thực hành Âm nhạc cơ bản
- Tạo cho các em lòng yêu thích Âm nhạc, trình độ nhận thức Âm nhạc
và khả năng hoạt động Âm nhạc, HS chủ động sáng tạo
1.3.1.3 Các nguyên tắc trong dạy học Âm nhạc
Gồm 6 nguyên tắc sau:
- Trong các trường học phải tạo cho HS nghe, nhìn, thực hành đúng sựhướng dẫn của GV
- Dạy lý thuyết vừa đủ để phục vụ thực hành, qua thực hành dạy lý thuyết
- Không tách rời từng chuyên môn, kết hợp các phân môn trong từngtiết dạy
- Kết hợp giữa giảng dạy với tìm hiểu tâm sinh lý của HS
- Phương pháp giảng dạy cần đổi mới, cải tiến khoa học
- Cần biết kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động chính khoá với hoạt độngngoại khoá
1.3.1.4 Nội dung dạy học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở
a) Đối với phân môn Học hát
Trang 30+ Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng ca hát thông thường như tư thếhát, hơi thở, hát rõ lời, ngắt câu, lấy hơi Tập cho học sinh hát tự nhiên, thoảimái, hát đúng âm điệu, biết hát đồng đều trong tập thể, biết bảo vệ giọng hát
+ Hướng dẫn cho học sinh biết thể hiện sắc thái, tình cảm, có ý thức thểhiện diễn cảm bài hát theo nội dung và tính chất Âm nhạc
+ Luyện tập một số bài hát có bè đơn giản, hát đơn, hát tập thể bao gồmcác ca khúc cho tuổi học trò, dân ca Việt Nam và một số bài hát nước ngoài
+ Âm vực bài hát trong phạm vi quãng 9, 10, 11 Cấu trúc bài hát trongphạm vi hình thức Một, Hai, Ba đoạn đơn
b) Đối với phân môn Nhạc lý - Tập đọc nhạc
+ Về nhạc lý: Cung cấp cho học sinh những ký hiệu ghi chép Âm nhạc
ở mức độ đơn giản, thường gặp trong các bài hát; những khái niệm sơ lược vềcác thuộc tính của Âm nhạc, các phương tiện diễn tả Âm nhạc như giai điệu,tiết tấu, hòa thanh Giới thiệu các loại nhịp thông dụng, cấu trúc Âm nhạc ởnhững hình thức nhỏ, áp dụng trong các ca khúc ngắn; khái niệm về gam,giọng, những ký hiệu chỉ sắc thái, cường độ, nhịp độ hay dùng
+ Về tập đọc nhạc: Tập đọc và nghe (ghi) những bài nhạc ngắn, chủyếu ở giọng Đô trưởng và La thứ với các loại nhịp 2/4; 3/4; 3/8; 6/8 có giaiđiệu, tiết tấu đơn giản, tập đánh nhịp Ngoài ra cho học sinh làm quen vớinhững bài nhạc ở các giọng có một dấu hóa
c) Đối với phân môn Âm nhạc thường thức: Giới thiệu một số trích
đoạn tác phẩm, tác giả trong và ngoài nước, một vài xu hướng và trào lưu Âmnhạc theo sự phát triển của lịch sử Âm nhạc Việt Nam và thế giới
+ Một số hình thức biểu diễn, thể loại Âm nhạc
+ Dân ca các miền, dân tộc Việt Nam, một số tập tục sinh hoạt Âmnhạc, nhạc cụ dân tộc Việt Nam và thế giới
+ Âm nhạc trong đời sống xã hội, ảnh hưởng và tác dụng của Âm nhạc
Trang 311.3.1.5 Phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở
a) Phương pháp thuyết trình
Phương pháp này GV dùng ngôn ngữ để giảng dạy cho HS hiểu vấn đềtrong giáo dục Âm nhạc Dùng phương pháp thuyết trình khi giảng dạy lýthuyết Âm nhạc, Âm nhạc thường thức, giới thiệu phân tích bàì hát
b) Phương pháp dùng lời
Bao gồm: Diễn giải, giải thích, nêu vấn đề, đặt câu hỏi, các biện phápnày dùng xen kẽ với các phương pháp khác giúp HS chủ động trong quá trìnhtiếp thu và giúp lớp học sinh động hơn, GV có thể đánh giá năng lực HS
* Diễn giải:
- Nêu khái quát nội dung, ý nghĩa của bài hát Có hai cách: nêu trước
hoặc nêu sau khi hát mẫu Trong quá trình giảng dạy dùng từ đơn giản, ngắngọn dễ hiểu, không dài dòng lan man
* Giải thích:
- Dùng trong khi gặp các từ khó, từ địa phương Khi giải thích cần rõràng cụ thể và giải thích xen kẽ với luyện tập
* Nêu vấn đề và đặt câu hỏi.
- Thường sử dụng khi dẫn dắt vào bài hoặc đàm thoại về nội dung bàihát, câu truyện Yêu cầu đặt câu hỏi phải rõ ràng sát với nội dung
Trang 32+ Khi sử dụng băng, đài… phải đảm bảo về âm thanh, âm lượng, nộidung giai điệu Phải kiểm tra trước khi sử dụng.
+ Khi GV đàn hát phải chính xác hài hoà, giọng hát truyền cảm thểhiện sắc thái tình cảm
d) Phương pháp luyện tập
Phương pháp này được lặp đi lặp lại nhiều lần, sử dụng nhiều trong quátrình dạy tập đọc nhạc, dạy hát và ghi âm Khi sử dụng phương pháp này cầnchú ý:
+ Nắm vững mục đích, yêu cầu cụ thể của việc luyện tập
+ Cần luyện tập có hệ thống liên tục, từ đơn giản đến phức tạp, đồngthời phải sửa sai kịp thời kể cả những lỗi sai nhỏ
+ Luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau Khi cần thiết GV làmmẫu, cần làm mẫu chính xác có nhạc cảm Khi HS hát GV phải im lặng lắngnghe để phát hiện sửa sai Khi học có thể chia thành nhiều nhóm, tổ, để các
em tự phát hiện chỗ sai của bạn sau đó nhận xét đánh giá GV phát hiện khảnăng nghe của HS
+ Trong quá trình luyện tập GV cần khuyến khích, động viên tinh thầncủa các em như cho điểm, khen ngợi…
e) Phương pháp truyền khẩu
Phương pháp này được sử dụng nhiều trong quá trình dạy hát, GV phảihát mẫu từng câu, từng đoạn, và hướng dẫn tập cho HS hát theo (đây làphương pháp dạy nối tiếp móc xích)
Trang 33g) Phương pháp hướng dẫn thực hành - luyện tập.
Phương pháp này GV chỉ đứng ở vai trò chủ đạo, gợi mở để HS tự rèn
luyện (chỉ làm mẫu khi HS không làm được)
h) Phương pháp sửa sai
Phương pháp này theo nguyên tắc từ trên xuống dưới Dừng trước điểm
sai để sửa Phương pháp sửa sai chỉ là phương pháp bổ trợ với các phươngpháp khác
1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở
1.3.1.1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Âm nhạc
- CBQL phải nắm vững mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Âm nhạc
- Tổ chức cho GV tìm hiểu và quán triệt sâu sắc mục tiêu, kế hoạch dạyhọc môn học
- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học
+ Yêu cầu GV lập kế hoạch dạy học môn học
+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi biểu bảng, sổ sách,phiếu báo giảng, lịch kiểm tra học tập…
- Động viên, kích lệ, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kếkoạch dạy học môn học
1.3.2.2 Quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy học Âm nhạc
a) Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học Âm nhạc
- Chương trình môn Âm nhạc ở trường THCS được cấu tạo thành baphân môn: Học hát; Nhạc lý - Ký xướng âm; Âm nhạc thường thức Các phânmôn này được dạy kết hợp với nhau trong từng năm học với thời gian mỗituần một tiết
Trang 34a.1) Học hát là trọng tâm, lý thuyết và tập đọc nhạc là cơ sở và Âm
nhạc thường thức làm nhiệm vụ nâng cao nội dung giảng dạy Âm nhạc ởtrường THCS
Toàn cấp THCS, học sinh được học 28 bài hát, mỗi lớp 8 bài, riêng lớp
9 học 4 bài
- Chủ điểm: Các bài hát về quê hương đất nước, hòa bình và hữu nghịcác dân tộc Việt Nam và thế giới, truyền thống dân tộc, gia đình, nhà trường,các sinh hoạt của tuổi học sinh
- Thể loại: Bao gồm các ca khúc thiếu nhi, các ca khúc quần chúng, cakhúc nghệ thuật, dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài
- Hình thức: Các bài hát ở hình thức một đoạn, hai đoạn, ba đoạn đơn
- Âm vực: Các bài hát có âm vực trong phạm vi quãng 11
- Qua việc học tập và rèn luyện các bài hát, rèn luyện cho học sinhnhững kĩ năng ca hát thông thường như:
+ Tư thế ngồi, đứng hát
+ Hơi thở (cách lấy hơi)
+ Phát âm, nhả chữ
+ Hát theo tay chỉ huy
Thông qua học hát, rèn luyện cho các em có ý thức tham gia hoạt động
ca hát, bước đầu biết diễn cảm bài hát (biểu cảm) Từ đó giáo dục học sinhyêu thích nghệ thuật ca hát
a.2) Nhạc lý: Dạy những ký hiệu ghi chép Âm nhạc đơn giản, thông
thường nhất Có khái niệm về yếu tố cơ bản của Âm nhạc như cao độ, trường
độ, giai điệu, tiết tấu, nhịp, sắc thái, cường độ, giới thiệu sơ lược về cung,quãng, gam, giọng trưởng, giọng thứ
Trang 35- Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc các bài nhạc giọng Đô trưởng hoặc La
thứ là chủ yếu, áp dụng các nhịp thông dụng như 2/4; 3/4; 4/4; 6/8 với các âmhình tiết tấu đơn giản và những giai điệu dễ đọc
a.3) Nghe nhạc có dẫn giải khoảng 20 tác phẩm, qua đó giới thiệu một
số tác giả tiêu biểu của Âm nhạc Việt Nam và thế giới (một số nhạc sĩ ViệtNam được giải thưởng Hồ Chí Minh, một số nhạc sĩ quen biết với HS và mộtvài nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển và lãng mạn phương Tây)
- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến
- Giới thiệu sơ lược về dân ca Việt Nam, một số sinh hoạt Âm nhạc dângian, dân ca một số vùng miền tiêu biểu
- Một vài thể loại Âm nhạc phổ biến Đôi nét về sáng tác Âm nhạc chothiếu nhi
- Tác dụng và ảnh hưởng của Âm nhạc trong đời sống xã hội
b) Quản lý việc thực hiện nội dung, phương pháp dạy học Âm nhạc.
- Tổ chức cho GV nắm vững nội dung, phương pháp dạy học môn Âmnhạc theo chương trình đào tạo Duy trì thực hiện kĩ cương dạy học, thực hiệnđúng nội dung dạy học
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung, phương pháp dạy học như: kiểm tratiến độ dạy học theo tuần, tháng, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV…
- Tổ chức thảo luận về thực hiện nội dung, phương pháp, yêu cầu đổimới PPDH
1.3.2.3 Quản lý hoạt động dạy Âm nhạc của giáo viên
- Là một ngành đặc thù, đòi hỏi sự rèn luyện thường xuyên nên giáo viênmôn Âm nhạc cần bố trí thời gian luyện tập cho chuyên môn, luôn cập nhậtnhững kiến thức, những đổi mới của ngành giáo dục nói chung, của bộ môn
Âm nhạc nói riêng Tìm tòi các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đốitượng (học sinh có năng khiếu cần được khuyến khích nâng cao học sinh
Trang 36không có năng khiếu cần được hỗ trợ từ giáo viên, từ nhóm học tập, dành nhiềuthời gian vào tập luyện tập thể, hạn chế việc luyện tập, kiểm tra cá nhân
a) Quản lý việc chuẩn bị giáo án của giáo viên
GV luôn ghi nhớ một số thao tác cơ bản sau:
+ Xác định đúng mục đích, yêu cầu bài học cần đạt được về tri thức, kỹnăng, thái độ
+ Xác định các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài và thời gian phùhợp cho chúng
+ Xác định phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung.Giáo viên phải nắm vững đặc điểm các phân môn và những phươngpháp dạy học đặc trưng phù hợp với từng phân môn trên cơ sở đó lựa chọnphương tiện dạy học phù hợp với từng nội dung Ví dụ: Khi hát cần vận dụngcác phương pháp lấy hơi, nén hơi, chú ý khẩu hình, hát tròn vành rõ chữ Hátđúng cao độ, trường độ, xử lý tình cảm theo nội dung bài hát; bên cạnh đó cònphải quan tâm đến việc thể hiện, diễn xuất Người giáo viên cần phân tích,gợi mở, làm mẫu, cho xem qua hình ảnh (băng đĩa ) thông qua các câutruyện trong phân môn Âm nhạc thường thức, sử dụng phương pháp quan sát,vấn đáp, đàm thoại, liên hệ với thực tế cuộc sống
b) Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp CBQL cần thực hiện chỉ đạo cácnội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp phù hợp với điều kiện thực
tế của nhà trường trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
- Xây dựng thời khoá biểu chi tiết, khoa học để QL, theo dõi tiến độthực hiện chương trình cũng như QL giờ lên lớp của GV
Trang 37- CBQL phải có kế hoạch dự giờ, thăm lớp định kỳ việc này có thể tiếnhành đột xuất không cần phải thông báo trước Sau mỗi lần dự giờ thăm lớpphải tổ chức góp ý, phân tích sư phạm tiết dạy, rút kinh nghiệm, khuyến khích
GV giúp GV khắc phục mặt còn hạn chế của họ
1.3.2.4 Quản lý hoạt động học Âm nhạc của học sinh
a) Quản lý hoạt động học Âm nhạc của học sinh trên lớp
Quản lý hoạt động học của học sinh là một yêu cầu không thể thiếu và
có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng Nếu quản lý tốt sẽtạo được ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện tu dưỡng, các em sẽ có thái
độ học tập, xác định được động cơ học tập đúng đắn, từ đó góp phần nâng caohiệu quả chất lượng hoạt động dạy học trong nhà trường nói riêng và thựchiện mục tiêu giáo dục đề ra nói chung Để quản lý hoạt động học Âm nhạccủa HS trên lớp CBQL cần thực hiện những nội dung sau:
- CBQL cùng với GV giáo dục tinh thần, thái độ học tập cũng như động
b) Quản lý hoạt động tự học Âm nhạc của học sinh ngoài giờ lên lớp
QL hoạt động học trên lớp và QL hoạt động tự học Âm nhạc của HSngoài giờ lên lớp là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể
Trang 38QL để đạt được mục tiêu đặt ra Hai quá trình này chúng không tách rời nhau
mà bổ sung cho nhau giúp HS học tập tốt hơn Để QL hoạt động tự học Âmnhạc của HS ngoài giờ lên lớp cần thực hiện những nội dung sau:
- GD và nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc tựhọc của HS ngoài giờ lên lớp
- QL kế hoạch tự học của HS ngoài giờ lên lớp
- QL nội dung tự học của HS ngoài giờ lên lớp
- QL phương pháp tự học của HS ngoài giờ lên lớp
- QL kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS ngoài giờ lên lớp
1.3.2.5 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
CBQL chỉ đạo GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa HS với những nội dung sau:
- Có lịch kiểm tra cho đợt học
- Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm, tính điểm môn học nhưquy định của Bộ GD&ĐT
- Chấm, trả bài đúng thời hạn
- Báo cáo với CBQL kết quả kiểm tra, đánh giá theo quy định
Đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận kết quả của thực trạng mà còn
đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế, đánh giá được xem
là một khâu quan trọng phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng kế hoạch vàtrong suốt thời gian triển khai công việc, chứ không phải chỉ tiến hành khicông việc đã hoàn thành, đã kết thúc Theo hướng dạy học "lấy học sinh làmtrung tâm", người giáo viên không những phải biết đánh giá chính xác kết quảdạy và học mà còn phải có kỹ năng phát triển khả năng tự đánh giá của họcsinh, để học sinh chủ động điều chỉnh cách học, cách tự hoàn thiện bản thân
1.3.2.6 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Âm nhạc
Trang 39Là QL các thiết bị dạy học như: phòng học, phòng thí nghiệm, bàn,ghế, đàn, thiết bị nghe nhạc…
Quản lý CSVC, thiết bị dạy học là tác động có mục đích của người QLđến đối tượng QL nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạyhọc phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo Việc QL CSVC, thiết bị dạyhọc bao gồm:
- Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch xây dựng CSVC, thiết bị dạy học
để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh về CSVC, thiết bị đáp ứng nhu cầudạy học
- Sử dụng CSVC, thiết bị dạy học
- Bảo quản CSVC, thiết bị dạy học
1.3.2.7 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên
Để nâng cao chất lượng GD trong đó có nâng cao chất lượng dạy họcmôn Âm nhạc đòi hỏi GV phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vữngvàng vì thế GV phải có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và CBQLphải có trách nhiệm QL việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ của GV Nội dung QL bao gồm:
- CBQL rà soát, kiểm tra, nắm chắc trình độ chuyên môn nghiệp vụ củađội ngũ GV trong mỗi năm học để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ GV nói chung đội ngũ GV Âm nhạc nói riêng
- Yêu cầu, động viên cán bộ tổ bộ môn, GV đăng kí kế hoạch bồidưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân
- CBQL lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ bộ môn và
GV vào đầu kỳ nghỉ hè để họ chủ động trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
- CBQL chỉ đạo, kiểm tra, ra quy định chặt chẽ tiến độ thực hiện kếhoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
Trang 40- Tổ chức, chỉ đạo, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để động viên
GV nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt
- CBQL thực hiện tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện
kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
1.3.2.8 Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học
PPDH là tổ hợp các cách thức cộng tác của hoạt động dạy và hoạt độnghọc nhằm đạt mục tiêu dạy học QL đổi mới PPDH là quá trình tác động có tổchức, có mục đích của CBQL đến đội ngũ GV nhằm tạo được động lực dạytốt của GV Nội dung QL đổi mới PPDH bao gồm:
- CBQL cần tổ chức cho GV nghiên cứu, thảo luận, để nhận thức sâusắc về yêu cầu và vai trò của việc đổi mới PPDH
- Yêu cầu đổi mới theo hướng tích cực hoá người học và nội dungPPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học để thống nhất và thực hiện mụctiêu dạy học
- CBQL cần chỉ đạo và kiểm tra việc GV đổi mới cách kiểm tra, đánhgiá hoạt động học của HS
1.3.4 Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở
1.3.4.1 Yếu tố khách quan
a) Chỉ đạo của Nhà nước, Bộ, Ngành về dạy học Âm nhạc
a.1) Quyết định 43/2001 QĐ - BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thôngtrong đó có đổi mới mục tiêu dạy học môn Âm nhạc cấp THCS Mục tiêu dạyhọc Âm nhạc được xác định như sau:
1 Hình thành một trình độ văn hoá Âm nhạc tối thiểu cho HS
2 Bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn giản về ca hát
và thói quen tập hát đúng