Bình đẳng giới trong bộ luật lao động việt nam

107 127 1
Bình đẳng giới trong bộ luật lao động việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2013 [ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ Hà nội – 2013 [ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn cơng trình nghiên cứu riêng tơi Các kết nêu Luận văn chưa công bố cơng trình khác Các số liệu, ví dụ trích dẫn Luận văn đảm bảo tính xác, tin cậy trung thực Tơi hồn thành tất mơn học tốn tất nghĩa vụ tài theo quy định Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Vậy viết Lời cam đoan đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi bảo vệ Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thu Hường LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Chí đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp hoàn thành Luận văn này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để học tập và hoàn thiện Luận văn Mặc dù, đã có nhiều cố gắng hoàn thiện Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và lực của mình, nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận sự góp ý của các thầy cô và các bạn Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Thu Hường DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo hiểm xã hội BHXH Bộ luật Lao động BLLĐ Hợp đồng lao động HĐLĐ Người lao động NLĐ Người sử dụng lao động NSDLĐ MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU Chương 1: Khái quát chung giới, bình đẳng giới pháp luật bình đẳng giới………………………………………… 1.1 Một số khái niệm bản 1.1.1 Giới 1.1.2 Bình đẳng giới 1.1.3 Bình đẳng giới lĩnh vực lao động 1.2 Sự cần thiết phải quy định vấn đề bình đẳng giới pháp luật 5 11 động 13 ………… 1.3 Nguyên tắc bình đẳng giới pháp luật lao động…………… 18 lao 1.4 Bình đẳng giới lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật Quốc tế Chương 2: Thực trạng quy định bình đẳng giới 23 Bộ luật lao động Việt Nam…………………………………… 2.1 Lịch sử của vấn đề bình đẳng giới pháp luật lao động Việt Nam 2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1994 2.1.2 Giai đoạn từ năm 1994 đến 2.2 Thực trạng các quy định về bình đẳng giới Bộ luật lao động 28 28 28 32 Việt Nam……………………………………… 2.2.1 Bình đẳng giới lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghề 2.2.2 Bình đẳng giới lĩnh vực giao kết, thực hiện và chấm dứt 36 36 hợp đồng lao động 2.2.3 Bình đẳng giới lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 2.2.4 Bình đẳng giới lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao động 2.2.5 Bình đẳng giới lĩnh vực tiền lương 2.2.6 Bình đẳng giới lĩnh vực bảo hiểm xã hội 2.2.7 Bình đẳng giới lĩnh vực kỉ luật lao động Chương 3: Thực tiễn thực Bộ luật Lao động Việt Nam 42 47 51 55 58 64 kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu thực thi Bộ luật Lao động Việt Nam bình đẳng giới…………………… 3.1 Thực tiễn thực hiện Bộ luật Lao động Việt Nam về bình đẳng giới 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi 68 68 Bộ luật Lao động Việt Nam về bình đẳng giới 3.2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Bộ luật Lao động Việt Nam 82 về bình đẳng giới 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Bộ luật lao 82 động Việt Nam về bình đẳng giới KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 93 94 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Ngày nay, giới và bình đẳng giới trở thành vấn đề vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại Hầu hết các quốc gia thế giới đều quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, bình đẳng giới là tiêu chí để đánh giá tiến xã hội Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới nhận sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Nguyên tắc bình đẳng giới là nguyên tắc hiến định, ghi nhận tất cả các bản Hiến pháp từ trước cho đến Trên sở Hiến pháp, và chủ trương sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã cụ thể hóa các văn bản pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực đó có lĩnh vực lao động Trong lĩnh vực lao động, vấn đề bình đẳng giới ghi nhận Luật Bình đẳng giới năm 2006, BLLĐ năm 1994 và gần nhất là BLLĐ năm 2012 (dưới gọi là BLLĐ) và nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Trong BLLĐ hiện hành, nguyên tắc bình đẳng giới là sợi đỏ xuyên suốt tất cả quy định điều chỉnh các lĩnh vực việc làm, học nghề, đào tạo nghề; Giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn lao động, vệ sinh lao động; Tiền lương; BHXH; Kỷ luật lao động… Song thực tế, nhiều nguyên nhân khác nhau, số quy định của BLLĐ năm 2012 chưa phù hợp, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tế hay quá trình thực hiện, các chủ thể pháp luật vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử về giới vẫn tồn lĩnh vực lao động Nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn, thông qua đó tìm hạn chế tồn để hoàn thiện BLLĐ năm 2012 và nâng cao hiệu quả thực thi BLLĐ nhằm góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất thực tế là việc làm rất cấp thiết hiện Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào về vấn đề bình đẳng giới phạm vi BLLĐ năm 2012 cách toàn diện và sâu sắc, vì tác giả đã chọn đề tài “Bình đẳng giới Bộ luật Lao động Việt Nam” để làm đề tài Luận văn cho mình Tình hình nghiên cứu Vấn đề bình đẳng giới BLLĐ là vấn đề các nhà khoa học, luật gia quan tâm nghiên cứu Có thể kể đến số công trình nghiên cứu, bài báo khoa học như: Hà Thị Hoa Phượng (2010), Pháp luật Lao động Việt Nam với vấn đề bình đẳng giới, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; TS.Đào Thị Hằng (1992), “Vấn đề bình đẳng giới và bảo đảm pháp luật Lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số đặc san về bình đẳng giới, tr 10-16; TS Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), “Các quy định về bình đẳng giới lĩnh vực luật Lao động, đối chiếu và khuyến nghị”, Tạp chí Luật học, Số 3, Tr 61-68…Cùng số công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về vấn đề bình đẳng giới hoặc vài lĩnh vực lao động cụ thể Tuy nhiên, có thể nói cho đến thời điểm hiện chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu cách toàn diện và chuyên sâu về vấn đề bình đẳng giới BLLĐ năm 2012 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề bình đẳng giới lĩnh vực lao động theo quy định của BLLĐ năm 2012 Trên sở quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện bất cập để đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện BLLĐ và nâng cao hiệu quả thực thi thực tế 10 Khoản Điều 155 BLLĐ quy định lao động nữ thời gian hành kinh nghỉ ngày 30 phút Quy định này là hoàn toàn hợp lý, nhiên cần quy định rõ thời gian hành kinh là ngày hay ngày, và chế tài áp dụng đối với NSDLĐ nếu họ không áp dụng cho NLĐ nữ thực tế hiện hầu hết các doanh nghiệp NLĐ nữ không hưởng quyền này Về quy định nghỉ 60 phút/ngày để cho bú đối với dưới 12 tháng tuổi là vấn đề chưa khả thi Chính vì vậy, BLLĐ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp lao động nữ nghỉ thêm 60 phút/ ngày cũng không có điều kiện về chăm thì NSDLĐ có thể lựa chọn phương án trả tiền tăng ca cho 60 phút đó, hoặc cộng dồn ngày làm việc (mỗi ngày 60 phút) nghỉ ngày Nhà nước cũng nên khuyến khích NSDLĐ áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm nhà đối với lao động nam có sức khỏe yếu hoặc hoàn cảnh cá nhân đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cũng hội có việc làm của số đối tượng lao động nam đặc biệt Thứ tư: Lĩnh vực an toàn lao động vệ sinh lao động Như đã phân tích, nên bỏ quy định nghĩa vụ của NSDLĐ việc giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ (khoản Điều 154 BLLĐ) Quy định này nên mang tính chất khuyến nghị, nghĩa vụ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo thuộc về Nhà nước quy định khoản Điều 153 BLLĐ đã quy định Nhằm tăng hội có việc làm của lao động nữ cũng phù hợp với Công ước số 45 thì BLLĐ nên cho phép số trường hợp có thể sử dụng lao động nữ dưới hầm mỏ mà vẫn đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của phụ nữ Việt Nam 93 Điều 160 BLLĐ quy định lao động nữ phải thực hiện chức mang thai, sinh nên có số công việc NSDLĐ không sử dụng lao động nữ Thiết nghĩ lao động nam cũng phải thực hiện chức sinh sản, nếu phải làm việc môi trường độc hại cũng có khả ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh sau này Nhưng không thể quy định hạn chế việc làm của lao động nam, vì vậy, Nhà nước cần sớm ban hành danh mục nghề nghiệp có ảnh hưởng đến khả sinh sản của nam giới, và NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cách thường xuyên cho NLĐ nam làm công việc này Thứ năm: Lĩnh vực tiền lương Để quá trình áp dụng pháp luật dễ dàng và đạt hiệu quả cần thiết có văn bản hướng dẫn cụ thể về cụm từ “Cơng việc có giá trị nhau” Có thể hiểu công việc có giá trị là cơng việc đòi hỏi trình độ tương đương, điều kiện lao động tương đương, và kết quả đạt là nhau, lao động nam và lao động nữ làm công việc có giá trị trả lương Tuy nhiên, để có thể đánh giá xác và khách quan nhất công việc có giá trị nhau, Nhà nước nên sớm quy định hệ thống các phương pháp và công cụ khoa học để việc đánh giá loại công việc này Thứ sáu: Lĩnh vực BHXH Khoản Điều 187 BLLĐ quy định số trường hợp lao động nam và lao động nữ tăng tuổi nghỉ hưu, để quy định này sớm thực thi thì Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn giải thích thế nào là NLĐ có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và liệt kê trường hợp đặc biệt tăng tuổi nghỉ hưu Bên cạnh đó ban hành danh mục ngành nghề tăng tuổi nghỉ hưu theo khoản Điều 187 BLLĐ Thứ bảy: Lĩnh vực kỉ luật lao động 94 Quy định “Không xử lý kỷ luật lao động NLĐ nữ có thai, nghỉ thai sản; NLĐ nhỏ 12 tháng tuổi” (điểm d khoản Điều 123 BLLĐ) và quy định “Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ sinh theo quy định pháp luật BHXH, nuôi 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động” (khoản Điều 155 BLLĐ) Có thể thấy quy định Điều 123 BLLĐ đề cập đến nghĩa vụ của NSDLĐ, Điều 155 đề cập đến quyền của NLĐ, nhiên hai điều luật này đều đề cập đến cùng nội dung, nên thiết nghĩ bỏ quy định Điều 155 BLLĐ không cần thiết phải nhắc lại chương dành riêng cho lao động nữ, không nên lúc nào cũng ưu tiên, đòi quyền lợi cho lao động nữ, điều đó càng gây cho NSDLĐ tâm lý ngại tuyển dụng lao động nữ Việc không ghi nhận lại vấn đề này Điều 155 thì đương nhiên quyền lợi của lao động nữ vẫn đảm bảo vì đã quy định điều luật trước đó 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu thực thi Bộ luật Lao động Việt Nam bình đẳng giới: Để các quy phạm pháp luật về bình đẳng giới vào thực tế sống đòi hỏi phải có sự đầu tư về vật chất và đồng lòng của tất cả các bên liên quan quan hệ lao động, cũng toàn thể người dân Việt Nam Thứ nhất: Từng bước tiến hành xóa bỏ định kiến giới: Định kiến giới đã tạo cái nhìn bất bình đẳng lao động nam và lao động nữ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi các quy định của pháp luật lao động về bình đẳng giới thực tế vì vậy, cần thiết phải tiến hành xóa bỏ định kiến giới để các quy định pháp luật về bình đẳng giới thực hiện hiệu quả Tuy nhiên, định kiến giới đã hình thành từ lâu và ăn sâu vào quan niệm của người không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh sống Vì lẽ đó, không thể xóa bỏ định kiến giới mà cần tiến hành dần dần, thường xuyên, liên tục về cả chiều sâu lẫn chiều rộng: 95 - Coi trọng giáo dục bình đẳng giới gia đình và nhà trường: Gia đình là môi trường mà trẻ em tiếp xúc Trong gia đình cách xử sự của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về giới