Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

116 1.1K 3
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bậc học phổ thông, Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và cácnăng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, Điều 27, mục 2, chương II). Với mục tiêu này, yêu cầu giáo dục Tiểu học được đặt ra một cách khá toàn diện, theo đó, chất lượng giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Trong giáo dục phổ thông, chất lượng dạy học Tiểu học là nền tảng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học khác. Do đó, cùng với việc tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục Tiểu học theo hướng điều chỉnh giảm tải hợp lý, cơ bản, hệ thống, hiện đại, thiết thực, cần đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp dạyhọc nhằm nâng cao sự sáng tạo, khả năng thực hành, sử dụng ngoại ngữ, tin học cho học sinh, tăng cường giáo dục đạo đức, thể chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ngay từ cấp học đầu tiên trong giáo dục bậc học phổ thông. Với mục tiêu này, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp tăng cường nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới quản công tác giáo dục trường Tiểu học. Năm 2000, Việt Nam đã công bố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học song trong thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập trong giáo dục Tiểu học, đặc biệt là những vùng miền núi. Mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm 2020 là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cấp Tiểu học, hoàn thành phổ cập giáo dục Trung họcsởcác vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giữa các vùng lãnh thổ (Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII). Để đạt được mục tiêu nói trên, chúng ta phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học, đổi mới công tác quản giáo dục các trường Tiểu học. Tân Kỳ là một huyện miền núi thấp phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Những năm qua, ngành giáo dục - đào tạo huyện Tân Kỳ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do điểm xuất phát thấp. Mặc dù kinh tế của huyện có sự phát triển nhất định nhưng vẫn còn chậm và chưa đồng đều, theo đó có sự phân hoá của các tầng lớp nhân dân các vùng trong huyện. Một bộ phận dân số thuộc dân tộc thiểu số, nhận thức thấp, địa bàn cư trú rải rác. Giao thông vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tuy được quan tâm, mua sắm, cải tiến nhưng nhiều trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của dạy học trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã được quan tâm bồi dưỡng, đào tạo nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa theo kịp sự đổi mới của giáo dục, đời sống lại khó khăn . nên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Hơn nữa, việc đổi mới phương pháp dạy học thực hiện chưa thật triệt để, công tác quản chất lượng dạy học còn những bất cập nhất định. Từ thực tiễn quản chất lượng dạy học tiểu học huyện Tân Kì và những kiến thức được học Trường Đại học Vinh về quản giáo dục, với mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà, chúng tôi chọn: “Một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu. Với đề tài này, bản thân chúng tôi sẽ có thêm kinh nghiệm thực tế từ mô hình giáo dục Tiểu học một huyện miền núi Nghệ An. Trên cơ sở đó, từ chức năng, nhiệm vụ của một cán bộ làm công tác báo chí ngành giáo dục, chúng tôi có điều kiện tiếp thu, hiểu thêm mô hình này, hi vọng có thể phổ biến, nhân rộng cho các vùng miền có điều kiện tương tự, tương cận tham khảo, vận dụng trong công tác quản trường học. 2 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp quảnnhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học huyện Tân Kỳ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản hoạt động dạy học trường Tiểu học 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tân Kỳ. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục Tiểu học huyện Tân Kỳ, Nghệ An đã có những bước tiến đáng ghi nhận, tuy nhiên, từ việc nghiên cứu thực trạng giáo dục đây một cách cụ thể, nếu đề xuất được các giải pháp quản tính khoa học, thực tiễn và khả thi đồng thời thực hiện tốt các giải pháp này thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở luận về quản hoạt động dạy học các trường Tiểu học; - Nghiên cứu thực trạng quản hoạt động dạy học các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất và khảo nghiệm một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tình hình giáo dục Tiểu học huyện Tân Kỳ, Nghệ An nói chung, trong đó tập trung nghiên cứu 5 trường Tiểu học đại diện cho các trường Tiểu học huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Chú trọng nghiên cứu công tác quản nhằm nâng cao chất lượng dạy học 3 các trường được chọn mẫu. Các giải pháp quản hoạt động dạy học được đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu luận: - Phương pháp phân tích, tổng hợp; - Phương pháp khái quát hoá rút ra các nhận định độc lập; - Phương pháp giả thuyết và mô hình hoá. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh; việc điều hành hoạt động dạy học của hiệu trưởng, trưởng khối; - Phương pháp điều tra: dùng bảng hỏi (an-két) để điều tra các vấn đề liên quan tới quản chất lượng dạy học các trường tiểu học huyện Tân Kỳ; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản thông qua báo cáo các trường trong vài năm gần đây. Trao đổi, thảo luận với các cán bộ quản của Sở, Phòng và các trường về quản chất lượng dạy học. Rút ra bài học kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tìm hiểu và quá trình biên tập các bài báo liên quan đến vấn đề trên; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia các đơn vị trực thuộc Bộ và của giảng viên Trường Đại học Vinh. 6.3. Phương pháp thống kê toán học (xử lí thông tin, dữ liệu nghiên cứu của đề tài). 7. Những đóng góp của Luận văn 7.1. Về mặt luận: tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá các khái niệm liên quan tới dạy học (quản lý, quản giáo dụcquản nhà trường; giải pháp; chất lượng, chất lượng dạy học; các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học .). 7.2. Về mặt thực tiễn: khảo sát được thực trạng quản hoạt động dạy học các trường Tiểu học Tân Kỳ; đề xuất được một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. 8. Cấu trúc luận văn 4 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở luận của đề tài; - Chương 2: Thực trạng quản hoạt động dạy học các trường Tiểu học huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; - Chương 3: Một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học huyện Tân kỳ, tỉnh Nghệ An. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ xưa đến nay, bất kỳ thời đại nào, quản luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với việc vận hành và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, quản là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, trong đó, các giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng dạy học luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Về vai trò quản trong lĩnh vực giáo dục, nhà giáo dục học Xô Viết V.A Xukhomlinxki cho rằng, một trong những biện pháp quản hoạt động dạy học hiệu quả là xây dựng đội ngũ giáo viên thành những người yêu trẻ, biết giao tiếp với trẻ, nắm vững và vận dụng linh hoạt luận dạy học, luận giao tiếp, tâm học… trong thực tiễn công tác, đồng thời thành thạo kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó để “Trường học không chỉ dạy đọc, viết, đếm, suy nghĩ, nhận thức thế giới xung quanh ( .). Trường học dạy cách sống. Trường học các em học cách sống ”. [65-335] Với mục đích đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận kịp thời với sự phát triển của thời đại, các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các cán bộ quản giáo dục Việt Nam luôn quan tâm nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản hoạt động dạy học có hiệu quả nhằm thực hiện thành công mục tiêu giáo dục. Các nhà nghiên cứu Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Đức Minh, Hà Hồ… đã tiên phong khai phá các công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về quản giáo dục, quản trường học, quản hoạt động dạy học; và có sự vận dụng vào việc xây dựng luận quản hoạt động dạy học trong thực tiễn nước ta. Cùng với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, những công trình nghiên cứu về vấn đề quản giáo dục, quản hoạt động dạy học ngày càng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận. phương diện này, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Văn Lê, Đặng Quốc 6 Bảo,… Với các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản hoạt động dạy học và chỉ ra các giải pháp quản vận dụng trong quản trường học, quản giáo dục. Các tác giả đều khẳng định việc quản hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Bên cạnh những công trình luận chung, vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu cụ thể, phạm vi hẹp hơn, trong đó có thể kể đến các luận văn thạc nghiên cứu về đề tài quản hoạt động dạy học của cán bộ quản trường phổ thông như: “Một số giải pháp quản nhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai” của tác giả Trần Thị Yên (2010); “Giải pháp quản nâng cao chất lượng dạy học các trường trung họcsở quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Văn Quang; “Một số biện pháp quản chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trung họcsở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh ” của tác giả Nguyễn Hải Nam (2006); “Đổi mới quản hoạt động dạy học của giáo viên các trường Trung học phổ thông huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây ” của tác giả Nguyễn Thị Hà Thanh (2004); “Một số giải pháp quản hoạt động dạy học cấp Trung họcsở trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, Nghệ An” của tác giả Phạm Minh Trì (2003); “Biện pháp quản của hiệu trưởng đảm bảo chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên một số trường Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh ” của tác giả Nguyễn Thị Bích Yến (1999) . Các luận văn này dù các góc độ tiếp cận khác nhau nhưng đều tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản hoạt động dạy học của hiệu trưởng những phạm vi cụ thể và các địa bàn khác nhau, có chú ý đến bối cảnh thực hiện chương trình mới. Đối với việc nghiên cứu về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học Tiểu học, cũng đã có nhiều công trình khoa học cũng như nhiều bài viết đã được công bố. Trong đó, có các đề tài liên quan cần được quan tâm như: đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học tỉnh Hải 7 Dương” do TS. Nguyễn Vinh Hiển làm chủ nhiệm, thực hiện năm 2002; “Quản giáo dục Tiểu học theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của TS. Hoàng Minh Thao - TS. Hà Thế Truyền (tuyển chọn và biên soạn 2003); “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên các tỉnh miền núi phía Bắc” - mã số: B2001-75-TĐ-01 (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội); “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt bậc Tiểu học theo sách giáo khoa Tiểu học năm 2000” - mã số B2001-23-16 (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) . Các công trình nghiên cứu trên đều góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, dạy học trường Tiểu học, tuy nhiên, chủ yếu đi sâu vào lí luận công tác quản nói chung hoặc trên địa bàn lớn. Còn đối với một huyện trung du - miền núi cụ thể thì chưa được đề cập nhiều. Riêng về nghiên cứu các giải pháp quảnnhằm nâng cao chất lượng dạy học các trường Tiểu học huyện Tân Kỳ, Nghệ An thì chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống, phù hợp với đặc thù vùng miền và với giai đoạn hiện tại. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý, quản giáo dục 1.2.1.1. Quản * Khái niệm “quản lý” - một số cách tiếp cận Quản là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Nó là một thuộc tính lịch sử của mọi quá trình lao động. Đồng thời, nó là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm, như K.Marx đã nói: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng ” [37-56]. Hiện nay, nhiều người thừa nhận rằng quản trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Sự phát triển của xã hội 8 loài người dựa vào ba yếu tố cơ bản: tri thức, sức lao động và trình độ quản lý. Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới, lao động là sự vận dụng tri thức để tác động vào thế giới nhằm đem lại của cải, vật chất, còn quản bao gồm cả tri thức và lao động. Quản chính là sự tổ chức, điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với việc sử dụng sức lao động để phát triển sản xuất xã hội. Việc kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển, ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội sẽ trì trệ, sự phát triển sẽ bị ngưng trệ và chậm lại. Mặc dù vậy, do sự đa dạng về cách tiếp cận nên trong nghiên cứu khoa học vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Có thể nêu lên một số quan điểm về quản dưới đây: W.Taylor cho rằng: “Quản nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”. Theo quan điểm hệ thống: Quản là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lên đối tượng quản nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường. Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản đến tập thể những người lao động (Nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. [46- 35] Theo các tác giả Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ, “Quản là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức”. [17-41] Rõ ràng, từ các góc nhìn không giống nhau, dù có sự khác nhau này hay khác nhưng khi bàn về quản lý, các tác giả đều có quan điểm thống nhất chung là: Quản là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản đến khách thể quản nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Theo đó, quản không chỉ là một khoa học (có đối tượng, có quy luật .), mà 9 còn là nghệ thuật (có tính sáng tạo) và hoạt động quản vừa có tính chất khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi, . chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất. Theo tác giả Trần Khánh Đức, “Quản là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”. [25-328]. Từ các quan niệm trên, có thể thấy rằng, quản có những đặc trưng cơ bản sau: hoạt động quản được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội; là những tác động có hướng đích; là những tác động phối hợp sự nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Quản trong xã hội hiện nay được coi là một trong năm nhân tố phát triển KT-XH, đó là: vốn, nguồn lực lao động, khoa học – kĩ thuật, tài nguyên, sự quản lý. Trong đó, quản có vai trò quyết định cho sự thành công. Như trên đã đề cập, có nhiều cách tiếp cận về quản nhưng có lẽ cách định nghĩa ngắn gọn nhất như sau: Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ quản được định nghĩa là “tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”. [66-888] Hoặc theo K.Marx: “Quản là lao động điều khiển lao động” [37-350]. Như vậy, chúng ta có thể khái quát lại, quản là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lên đối tượng quản nhằm đạt được mục tiêu đề ra. * Chức năng quản lý: Quản có những chức năng nhất định. Chức năng quản một dạng quản chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản tác động vào khách thể quản nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Trong thực tế, với các góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu về quản đã đưa ra nhiều quan điểm về nội dung của các chức năng quản lý, tuy có cách thể hiện khác nhau nhưng đều cho rằng, quản có 4 chức năng cơ bản sau: 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan