Tr n cơ sở Hiến pháp, và chủ trương ch nh sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đó c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -
PHÙNG NGỌC VINH
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -
PHÙNG NGỌC VINH
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380107
Người hướng dẫn khoa học: TS Lưu Bình Nhưỡng
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 3Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Luật Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Đại học Luật Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phùng Ngọc Vinh
Trang 4NLĐ Người lao động
Trang 5PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI 6
1 Giới tính và giới 6
1.1 Giới tính 6
1.2 Giới 7
1.3 Mối quan hệ giữa giới tính và giới 9
1.4 Vai trò giới Định kiến giới Phân biệt đối xử về giới 11
1.5 Bình đẳng giới 15
2 Lao động 16
2.1 Khái niệm Lao động 16
2.2 Việc làm – Dấu hiệu cụ thể của lao động 19
3 An sinh xã hội 22
3.1 Khái niệm An sinh xã hội 22
3.2 Hệ thống an sinh xã hội 24
4 Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội 25
4.1 Bình đẳng giới trong lao động 25
4.2 Bình đẳng giới trong an sinh xã hội 26
4.3 Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội theo quy định của pháp luật quốc tế 27
4.4 Nguyên tắc bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM 38
1 Bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghề 38
1.1 Bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm 38
Trang 63 Bình đẳng giới trong vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao
động 47
3.1 Bình đẳng giới trong vấn đề thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 47 3.2 Bình đẳng giới trong vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động 51
4 Bình đẳng giới trong vấn đề tiền lương và phúc lợi bảo hiểm 54
4.1 Bình đẳng giới trong vấn đề tiền lương 54
4.2 Bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 57
5 Bình đẳng giới trong vấn đề kỷ luật lao động 61
6 Bình đẳng giới trong vấn đề hợp đồng lao động 63
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC THI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC BÌNH ĐẲNG GIỚI 67
1 Thực tiễn thực thi vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam 67
1.1 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghề 67
1.1.1 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm 67
1.1.2 Thực tiến thực thi bình đẳng giới trong lĩnh vực đào tạo nghề 69
1.2 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề tuyển dụng lao động 72
1.3 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động 73
1.3.1 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 73
1.3.2 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động 76
Trang 71.4.1 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề tiền lương 78 1.4.2 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề bảo hiểm xã hội 79 1.5 Thực tiễn bình đẳng giới trong vấn đề kỷ luật lao động 80 1.6 Thực tiễn bình đẳng giới trong vấn đề hợp đồng lao động 82
2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động và an sinh xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới 85
2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam về bình đẳng giới 85 2.1.1 Kiến nghị về lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghề 85 2.1.2 Kiến nghị về vấn đề tuyển dụng lao động 87 2.1.3 Kiến nghị về vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động 88 2.1.4 Kiến nghị về vấn đề tiền lương và phúc lợi bảo hiểm 89 2.1.5 Kiến nghị về vấn đề kỷ luật lao động 90 2.2 Một số iến nghị nhằm n ng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động
và an sinh xã hội Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới 90 2.2.1 Từng bước tiến hành xóa bỏ định kiến giới trong xã hội 90 2.2.2 Nâng cao nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về vấn đề bình đẳng giới 92 2.2.3 Tăng cường cơ chế thanh tra, giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội 93
KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Tr n cơ sở Hiến pháp, và chủ trương ch nh sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động và an sinh xã hội Trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, vấn đề bình đẳng giới được ghi nhận trong Luật Bình đẳng giới năm 2006, BLLĐ 2012 (sửa đổi năm 2014), Luật BHXH 2014 và nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Tuy nhiên, tr n thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số quy định pháp luật trong lĩnh vực lao đông và an sinh xã hội về bình đẳng giới vẫn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế hay trong quá trình thực hiện, các chủ thể pháp luật còn vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử về giới vẫn tồn tại trong lĩnh vực lao động
Nhằm mục đ ch tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, thông qua đó tìm ra những hạn chế còn tồn tại để hoàn thiện pháp luật lao động và an sinh xã hội về bình đẳng giới và n ng cao hiệu quả thực thi phá luật nhằm góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất tr n thực tế là việc làm rất cấp thiết hiện nay Ở thời điểm hiện tại, các đề tài nghi n cứu khoa học về vấn đề bình đẳng giới trong phạm vi pháp luật lao động là an sinh xã hội chưa nghiên cứu một cách toàn diện và s u sắc, cũng như cập nhật những thay đổi quan trọng trong các quy định pháp luật như BLLĐ sửa đổi năm 2014, các
Trang 9văn bản mới ban hành như Luật Giáo dụng nghề nghiệp…ch nh vì vậy tác giả
đã chọn đề tài Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam” để làm đề tài luận văn cho mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội là một trong những vấn đề được các nhà hoa học, luật gia quan tâm nghiên cứu Có thể kể đến một số công trình nghi n cứu, bài báo hoa học như: Hà Thị Hoa Phượng (2010), Pháp luật Lao động Việt Nam với vấn đề bình đẳng giới, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; TS.Đào Thị Hằng (1992), Vấn đề bình đẳng giới và những bảo đảm trong pháp luật Lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số đặc san về bình đẳng giới, tr 10-16; TS Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), Các quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực luật Lao động, đối chiếu và huyến nghị”, Tạp chí Luật học, Số 3, Tr 61-68…Cùng một số công trình nghi n cứu của các tổ chức như ILO, UN Women, bài báo hoa học về vấn đề bình đẳng giới trong một hoặc một vài lĩnh vực lao động cụ thể Tuy nhiên, có thể nói cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghi n cứu nào tìm hiểu một cách toàn diện và chuy n s u
về vấn đề bình đẳng giới trong 5 năm trở lại đ y, nhất là từ thời điểm BLLĐ sửa đổi năm 2015 được ban hành
3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đ ch nghi n cứu t nh bình đẳng giữa giới nam và giới nữ trong vấn đề lao động và an sinh xã hội Thông qua các quy định về bình đẳng giới trong hệ thống pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam cũng như việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn, luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và n ng cao hiệu quả thực thi pháp luật tr n thực tế
Trang 10Vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong tất cả các lĩnh vực thuộc phạm
vi điều chỉnh pháp luật lao động và an sinh xã hội Ch nh vì vậy, phạm vi của
đề tài Luận văn này là rất rộng Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ luật học, Luận văn chủ yếu tập trung ph n t ch, đánh giá về các quy phạm pháp luật thuộc một số lĩnh vực như việc làm, học nghề; hợp đồng lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động; kỷ luật lao động; vấn đề tiền lương và vấn đề BHXH, lấy người lao động làm đối tượng trung tâm của nghiên cứu, tr n cơ sở hai giới cơ bản là giới nam và giới
nữ Đồng thời, tr n cơ sở thực tiễn, Luận văn đưa ra nguy n nh n và phướng hướng hoàn thiện pháp luật trong những lĩnh vực tr n, và n ng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động và an sinh xã hội về bình đẳng giới
4 Đối tƣợng và nhiệm vụ của nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành của pháp luật lao động và an sinh xã hội về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam, được nhìn nhận trong mối quan hệ đối với hệ thống pháp luật quốc tế li n quan đến bình đẳng giới
Luận văn tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, phân tích tổng quát các vấn đề lý luận về bình đẳng giới trong
lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, cũng như các nguy n tắc về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội thông qua các Công ước quốc tế cũng như các văn bản pháp luật Việt Nam li n quan đến vấn đề này
Hai là, phân tích sâu vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực việc làm
và đào tạo nghề; tuyển dụng lao động và ký kết hợp đồng lao động; vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động; vấn đề tiền lương và phúc lợi; xử lý vi phạm kỷ luật lao động và chấm dứt quan hệ lao động trong hệ thống văn bản pháp luật về lao động và an sinh xã hội của Việt Nam
Trang 11Ba là, đánh giá thực tiễn áp dụng và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện
pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới
5 Các phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghi n cứu khoa học hác nhau như: Phương pháp ph n
t ch, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thống … Các phương pháp nghi n cứu tr n đều có nền tảng là cơ sở phương pháp luận và thế giới quan duy vật biện chứng, dựa tr n các quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn trình bày được một cách khái quát về giới và bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội Qua đó Luận văn đã đưa ra được khái niệm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, cũng như một số nguyên tắc bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam
Luận văn ph n t ch các quy định của pháp luật lao động và an sinh xã hội về bình đẳng giới, qua đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm và sự phù hợp hay không phù hợp với pháp luật quốc tế
Luận văn trình bày, ph n t ch về thực tiễn thực hiện pháp luật lao động
và an sinh xã hội về bình đẳng giới trong phạm vi năm trở lại đ y, qua đó đưa
ra một số nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và
an sinh xã hội Tr n cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và n ng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động và an sinh xã hội về bình đẳng giới tr n thực tế
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Trang 12Chương 1: Cơ sở lý luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội
Chương 2: Thực trạng về bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam
Chương 3: Thực tiễn thực thi và giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động
và an sinh xã hội Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI
1 Giới tính và giới
1.1 Giới tính
Giới tính là một thuật ngữ sinh học Theo đó, giới tính là sự kết hợp và pha trộn các đặc điểm sinh học của sinh vật, thường dẫn đến kết quả là sự chuyên môn hóa thành các giống trong đó điển hình nhất là giống đực và giống cái1, mà cụ thể ở con người là nam và nữ Từ điển Tiếng Việt định nghĩa giới tính có phần giản lược hơn, theo đó giới t nh được hiểu là những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái2
Pháp luật Việt Nam cũng đưa ra một khái niệm về giới tính trong Luật Bình đẳng giới: Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.”3
Thông thường, sự khác biệt về giới t nh được nhận diện thông qua một
số các đặc điểm bên ngoài (nam giới có râu, phát triển cơ bắp, giọng trầm thấp, có cơ quan sinh dục nam ; nữ giới có tuyến vú phát triển, không phát triển râu, giọng thanh và cao hơn nam giới, có cơ quan sinh dục nữ…) Ch nh xác hơn nữa, giới t nh được xác định và phân biệt thông qua các hormone giới
t nh (estrogen, testosterone…), hoặc thông qua cặp nhiễm sắc thể giới tính: Ở người, cặp nhiễm sắc thể giới tính XX là nữ, XY là nam Sự khác biệt này nhằm đảm bảo sự vững chắc trong di truyền, phù hợp với hình thức sinh sản hữu tính ở người, qua đó trở thành cơ sở cho sự tái sản xuất sức lao động của con người, cụ thể là phụ nữ có thể mang thai và sinh con, còn nam giới đóng góp vào quá trình thụ thai
Giới t nh có các đặc trưng cơ bản sau:
1 Giới tính – Wikipedia Tiếng Việt, https://vi.wikipedia.org/wiki/Giới_tính
2 Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 405
3 Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
Trang 14- Tính bẩm sinh: Nếu không tính tới các thể bệnh lý, những khác biệt
giữa nam giới và nữ giới về kiểu gen di truyền, về thành phần hormone trong
cơ thể… đều là các đặc điểm tự nhi n, được hình thành thông qua quá trình tiến hóa và chọn lọc, hông theo cũng như hông phụ thuộc vào mong muốn của con người Nó ổn định về tương quan giữa hai giới trong quá trình sinh sản Chức năng sinh sản của nữ giới hay nam giới là không thể thay thế, thay đổi hay chuyển dịch cho nhau
- Tính đồng nhất: Nam giới cũng như nữ giới, trên phạm vi toàn thế giới,
đều có cấu tạo về mặt sinh học giống nhau, cũng như có các chức năng sinh lý giống nhau và đóng góp giống như nhau vào quá trình thụ thai, sinh ra thế hệ tiếp theo
- Tính bất biến: Sự khác biệt về giới tính là hiển nhiên, bất biến cả về
thời gian cũng như về không gian Các chức năng sinh lý và sinh sản của nam giới và nữ là cố định, khổng thể thay đổi và hoán đổi cho nhau được (Nam giới không thể mang thai như nữ giới…)
1.2 Giới
Theo Từ điển Tiếng Việt, giới là từ chỉ một lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm rất chung nào đó4 Cụ thể hơn, trong lĩnh vực bình đẳng giới, giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội Pháp luật Việt Nam
quy định rằng: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả
các mối quan hệ xã hội.”5
Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi, các hành vi ứng
xử xã hội cũng như các ỳ vọng mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam
và nữ Giới không phải đề cập tới riêng giới nam hay giới nữ mà là mối quan
hệ giữa hai giới và cách thức mà xã hội hình thành nên mối quan hệ này
4 Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt 2003, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, tr 405
5 Khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006
Trang 15Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi đó thể hiện trước hết ở sự phân công lao động, phân chia các nguồn của cải vật chất và tinh thần, tức là cách đáp ứng nhu cầu của nam và nữ trong xã hội Theo quan niệm và thói quen đã có
từ l u đời ở nhiều nước, nhiều khu vực thì phụ nữ phải làm hầu hết các công việc trong nhà như nấu ăn, chăm sóc con, phục vụ chồng…còn nam giới có trách nhiệm lao động sản xuất để nuôi gia đình và làm các công việc xã hội Khi sinh ra con người chưa có trong bản thân sự phân biệt giới mà họ dần tiếp thu và chấp nhận từ nền nếp gia đình, quy ước của xã hội và chuẩn mực của nền văn hóa
Các tính chất của giới bao gồm:
- Tính tập nhiễm: Một người ngay từ hi sinh ra đã được định hướng về
hành vi, cách ứng xử… được cho là phù hợp với nữ giới hay nam giới theo khuôn mẫu của xã hội và được dạy dỗ theo khuôn mẫu đó trong suốt quá trình trưởng thành Đó là sự khác biệt về quần áo, đồ chơi, màu sắc, cách nói năng, thái độ và có thể cả về thức ăn và tình cảm của cha mẹ, anh chị Con trai hông được khóc, phải tỏ ra mạnh mẽ, dũng cảm, hông chơi búp b , con gái hông được cáu kỉnh, không nên nói to, phải dịu dàng, giúp mẹ cơm nước, nội trợ
- Tính đa dạng: Giới thể hiện những đặc trưng của những quan hệ xã hội
giữa nữ giới và nam giới, nên bản thân các quan niệm về giới cũng rất đa dạng, cũng như có thể biến đổi theo các yếu tố như ch nh trị, kinh tế, phong tục tập quán Ở mỗi một thời kỳ trong lịch sử, mỗi một khu vực địa lý, mỗi một nền văn hóa hác nhau, các huôn mẫu về giới do xã hội đương thời hình thành n n cũng hác nhau và hình thành sự đa dạng về quan niệm giới
- Tính cỏ thể thay đổi được: Mặc dù rất hó hăn và l u dài, nhưng các
quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội là hoàn toàn có thể thay đổi được Chẳng hạn như quan niệm bếp núc” là thi n chức” của nữ giới đang được
Trang 16xem xét lại khi rất nhiều đầu bếp giỏi, các thợ giặt tinh xảo là nam giới Trong nhiều gia đình hạt nhân, khi cả vợ và chồng cùng phải tham gia tích cực vào quá trình sản xuất nhằm tăng thu nhập thì nam giới cũng đang tham gia một cách tích cực vào các công việc nội trợ như: nấu ăn, chăm sóc con cái…Thậm chí trong một số gia đình, hi người vợ tham gia công việc quản lý, điều hành
xã hội, tham gia vào các công việc sản xuất nhiều hơn người chồng thì người chồng đã thay vai trò của người vợ trong các công việc gia đình Bởi vậy, để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới cần vượt qua những định kiến và quan niệm cũ, tức là cần bắt đầu từ việc đổi mới nhận thức, thái độ, hành vi của từng người về giới Do đó, điều mà nhân loại đang hướng tới không phải
là sự bình đẳng về giới tính giữa nam và nữ, mà là sự bình đẳng giới Bình đẳng về giới tính là việc không thể làm được và cũng hông chủ thể nào muốn làm, mà mục tiêu của thế giới là tiến tới bình đẳng giới
1.3 Mối quan hệ giữa giới tính và giới
Nói tới giới tính là nói tới đặc điểm của con người do tự nhi n quy định
Nó ổn định, thậm chí, hầu như bất biến đối với cả nam và nữ, xét cả về mặt không gian và thời gian Chẳng hạn, phụ nữ trong mọi thời đại, mọi chế độ chính trị, mọi nền văn hóa đều giống nhau ở khả năng mang thai và sinh sản Còn nói đến giới là nói đến địa vị xã hội, thái độ và hành vi ứng xử giữa nam
và nữ do hoàn cảnh, điều kiện, văn hóa, xã hội… tạo n n Địa vị, thái độ và hành vi đó hông bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh, điều kiện xã hội, văn hóa
Giới và giới tính có quan hệ chặt chẽ với nhau Giới tính là tiền đề sinh học của giới, là dấu hiệu đầu ti n và l u dài để phân biệt nam, nữ Không nên
và không thể xem nhẹ sự khác biệt về giới tính giữa nam, nữ Trái lại, cần tìm hiểu rõ những sự khác biệt này vì điều đó cho phép người ta hiểu được đầy đủ hơn năng lực, sở trường, nhu cầu riêng của nam, nữ để có sự phân công lao
Trang 17động phù hợp nhằm phát huy năng lực và đáp ứng đúng hơn nhu cầu riêng của nam và nữ
Hiểu rõ vai trò của giới và giới tính trong mối quan hệ qua lại là điều cần thiết để tổ chức và triển khai sự ph n công lao động hợp lý Tuy thế cần thấy vai trò của từng nhân tố và quan hệ giữa chúng hông đơn giản và luôn thay đổi do tác động của hoàn cảnh xã hội, văn hóa, điều đó được biểu hiện rõ ở thời kỳ đầu của lịch sử loài người, ở thời kỳ này, nhân tố giới tính chi phối mạnh hơn, bởi con người sống theo bản năng tự nhiên, còn quan hệ xã hội thì mới sơ hai Đặc điểm tự nhiên của con người lúc đó tác động mạnh hơn so với tác động của quan hệ xã hội Do vậy, đặc điểm giới tính của nhóm xã hội nào phù hợp với tính chất, trình độ của nền sản xuất thì nhóm đó tự nhiên có được vị tr cao hơn V dụ, thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người, đặc điểm giới tính của phụ nữ phù hợp hơn với nền kinh tế hái lượm và trồng trọt và đó
ch nh là cơ sở tự nhiên của chế độ mẫu quyền Khi xã hội chuyển sang nền kinh tế lấy chăn nuôi săn bắn là ch nh thì đặc điểm giới tính của đàn ông tỏ ra phù hợp và họ đã giành được vị trí thống trị của phụ nữ trước đó và chế độ phụ quyền được xác lập
Từ khi chế độ phụ quyền được xác lập, đàn ông với ưu thế sẵn có đã buộc xã hội chấp nhận quan niệm và cách sắp xếp của họ Điều đó được nâng lên thành hệ tư tưởng và được thể chế hóa thành pháp luật, lâu dần thành thói quen, thành nếp sống, phong tục tập quán… Đến lúc này, giới t nh được nhìn nhận và giải thích theo quan niệm thiên lệch của nam giới Thực nghiệm khoa học và thực tế xã hội đã chứng minh đầy thuyết phục rằng khả năng tư duy logic của nữ không kém nam, mặt khác, khả năng chăm sóc, nuôi dạy con của nam cũng hông hác nữ nhiều Tuy nhiên từ trước đến nay, trong xã hội gần như tuyệt đối hóa sự ph n công, nam thì lao động trí óc, làm công việc khoa học, phụ nữ thì nuôi con và làm mọi công việc nhà Sự ph n công đó in s u
Trang 18vào quan niệm của mọi người, cả nam và nữ Nhiều thế hệ được giáo dục theo tinh thần chấp nhận, tuân thủ sự ph n công đó từ trong gia đình, nhà trường
và xã hội
Trong xã hội, người ta thường lấy sự khác biệt về giới t nh để giải thích
sự khác biệt về giới Các quan niệm rập khuôn, những thói quen đã làm những điều mà xã hội chấp nhận thường được coi là thước đo hành vi, là chuẩn mực đánh giá phẩm chất của mỗi giới Những tác động này làm duy trì
và tăng th m hoảng cách khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong xã hội Tuy nhi n, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa giới và gới tính là giới tính thì bất biến còn giới hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian Những thay đổi tích cực, đúng đắn sẽ tạo ra sự bình đẳng cho giới nam và giới nữ Tuy nhi n, thay đổi quan niệm về giới là một vấn đề nhạy cảm, hó hăn và phức tạp, phải có quá trình bền bì, lâu dài mới mang lại thành công
1.4 Vai trò giới Định kiến giới Phân biệt đối xử về giới
Vai trò giới là những hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam giới và
nữ giới, những hành vi đã được nhận thức trong một xã hội, một cộng đồng hoặc một nhóm xã hội nhất định cho rằng đó là hành vi thuộc về giới nam hay giới nữ
Vai trò của giới bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo và hệ tư tưởng, cũng như chịu tác động từ môi trường kinh tế, chính trị cũng như địa
lý Những thay đổi về vai trò giới thường diễn ra cùng với những thay đổi về kinh tế, chính trị và hoàn cảnh khách quan Vai trò của nam giới và nữ giới có thể linh hoạt hoặc cứng nhắc, có thể giống nhau hoặc khác nhau, có thể bổ sung cho nhau hoặc kìm hãm lẫn nhau
Một trường hợp đặc biệt về vai trò giới đó là sự ph n công lao động theo giới Đó là sự phân công các nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau giữa nam và
nữ Sự phân công này do các quan niệm về giới hình thành nên và truyền dạy
Trang 19qua nhiều thế hệ, được cộng đồng ghi nhận và làm theo Có ba vai trò chính: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất sức lao động và vai trò cộng đồng Sự
ph n công được thể hiện như sau:
- Vai trò sản xuất: Là những công việc do nam giới hoặc nữ giới làm nhằm mục đ ch tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật Chúng bao gồm các hoạt động nhằm tạo ra của cải vật chất, các sản phẩm tinh thần hoặc dịch vụ được sử dụng để trao đổi, mua bán hoặc sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình Chẳng hạn như trong nông nghiệp, vai trò sản xuất của nữ giới bao gồm các công việc cấy hái, chăn nuôi, làm vườn, chế biến sản phẩm…, còn vai trò sản xuất của nam giới thường thể hiện ở các công việc như cày bừa, vận chuyển sản phẩm, khai thác gỗ…
- Vai trò tái sản xuất sức lao động: Là những hoạt động duy trì nòi giống
và tái tạo sức lao động, hay nói cụ thể hơn đó ch nh là vai trò sinh sản và nuôi dưỡng Vai trò đó hông chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học (việc sinh con)
mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao động cho thực tại
và cho tương lai như nuôi dạy con, nuôi dưỡng và chăm sóc các thành vi n hác trong gia đình Hiện nay ở Việt Nam, công việc này phần lớn vẫn do nữ giới đảm nhận
- Vai trò cộng đồng: Là công việc do nam giới hoặc nữ giới thực hiện ở cấp độ cộng đồng (làng, bản, khối phố; đối với họ hàng…) nhằm đáp ứng những nhu cầu chung của chính cộng đồng đó như x y dựng đường làng ngõ xóm, giữ gìn trật tự, giữu gìn vệ sinh công cộng; trao đổi thông tin, họp hành… Có hai hình thức thể hiện vai trò cộng đồng, đó là vai trò tham gia cộng đồng và vai trò lãnh đạo cộng đồng Vai trò tham gia cộng đồng được thể hiện thông qua việc trực tiếp thực hiện các công việc chung của cộng đồng, trong hi đó vai trò lãnh đạo cộng đồng thể hiện qua việc nắm giữ các chức vụ quản lý và đại diện cho cộng đồng như trưởng thôn, trưởng bản, tổ
Trang 20trưởng dân phố…Các công việc li n quan đến vai trò lãnh đạo cộng đồng có phần được ưu ti n hơn cho nam giới, cũng như được trả công rõ ràng hơn bằng việc được trả tiền trực tiếp thay vì chỉ được phản ánh gián tiếp thông qua lợi ích từ các công việc chung của cộng đồng mang lại
Có thể thấy rõ ràng rằng sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa nam và
nữ chỉ góp một phần nhỏ trong việc xác định vai trò giới giữa giới nam và giới nữ, nhất là các vai trò mang tính thiên chức, chẳng hạn như chỉ phụ nữ mới có thể mang thai, sinh con và cho con bú Còn lại, phần vai trò giới được hình thành nên từ các định kiến về giới Định kiến giới là nhận thức, thái độ
và đánh giá thi n lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị tr , vai trò và năng lực của nam và nữ6 Các định kiến giới thường hông đúng, hông phản ánh chính xác năng lực của một người và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi cá nhân thực hiện Định kiến giới cũng dẫn đến các hành vi mang tính phân biệt đối xử về giới
Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW), thuật ngữ ph n biệt đối xử đối với phụ nữ” có nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề ra dựa
tr n cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đ ch làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ, bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào, được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và tự do cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, d n sự hay bất kể lĩnh vực nào hác, tr n cơ sở bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ” (Điều 1) Việt Nam đã dựa trên thuật ngữ này của CEDAW để xây dựng thuật ngữ ph n biệt đối xử
về giới” trong Luật Bình đẳng giới Luật Bình đẳng giới 2006 có định nghĩa phân biệt đối xử về giới là là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và
6 Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
Trang 21nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình7 Sự phân biệt đối xử về giới là phản ánh cơ bản nhất của định kiến giới và bất bình đẳng giới, thệ hiện thông qua sự hạn chế hoặc ưu ti n dành cho một giới so với giới còn lại, chẳng hạn phụ nữ vẫn tiếp tục là lực lượng chính cấu thành nhóm lao động nghèo, có thu nhập thấp hơn, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp hơn, và có điều kiện việc làm bấp b nh hơn nam giới8 Nhìn chung, giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ Xã hội có những quan niệm khác nhau về vai trò giới và dần thay đổi theo thời gian, trong đó gia đình và các thể chế trong xã hội có vai trò cơ bản trong việc hình thành, củng cố, cũng như ph phán, đào thải các quan niệm về vai trò giới Định kiến và sự phân biệt đối xử theo giới hiện nay, đặc biệt là đối với phụ nữ vẫn còn nặng nề và cản trở bình đẳng giới cũng như sự tiến bộ của phụ nữ
7 Khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006
8 Bình đảng và Phân biệt đối xử - ILO – trang chủ ILO Việt Nam, giới thiệu lĩnh vực hoạt động của Văn phòng Hà Nội, http://www.ilo.org/hanoi/Areasofwork/equality-and-discrimination/lang vi/index.htm
Trang 221.5 Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được hưởng vị trí ngang nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi
từ các kết quả đó9 Luật Bình đẳng giới chỉ rõ rằng: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị tr , vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”10
Điều quan trọng nhất, bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được hưởng các thành quả một cách bình đẳng Tuy nhiên, việc đối xử như nhau, cơ hội như nhau hông đem lại kết quả như nhau đối với giới nữ và giới nam Vì vậy, bình đẳng giới cần được hiểu là sự đối xử ngang quyền giữa hai giới nam và nữ có xét đến những đặc điểm giống nhau và khác nhau của mỗi giới, và được điều chỉnh bởi các
ch nh sách đối với từng giới một cách hợp lý
Nếu như cả phụ nữ và nam giới cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và hưởng thụ từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội, thì xã hội đó đã đạt được bình đẳng giới Nếu những ti u ch này hông được xác lập có nghĩa là trong
xã hội đang tồn tại bất bình đẳng giới
Không nên hiểu bình đẳng giới theo cách đơn giản là nam giới và nữ giới tham gia như nhau trong tất cả các hoạt động, cũng hông phải phương ch m phụ nữ vùng l n” đòi hỏi quyền lợi ngang bằng nam giới, bất chấp sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa nam và nữ Hơn nữa, việc hông ph n định rõ
Trang 23ràng sự khác biệt mang tính chất giới và giới tính lại chỉ thấy có một phía là hông bình đẳng nghiêng về nữ, chắc sẽ dẫn đến hệ quả ngược lại với mong muốn ban đầu mang t nh nh n văn s u sắc của nhận thức giới và cách giải quyết sẽ chỉ là: hoặc hoán vị vai trò giới một cách máy móc những gì phụ nữ
có và phải làm thì đem chuyển cho nam giới và ngược lại, hoặc đi đến chủ nghĩa bình quân giữa nam và nữ để chỉ chia nhau cơ hội, lợi ích, trách nhiệm…
Bình đẳng giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn cần phải gắn với quan điểm phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Nó đòi hỏi một sự chuyển biến đồng bộ của tất cả mọi thành phần, mọi lứa tuổi, nhưng trước hết đối với nam giới trong hàng loạt vấn đề: từ nhận thức đến thái độ ứng xử xã hội và hành vi cụ thể trong mối quan hệ với phái nữ Để có thể đáp ứng được yêu cầu trên, cần đảm bảo hai yếu tố: Thứ nhất Đó là sự tôn trọng giá trị nhân phẩm (quyền con người toàn diện) cũng như giá trị lao động của lao động nam cũng như lao động nữ trong những đóng góp của họ đối với xã hội và gia đình Thứ hai Là cả lao động nữ lẫn lao động nam đều có trách nhiệm, chia sẻ với nhau trong thực hiện công việc gia đình và công việc chung của xã hội
Muốn đạt được bình đẳng giới thì một trong những điều kiện quan trọng
là nam và nữ được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếu nhất
2 Lao động
2.1 Khái niệm Lao động
Lao động là một phạm trù kinh tế Một mặt, lao động là quá trình tác động giữa con người với tự nhi n, trong quá trình đó, con người cải biến những vật tự nhiên làm cho nó thích ứng với nhu cầu của mình; mặt khác, lao
Trang 24động luôn luôn được tiến hành trong xã hội, vì vậy nó đòi hỏi những quan hệ nhất định giữa người với người trong quá trình tác động vào tự nhiên
C.Mác chỉ ra: Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhi n vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống của con người Con người phải vận dụng sức lực tiềm tàng trong
cơ thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đ ch, ý thức nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình Vì vậy, trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu của sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội loài người, là sự tất yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên Trong quá trình lao động diễn ra việc sử dụng lao động
Ph.Ăngghen viết: Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải Lao động đúng là như vậy, hi đi đôi với giới tự nhiên là giới cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản th n con người.”11
Từ hi con người xuất hiện, con người đã tiến hành các hoạt động như kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật…, trong đó hoạt động kinh tế giữ vị trí trung t m và là cơ sở cho các hoạt động hác Để tiến hành các hoạt động này, trước hết con người phải tồn tại Con người muốn tồn tại thì phải được đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại…Muốn vậy, con người
11
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.641
Trang 25phải sản xuất và không ngừng sản xuất C Mác và Ph.Ăngghen đã hám phá ra: sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội Sản xuất vật chất ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi ở con người chức năng sáng tạo và luôn đòi hỏi NLĐ n ng cao trình độ mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người Có thể khái quát nhu cầu của con người trên ba mặt: Thứ nhất là nhu cầu sinh tồn, phát triển và hưởng thụ về vật chất; Thứ hai là nhu cầu về tinh thần; Thứ ba là nhu cầu hoạt động lao động C.Mác dự đoán trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, năng suất lao động xã hội cao, sản phẩm sản xuất ra quá dư thừa đủ để thực hiện phân phối theo cơ chế làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, hi đó lao động là nhu cầu đầu tiên của đời sống con người; còn trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ đầu của quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, năng suất lao động chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của con người, thì lao động vẫn còn là phương tiện sinh sống của con người
Trong những điều kiện lịch sử nhất định và cho đến nay lao động là phương tiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của thu nhập đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên và xã hội loài người Do vậy, ở các quốc gia cũng như ở nước ta, vấn đề lao động luôn luôn được coi trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sau hi lãnh đạo nhân dân ta làm Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân Đảng ta đã lãnh đạo xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân Từ sau khi giành chính quyền đến nay, Nhà nước đã nhiều lần thông qua Hiến pháp, đầu tiên là Hiến pháp 1946, sau đó là các Hiến pháp sửa đổi, bổ sung vào các năm 1959, 1980, 1992, 2013 Trong tất cả các Hiến pháp nói tr n đều quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân
Trang 262.2 Việc làm – Dấu hiệu cụ thể của lao động
Việc làm đơn giản được hiểu là một công việc được giao cho làm và có trả công12 Theo Luật Việc làm 2013, việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm13
Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hội loài người Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm thế giới xung quanh những sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân mình Khi xã hội phát triển, những hoạt động lao động sản xuất nói chung ấy, được phân chia thành những ngành nghề cụ thể khác nhau và NLĐ được làm việc trong những lĩnh vực phù hợp với khả năng của mình Mỗi người tham gia lao động sản xuất với một việc làm cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội Từ đó cho thấy lao động có sự liên quan chặt với vấn đề việc làm Có thể nói việc làm là một dấu hiệu cụ thể của lao động:
có việc làm đồng nghĩa với việc sức lao động mà NLĐ bỏ ra cho công việc đó được chuyển hóa thành tiền công hoặc sản phẩm
Theo C.Mác vấn đề việc làm trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có li n quan chặt chẽ với lao động Xét về mặt xã hội, việc làm thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong những giới hạn cần thiết mà trong đó quá trình lao động đang diễn ra, đồng thời nó cũng là điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhu cầu xã hội về lao động Xét về mặt kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất
Vấn đề việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, đó là công việc của mỗi cá nh n nhưng lại gắn liền với xã hội Có việc làm, không những NLĐ có thu nhập nuôi sống bản thân mà còn tạo ra một lượng của cải lớn cho
12 Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 1115
13 Khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013
Trang 27xã hội Việc làm có ý nghĩa inh tế xã hội và chính trị rất quan trọng đối với mỗi quốc gia Hiện nay, đảm bảo an toàn việc làm là một trong những yếu tố
cơ bản của sự phát triển bền vững
Trên thế giới có những cách hiểu không giống nhau về người có việc làm”, người thất nghiệp”, theo ILO:
- Lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế là một bộ phận dân
số trong độ tuổi quy định, bao gồm người có việc làm và người thất nghiệp
- Người có việc làm là những người làm một việc gì đó ( hông bị pháp luật cấm) được trả tiền công, lợi nhuận hoặc thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình mà hông được trả tiền công hoặc hiện vật
- Người thất nghiệp là người không có việc làm nhưng đang t ch cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc
- Người không thuộc lực lượng lao động là một bộ phận dân số gồm những người không có việc làm và cũng hông phải là người thất nghiệp, đó
là học sinh, những người mất khả năng lao động, nội trợ và những người thuộc tình trạng khác.14
Ở Việt Nam, trong công cuộc đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có sự đổi mới trong quan niệm về việc làm Trước đ y, người có việc làm chủ yếu ở thành phần kinh tế nhà nước và tập thể, lao động theo kế hoạch từ trên xuống, thu nhập bình quân là chính, không thừa nhận hiện tượng thất nghiệp, lao động dư thừa Hiện nay ở nước
ta, lực lượng lao động là bộ phận dân số có độ tuổi từ 15 đến 55 đối với nữ và
từ 15 đến 60 đối với nam và tại Điều 9 BLLĐ 2012 sửa đổi nêu rõ: Việc làm
là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm
14 Phan Thanh Khôi (2008), Giới trong lĩnh vực kinh tế - lao động, Khoa học giới, những vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr 49
Trang 28Vấn đề việc làm luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm giải quyết, tạo điều kiện để NLĐ có việc làm, tăng thu nhập, thể hiện trong các văn bản pháp lý như:
Điều 58, Hiến pháp 1980 quy định: Nhà nước dựa vào phát triển kinh tế
và văn hóa mà tạo thêm việc làm, bố tr công tác căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và nhu cầu xã hội, n ng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của lao động chân tay
và lao động tr óc”
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định: Nhà nước cố gắng tạo thêm việc làm và có ch nh sách để NLĐ tự tạo việc làm bằng cách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, hai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác, kể cả thành phần kinh tế tư bản tư nh n”15
Đảng, Nhà nước đã xác định tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm và thấy rõ mối quan hệ giữa các vấn đề giải quyết việc làm với phát huy nhân tố con người Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhận định: giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng ch nh đáng và yêu cầu bức xúc của nh n d n”16
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu, trong đó hẳng định: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội”17
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan t m đến vấn đề việc làm, giải quyết việc làm, song hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu việc làm, thất
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn iện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.88
Trang 29nghiệp ở cả lao động nam và lao động nữ, tình trạng đó nghi ng về phía lao động nữ nhiều hơn, qua đó cho thấy rõ trong xã hội và gia đình đã và đang tồn tại vấn đề giới trong lao động và việc làm
3 An sinh xã hội
3.1 Khái niệm An sinh xã hội
An sinh xã hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận thức và thực tiễn thực hiện trên toàn thế giới An sinh xã hội theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế cũng có mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới khác nhau
Theo Liên Hợp Quốc, các chính sách an sinh xã hội dựa trên quyền con người: … Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có một mức tối thiểu
về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm
cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến
cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già,… hoặc các trường hợp bất khả háng hác…”18 Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) phát biểu rằng: Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh
xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế
và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa hông thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự
do của nhân cách của mình.”
Nhiều tổ chức hác cũng đưa ra định nghĩa về an sinh xã hội Theo Ngân hàng thế giới (WB): An sinh xã hội là những biện pháp của chính phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập” ILO định nghĩa: An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp
18 Điều 25, Hiến chương Li n Hợp Quốc năm 1948
Trang 30dụng rộng rãi để đương đầu với những hó hăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong Cung cấp chăm sóc y
tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em” Ngân hàng phát triển châu
Á (ADB) cũng cho rằng: An sinh xã hội là các ch nh sách, chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trường lao động giảm thiểu rủi ro của người d n và n ng cao năng lực của họ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập”
Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, các quan niệm về an sinh xã hội đều có những nguyên tắc và yếu tố chung sau đ y19:
- Bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người như là rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, tàn tật và các nhu cầu khác của trẻ em Những rủi ro này có thể dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống (được luật hóa hoặc quy định theo từng quốc gia cụ thể);
- Là các ch nh sách do nhà nước tổ chức thực hiện là chính, với sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường lao động trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội cho mọi người Các chính sách này hướng đến bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận
và hưởng thụ các dịch vụ; tuy nhiên, các chính sách này nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế;
- Là lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội Do đó, phạm vi của an sinh xã hội là bao phủ toàn dân và toàn diện, đáp ứng được nhu cầu an sinh xã hội của người dân một cách toàn diện
19 Cơ quan Li n Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) (2015), Báo cáo an sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam, tr 29
Trang 31Tựu trung lại thì, An sinh xã hội có thể được hiểu là một hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập,
có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, thông qua việc n ng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước
3.2 Hệ thống an sinh xã hội
Nhìn chung, một hệ thống an sinh xã hội được xây dựng trên nguyên lý quản lý rủi ro, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, gồm 4 nhóm ch nh sách cơ bản sau đ y :
- Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo: nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thị trường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững
- Nhóm chính sách BHXH: nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi
bị ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già…thông qua tham gia vào hệ thống BHXH để chủ động bù đắp phần thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi
ro trên
- Nhóm chính sách trợ giúp xã hội: bao gồm ch nh sách thường xuyên và đột xuất nhằm hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro hông lường trước hoặc vượt quá khả năng iểm soát (mất mùa, đói, nghèo inh ni n)
- Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: nhằm tăng cường cho người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ cơ bản ở mức tối thiểu, bao gồm giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và thông tin truyền thông
Trong phạm vi của luận văn này, hi xét đến khái niệm an sinh xã hội là xét đến các bộ phận của lĩnh vực an sinh xã hội liên quan trực tiếp đến vấn đề lao động, gồm có vấn đề việc làm và các cấu phần của BHXH
Trang 324 Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội
4.1 Bình đẳng giới trong lao động
Theo Luật Bình đẳng giới 2006, bình đẳng giới trong lao động được xác định: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi hi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành nghề có tiêu chuẩn chức danh.”20
Bình đẳng giới trong lao động là đảm bảo cơ hội ngang bằng cho cả nữ giới và nam giới trong lĩnh vực lao động Điều này bao gồm cơ hội tiếp cận các nguồn lực đầu tư cho vốn con người”, các nguồn lực sản xuất, cơ hội được tham gia thị trường lao động và có được việc làm phù hợp với khả năng,
sở thích và có thể phát huy hết tiềm năng của bản thân
Tuy nhiên, cùng với việc đảm bảo cơ hội ngang nhau giữa nam, nữ là việc cần thấy rõ vai trò giới, nhu cầu giới của nam, nữ có thể giống và khác nhau, chỉ có một phần nhỏ sự khác biệt này là do những khác nhau về đặc điểm sinh học giữa nam và nữ, còn phần lớn là do những định kiến và quan niệm xã hội tạo nên Mức độ ảnh hưởng của những điểm bất lợi này đối với những tầng lớp phụ nữ khác nhau là khác nhau Chẳng hạn như, mức độ ảnh hưởng sẽ trầm trọng nhất và sâu sắc nhất là đối với những em bé gái phải bỏ học hay đi làm sớm do gia đình quá nghèo, do đông anh em, hay do quan niệm là con gái không cần học nhiều…Trong tương lai, các em sẽ phải chịu những rủi ro thất nghiệp cao hoặc làm những công việc đem lại thu nhập thấp, hoặc những công việc có gây tổn hại cho bản th n như mại dâm Những phụ
nữ đã có gia đình, những phụ nữ ở nông thôn, trong những hộ gia đình nghèo
là những người chịu nhiều thiệt thòi nhiều hơn trước những bất lợi này
20 Khoản 1,2 Điều 13 Luật Bình đẳng giới 2006
Trang 33Không có công việc hay nghề nghiệp nào chỉ dành riêng cho nam hay cho nữ mà chỉ có công việc phù hợp với khả năng và sở thích của mỗi người Nếu có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào cũng có thể dẫn tới những hậu quả xấu, chẳng hạn như với quan niệm nam giới không nên làm công việc bán hàng, trong điều kiện nam giới đang thất nghiệp nhiều, sẽ khiến cho tỷ lệ thất nghiệp càng tăng, mức thu nhập của nhiều hộ gia đình do vậy sẽ bị ảnh hưởng
4.2 Bình đẳng giới trong an sinh xã hội
Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có ghi: Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản
th n và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay hông, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng” Điều này cho thấy rằng, quyền được hưởng
an sinh xã hội là một quyền cơ bản của con người và là bình đẳng với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em Tại Việt Nam, quyền an sinh
xã hội được khẳng định trong Điều 34 Hiến pháp 2013: Công dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội” Cũng theo Hiến pháp 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt, Nhà nước có ch nh sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới, cũng như nghi m cấm các hành vi đối xử về giới21
Luật Bình đẳng giới năm 2006 cũng dành ri ng Chương II để luật hóa các nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, giáo dục, y tế, thông tin và bình đẳng giới trong gia đình
Đ y là những quy định cụ thể nhất cho thấy sự bình đẳng nam nữ trong việc
21 Điều 26 Hiến pháp 2013
Trang 34thụ hưởng quyền an sinh xã hội đã được luật hóa, là quy định bắt buộc đối với mọi công dân Việt Nam
Bình đẳng giới trong an sinh xã hội thể hiện sự bình đẳng trong việc tiếp cận và thụ hưởng an sinh xã hội giữa nam giới và nữ giới Điều này bao gồm tất cả các bộ phận của an sinh xã hội, gồm việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và xóa đói giảm nghèo; tham gia hệ thống BHXH, đặc biệt là đối với lao động nữ; được bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản như nước sạch, nhà ở, các dịch vụ y tế, giáo dục cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin Đảm bảo bình đẳng giới trong an sinh xã hội là đảm bảo cho cơ hội được lao động, làm việc, sáng tạo và phát triển tương đương của cả nam giới và nữ giới, thực hiện đúng như mục đ ch của các Mục tiêu thiên niên kỷ: Phụ nữ có các cơ hội và được tôn trọng như nam giới22
4.3 Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội theo quy định của pháp luật quốc tế
Hiện nay có rất nhiều Công ước quốc tế được ký kết trong lĩnh vực nh n quyền Những Công ước này đều quy định những quyền người phụ nữ được hưởng, những cách thức cũng như biện pháp nhằm loại trừ sự ph n biệt đối
xử, thực hiện bình đẳng giới Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 04 Công ước quốc tế li n quan đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
và an sinh xã hội: Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ; Công ước 45 về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất trong hầm mỏ (năm 1935); Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giá trị ngang nhau (năm 1951); Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (năm 1958)
22 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ - mdgs/20-cac-mc-tieu-phat-trin-thien-nien-k.html
Trang 35http://www.un.org.vn/vi/un-jobs/50-mdgs/what-are-the-Công ước CEDAW ghi nhận vấn đề bình đẳng giới với phạm vi rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, đồng thời xác định những biện pháp thích hợp, nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội Có thể nói công ước CEDAW là công ước chuyên biệt về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, hướng đến mục tiêu xác lập thực tế địa vị bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống Công ước CEDAW ra đời xuất phát từ nhận thức quan trọng của cộng đồng quốc tế về quyền cơ bản của con người Sự ra đời của Công ước CEDAW là ết quả của cuộc đấu tranh l u dài của nh n loại tiến bộ vì một xã hội công bằng, d n chủ, nh n đạo và văn minh Ngày 18 12 1979 Công ước CEDAW được đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn Ngày 03 09 1981 sau
hi được nước thứ 20 thông qua, Công ước này đã ch nh thức có hiệu lực Ngày 19 03 1982 Việt Nam đã trở thành thành vi n của Công ước này Cho đến nay đã có 185 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ý Công ước, chiếm
tr n 90 thành vi n của Li n hợp quốc Công ước CEDAW đề cập việc bảo
vệ quyền lợi của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực hác nhau của đời sống xã hội như giáo dục, việc làm, d n sự, inh doanh, hôn nh n gia đình Một trong những lĩnh vực mà Công ước CEDAW rất quan t m là đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm
Trong Công ước CEDAW, quyền bình đẳng trong lao động và việc làm trước ti n được thể hiện ở việc đảm bảo những quyền như nhau giữa nam nữ, bao gồm quyền làm việc, quyền được hưởng các cơ hội có việc làm (gồm cả việc áp dụng những tiêu chuẩn như nhau trong tuyển dụng lao động), quyền được lựa chọn việc làm, quyền được thăng tiến, quyền được học nghề, đào tạo nghề, quyền được hưởng thù lao như nhau, quyền được hưởng BHXH, quyền được bảo đảm về sức khỏe, an toàn lao động, bên cạnh đó, Công ước CEDAW còn quy định một số biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao
Trang 36động nữ như: cấm và trừng phạt hành vi sa thải phụ nữ vì mang thai, nghỉ đẻ hoặc dựa vào tình trạng hôn nh n; lao động nữ nghỉ đẻ vẫn được hưởng lương, được đảm bảo việc làm cũ, th m ni n và các phụ cấp xã hội; khuyến khích cung cấp những hỗ trợ xã hội để tạo điều kiện cho cha mẹ có thể kết hợp nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm công tác và tham gia sinh hoạt xã hội, đặc biệt đẩy mạnh việc thiết lập và phát triển hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo; đối với những phụ nữ mang thai làm công việc nặng nhọc độc hại có chế
Hiện nay, Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua rất nhiều công ước về quyền của lao động nữ và quyền bình đẳng giới trong lao động Cụ thể
là Công ước số 3 về sử dụng lao động nữ trước và sau sinh đẻ (năm 1919); Công ước số 4 về làm việc ban đ m của phụ nữ (năm 1921); Công ước số 41
về xét lại Công ước số 4 (năm 1934); Công ước 45 về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất trong hầm mỏ (năm 1935); Công ước số 89 về xét lại thời gian làm việc ban đ m (năm 1948); Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giá trị ngang nhau (năm 1951); Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (năm 1958); Công ước số 156 về bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và lao động nữ, những người có trách nhiệm gia đình (năm
Trang 371951) Đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam mới phê chuẩn 3 công ước trong lĩnh vực này là Công ước số 45, Công ước số 100 và Công ước số 111
Xuất phát từ những hạn chế về sức khỏe, t m sinh lý của lao động nữ nên Công ước số 45 về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất trong hầm mỏ quy định: Không được sử dụng bất cứ một người nào thuộc nữ giới, dù ở độ tuổi nào, vào những công việc dưới mặt đất trong các hầm mỏ” (Điều 2) Tuy nhiên, ILO cho phép các Quốc gia được miễn áp dụng điều cấm trên trong một số trường hợp sau: những người giữ một vị trí quản lý hông làm một công việc lao động chân tay; những người làm việc trong các dịch vụ
y tế và xã hội; những người trong quá trình học tập, thực hiện một thời gian huấn luyện trong các phần dưới mặt đất của một hầm mỏ; tất cả những người khác thỉnh thoảng có thể cần xuống các phần dưới mặt đất của một hầm mỏ
để thực hiện một nghề không có tính chất lao động ch n tay (Điều 3)
Trong lĩnh vực lao động thì việc trả công là vấn đề rất quan trọng, nó
li n quan đến việc khuyến h ch lao động, n ng cao năng suất lao động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực Ch nh vì vậy, khoản 1 Điều 2 Công ước số 100
về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giá trị ngang nhau đã quy định các nước thành vi n của Công ước phải bảo đảm việc áp dụng cho mọi NLĐ nguy n tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam
và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau Tuy nhiên, mức trả công chênh lệch cho một công việc có giá trị ngang nhau giữa NLĐ hông xét theo giới t nh, mà đánh giá hách quan tương ứng với những khác biệt trong công việc phải làm, thì sẽ hông được coi là trái với nguyên tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ (khoản 1 Điều 3) Công ước số
100 cũng đưa ra những biện pháp để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực trả công, các quốc gia có thể thực hiện những biện pháp sau: bằng pháp luật hoặc pháp quy; bằng mọi cơ chế ấn định việc trả công đã được thiết lập hay
Trang 38công nhận theo pháp luật; bằng các thỏa ước tập thể mà NSDLĐ và NLĐ đã cùng nhau ký kết; hoặc bằng sự ết hợp những loại biện pháp đó ( hoản 2 Điều 2)
Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp đã
đề ra mục ti u cơ bản là xóa bỏ mọi hình thức phân biệt về việc làm và nghề nghiệp Phân biệt về việc làm và nghề nghiệp theo Công ước số 111 được hiểu là bất cứ sự ngược đãi, thi n vị hay ưu đãi dựa tr n chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có tác động triệt tiêu hoặc hạn chế sự bình đẳng về cơ hội, về đối xử trong việc làm hoặc nghề nghiệp (điểm a khoản 1 Điều 1) Tuy nhiên, mọi sự ph n biệt, loại trừ hoặc ưu đãi thuộc một công việc nhất định và căn cứ trên những đòi hỏi vốn có của công việc đó thì sẽ hông coi là ph n biệt đối xử (khoản 2 Điều 1)
Để thực hiện bình đẳng giới trong việc làm và nghề nghiệp Điều 3 Công ước
số 111 cũng đưa ra một số biện pháp để các quốc gia thành vi n áp dụng như: các quốc gia cần công tác với tổ chức của NSDLĐ, NLĐ và tổ chức khác nhằm đẩy mạnh việc chấp nhận và áp dụng ch nh sách này; ban hành luật và thúc đẩy các chương trình giáo dục có việc chấp nhận và áp dụng ch nh sách này; hủy bỏ, sửa đổi các quy phạm pháp luật không phù hợp; các quốc gia phải có ch nh sách điều tiết việc làm; tổ chức hướng nghiệp, đào tạo nghề và sắp xếp việc làm cho NLĐ dưới sự quản lý của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Các công ước tr n thực sự là công cụ hữu hiệu để bảo đảm sự bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong lĩnh vực lao động tr n toàn thế giới Việt Nam sau khi phê chuẩn những công ước tr n, đã nội luật hóa vấn đề này vào hệ thống pháp luật quốc gia Đ y được xem như hành lang pháp lý bảo đảm bình đẳng giới về mọi mặt trong lĩnh vực lao động
Trang 394.4 Nguyên tắc bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh
xã hội
Nguyên tắc bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội là
sự cụ thể hóa nguyên tắc Hiến pháp về bình đẳng giới, thể hiện quan niệm, đường lối của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, đồng thời phù hợp với các nguyên tắc trong các văn iện quốc tế như công ước CEDAW, Hiến chương Li n Hợp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) Đ y là những tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt quá trình x y dựng và thực hiện hệ thống pháp luật lao động và an sinh xã hội, mà xương sống là BLLĐ, cùng với đó là các đạo luật mang tính bổ trợ cho BLLĐ như Luật Việc làm, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật An tòan vệ sinh lao động; Luật BHXH, Luật BHYT; các văn bản dưới luật hác…
Vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội được
x y dựng tr n 4 nguy n tắc cơ bản có tính chất nền tảng sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc bình đẳng giới toàn diện
Bình đẳng giới toàn diện là bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Hiến pháp hiện hành quy định rằng công dân nam và nữ bình đẳng về mọi mặt23 Như vậy, cả nam giới và nữ giới đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, đều được đối xử công bằng trên mọi lĩnh vực, trong đó có lao động và an sinh xã hội
Xuất phát từ tư tưởng trên, vấn đề bình đẳng giới đã được ghi nhận trong
hệ thống pháp luật lao động và an sinh xã hội trong tất cả các lĩnh vực như việc làm, học nghề; Trong lĩnh vực giao ết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động; Bình đẳng giới trong thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn lao động và vệ sinh lao động; Tiền lương; Kỷ luật lao động; BHXH
23 Điều 26 Hiến pháp 2013
Trang 40Trước hết, điều này được thể hiện qua BLLĐ khi nêu ra chính sách chung của Nhà nước về lao động, trong đó có nội dung bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ”24
BLLĐ cũng dành ri ng Chương X để ban hành các quy định riêng cho lao động nữ, trong đó n u rõ ch nh sách của Nhà nước đối với lao động nữ, được cụ thể hóa thông qua Nghị định số 85 2015 NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về ch nh sách đối lao động nữ Các nội dung
tr n đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ của NSDLĐ đối với lao động nữ; các vấn đề được ưu ti n đối với lao động nữ đặc biệt là lao động nữ mang thai; quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ, những công việc hông được sử dụng lao động nữ
Trong các văn bản khác của hệ thống pháp luật lao động cũng có các quy định về bình đẳng giới Luật BHXH 2014 cũng có nhiều chế độ, chính sách được hoàn thiện hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ, nổi bật nhất là chế
độ thai sản linh hoạt hơn, làm tăng sự bình đẳng giới giữa lao động nam và nữ
so với trước kia Luật Việc làm 2013 đưa ra ba nguy n tắc về việc làm, áp dụng bình đẳng cho tất cả các đối tượng là NLĐ, trong đó có lao động nam và lao động nữ Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng n u l n ch nh sách của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp gắn liền với bình đẳng giới; người học nghề có quyền bình đẳng, không phân biệt nam, nữ…
Việc luật hóa và đưa vấn đề bình đằng giới vào trong các văn bản quy phạm pháp luật hoàn toàn phù hợp với Công ước CEDAW: Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá để đảm bảo sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, nhằm mục đ ch bảo đảm
24 Khoản 7 Điều 4 BLLĐ 2012