và ảnh hưởng lâu dài suốt đời đứa trẻ Chính vì vậy, để xóa bỏ định kiến giới thì gia đình bố mẹ phải đảm bảo vị thế bình đẳng vợ và chồng thể hiện qua việc vợ chồng cùng chia sẻ gánh nặng gia đình, chăm sóc cái, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử về mặt trai, gái Cùng với gia đình, nhà trường cũng là môi trường để giáo dục các em về bình đẳng giới Muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới là nội dung giáo dục và lồng ghép chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học Việc giáo dục bình đẳng giới nhà trường phải có sự phối hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Có việc xóa bỏ định kiến giới mới đạt hiệu quả Định kiến giới tác động đến đối tượng, khơng phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh sống Theo đó, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình đẳng giới là nội dung giáo dục và lồng ghép chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học Trường học là nơi thuận lợi và có điều kiện để xây dựng môi trường bình đẳng nói chung và bình đẳng giới nói riêng tốt nhất và hiệu quả nhất Khi mặt bằng dân trí và điều kiện sống các vùng dân cư chưa đồng đều thì việc giáo dục bình đẳng giới gia đình và cộng đồng rất cần sự hỗ trợ và ảnh hưởng tích cực từ mơi trường giáo dục quy Tuy nhiên, việc giáo dục bình đẳng giới nhà trường không thành cơng nếu thiếu sự tương tác tích cực của giáo dục gia đình và giáo dục xã hội - Tăng cường hiệu quả các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông: Kết hợp nhiều hình thức truyền thông về bình đẳng giới nhằm giúp cho đông đảo quần chúng nhân dân dần xóa bỏ định kiến giới, đặc biệt là giúp cho 96 người phụ nữ nhận thấy vị thế của bản thân mình xã hội hiện đại, để họ xóa bỏ mặc cảm, để họ tự tin vào lực bản thân và nỗ lực khẳng định vai trò của họ khơng lĩnh vực lao động mà lĩnh vực khác Các hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới không thực hiện các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền hình, sách, báo, tạp chí, tờ rơi, băng nhạc, tranh cổ động, Internet… mà thực hiện thơng qua kênh trùn thơng trực tiếp như: nói chuyện, hội thảo, hội nghị, tập huấn… Khi áp dụng các biện pháp này cũng nên chú ý số điểm như: Các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền áp dụng thường xuyên, trình bày dễ hiểu; Đối với các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền sở bên cạnh chương trình về bình đẳng giới thì chương trình khác phải rất thận trọng truyền tải các thông tin về định kiến giới; Trong buổi văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng nên lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào nội dung chương trình… Thứ hai: Nâng cao nhận thức NSDLĐ NLĐ vấn đề bình đẳng giới: Để các quy định của pháp luật lao động thực thi có hiệu quả cần phải nâng cao nhận thức của NSDLĐ để họ thấy tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới, cũng để họ thấy nghĩa vụ của họ phải đảm bảo bình đẳng giới lĩnh vực lao động và nếu họ khơng làm điều này thì họ đã vi phạm pháp luật và bị xử lý Về phía NLĐ cần cho họ thấy họ đối xử bình đẳng sở giới là quyền của họ, đã pháp luật ghi nhận và bảo vệ Biện pháp nâng cao nhận thức của NSDLĐ: Các quan quản lý lĩnh vực lao động địa phương cần tăng cường sách tuyên truyền luật 97 Bình đẳng giới, luật Lao động các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ bằng cách tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn về giới và bình đẳng giới cho các đối tượng là cán lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp, và thành viên Công đoàn là người trực tiếp tiến hành các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các quyền bình đẳng quan, doanh nghiệp Các nội dung đào tạo, tập huấn cần cung cấp cho đội ngũ cán này các kiến thức mang tính toàn diện khách quan về bình đẳng giới, phân tích thực trạng phân biệt đối xử về giới tồn nước ta hiện đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội để họ có nhận thức và hành động đúng đắn việc bảo đảm bình đẳng giới lao động Để nâng cao nhận thức của NLĐ về bình đẳng giới lao động cần chú trọng công tác tuyên truyền luật của Công đoàn sở, Ban nữ công các đơn vị sử dụng lao động Công đoàn, Ban nữ công cần nắm chắc kiến thức về giới và pháp luật lao động phải trở thành "luật sư riêng" cho lao động nữ quyền lợi của họ bị xâm phạm Ban nữ công cần phổ biến các kiến thức về giới, bình đẳng giới và pháp luật cho lao động nữ nhằm nâng cao nhận thức của lao động nữ để họ tự bảo vệ quyền lợi và đóng góp cho xã hội Công đoàn sở, Ban nữ công cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật kết hợp công tác tuyên truyền miệng, cấp các loại tài liệu với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để NLĐ tự nghiên cứu và thực hiện Cần thường xuyên tổ chức các thi tìm hiểu về pháp luật lao động hoặc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các hình thức vui chơi hái hoa dân chủ, sân khấu… Điều quan trọng là bản thân người lao động nữ phải ý thức tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật lao động, mặt để đóng góp xây dựng doanh nghiệp mặt khác tự bảo vệ quyền lợi đáng của mình bị xâm phạm 98 Công đoàn sở phải phối hợp với quan nhà nước và NSDLĐ tổ chức các chương trình học nâng cao tay nghề, chuyên môn, kỹ nghề nghiệp cho lao động nữ, để họ có nhiều hội việc làm và nâng cao mức thu nhập Thứ ba: Tăng cường chế tra, giám sát xử lý nghiêm doanh nghiệp khơng đảm bảo bình đẳng giới lĩnh vực lao động Tăng cường về số lượng cũng chất lượng đội ngũ làm công tác kiểm tra, tra: Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cập nhật kiến thức, đặc biệt là kiến thức luật lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công tác tra Giáo dục lý tưởng, niềm tin và ý thức trách nhiệm nhằm nâng cao bản lĩnh, lối sống, tư cách, phẩm chất đạo đức của cán tra Tăng cường công tác tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm bình đẳng giới lĩnh vực lao động Tăng cường chế phối hợp tra lao động với các quan, đoàn thể nhằm nâng cao hiệu quả tra lao động Cần áp dụng hình thức tự kiểm tra nội đơn vị sử dụng lao động, khuyến khích sự tham gia của NLĐ, công đoàn việc phát hiện vi phạm, báo cáo kịp thời với quan tra Qua đó mới đảm bảo, xử lý kịp thời hành vi vi phạm Tăng cường chế xử phạt đối với hành vi vi phạm về bình đẳng giới lĩnh vực lao động: Đối với các hành vi vi phạm này xử lý theo Điều Nghị định số 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt hành về bình đẳng giới Có thể thấy, mức phạt đối với hành vi vi phạm là tương đối thấp (Mức phạt cao nhất là 20.000.000 đồng) đồng thời nhiều hành vi vi phạm lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Học nghề Chưa có quy định xử lý, điều này cũng là bất cập tra phát hiện vi phạm không có chế xử lý hoặc mức độ xử lý chưa có tính răn đe, dẫn đến mục đích tra đạt 99 chưa cao Do đó, để công tác tra, xử lý hành vi vi phạm đạt hiệu quả cần thiết phải sửa đổi quy định này với mức xử phạt cao hơn, chí nếu cần thiết có thể ban hành văn bản xử lý hành hành vi vi phạm bình đẳng giới lĩnh vực lao động KẾT LUẬN Đảm bảo bình đẳng giới là mục tiêu bản của việc bảo đảm công bằng xã hội Bằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vấn đề bình đẳng giới lĩnh vực lao động đã ghi nhận văn bản pháp lý chuyên ngành là BLLĐ và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Những 100 quy định này nói chung đã đảm bảo quyền bình đẳng lao động nam và lao động nữ tất cả các phương diện của lĩnh vực lao động Tuy nhiên, vào thực tế, quy định này cũng bộc lộ số hạn chế, qua đó vấn đề phân biệt đối xử về giới vẫn tồn Việc nghiên cứu đề tài này đã làm rõ số vấn đề chung nhất về giới và bình đẳng giới các khái niệm, nguyên tắc về bình đẳng giới BLLĐ, qua đó có thể thấy tư tưởng chủ đạo của BLLĐ đề cập đến vấn đề bình đẳng giới Bên cạnh đó Luận văn cũng đưa các nguyên nhân khách quan và chủ quan để thấy rõ việc quy định vấn đề bình đẳng giới BLLĐ và tất yếu khách quan Đồng thời tìm hiểu và phân tích số quy định của pháp luật Quốc tế về bình đẳng giới lĩnh vực lao động, làm sở để so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam Luận văn này đã phân tích và đưa bình luận về quy định của BLLĐ về vấn đề bình đẳng giới, qua đó đánh giá sự phù hợp của các quy định pháp luật lao động Việt Nam so với thực tế và pháp luật Quốc tế Trên sở đánh giá ưu điểm, hạn chế, Luận văn đưa số đề suất nhằm hoàn thiện BLLĐ và nâng cao khả thực thi của BLLĐ về bình đẳng giới Với đóng góp của luận văn, tác giả mong muốn BLLĐ về vấn đề bình đẳng giới sớm hoàn thiện, hiệu quả thực thi pháp luật tăng cường để vấn đề bình đẳng giới thực hiện triệt để thực tế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Ngân Bình (2006), “Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ theo Công ước quốc tế về xoá bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (03), tr 73 – 79 101 Tạ Tuyết Bình (1999), “Rối loạn xương nghề nghiệp với lao động nữ”, Lao động xã hội, (149), tr.7 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (1968), Thông tư số 05-TT/LB ngày 01/06 quy định cơng việc có nhiều yếu tố độc hại, công việc nặng nhọc không sử dụng lao động nữ hướng dẫn thêm chế độ bảo vệ sức khỏe nữ công nhân, viên chức, Hà Nội Bộ Y tế (1968), Thông tư số 30-BYT/TT ngày 01/10 hướng dẫn cụ thể danh sách công việc có hóa chất độc khơng sử dụng lao động phụ nữ , Hà Nội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (1986), Thông tư số 09-TT-LB ngày 29/08 quy định công việc không sử dụng lao động nữ, Hà Nội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (1994), Thông tư số 03/TT-LB ngày 28/01 quy định điều kiện lao động có hại công việc không sử dụng lao động nữ, Hà Nội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1996), Thông tư số 19/LĐTBXH-TT ngày 12/09 hướng dẫn việc dạy nghề, đào tạo nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người lao động dạy thêm nghề dự phòng cho lao động nữ làm việc doanh nghiệp, Hà Nội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1997), Thông tư số 3/1997/TT- BLĐTBXH ngày 13/01 hướng dẫn thực số điều Nghị định số 23/CP ngày 18/04/1996 Chính phủ quy định riêng lao động nữ, Hà Nội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế (2011), Thông tư số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28/12 quy định điều kiện lao động có hại công việc không sử dụng lao động nữ, lao động nữ có thai ni 12 tháng tuổi, Hà Nội 102 10 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06 hướng dẫn thực chế độ thời làm việc, thời nghỉ ngơi người lao động làm cơng việc có tính thời vụ gia công hàng xuất theo đơn đặt hàng, Hà Nội 11 Chính phủ (2013), Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/05 quy định chi tiết thi hành số điều BLLĐ hợp đồng lao động, Hà Nội 12 Nguyễn Hữu Chí (2004), “Pháp luật về lao động nữ: Những hạn chế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (03), tr 49 – 57 13 Nguyễn Hữu Chí (2009), “Pháp luật lao động về lao động nữ - thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (09), tr 26 – 32 14 Chính phủ (2013), Nghị định số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06 quy định chi tiết số điều BLLĐ thời làm việc, thời nghỉ ngơi an toàn lao động, vệ sinh lao động, Hà Nội 15 Chính phủ (2013), Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05 quy định chi tiết số điều BLLĐ tiền lương, Hà Nội 16 Chính phủ (1996), Nghị định số 23-CP ngày 18/04 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều BLLĐ quy định riêng lao động nữ, Hà Nội 17 Chính phủ (2009), Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/05 quy định biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Hà Nội 18 Chính phủ (2009), Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06 quy định xử phạt vi phạm hành bình đẳng giới, Hà nội 19 Chính phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/06 quy định chi tiết thi hành số điều Luật Bình đẳng giới, Hà nội 20 Chủ tịch Chính phủ (1947), Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03 quy định chế độ cơng nhân tồn cõi Việt Nam, Hà Nội 103 21 Nguyễn Thị Dư (1999), “Vấn đề thực hiện BLLĐ đối với lao động nữ”, Lao động xã hội, (3), tr.18 22 Đào Thị Hằng (2005), “Vấn đề bình đẳng giới và đảm bảo pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (Số Đặc san về bình đẳng giới), tr 10 – 16 23 Đặng Quang Hiền (2011), “Một số đề xuất, kiến nghị tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ / Đặng Quang Điều”, Lao động xã hội,(145),tr.7 – 24 Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Xã hội học giới phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội 25 Trần Thúy Lâm (2008), “Kỉ luật lao động với vấn đề bình đẳng giới”, Tạp chí Luật học, (3), tr 36 – 39 26 Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế 27 Liên hợp quốc (1979), Công ước xóa bỏ hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 28 Nguyễn Thị Kim Phụng, “Các qui định về bình đẳng giới lĩnh vực luật lao động, đối chiếu và khuyến nghị”, Tạp chí Luật học, (03), Tr 6168 29 Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội 30 Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội 31 Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội 32 Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội 33 Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 34 Quốc hội (1994), BLLĐ, Hà Nội 35 Quốc hội (2002), BLLĐ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 36 Quốc hội (2004), BLLĐ, Hà Nội 37 Quốc hội (2006), BLLĐ (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 38 Quốc hội (2012), BLLĐ, Hà Nội 104 39 Quốc hội (2006), Luật BHXH, Hà Nội 40 Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới, Hà Nội 41 Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề, Hà Nội 42 Nguyễn Minh Tâm (2005), “Quan niệm về bình đẳng giới”, Tạp chí Luật học, (Số Đặc san về bình đẳng giới), tr 59 – 63 43 Lê Thị Hoài Thu (2001), “Cần hoàn thiện quy định đối với lao động nữ pháp luật lao động Việt Nam”, Nhà nước pháp luật, (3), tr.13 44 Thủ tướng Chính phủ (2010), Chiến lược Quốc gia Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội 45 Tổ chức Lao động Quốc tế (1935), Công ước số 45 việc sử dụng phụ nữ vào công việc mặt đất hầm mỏ 46 Tổ chức Lao động Quốc tế (1951), Cơng ước số 100 trả cơng bình đẳng cho lao động nam lao động nữ cho cơng việc có giá trị ngang 47 Tổ chức Lao động Quốc tế (1958), Công ước số 111 phân biệt đối xử việc làm nghề nghiệp 48 Tổ chức Lao động Quốc tế (1981), Công ước số 156 bình đẳng may đối xử với lao động nam nữ: Những người lao động có trách nhiệm gia đình 49 Trung tâm từ điển học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng 50 Nguyễn Mạnh Tường (2008), “Triết lý về người và nhận thức về giới”, Tạp chí luật học, (03), tr.50-54 51 http://www.baodongnai.com.vn/xahoi/201204/Binh-dang-gioi-trong- lao-dong-va-viec-lam-2149690/ 105 52 http://www.careerlink.vn/en/careertools/online-news/nhieu-doanh- nghiep-%E2%80%9Cne%E2%80%9D-lao-dong-nu-co-thai#.UqibZFni5gU 53 http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4971/201111/Su-dung-lao- dong-nu-lon-tuoi-Coi-trong-chu-tinh-2134476/ 54 www.thanhnien.com.vn/pages/20130516/ep-nguoi-mang-thai-nghi- viec-bang-kieu-khung-bo-tinh-than.aspx 55 http://www.baomoi.com/Con-nhieu-DN-vi-pham-thoi-gian-lam-viec- va-nghi-ngoi/47/3569418.epi 56 http://www.luatminhkhue.vn/lao-dong/chinh-sach-cho-lao-dong-nu co-luat-cung-nhu-khong.aspx 57 http://www.nilp.org.vn/tintuc/Tintucchung/tabid/70/News/1396-66/Tin- tuc-chung/An-toan-lao-dong-Quan-ly-long-leo-doanh-nghiep-tho-o.aspx 58 http://baobacninh.com.vn/news_detail/78090/an-toan-ve-sinh-lao- dong-van-dang-buong-long-.html 59 http://www.diemtinviet.com/kinh-te/doanh-nhan-doanh-nghiep/1299- lao-dong-mac-benh-nghe-nghiep-thiet-don-thiet-kep.html 60 http://laodong.com.vn/Cong-doan/5500-nguoi-chet-moi-ngay-vi-benh- nghe-nghiep/123631.bld 61 http://congdoan.most.gov.vn/tin-chung/46-ban-n-cong/53-vn-binh-ng- gii-va-lao-ng-n-vn-bt-cp-t-trong-nhn-thc-.html?showall=1 62 http://www.nilp.org.vn/Nghien_cuu_khoa_hoc/suckhoenghenghiep/tabi d/78/News/192-13/NU-LAO-DONG-PHO-THONG-VA-AN-TOAN-SUCKHOE-NGHE-NGHIEP.aspx 63 http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/thuctrangchinhsachvieclam- nd-16614.html 64 http://doanhnhan.vneconomy.vn/20091203111856882P0C5/lao-dong- mac-benh-nghe-nghiep-thiet-don-thiet-kep.htm 106 65 http://m.nguoiduatin.vn/thu-nhap-phu-nu-it-hon-nam-gioi-a73582.html 66 http://dantri.com.vn/xa-hoi/giam-sat-ep-nghi-viec-lao-dong-nu-mang- thai-733262.htm 67 http://mywork.vn/tin-tuc/Tin-moi/tien-luong-cua-nu-ngay-cang-thap- hon-nam-gioi_21927.html/in-trang/ 68 http://www.baohiemxahoi.gov.vn/?u=nws&su=d&cid=384&id=7313 107 ... Thứ hai: Nguyên tắc lao động nam lao động nữ không bị phân biệt đối xử giới Lao động nam và lao động nữ không bị phân biệt đối xử về giới là việc lao động nam và lao động nữ có vị trí,... nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu thực thi Bộ luật Lao động Việt Nam bình đẳng giới ………………… 3.1 Thực tiễn thực hiện Bộ luật Lao động Việt Nam về bình đẳng giới 3.2 Một số kiến nghị nhằm... ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán hướng dẫn khoa

Ngày đăng: 01/04/2020, 20:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều ghi nhận vấn đề bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó bao gồm lĩnh vực lao động.

  • Vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động tại Việt Nam được Nhà nước rất quan tâm. Vấn đề này được ghi nhận trong văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp. Cụ thể Điều 63 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Vấn đề này đã được cụ thể hóa tại Điều 13 Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định trong lĩnh vực lao động, lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng với nhau khi tiến hành tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về mọi mặt như việc làm, tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện lao động... Và cả khi đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh nhất định.

  • Nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong học nghề và đào tạo nghề thì một biện pháp tương tự như biện pháp được áp dụng trong tuyển dụng là cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề cần phải quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo (điểm a khoản 5 Điều 14 Luật Bình đẳng giới năm 2006). Quy định này cũng chỉ phù hợp với những cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề tuyển sinh dựa trên cơ sở xét tuyển, còn những cơ sở tuyển sinh dựa trên cơ sở thi tuyển thì không thể áp dụng quy định này bởi sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người thi tuyển. Hiện tại BLLĐ chưa ghi nhận quy định này, tuy nhiên để đảm bảo bình đẳng giới thì cũng nên bổ sung quy định này vào BLLĐ.

  • Những quy định trên của pháp luật lao động Việt Nam bảo đảm được bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm, học nghề và đào tạo nghề, đã thể hiện đầy đủ nguyên tắc bình đẳng giới, hoàn toàn phù hợp với Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp và Công ước CEDAW (điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11).

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan