1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp văn học: Sự biến đổi của lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay

69 7,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 788,25 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN ..................................... 2 5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN .................................................................... 3 5.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................... 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU ..................... 3 6.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3 6.2. Nguồn ngữ liệu ........................................................................................... 3 7. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN ................................................................ 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT CHUNG .................................. 5 1. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ ........................................................................ 5 1.1. Sự ra đời của lí thuyết về hành động ngôn ngữ ......................................... 5 1.2. Các hành động ngôn ngữ ........................................................................... 6 1.2.1. Hành động tạo lời ..................................................................................... 6 1.2.2. Hành động mượn lời ................................................................................. 7 1.2.3. Hành động ở lời........................................................................................ 9 1.3. Động từ trần thuật và động từ ngữ vi ....................................................... 10 1.3.1. Động từ trần thuật .................................................................................. 10 1.3.2. Động từ ngữ vi ........................................................................................ 10 1.3.3. Phát ngôn ngữ vi .................................................................................... 10 1.4. Điều kiện thực hiện các hành động ở lời ................................................. 10 1.4.1. Điều kiện nội dung mệnh đề ................................................................. 11 1.4.2. Điều kiện chuẩn bị ................................................................................ 12 1.4.3. Điều kiện chân thành ............................................................................ 13 1.4.4. Điều kiện căn bản .................................................................................. 13 2. LÝ THUYẾT HỘI THOẠI ........................................................................ 14 2.1. Khái niệm cặp kế cận ................................................................................ 15 2.2. Cấu trúc được ưa chuộng ......................................................................... 17 2.3. Hành động ướm lời .................................................................................. 18 3. NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT ................. 19 Tiểu kết ........................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI XIN LỖI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY ...................................................... 23 2.1. LÍ THUYẾT VỀ LỜI XIN LỖI .............................................................. 23 2.1.1. Khái niệm lời xin lỗi .............................................................................. 23 2.1.2. Tác dụng của lời xin lỗi ......................................................................... 24 2.1.3. Vấn đề nhận diện lời xin lỗi .................................................................. 25 2.1.4. Nghi thức xin lỗi thường gặp trong giao tiếp tiếng Việt ...................... 25 2.1.4.1. Lời xin lỗi diễn tả tường minh hành động xin lỗi ................................. 25 2.1.4.2. Lời xin lỗi diễn tả sự ân hận về hành động phạm lỗi ............................ 27 2.1.4.3. Lời xin lỗi rào đón cho sự vi phạm trong nội dung phát ngôn .............. 28 2.1.4.4. Lời xin lỗi thừa nhận về sự phạm lỗi .................................................... 28 2.1.4.5. Lời xin lỗi được diễn đạt bằng hành động cầu khiến, cầu xin được tha thứ .................................................................................................................... 29 2.1.4.6. Lời xin lỗi diễn đạt theo cách nói hàm ẩn. ........................................... 30 2.2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI XIN LỖI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY .............................................................................. 30 2.2.1. Sự biến đổi của lời xin lỗi từ năm 1930- 1954 ...................................... 30 2.2.2 Sự biến đổi của lời xin lỗi từ năm 1954- 1975 ....................................... 33 2.2.3 Sự biến đổi của lời xin lỗi từ năm 1975 đến nay .................................... 34 Tiểu kết ........................................................................................................... 35 CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI CẢM ƠN TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY ...................................................... 37 3.1. LÍ THUYẾT VỀ LỜI CẢM ƠN ............................................................. 37 3.1.1. Khái niệm lời cảm ơn ............................................................................ 37 3.1.2. Tác dụng của cảm ơn ............................................................................ 38 3.1.3. Vấn đề nhận diện lời cảm ơn ................................................................ 38 3.1.4. Nghi thức cảm ơn thường gặp trong giao tiếp tiếng Việt ...................... 39 3.1.4.1. Lời cảm ơn diễn tả tường minh hành động cảm ơn .............................. 39 3.1.4.2. Lời cảm ơn không sử dụng động từ ngữ vi cảm ơn .............................. 41 3.1.4.3. Lời cảm ơn đi kèm với cử chỉ, điệu bộ ................................................ 42 3.2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI CẢM ƠN TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY ................................................................... 43 3.2.1. Sự biển đổi của lời cảm ơn từ năm 1930- 1954 ................................... 43 3.2.2. Sự biển đổi của lời cảm ơn từ năm 1954- 1975 ................................... 46 3.2.3. Sự biển đổi của lời cảm ơn từ năm 1975 đến nay ............................... 47 Tiểu kết ........................................................................................................... 48 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 51 ` 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta luôn có nhu cầu giao tiếp. Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp cơ bản, quan trọng nhất của con người. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, hành động xin lỗi, cảm ơn là một hành động nói năng thường được sử dụng trong giao tiếp của cộng đồng người trên thế giới nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp của người Việt cũng là một trong những nét đặc trưng văn hóa ứng xử riêng góp phần tạo nên bản sắc trong văn hóa ứng xử của người Việt. Việc nghiên cứu hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp của người Việt cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Cùng với đó, đã có các công trình nghiên cứu về hành động xin lỗi, cảm ơn, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về sự biến đổi của lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay. Là hành động ngôn ngữ, cũng như mọi hành động khác của con người, hành động xin lỗi, cảm ơn vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc ngữ, nó chịu sự tác động của không gian và thời gian vận động theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Việc nghiên cứu về lời xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp và sự biến đổi của nó sẽ giúp chúng ta có cách nhìn sâu rộng hơn về sự biến đổi của hành động ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử, bổ sung thêm cách hiểu và thích ứng nhanh hơn với hành động nói trong hoạt động giao tiếp. Đó chính là những lý do chính yếu quyết định đến việc tôi lựa chọn khóa luận: “Sự biến đổi của lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay”. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Hành động xin lỗi, cảm ơn hầu như xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ nhưng hình thức biểu hiện của nó thì lại không hoàn toàn giống nhau. Tùy theo góc nhìn, các nhà nghiên cứu cũng có sự quan tâm, tìm hiểu và đạt được những kết quả khác nhau. Chẳng hạn, Leech, Brown, Levinson cho rằng hành động xin lỗi, cảm ơn gắn với chiến lược lịch sự âm tính. J.Homes lại tìm hiểu hành động xin lỗi, cảm ơn của người Anh, người Newzealand gắn với bình diện lịch sự của nam giới và nữ giới... Ở Việt Nam, hành động xin lỗi, cảm ơn cũng đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm. Chẳng hạn tác giả Trần Ngọc Thêm đã bước đầu đề cập ` 2 đến hành động xin lỗi, cảm ơn của người Việt với một vài biểu hiện khác biệt trong hình thức thể hiện của nó trong sự so sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp. Tác giả Vũ Tiến Dũng đã nghiên cứu lời xin lỗi với chiến lược lịch sự âm tính và một số cách thức xin lỗi khác nhau của người Việt. Tác giả Nguyễn Trung Kiên với: “Xin lỗi và một số cách thức tiếp nhận lời xin lỗi trong giao tiếp tiếng Việt”, tác giả Đỗ Thị Ngọc Lý với: “ Nghi thức xin lỗi, cảm ơn và cách thức ứng xử văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt”… Các tác giả kể trên đã tìm hiểu khá sâu sắc về các kiểu dạng xin lỗi, cảm ơn khác nhau trong giao tiếp tiếng Việt. Tuy nhiên do mục đích nghiên cứu của mỗi khóa luận khác nhau nên kết quả đạt được cũng khác nhau. Thực tế cho thấy chưa có một khóa luận chuyên biệt nào nghiên cứu về sự biến đổi của lời xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt. Vì vậy, tôi lựa chọn khóa luận này trên cơ sở thừa nhận kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đó và bước đầu tìm hiểu về sự biến đổi của lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu những lời thoại mà hẹp hơn là những lời thoại liên quan đến lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận chủ yếu nghiên cứu lời xin lỗi, lời cảm ơn được sử dụng trong các tác phẩm văn học Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Đối với lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giai đoạn hiện nay chúng tôi khảo sát thêm lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp hàng ngày ở một số khu vực thuộc địa bàn tỉnh Sơn La và một số địa bàn tỉnh lân cận khác. 4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN Mục đích của khóa luận này tìm hiểu sự biến đổi của lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay. Từ mục đích trên khóa luận cần giải quyết một số nhiệm vụ sau: a. Nghiên cứu lý thuyết về lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt. b. Khảo sát chỉ ra lời xin lỗi và lời cảm ơn trong từng giai đoạn.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ LÀNH

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI XIN LỖI VÀ LỜI CẢM ƠN

TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ LÀNH

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI XIN LỖI VÀ LỜI CẢM ƠN

TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Vũ Tiến Dũng

Trang 3

Nhân dịp hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô và các bạn

Với khóa luận này, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Tác giả

Nguyễn Thị Lành

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CMT8 : Cách mạng tháng Tám

CN : Chủ ngữ

VN : Việt Nam

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN 2

5 Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 3

5.1 Ý nghĩa lý luận 3

5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 3

6.1 Phương pháp nghiên cứu 3

6.2 Nguồn ngữ liệu 3

7 CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT CHUNG 5

1 HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ 5

1.1 Sự ra đời của lí thuyết về hành động ngôn ngữ 5

1.2 Các hành động ngôn ngữ 6

1.2.1 Hành động tạo lời 6

1.2.2 Hành động mượn lời 7

1.2.3 Hành động ở lời 9

1.3 Động từ trần thuật và động từ ngữ vi 10

1.3.1 Động từ trần thuật 10

1.3.2 Động từ ngữ vi 10

1.3.3 Phát ngôn ngữ vi 10

1.4 Điều kiện thực hiện các hành động ở lời 10

Trang 6

1.4.1 Điều kiện nội dung mệnh đề 11

1.4.2 Điều kiện chuẩn bị 12

1.4.3 Điều kiện chân thành 13

1.4.4 Điều kiện căn bản 13

2 LÝ THUYẾT HỘI THOẠI 14

2.1 Khái niệm cặp kế cận 15

2.2 Cấu trúc được ưa chuộng 17

2.3 Hành động ướm lời 18

3 NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT 19

Tiểu kết 21

CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI XIN LỖI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY 23

2.1 LÍ THUYẾT VỀ LỜI XIN LỖI 23

2.1.1 Khái niệm lời xin lỗi 23

2.1.2 Tác dụng của lời xin lỗi 24

2.1.3 Vấn đề nhận diện lời xin lỗi 25

2.1.4 Nghi thức xin lỗi thường gặp trong giao tiếp tiếng Việt 25

2.1.4.1 Lời xin lỗi diễn tả tường minh hành động xin lỗi 25

2.1.4.2 Lời xin lỗi diễn tả sự ân hận về hành động phạm lỗi 27

2.1.4.3 Lời xin lỗi rào đón cho sự vi phạm trong nội dung phát ngôn 28

2.1.4.4 Lời xin lỗi thừa nhận về sự phạm lỗi 28

2.1.4.5 Lời xin lỗi được diễn đạt bằng hành động cầu khiến, cầu xin được tha thứ 29

2.1.4.6 Lời xin lỗi diễn đạt theo cách nói hàm ẩn 30

2.2 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI XIN LỖI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY 30

2.2.1 Sự biến đổi của lời xin lỗi từ năm 1930- 1954 30

2.2.2 Sự biến đổi của lời xin lỗi từ năm 1954- 1975 33

Trang 7

2.2.3 Sự biến đổi của lời xin lỗi từ năm 1975 đến nay 34

Tiểu kết 35

CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI CẢM ƠN TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY 37

3.1 LÍ THUYẾT VỀ LỜI CẢM ƠN 37

3.1.1 Khái niệm lời cảm ơn 37

3.1.2 Tác dụng của cảm ơn 38

3.1.3 Vấn đề nhận diện lời cảm ơn 38

3.1.4 Nghi thức cảm ơn thường gặp trong giao tiếp tiếng Việt 39

3.1.4.1 Lời cảm ơn diễn tả tường minh hành động cảm ơn 39

3.1.4.2 Lời cảm ơn không sử dụng động từ ngữ vi cảm ơn 41

3.1.4.3 Lời cảm ơn đi kèm với cử chỉ, điệu bộ 42

3.2 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI CẢM ƠN TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY 43

3.2.1 Sự biển đổi của lời cảm ơn từ năm 1930- 1954 43

3.2.2 Sự biển đổi của lời cảm ơn từ năm 1954- 1975 46

3.2.3 Sự biển đổi của lời cảm ơn từ năm 1975 đến nay 47

Tiểu kết 48

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta luôn có nhu cầu giao tiếp Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp cơ bản, quan trọng nhất của con người Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, hành động xin lỗi, cảm ơn là một hành động nói năng thường được

sử dụng trong giao tiếp của cộng đồng người trên thế giới nói chung và của người Việt Nam nói riêng Hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp của người Việt cũng là một trong những nét đặc trưng văn hóa ứng xử riêng góp phần tạo

nên bản sắc trong văn hóa ứng xử của người Việt

Việc nghiên cứu hành động xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp của người Việt cũng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu Cùng với đó, đã có các công trình nghiên cứu về hành động xin lỗi, cảm ơn, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về sự biến đổi của lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay Là hành động ngôn ngữ, cũng như mọi hành động khác của con người, hành động xin lỗi, cảm ơn vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc ngữ, nó chịu sự tác động của không gian và thời gian vận động theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể Việc nghiên cứu về lời xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp và sự biến đổi của nó sẽ giúp chúng ta có cách nhìn sâu rộng hơn về sự biến đổi của hành động ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử,

bổ sung thêm cách hiểu và thích ứng nhanh hơn với hành động nói trong hoạt động giao tiếp Đó chính là những lý do chính yếu quyết định đến việc tôi lựa

chọn khóa luận: “Sự biến đổi của lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay”

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Hành động xin lỗi, cảm ơn hầu như xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ nhưng hình thức biểu hiện của nó thì lại không hoàn toàn giống nhau Tùy theo góc nhìn, các nhà nghiên cứu cũng có sự quan tâm, tìm hiểu và đạt được những kết quả khác nhau Chẳng hạn, Leech, Brown, Levinson cho rằng hành động xin lỗi, cảm ơn gắn với chiến lược lịch sự âm tính J.Homes lại tìm hiểu hành động xin lỗi, cảm ơn của người Anh, người Newzealand gắn với bình diện lịch sự của nam giới và nữ giới

Ở Việt Nam, hành động xin lỗi, cảm ơn cũng đã được các nhà nghiên cứu

Trang 9

đến hành động xin lỗi, cảm ơn của người Việt với một vài biểu hiện khác biệt trong hình thức thể hiện của nó trong sự so sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp Tác giả Vũ Tiến Dũng đã nghiên cứu lời xin lỗi với chiến lược lịch sự âm tính và một số cách thức xin lỗi khác nhau của người Việt Tác giả Nguyễn Trung Kiên với: “Xin lỗi và một số cách thức tiếp nhận lời xin lỗi trong giao tiếp tiếng Việt”, tác giả Đỗ Thị Ngọc Lý với: “ Nghi thức xin lỗi, cảm ơn và cách thức ứng

xử văn hóa trong giao tiếp tiếng Việt”…

Các tác giả kể trên đã tìm hiểu khá sâu sắc về các kiểu dạng xin lỗi, cảm

ơn khác nhau trong giao tiếp tiếng Việt Tuy nhiên do mục đích nghiên cứu của mỗi khóa luận khác nhau nên kết quả đạt được cũng khác nhau

Thực tế cho thấy chưa có một khóa luận chuyên biệt nào nghiên cứu về sự biến đổi của lời xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt Vì vậy, tôi lựa chọn khóa luận này trên cơ sở thừa nhận kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đó và bước đầu tìm hiểu về sự biến đổi của lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu những lời thoại mà hẹp hơn là những lời thoại liên quan đến lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận chủ yếu nghiên cứu lời xin lỗi, lời cảm

ơn được sử dụng trong các tác phẩm văn học Việt Nam từ năm 1930 đến nay Đối với lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giai đoạn hiện nay chúng tôi khảo sát thêm lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp hàng ngày ở một số khu vực thuộc địa bàn tỉnh Sơn La và một số địa bàn tỉnh lân cận khác

4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN

Mục đích của khóa luận này tìm hiểu sự biến đổi của lời xin lỗi, lời cảm ơn

trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay

Từ mục đích trên khóa luận cần giải quyết một số nhiệm vụ sau:

a Nghiên cứu lý thuyết về lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt

b Khảo sát chỉ ra lời xin lỗi và lời cảm ơn trong từng giai đoạn

Trang 10

c Xác định sự biến đổi của lời xin lỗi, cảm ơn từ năm 1930 đến nay và giải thích được nguyên nhân của sự biến đổi đó

5 Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN

5.1 Ý nghĩa lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu về lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp và sự biến đổi sẽ giúp chúng ta có cách nhìn cụ thể hơn về sự biến đổi của hành động ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu về lời xin lỗi, lời cảm ơn trong giao tiếp và sự biến đổi của chúng qua từng giai đoạn giúp chúng ta có cách hiểu linh hoạt, thích ứng nhanh chóng hơn với hành động nói trong hoạt động giao tiếp Trên cơ sở đó, khóa luận sẽ góp thêm một tiếng nói hữu ích giáo dục cho thanh niên biết cách xin lỗi, cảm ơn sao cho phù hợp với nghi thức lời nói của người Việt

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU

6.1 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, thống kê, diễn dịch Từ các số liệu đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, quy nạp,

so sánh, đối chiếu để tìm ra sự biến đổi của các hình thức xin lỗi, cảm ơn qua từng giai đoạn

Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp miêu tả để tránh được những kết luận có tính tư biện, võ đoán Việc miêu tả những lời xin lỗi, lời cảm

ơn sẽ là cơ sở giúp chúng ta có những kết luận khoa học vững chắc về sự biến đổi của lời xin lỗi, cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay

Nhìn chung, phương pháp chủ đạo mà khóa luận sử dụng là phương pháp quy nạp Đây là phương pháp được thực hiện trong sự phân tích lý thuyết đã có, đặc biệt quan trọng là phân tích nguồn ngữ liệu thu thập được và từ đó khái quát hóa thành những kết luận Thông qua phân tích cứ liệu thu thập về hành động xin lỗi, cảm ơn, khóa luận đã xác định được cách thức xin lỗi, cảm ơn thường dùng trong giao tiếp tiếng Việt

6.2 Nguồn ngữ liệu

a Nguồn ngữ liệu thứ nhất mà khóa luận sử dụng là những ghi chép về hành động xin lỗi, cảm ơn trong hoạt động giao tiếp thường ngày Và vì điều kiện chưa cho phép nên tôi mới chỉ ghi chép lại được các hình thức xin lỗi, cảm ơn dưới

Trang 11

dạng “tai nghe mắt thấy” trong hoạt động giao tiếp hằng ngày ở một số tỉnh thành

đã được tiếp xúc ở khu vực miền Bắc để làm cứ liệu phân tích

b Thứ hai là các lời xin lỗi, cảm ơn trong các tác phẩm văn học Việt Nam Đây là nguồn ngữ liệu chủ yếu để nghiên cứu về lời xin lỗi cảm ơn giai đoạn trước năm 1975.Mặc dù các lời thoại này đã được gọt giũa theo ý đồ của nhà văn nhưng

nó vẫn không mất đi tính đặc trưng (tính cảm tính, tính cụ thể, tính cảm xúc) và các chức năng (giao tiếp lí trí, tạo tiếp, cảm xúc) của phong cách sinh hoạt hàng ngày dưới cách nhìn của phong cách chức năng Như vậy, các lời thoại của phong cách ngôn ngữ tự nhiên và các lời thoại trong các tác phẩm văn học được sử dụng phân tích đều là nguồn tư liệu đáng tin cậy về mặt khoa học

c Thứ ba là lời xin lỗi, cảm ơn trong các tác phẩm văn học trên website: http://www.google.com/gwt/x?hl=vi&u=http://music.vietfun.com/trview.php%3Fcat%3D13%26ID%3D3885&client=ms-

http://www.google.com/gwt/x?hl=vi&u=http://lmvn.com/truyen/index.php%3Ffunc%3Dviewpost%26id%3DTeu3FZ1AM9OstUPyQHiZyU

7 CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận có cấu trúc gồm 3 chương, cụ thể:

Chương1: Những cơ sở lí thuyết chung

Chương 2: Sự biến đổi của lời xin lỗi trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay

Chương 3: Sự biến đổi của lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm1930 đến nay

Trang 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT CHUNG

1 HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ

1.1 Sự ra đời của lí thuyết về hành động ngôn ngữ

Nói chung, người ta thường hay đối lập giữa nói và làm, người Việt Nam

có câu:

Ăn như rồng cuốn Nói như rồng leo Làm như mèo mửa Như vậy, người Việt chúng ta quan niệm giữa nói và làm là hai phạm trù khác hẳn nhau Tuy nhiên, làm là một phạm trù thực tế còn nói chỉ là dùng ngôn ngữ để biểu hiện, diễn tả, thông báo cái gì đó Thực tế xác định rằng nói cũng là

một hành động Hành động bằng lời nói cũng là một phần một dạng trong toàn

bộ các hoạt động sống của con người Tư tưởng này được Hegel đề cập đến từ lâu Ông viết: “Lời nói thực chất là những hành động diễn ra giữa những con người cho nên nó không phải là trống rỗng” Nhưng mãi đến những năm 60 của thế kỉ XX, các tác giả như: J I Austin (1962) và J Searle (1967) mới đi sâu vào vấn đề này và đề xuất lí thuyết về hành động ngôn ngữ (speech act theory) Các tác giả này tin rằng ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hoặc miêu tả

cái gì đó mà nó thường được dùng để làm cái gì đó để thể hiện các hành động

Các hành động được thực hiện bằng lời gọi là hành động ngôn ngữ (speech act) Hành động ngôn ngữ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn

Năm 1955, tại trường Đại học Tổng hợp Harvard (Mĩ), Austin- một triết gia người Anh đã trình bày 12 chuyên đề trong đó có chuyên đề trình bày về lí thuyết hành động ngôn ngữ Những chuyên đề này được tập hợp lại và được xuất bản năm 1962 để kỉ niệm hai năm ngày mất của ông và cuốn sách đó có

tiêu đề: How to do things with words (Tạm dịch là: Người ta hành động như thế

nào bằng lời nói) Austin nhận thấy rằng đối tượng nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học là những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định, trần thuật, xác tín, miêu tả) Những câu này về mặt ngữ nghĩa đều có thể đánh giá đúng sai theo tiêu chuẩn logic Nhưng còn những phát ngôn khác không thể đánh giá theo tiêu

chuẩn đúng sai của logic Ví dụ như những câu: Bạn cho tôi biết bây giờ là mấy giờ rồi? Hoặc Trời ơi! Em cược với anh là đội Barca thắng Austin cho rằng

những phát ngôn này không phải là những phát ngôn giả định hay vô nghĩa

Trang 13

sự miêu tả về các sự vật, sự kiện, chúng không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm một việc gì đó như việc hỏi, bộc lộc cảm xúc Austin gọi đó

là những phát ngôn ngữ vi Phát ngôn ngữ vi là những phát ngôn mà khi chúng

ta nói thì đồng thời thực hiện ngay một hành động được biểu thị trong phát

ngôn Như khi chúng ta nói em cược với anh tức là ta đã cược rồi Nhờ phân

biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi mà Austin đã phát hiện ra bản chất hành động ngôn ngữ

Hành động ngôn ngữ là những là những điều người ta làm thông qua ngôn

ngữ, ví dụ: xin lỗi, than phiền, cảnh báo, tán thành Thuật ngữ hành động ngôn

ngữ (speech act) do nhà triết học người Anh là J.Austin nghĩ ra và được một nhà triết học khác là J Seale phát triển Hai ông xác nhận rằng khi sử dụng ngôn ngữ, chúng ta không chỉ tạo ra những phát ngôn có chứa mệnh đề về những đối tượng, những thực thể, sự kiện mà chúng ta còn thực hiện chức

năng như: yêu cầu, phủ nhận, xin lỗi Chúng ta chỉ có thể nhận dạng ra hành

động ngôn ngữ do một phát ngôn nào đó thực hiện khi chúng ta biết được ngữ cảnh mà phát ngôn diễn ra Hành động ngôn ngữ chính là ý định về mặt chức năng của mỗi phát ngôn

Mệnh đề mà Austin phát hiện ra là “khi tôi nói tức là tôi hành động”, tức là chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là lời nói Đó chính

là hành động ngôn ngữ Ví dụ khi chúng ta chào tức là chúng ta thực hiện hành động chào Khi chúng ta cảm ơn, xin lỗi ai đó là chúng ta thực hiện hành động cảm ơn, xin lỗi

1.2 Các hành động ngôn ngữ

Theo Austin có ba loại hành động nói lớn:

- Hành động tạo lời (locutionary act)

- Hành động mượn lời (perlocutionary act)

- Hành động ở lời (illocutionary act)

1.2.1 Hành động tạo lời

Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như: ngữ

âm, từ vựng, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một phát ngôn có tính trọn vẹn tương đối về hình thức và nội dung Một bộ phận của hành động tạo lời là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ tiền dụng học Chẳng hạn có một câu nói cụ thể:

Trang 14

(1) Tụi đọc sỏch

Ở đõy người núi đó sử dụng cỏc từ: “ tụi, đọc, sỏch” và cỏc quy tắc đặt cõu của tiếng Việt như: chủ ngữ đặt trước vị ngữ và bổ ngữ “sỏch” đặt sau động từ trung tõm “đọc”

(2) Tụi ăn cơm

Trong vớ dụ (2), người núi đó sử dụng cỏc từ: “tụi, ăn, cơm” và cỏc quy tắc đạt cõu của tiếng Việt như: chủ ngữ đạt trước vị ngữ và bổ ngữ “cơm” đặt sau động từ trung tõm “ăn”

Bờn cạnh đú, nếu một phỏt ngụn khụng đỳng về nội dung và hỡnh thức chớnh là chưa hoàn thành hành động tạo lời Chẳng hạn:

(3) Em đang

Cú thể thấy, phỏt ngụn trờn khụng đầy đủ về hỡnh thức dẫn đến khụng đỳng

về nội dung, từ đú người nghe khụng thể hiểu được nội dung phỏt ngụn Chớnh

vỡ thế, phỏt ngụn trờn chưa thực hiện thành cụng về hành động tạo lời

Nh- vậy, hành động tạo lời là hành động cơ sở của phát ngôn đồng thời cũng cho thấy khi một ng-ời gặp khó khăn trong việc phát âm các từ để tạo ra một phát ngôn có ý nghĩa trong một ngôn ngữ nh- ng-ời n-ớc ngoài nói một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ th-ờng khó thành công hoàn thành hành động tạo lời hoặc những ng-ời ngắn l-ỡi sẽ không thể thành công trong việc tạo ra một hành động tạo lời Chẳng hạn, một ng-ời n-ớc ngoài nói một câu tiếng Việt th-ờng:

Trong trường hợp này, phỏt ngụn khụng thể coi là hoàn thành một hành động tại lời bởi vỡ ngụn ngữ tiếng Việt cú cỏc dấu biểu hiện cỏc thanh điệu Ở phỏt ngụn này đó làm mất đi thanh điệu, tức là khụng đỳng quy tắc về phỏt ngụn Nếu là một hành động tạo lời thỡ phải là:

b- Tụi đang trờn đường đến cơ quan

1.2.2 Hành động mượn lời

Hành động mượn lời là những hành động “mượn” cỏc phương tiện ngụn ngữ hay núi đỳng hơn là mượn cỏc phỏt ngụn để gõy ra một hiệu quả ngoài ngụn ngữ nào đú ở người nghe, người nhận, hoặc chớnh người núi Hoặc núi cỏch khỏc là bằng hành động nói ra một câu nói, ng-ời nói có thể gây ra ở ng-ời nghe những hiệu quả tác động tâm lí, sinh lí, vật lí phù hợp hoặc không phù hợp với ý muốn của mình Những hiệu quả nh- vậy thuộc về hành động m-ợn lời

Trang 15

Hành động mượn lời của một phát ngôn là người nói có thể mượn lời để tạo

ra sự xúc động ở người nghe qua thái độ ân cần, trìu mến khi nói, cũng có thể thuyết phục hoặc gợi ý cho người nghe thực hiện một hành động và cũng có thể bày tỏ sự quan tâm của người nói

- Tôi sẽ tham gia đoàn thanh tra vụ việc này!

Thông báo này sẽ gây ra hiệu quả tình cảm về mặt tâm lí khác nhau đối với người nghe Với những người bình thường thì cảm thấy bình thường Với những người đấu tranh chống tiêu cực sẽ tạo tâm lí phấn khởi Với những thế lực tiêu cực thì phát ngôn trên sẽ gây tâm lí hoang mang (trong trường hợp người nói là một cán bộ thanh liêm) Còn nếu vị thanh tra này “cùng hội cùng thuyền” với người vi phạm thì phát ngôn này có thể được dùng để tạo ra sự khiếp sợ nơi người nghe nhằm gợi ý những kẻ dính líu vào vụ việc phải biết điều lo lắng, chạy chọt

Chức năng của hoạt động giao tiếp được thực hiện nhờ hiệu quả mượn lời của phát ngôn Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành động ở lời và

có những trường hợp thì lại không hoàn toàn như vậy Ví dụ như hành động cầu khiến buộc người khác phải làm một việc gì đó theo chủ ý của mình và người cầu khiến thực hiện điều đó là đích của hành động cầu khiến Trong trường hợp người nghe tỏ ra vùng vằng, khó chịu thì không thuộc đích của phát ngôn

Trang 16

1.2.3 Hành động ở lời

Hành động ở lời là hành động người núi thực hiện ngay khi núi năng Hiệu quả của chỳng là những hiệu quả thuộc ngụn ngữ, cú nghĩa là chỳng gõy ra một phản ứng ngụn ngữ tương ứng với chỳng ở người nhận, tức là khi chỳng ta hỏi

ai về vấn đề nào đú chỳng ta đũi hỏi ở người nhận một sự trả lời cho dự trả lời là khụng biết Khi người nhận khụng trả lời, khụng đỏp lại cõu hỏi thỡ người nhận được coi là khụng lịch sự

Vớ dụ:

(6) Could you help me, please? (bạn cú thể giỳp tụi được khụng?)

- Yes, ofcause (đồng ý)

- No, I couldn’t (tụi khụng thể)

Đặc điểm của hành động ở lời là cú ý định (đớch ở lời), cú tớnh quy ước và

cú tớnh thể chế mặc dự quy ước và thể chế đú khụng hiển ngụn nhưng mọi người trong cộng đồng ngụn ngữ đú vẫn tuõn thủ một cỏch tự giỏc Chẳng hạn, người Việt chỳng ta hỏi thường bộc lộ sự quan tõm,mời mọc, hỏi cú khi khụng dựng để hỏi mà để mời chào

Vớ dụ:

(7) Bỏc đi đõu đấy ạ?

Nắm được ngụn ngữ khụng cú nghĩa là chỉ nắm được ngữ nghĩa, õm, từ , cõu của ngụn ngữ đú mà cũn phải nắm được quy tắc điều khiển cỏc hành động ở lời của ngụn ngữ đú sao cho đỳng lỳc, đỳng chỗ thớch hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi Chẳng hạn trong trường hợp hai người ngồi cựng chuyến xe ụ

tụ hỏi nhau về tờn, tuổi, quờ quỏn, cụng việc… với người Việt thỡ đú là sự quan tõm cũn đối với người phương Tõy thỡ đú là hành động khiếm nhó

Hành động ở lời khỏc với hành động mượn lời và tạo lời là nú làm thay đổi

tư cỏch phỏp nhõn của người đối thoại Chỳng đặt người núi và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tỡnh trạng của họ trước khi thực hiện hành động đú Khi ta hứa với ai một điều gỡ đú thỡ ta phải cú trỏch nhiệm thực hiện lời hứa cũn người nghe cú quyền chờ đợi kết quả của lời hứa đú

Lí thuyết về hành động ngôn ngữ liên quan chủ yếu tới các hành động ở lời Ng-ời ta cố gắng làm sao để truyền đạt được nhiều hơn cái ng-ời ta nói Vì thế trong ba loại hành động ngôn ngữ ở trên thì hành động ở lời đ-ợc thảo luận nhiều nhất Cỏc phỏt ngụn ngữ vi là sản phẩm, cũng là phương tiện của hành

Trang 17

động ở lời Vỡ vậy hiệu lực mượn lời không phải là đối tượng chính yếu của ngữ dụng học Ngữ dụng học quan tâm nhiều hơn tới hiệu lực ở lời

1.3.1 Động từ trần thuật

Động từ trần thuật (miờu tả) là những động từ chỉ những hành động hay quỏ

trỡnh được thực hiện khụng phải bằng ngụn từ Chẳng hạn: hành động đỏnh được thực hiện bằng tay chứ khụng phải bằng từ đỏnh, từ đỏnh chỉ là đại diện

õm thanh trong ngụn ngữ của hành động đỏnh Trỏi lại, với động từ ngữ vi xin lỗi khi ta núi lời xin lỗi tức là hành động xin lỗi đó được thực hiện Người ta chỉ

cú thể thực hiện hành động xin lỗi bằng việc phỏt õm động từ xin lỗi chứ khụng

thể bằng con đường nào khỏc

1.3.2 Động từ ngữ vi

Động từ ngữ vi là những động từ chỉ những hành động được thực hiện bằng ngụn từ của người núi thực hiện luụn hành động tại lời do chỳng biểu hiện Chẳng hạn:

(8) Tụi xin lỗi

Trong vớ dụ trờn, “xin lỗi” cú thể là động từ trần thuật, cũng cú thể là động từ ngữ vi

Theo Austin, động từ ngữ vi chỉ thực hiện chức năng ngữ vi khi trong phỏt ngụn, nú thực hiện ở ngụi thứ nhất thời hiện tại, tức là hiện tại của phỏt

ngụn thể chủ động và thức thực thi cho nờn giả định Tụi xin lỗi- xin lỗi đúng vai

trũ là động từ trần thuật

1.3.3 Phỏt ngụn ngữ vi

Phỏt ngụn ngữ vi là phỏt ngụn sản phẩm của một hành động ở lời nào đú khi hành động này được thực hiện một cỏch trực tiếp, chõn thực

Tất nhiờn, để cho những hành động này được thực hiện thành cụng cũn phải

cú những điều kiện khỏc nữa mà người ta gọi là những điều kiện thớch dụng tức

là những hoàn cảnh thớch hợp để việc thực hiện một hành động ngụn ngữ được thừa nhận là đỳng với dụng ý

1.4 Điều kiện thực hiện cỏc hành động ở lời

Hành động ngôn ngữ cũng giống nh- các hành động vật lí khác Khi thực hiện hoạt động, ng-ời thực hiện cần phải có một số điều kiện nhất định Chẳng hạn nh- khi ta muốn tiến hành hoạt động “đi” thì phải đảm bảo một số điều

Trang 18

kiện nh-: có sức khỏe bình th-ờng, chân không bị liệt và thật sự có nhu cầu muốn đi… Các hành động ở lời khi đ-ợc hiện thực hóa trong hoạt động giao tiếp thì bị chi phối bởi các quy tắc đã đ-ợc xã hội -ớc chế Bởi vậy nó cần phải

có một số điều kiện sử dụng nhất định

“Điều kiện sử dụng một hành động ở lời là những điều kiện mà một hành động ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó…”

Điều này có nghĩa là để cho các hành động ở lời đ-ợc thực hiện thành công phải nhờ đến các điều kiện thích hợp với chúng mà ng-ời ta gọi là những điều kiện thích dụng, tức là những hoàn cảnh thích hợp để việc thực hiện hành động

ở lời đ-ợc thừa nhận là đúng với dụng ý

Austin xem cỏc điều kiện sử dụng cỏc hành động ở lời là những điều kiện

“may mắn” (Felicity conditions) nếu chỳng được bảo đảm thỡ hành động mới

“thành cụng”, đạt hiệu quả nếu khụng nú sẽ thất bại Với cỏc điều kiện “may mắn” đưa ra, Austin cho rằng: hành động ở lời là cỏi được thực thi một cỏch trực tiếp bởi một hiệu lực cú tớnh quy ước đi liền với một kiểu phỏt ngụn nhất định phự hợp với thủ tục cú tớnh quy ước Chớnh vỡ vậy hành động ở lời cú tớnh xỏc định (xỏc định theo quy ước)

Trờn cơ sở phõn tớch hành động hứa (promise) trong tiếng Anh, Searle đó điều chỉnh và bổ sung điều kiện thực hiện cỏc hành động ở lời của Austin Theo quan điểm của Searle, mỗi hành động ở lời cần phải cú những điều kiện mà cũn gọi là những quy tắc để cho việc thực hiện nú đạt đỳng hiệu quả của nú Searle cho rằng: cú bốn điều kiện, mỗi điều kiện là một điều kiện cần cũn toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ

1.4.1 Điều kiện nội dung mệnh đề

Nội dung mệnh đề thường chỉ ra bản chất nội dung của hành động núi Nội dung mệnh đề cú thể là mệnh đề đơn giản (đối với hành động xỏc tớn, miờu tả khảo nghiệm) hay một hàm mệnh đề (đối với cõu hỏi khộp kớn cú thể trả lời cú hoặc khụng, phải hoặc khụng phải) Gọi là hàm mệnh đề vỡ phỏt ngụn ngữ vi tương ứng với hành động hỏi đưa ra hai khả năng người trả lời chọn lấy một mà trả lời Nội dung của mệnh đề cú thể là hành động của người núi (như hành động hứa hẹn, thề, cam kết) hay hành động của người nghe (như hành động cầu khiến,

ra lệnh, yờu cầu) Mệnh lệnh được coi là cỏi lừi chung của hầu hết cỏc hành động ngụn ngữ

Trang 19

Tất cả cỏc hành động này đều được thực hiện dựa vào cỏi lừi mệnh đề: Hương- đến

1.4.2 Điều kiện chuẩn bị

Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phỏt ngụn về năng lực lợi ớch, ý định của người nghe và về cỏc mối quan hệ của người núi và người nghe (Chẳng hạn trong hành động ra lệnh người núi phải tin rằng người ra lệnh

cú khả năng thực hiện được hành động quy định trong lệnh, trong yờu cầu) Đồng thời vị thế xó hội của người núi và người nghe cũng cú ảnh hưởng đến quỏ trỡnh chuẩn bị phỏt ngụn

Nh- vậy, khi ra lệnh (yêu cầu) ai cái gì ng-ời nói phải tin rằng ng-ời nhận lệnh (nhận yêu cầu) có khả năng thực hiện hành động quy định trong lệnh ( yêu cầu) đó Hay nh- khi hứa hẹn với ai điều gì thì đòi hỏi ng-ời hứa hẹn phải thực

sự muốn thực hiện lời hứa và ng-ời nghe cũng thực sự mong muốn lời hứa đó

đ-ợc thực hiện Chẳng hạn, những điều kiện chuẩn bị của hành vi ra lệnh bao gồm:

- Hành động A đ-ợc thực hiện cho tới khi ra lệnh

- Không chắc A đ-ợc thực hiện nếu ng-ời nói không ra lệnh

- Ng-ời ra lệnh ở vai cao hơn ng-ời ra lệnh

- Ng-ời nhận lệnh có khả năng thực hiện A

Thiếu một trong những điều kiện này thì hành vi ra lệnh không thể diễn ra, không có hiệu lực trong t-ơng tác

Trang 20

Thông thường, người nói thường tính toán cách nói có lợi cho người nói và cũng có thể tính toán đến lợi ích của cả người nghe Ví dụ, hành động hứa đòi hỏi người hứa muốn thực hiện lời hứa và người nghe cũng muốn lời hứa đó được thực hiện Trong trường hợp bắt buộc phải hứa thì nội dung hứa đó không mang lại lợi ích cho người hứa Nhưng tùy thuộc ngữ cảnh, lời hứa có thể đem đến tác hại cho người tiếp nhận lời hứa Trong trường hợp một cô gái không muốn kết hôn với người cô ta không thích mà nhận được một lời hứa: “Anh hứa

sẽ lấy em” thì điều đó không hề mang lại lợi ích cho người tiếp nhận lời hứa

1.4.3 Điều kiện chân thành

Điều kiện chân thành quy định người nói phải chân thành trong phát ngôn hay là điều kiện có liên quan tới trạng thái tâm lý tương ứng của người phát ngôn Các hành động trình bày khảo nghiệm đòi hỏi người nói tin vào điều mình trình bày như khi ra lệnh thì người nói thực sự tin rằng mình có quyền ra lệnh và người nghe sẽ chấp hành mệnh lệnh, khi thực hiện hành động hỏi, người nói thực lòng muốn được giải đáp điều mình hỏi, khi cầu khiến đòi hỏi lòng mong muốn điều đó được thực hiện và lời hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói muốn thực hiện lời hứa ấy

Ví dụ:

(10) a Lan là người rất quan tâm đến bạn bè

b Bạn hãy chăm học hơn!

c.Anh có thấy quyển truyện của em đâu không?

d.Mẹ hứa cuối tuần này sẽ cho con đi chơi công viên

Trong ví dụ trên, thì ví dụ 10a là hành động khảo nghiệm xác tín, đòi hỏi người nói phải tin điều khẳng định là đúng, 10b là hành động cầu khiến: mong muốn anh chăm học hơn, 10c là hành động hỏi: tôi mong muốn được trả lời, 10d là hành động hứa: đòi hỏi mẹ phải thực hiện việc cho con đi chơi vào cuối tuần này

1.4.4 Điều kiện căn bản

Đây là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói và người nghe bị ràng buộc khi hành động lời nói đó được phát ra Trách nhiệm đó có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (hành động hứa, thỉnh cầu, yêu cầu, ra lệnh) hoặc với tính chân thực của nội dung đã được trình bày, chẳng hạn một lời xác tín (trình bày, kể, miêu tả) buộc người nói phải chịu trách nhiêm về những nội dung đó

Trang 21

2 LÝ THUYẾT HỘI THOẠI

Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ Trong giao tiếp, hội thoại luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói

và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau Mỗi cuộc thoại đều được diễn ra vào lúc nào đó, ở đâu đó, trong hoàn cảnh nào đó.Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại Tất cả các diễn ngôn như một bài văn nghị luận, một bài văn miêu tả, một giấy đề nghị tuy không có sự hiện diện đối mặt của người nói và người nghe, tuy không gắn chặt với tình huống cụ thể nào nhưng vẫn hàm

ẩn một cuộc trao đổi

Hội thoại (conversation) là hành động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời Trong hội thoại có thể chỉ có hai bên tham gia (a nói, b nghe và ngược lại) gọi là song thoại hoặc cũng có thể có ba hay nhiều bên tham gia gọi

là đa thoại Tuy nhiên hội thoại quan trọng nhất là song thoại.Có nhiều kiểu hội thoại khác nhau: hội thoại giữa thầy giáo và sinh viên ở trên lớp, giữa bác sĩ với bệnh nhân ở bệnh viện, giữa cá nhân tham gia kiện tụng ở tòa án, giữa người mua và người bán ở chợ

Trong phân tích hội thoại, trước hết phải kể đến khái niệm cuộc thoại (talk)

Đó là một lần trao đổi, nói chuyện giữa cá nhân trong hoàn cảnh xã hội nào đó Theo C.K.Orcchioni, “ để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là

có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, trong một khung thời gian- không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, nói về một vấn đề

có thể thay đổi nhưng không đứt quãng” (16- [Tr298])

Mỗi cuộc thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc, chúng làm nên ranh giới của một cuộc thoại Mỗi cuộc thoại có thể chứa đựng nhiều chủ đề, mỗi chủ đềlại có nhiều vấn đề Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm

thành một đoạn thoại (sequence)

Người ta thường ví cấu trúc của một cuộc thoại như một cuộc nhảy múa, ở

đó người tham gia hội thoại phải phối hợp động tác của họ một cách nhịp nhàng Lại có người ví cấu trúc hội thoại như sự đi lại giữa ngã tư đường, phải làm sao để vô số các vận động đan xen mà không xảy ra va chạm Nhưng khác với nhảy múa, trong hội thoại không có âm nhạc, khác với sự đi lại, hội thoại

Trang 22

khụng cú đốn giao thụng Vỡ thế nhiều người vớ hội thoại với những cụng việc

trong kinh tế thị trường Trong thị trường này cú một mặt hàng quý là quyền núi Khi kiểm định được quyền núi sẽ cú một lượt lời (turn) Đú là một lần

núi xong của một người trong khi người khỏc khụng núi Lượt lời là một hỡnh thức hoạt động xó hội, cú bị chi phối bởi một hệ thống những quy ước đối với việc giành lời, giữ lời và nhường lời mà mọi thành độngờn xó hội đều biết Ở những cuộc thoại mà người núi cú tinh thần hợp tỏc thỡ họ cựng chia sẻ quyền núi Sự chuyển lời nhịp nhàng từ người này sang người khỏc dường như được tụn trọng Nhưng cũng cú những cuộc thoại người ta tranh nhau núi, ngăn trở quyền núi của người khỏc

Nhỡn chung, hội thoại đã đ-ợc tìm hiểu từ những năm 1970 trong phân ngành ngôn ngữ học Mĩ, sau đó đ-ợc tiếp tục nghiên cứu ở Pháp và các n-ớc thuộc cựu lục địa, ngày nay hội thoại đã đ-ợc bàn đến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới

Các cuộc hội thoại có nhiều kiểu loại khác nhau nh-ng nhìn chung chúng

đều có những điểm chung nhất định về mặt cấu trúc Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc hội thoại, theo tr-ờng phái phân tích hội thoại ở Mĩ thì đơn vị cơ sở của hội thoại là l-ợt lời và cấu trúc của hội thoại đ-ợc làm thành từ những cặp kế cận

2.1 Khỏi niệm cặp kế cận

Trong hội thoại cú sự tương tỏc giữa những người tham gia hội thoại Tương tỏc là tỏc động qua lại đối với hành động của nhau giữa những người tham gia hội thoại Cú tương tỏc bằng lời và cũng cú tương tỏc khụng bằng lời Trong tương tỏc bằng lời, phỏt ngụn đều cú quan hệ trực tiếp với những phỏt ngụn đi trước nú và định hướng cho những phỏt ngụn đi sau nú hay núi cỏch khỏc trong hội thoại, mỗi phỏt ngụn đều cú mối quan hệ với những phỏt ngụn đi trước hoặc sau nú, mỗi hành động ngụn ngữ đều ảnh hưởng tới những hành động khỏc xung quanh, nú cú thể là hệ quả của hành động ngụn ngữ đứng trước

và là tiền đề cho hành động ngụn ngữ phớa sau Tất cả hỡnh thành nờn cỏc cặp kế cận hay cặp thoại

Cú thể hiểu cặp kế cận là cỏc lượt lời thường đi liền với nhau

Vớ dụ:

(11) Sp 1 : Chị đưa em đi chơi đi!

Trang 23

Các cặp kế cận thông thường hay gặp là những cặp hành động ngôn ngữ

như: hỏi – trả lời; chào – chào; trao- nhận; cầu khiến – chấp nhận/từ chối cầu khiến; cám ơn – đáp lời cám ơn; xin lỗi – đáp lời xin lỗi; mời- đáp lời mời, đề nghị- đáp ứng,

Ví dụ:

(12) Hỏi- trả lời

Chào - chào

Sp 1: Em chào thầy ạ!

Sp 2 : Ừ, chào em

Cầu khiến- chấp nhận/ từ chối

Sp 2 : Vâng

Mời- đáp lời mời:

Sp 1: Tối nay mời em lại chơi

Sp 2 : Vâng ạ !

Nhận định- tán thành:

Sp 1: Cái xe này bán rẻ quá!

Sp 2 : Ừ, rẻ thật đấy !

Trang 24

Cảm ơn- đáp lời cảm ơn:

Sp 2 : Không có gì đâu, chúng ta là bạn bè mà

Xin lỗi- đáp lời xin lỗi:

Sp 1 : Xin lỗi vì tớ đã làm mất quyển sách của bạn!

Sp 2 : Ừ, không sao đâu

2.2 Cấu trúc được ưa chuộng

Thông thường một cặp kế cận được tạo thành từ hai bộ phận, bộ phận thứ nhất (lượt lời thứ nhất) và bộ phận thứ hai (lượt lời thứ hai) Với cùng một lượt lời thứ nhất thì ở lượt thứ hai sẽ có nhiều khả năng xảy ra

Ví dụ:

(13) Sp 1 : Tối nay, em đi dạo với anh nhé!

Sp 2 :

a Vâng!

b Em không thích đi đâu

c Tối nay em nhiều bài tập lắm!

d Em hơi mệt, với lại còn nhiều việc phải làm lắm

e Sao em phải đi với anh nhỉ?

Như vậy, cùng một lượt lời thứ nhất có thể gây ra nhiều lượt lời thứ hai khác nhau, trong đó những lượt lời ưa dùng hơn và những lượt lời ít dùng hơn

Ở ví dụ trên thì lượt lời ở a thường ưa dùng hơn lượt lời ở b, c, d và e A là một sự tiếp nhận tích cực của Sp1 trước một yêu cầu của Sp2, a đáp ứng đúng mục đích mà

Sp2 đang hướng tới, về mặt hình thức a thường có cấu trúc ngắn gọn, đơn giản Ngược lại, lượt lời ở b, c, d và e thường ít dùng, nó là một sự tiếp nhận tiêu cực trước yêu cầu của Sp2, nó không đáp ứng được nhu cầu của Sp2, về mặt hình thức

thì lượt lời tiếp nhận tiêu cực thường có cấu trúc phức tạp, đa dạng

Ví dụ trên cho thấy trong những bộ phận thứ hai của một cặp kế cận có thể có những bộ phận đáp ứng đích của người nói đặt ra ở bộ phận thứ nhất cũng như thỏa mãn hành động tạo ra ở bộ phận thứ nhất Các cấu trúc gồm bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai thỏa mãn hai tiêu chí nói trên lập thành cấu trúc được ưa chuộng Cấu trúc được ưa chuộng gồm hai loại: Những hành

Trang 25

ưa chuộng là hành động tiếp theo được mong đợi, phần khụng được chuộng là hành động tiếp theo khụng được mong đợi Một số khuụn hỡnh chung của cấu trỳc được chuộng:

Trả lời theo sự chờ đợi

Tuõn lệnh Chấp nhận Chấp nhận Phủ định

Từ chối Khước từ

Từ chối Khụng tỏn thành Thừa nhận Trả lời khụng thuận theo

sự chờ đợi Khụng tuõn lệnh

Từ chối

Từ chối Tiếp thu

Như vậy trong cấu trỳc được ưa chuộng khụng phải chỉ cú phần được ưa chuộng mà cũn bao gồm cả phần khụng được ưa chuộng

Cấu trỳc được ưa chuộng hay khụng được ưa chuộng khụng phải do ý thớch hay cảm xỳc của cỏ nhõn chi phối mà nú được xó hội quy định.Không thể khẳng định cấu trúc có bộ phận thứ hai không đ-ợc -a chuộng là ít gặp hơn so với cấu trúc có bộ phận thứ hai đ-ợc -a chuộng, chỉ có điều ta luôn nhận thấy là trong giao tiếp ng-ời ta th-ờng cố gắng làm sao để ngăn chặn cấu trúc có phận thứ hai không đ-ợc -a chuộng xuất hiện nhiều mà thôi

2.3 Hành động ướm lời

Mở đầu cuộc thoại thường là những cõu cú chức năng gõy chỳ ý để đối phương cảm thấy sẽ cú một hoặc một chuỗi lời tiếp theo, những cõu cú tớnh chất thăm dũ đối phương về chủ đề, về quan hệ, về cỏch thức giao tiếp Như vậy,

Trang 26

những lời chào, những lời hô gọi, những lời thưa gửi, làm quen là những lời

mở đầu

Nói chung, những lời mở thoại chưa đi vào nội dung chính của cuộc thoại, chưa phản ánh mục đích của cuộc thoại Trong số những cách mở thoại, có hiện thường gọi là lời ướm trước “Lời ướm trước là những lời được dùng để hình dung khả năng của hành động nào đó” (9- [Tr88])

Ví dụ:

(14) Với lời ướm mời:

Sp 1 : Đi dạo với tớ nhé!

Ở đây, lời ướm mời đã được Sp2 luận giải rõ ràng Bằng cách hỏi lại “Sao vậy?”, Sp2 đã tỏ ý nghi ngờ có điều gì sẽ xảy ra sau đó

Với trường hợp ướm lời trước để yêu cầu:

Khi muốn nhờ ai đó giúp ta một việc mà không chắc chắn rằng họ có giúp mình hay không, dùng những lời ướm trước sẽ giữ được thể diện của người nói trong trường hợp người nghe không chấp nhận yêu cầu của mình Như vậy, có thể nói hành động ướm lời cũng là một trong những hành động nhằm hướng tới thể diện của người tham gia giao tiếp

3 NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT

Trong thế giới chúng ta đang sống có hai loại hiện tượng: hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên Hiện tượng tự nhiên là những hiện tượng phát sinh, phát triển, mất đi một cách tự nhiên không phụ thuộc vào con người và xã hội loài người Ví dụ như các hiện tượng: mưa, nắng, sấm, chớp, bão…Hiện tượng

xã hội là những hiện tượng phát sinh, phát triển, mất đi phụ thuộc vào ý muốn của con người và xã hội loài người Ví dụ như chính trị, pháp quyền, tôn giáo, ngệ thuật, giáo dục…

Ngôn ngữ được xem là một hiện tượng xã hội vì: Ngôn ngữ sinh ra do nhu cầu giao tiếp của con người Ngôn ngữ phát triển cùng với sự phát triển của

Trang 27

Ngôn ngữ sẽ mất đi khi không còn xã hội loài người và ngôn ngữ chỉ có trong xã hội loài người

Không chỉ là một hiện tượng xã hội, ngôn ngữ còn được xem là một hiện tượng xã hội đặc biệt Trước hết bởi ngôn ngữ có chức năng, có quy luật phát triển riêng ( chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, đồng thời ngôn ngữ còn là công cụ của tư duy); ngôn ngữ phát triển từ từ liên tục, tích góp, không đột biến, không nhảy vọt Mặt khác ngôn ngữ không do hạ tầng cơ sở đẻ ra, cũng không thuộc thượng tầng kiến trúc

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội ở một giai đoạn phát triển nào đó; kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, tôn giáo, nghệ thuật,…của xã hội và các cơ quan tương ứng chúng Không ai đồng nhất ngôn ngữ với cơ sở hạ tầng, nhưng ý kiến coi ngôn ngữ thuộc kiến trúc thượng tầng lại khá phổ biến Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng bởi vì:

Mỗi kiến trúc thượng tầng đều là sản phẩm của một cơ sở hạ tầng, trong khi đó ngôn ngữ không phải do cơ sở hạ tầng nào đẻ ra mà là phương tiện giao tiếp của toàn thể xã hội, được hình thành và bảo vệ qua các thời đại Khi cơ

sở hạ tầng cũ bị thủ tiêu thì kiến trúc thượng tầng của nó cũng sụp đổ theo và thay thế vào đó một kiến trúc thượng tầng mới tương ứng với một kiến trúc

hạ tầng mới Ngôn ngữ biến đổi liên tục, không đếm xỉa đến tình trạng của cơ

sở hạ tầng, nhưng nó không tạo ra một ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã

có mà thôi

Kiến trúc thượng tầng luôn luôn phục vụ cho giai cấp nào đó, còn ngôn

ngữ không có tính giai cấp Luận điểm chính của cái gọi là “ học thuyết mới về

ngôn ngữ” của Mac là tính giai cấp của ngôn ngữ Ông cho rằng, không có ngôn

ngữ nào không có tính giai cấp Sự thực không phải như vậy Ngôn ngữ ra đời cùng với xã hội loài người, nhưng xã hội loài người không phải ngay từ đầu đã phân chia thành các giai cấp Cho nên không thể nói tới ngôn ngữ giai cấp trong thời kì đó Chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận thời kì cộng sản nguyên thủy là ngôn ngữ chung thống nhất cho toàn xã hội Nhưng khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp thì ngôn ngữ có biến thành ngôn ngữ giai cấp hay không?

Những người ủng hộ tính giai cấp của ngôn ngữ cho rằng nếu không có xã hội thống nhất mà chỉ còn các giai cấp thì cũng không có ngôn ngữ thống nhất nữa Sự thực ngược lại Các giai cấp đối địch vẫn phải liên hệ về kinh tế với nhau, giai cấp tư sản vẫn phải dựa vào giai cấp vô sản để mà sống, giai cấp vô sản cũng phải bán mình cho giai cấp tư sản để kiếm miếng ăn Như vậy nếu

Trang 28

không có ngôn ngữ chung cho các giai cấp thì xã hội sẽ ngừng sản xuất, sẽ tan rã

và không tồn tại với tư cách là một xã hội nữa

Có lẽ học thuyết về tính giai cấp của ngôn ngữ chỉ có cơ sở ít nhiều ở sự tồn tại của các tiếng lóng, biệt ngữ giai cấp Trong khi vận dụng ngôn ngữ chung, các giai cấp đều lợi dụng nó để phục vụ cho nhu cầu của riêng mình, vì vậy đã đưa vào ngôn ngữ chung những từ ngữ riêng của họ.Nhưng những biệt ngữ ấy chưa phải là ngôn ngữ bởi vì chúng không có hệ thống ngữ pháp và từ vựng riêng biệt; chúng chỉ lưu hành tronh những phạm vi hẹp chứ không thể dùng làm phương tiện chung của xã hội Vì thế tiếng lóng và biệt ngữ là những nhánh phụ của ngôn ngữ dân tộc, thiếu hẳn tính độc lập của một ngôn ngữ và chỉ sống một cách vất vưởng

Kiến trúc thượng tầng không trực tiếp liên hệ với sản xuất, nó chỉ liên hệ với sản xuất một cách gián tiếp qua cơ sở hạ tầng Điều đó chứng tỏ phạm vi tác động của kiến trúc thượng tầng là nhỏ hẹp và có hạn Trong khi đó ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất của con người, và không những với hoạt động sản xuất mà còn cả với mọi hoạt động khác của con người, trên tất cả mọi lĩnh vực công tác, từ sản xuất đến hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng tầng Phạm vi tác động của ngôn ngữ rộng hơn thượng tầng rất nhiều và hầu như không có giới hạn nào cả

Như vậy ngôn ngữ không thuộc hạ tầng, cũng không thuộc thương tầng kiến trúc Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt Đặc thù riêng của hạ tầng

là nó phục vụ xã hội về mặt kinh tế Đặc thù riêng biệt của thượng tầng là nó phục vụ xã hội bằng những ý niệm về chính trị, pháp lí và các mặt khác nữa Vậy đặc thù riêng biệt của ngôn ngữ, đặc thù giúp ta phân biệt ngôn ngữ với các hiện tượng xã hội khác là gì? Là ngôn ngữ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau… Những đặc thù ấy chỉ riêng ngôn ngữ mới có, và chính vì chỉ ngôn ngữ mới có nên ngôn ngữ mới thành đối tượng nghiên cứu của một khoa học riêng biệt là: ngôn ngữ học

Trang 29

rằng một hành động ở lời phải có bốn điều kiện Đó là điều kiện nội dung mệnh

đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành và điều kiện căn bản

Trong hội thoại, các hành động ngôn ngữ không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ mà luôn có mối quan hệ khăng khít với các hành động ngôn ngữ khác đứng trước và sau nó, mỗi hành động ngôn ngữ đều ảnh hưởng tới những hành động khác xung quanh nó, nó có thể là hệ quả của hành động ngôn ngữ đứng trước và là tiền đề cho hành động ngôn ngữ phía sau, lượt lời trước kéo theo lượt lời sau nó Tất cả hình thành nên cặp kế cận Một cặp kế cận luôn gồm có hai

bộ phận, bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai Trong đó bộ phận riêng thứ nhất phải đòi hỏi có bộ phận riêng thứ hai Bộ phận thứ hai của một cặp kế cận có thể

có hai cấu trúc, cấu trúc được ưa chuộng và cấu trúc không được ưa chuộng Ngôn ngữ được xem là một hiện tượng xã hội Và khi đề cập tới một hiện tượng xã hội, người ta thường xem xét chúng trên cơ sở của hai phạm trù của một cơ cấu xã hội: cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Dĩ nhiên, không thể xếp ngôn ngữ vào cơ sở hạ tầng, bởi nó chỉ là phương tiện mà con người dùng

để giao tiếp với nhau Cũng không thể xếp ngôn ngữ vào thiết chế thuộc thượng tầng kiến trúc vì mọi thiết chế của thượng tầng kiến trúc như nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị, tôn giáo đều dựa trên cơ sở của hạ tầng Cơ sở hạ tầng còn thì kiến trúc thượng tầng còn, cơ sở hạng tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo Trong khi, với tư cách là công cụ giao tiếp và tư duy, ngôn ngữ không bị biến đổi khi cơ sở hạ tầng thay đổi Mặt khác, ngôn ngữ không phải là tài sản riêng của một giai cấp nào, nó là tài sản của toàn xã hội Vì

lẽ đó, các nhà ngôn ngữ đều nhìn nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nhưng

là một hiện tượng xã hội đặc biệt

Khóa luận sẽ tiếp nhận các quan điểm trên làm cơ sở cho sự phân tích, đánh giá sự biến đổi của lời xin lỗi và cảm ơn trong hoạt động giao tiếp của người

Việt từ năm 1930 đến nay

Trang 30

CHƯƠNG 2

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI XIN LỖI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

TỪ NĂM 1930 ĐẾN NAY

2.1 LÍ THUYẾT VỀ LỜI XIN LỖI

Trong cuộc sống hàng ngày, khi làm điều gì có lỗi, chúng ta thường nói

“xin lỗi” hoặc dùng những cử chỉ, hành động khác để bày tỏ sự biết lỗi của mình,chính điều đó tạo ra xu hướng tích cực trong các mối quan hệ xã hội và góp phần làm nên nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Lời xin lỗi trong giao tiếp của người Việt tồn tại ở nhiều hình thức biểu hiện và tùy thuộc vào nhiều hoàn cảnh khác nhau, chính vì vậy, việc định nghĩa cũng như nhận diện hành động xin lỗi không phải là điều dễ dàng

2.1.1 Khái niệm lời xin lỗi

Theo Từ điển tiếng Việt, “Xin lỗi là việc xin được tha thứ vì đã biết lỗi hoặc dùng để mở đầu lời nói một cách lịch sự khi có việc phải làm phiền tới người khác”

[15- Tr 1419]

Theo ý kiến tác giả khóa luận, “xin lỗi” là một hành động ngôn ngữ mà tùy thuộc hoàn cảnh và mục đích giao tiếp mà nó mang ý nghĩa khác nhau Khi biết mình mắc lỗi và nói “xin lỗi” thì “xin lỗi” ở đây nghĩa là sự thừa nhận những lỗi lầm của mình và mong muốn được tha thứ, “xin lỗi” cũng có thể là lời rào đón trước khi nhờ vả hoặc làm phiền một ai đó, cũng có khi người ta từ chối một việc nào đó người ta cũng nói “xin lỗi”

Ví dụ:

(15) Xin lỗi vì em đã làm mất quyển sách của chị !

Xin lỗi, anh cho em hỏi đường từ đây đến bưu điện có xa không?

Trong cuộc thoại giữa A và B:

A: Cậu có thể giúp tớ chở ít sách này đến thư viện được không?

B: Xin lỗi, tớ đang rất bận

Trong dụng học, xin lỗi là một hành động ngôn ngữ hướng tới nhu cầu thể

Trang 31

người xin lỗi biểu lộ trách nhiệm, và như vậy sẽ tái thiết sự cân bằng giữa người xin lỗi và người tiếp nhận Nói cách khác, xin lỗi là hành động xin được lượng thứ vì đã biết lỗi Ví dụ:

(16) Con xin lỗi vì đã không nghe lời bố mẹ

Em xin lỗi thầy vì em đi học muộn

(17) Khi A rủ B đi chơi, B nhận lời nhưng vì một lí do nào đó không thể đến được:

- Xin lỗi cậu vì tớ đã nhận lời mà không đến được

Hành động xin lỗi được diễn đạt bằng những từ ngữ cụ thể nhất định trong phát ngôn mà chúng tôi sẽ gọi đó là lời xin lỗi

Trong cuộc sống của mỗi người, không ai là chưa từng phạm lỗi và có ý định muốn sửa lỗi lầm đó, vì vậy người ta mới nói lời xin lỗi Lời xin lỗi trong giao tiếp thường thể hiện phép lịch sự cá nhân của mỗi con người, vì thế lời xin lỗi là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội Nó không chỉ chi phối quá trình giao tiếp mà còn tác động đến hiệu quả của cuộc giao tiếp Chẳng hạn:

(18) Trong lúc tức giận, A đã nói những lời lẽ xúc phạm B Khi trở

về trạng thái bình thường, A cảm thấy áy náy vì việc đó nên xin lỗi B:

A: Cho mình xin lỗi vì thái độ không hay đó của mình

B: Thôi, không sao đâu, mình hiểu mà

Trong trường hợp này, lời xin lỗi của A sẽ làm B cảm thấy ít bị tổn thương hơn vì những lời lẽ xúc phạm của A Cũng từ đó, dần thiết lập lại mối quan hệ tốt hơn giữa A và B

Lời xin lỗi trong tiếng Việt là một vấn đề thuộc về nhận thức xã hội trong hoạt động giao tiếp để đánh giá là lịch sự hay bất lịch sự của mỗi cá nhân trong cuộc tương tác Nếu ta làm việc gì đó sai trái với một ai đó mà không nói lời xin lỗi thì sẽ bị đánh giá là bất lịch sự, từ đó tạo nên khoảng cách giữa các mối quan

hệ trong xã hội Chính vì vậy, lời xin lỗi gắn với chuẩn mực xã hội và trong lời xin lỗi thường nghiêng về lịch sự chuẩn mực hơn là lịch sự chiến lược

2.1.2 Tác dụng của lời xin lỗi

Với người Việt Nam, khi nói lời xin lỗi là việc thể hiện nhân cách giữa tôi

và anh, nó cho biết anh dựa trên văn hóa nào để ứng xử Không những vậy, nó còn góp phần quan trọng tạo nên tiếng nói về vị thế của mỗi người trong xã hội Tuổi càng cao, chức vị càng lớn thì nhân cách phải càng được chú trọng, thái độ

Trang 32

ứng xử nói năng càng phải để mọi người tôn trọng Điều này luôn được các thế

hệ tiếp theo học hỏi, phát triển tốt hơn, nói lời xin lỗi không chỉ thể hiện sự biết lỗi của người nói mà trong nhiều trường hợp, nó còn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng đối phương trong giao tiếp

Chính vì vậy, có thể nói lời xin lỗi không chỉ là một nghi thức giao tiếp mà rộng hơn nữa, nó còn trở thành nét văn hóa ứng xử của con người Việt Nam

2.1.3 Vấn đề nhận diện lời xin lỗi

Trong ngữ pháp truyền thống khi muốn nhận diện một hành động nói nào

đó ta dựa vào phương diện hình thức Việc nhận diện hành động xin lỗi cũng dựa trên cơ sở này, tức là những hành động có chứa động từ ngữ vi “xin lỗi” trong phát ngôn thì được coi là hành động xin lỗi

Ví dụ:

(19) - Mình xin lỗi bạn

- Con sai rồi, con xin lỗi mẹ

-Tại anh không tốt, anh xin lỗi

Tuy nhiên hành động xin lỗi không phải lúc nào cũng được thể hiện qua động từ ngữ vi “xin lỗi” bởi có những hành động xin lỗi còn được biểu hiện bằng những dạng ngữ pháp khác nữa, chẳng hạn:

Ví dụ:

(20) - Cháu rất buồn vì không giúp gì được cho bác

- Mình rất tiếc vì hôm nay em có việc đột xuất nên không đi chơi với bạn được

- Con rất ân hận vì đã không nghe lời của bố mẹ

Như vậy, ta thấy lời xin lỗi tồn tại ở rất nhiều dạng thức mà nếu chỉ dựa vào tiêu chí sử dụng động từ ngữ vi “xin lỗi” hay không sử dụng động từ ngữ vi “xin lỗi” thì ta không thể nhận diện đầy đủ được hành động xin lỗi.Vì vậy, muốn nhận diện lời xin lỗi, chúng ta không nên chỉ dựa vào phương diện hình thức ngữ pháp đơn thuần, cần phải có cái nhìn cụ thể hơn Chẳng hạn với các nhà nghiên cứu về hành động ngôn ngữ thì lại chủ trương dựa vào các điều kiện thực

hiện của lời xin lỗi để phân loại chúng

2.1.4 Nghi thức xin lỗi thường gặp trong giao tiếp tiếng Việt

2.1.4.1 Lời xin lỗi diễn tả tường minh hành động xin lỗi

Lời xin lỗi diễn tả tường minh hành động xin lỗi là một hành động ứng

Trang 33

người trong cuộc thoại Người xin lỗi sử dụng các cách thức xin lỗi khác nhau làm phương tiện giao tiếp để sửa lại cho đúng một sự vi phạm và tái thiết lại sự cân bằng giữa mình và người bị phạm lỗi Lời xin lỗi ở đây sử dụng nhằm mục đích xin lỗi, không thông qua lời xin lỗi để đạt tới đích ở lời khác

Ví dụ:

(21) Một người con khi biết mình có lỗi với mẹ đã nói:

- Con xin lỗi mẹ

Khi A thất hứa với B:

- Mình xin lỗi vì đã thất hứa với bạn

Xét về hình thức, lời xin lỗi có một số hình thức diễn đạt tiêu biểu:

Câu tối giản với động từ ngữ vi “xin lỗi”

Cháu xin lỗi

Con xin lỗi

Câu đầy đủ (CN+ Xin lỗi+ Bổ ngữ):

Ví dụ:

(25) Em xin lỗi anh

Cháu xin lỗi chú

Con xin lỗi bố mẹ

Câu xin lỗi+ câu có đích thỉnh cầu tha thứ hoặc giải thích sự phạm lỗi

Ví dụ:

(26) Em chưa chuẩn bị bài Em xin lỗi thầy!

Con xin lỗi mẹ Mẹ tha thứ cho con nhé!

Mình vô tình làm mất bút của bạn Mình xin lỗi bạn nhé!

Trong lời xin lỗi có thể sử dụng tình thái từ: ạ, nhé để thể hiện lịch sự trong giao tiếp:

Trang 34

Ví dụ:

(27) Cháu xin lỗi cô ạ !

Em xin lỗi anh nhé !

(28) Ông ấy cười:

- Xin lỗi nhé, tôi tưởng em là bò lạc

[22-Tr 259]

Đặc điểm nổi bật của lời xin lỗi tường minh là phải sử dụng động từ ngữ

vi xin lỗi Người xin lỗi sử dụng câu đầy đủ (CN+ Xin lỗi+ BN) với những từ ngữ xưng hô thích hợp, phù hợp với từng hoàn cảnh và việc sử dụng tình thái từ mang sắc thái kính trọng sẽ làm cho người nói được đánh giá là lịch sự, đồng thời sẽ làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của người được xin lỗi

2.1.4.2 Lời xin lỗi diễn tả sự ân hận về hành động phạm lỗi

Không phải lúc nào hành động xin lỗi cũng sử dụng động từ ngữ vi “xin lỗi” mà trong một số trường hợp hành động xin lỗi được diễn đạt bằng các từ: hối hận, ân hận, tiếc và một số kết hợp: rất hối hận, thật sự hối hận, rất tiếc là diễn tả sự ân hận về hành động phạm lỗi trong nội dung thông báo của phát ngôn Chủ thể phát ngôn thường đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu chính là nội dung phạm lỗi

Ví dụ:

(29) Trong trường hợp người con ham chơi lười học, không nghe lời

bố mẹ khuyên nhủ, đã thi trượt đại học, người con đã xin lỗi như sau:

- Con thật sự hối hận vì con đã không nghe lời bố mẹ

Trong trường hợp người anh nhờ em giúp một việc gì đó, người em muốn giúp nhưng vì một lí do nào đó không làm được :

- Em rất tiếc vì đã không giúp gì được anh

Khi A làm việc gì đó ảnh hưởng không tốt đến B, A nói:

- Mình thật sự ân hận vì những gì không hay mình gây ra cho bạn

Các kết hợp từ: thật sự ân hận, thật sự hối hận, rất tiếc, rất ân hận, rất hối hận đồng nghĩa với từ “xin lỗi” trong bối cảnh vừa nêu và từ “xin lỗi” có thể thay thế các kết hợp từ đó trong phát ngôn trên mà nội dung về cơ bản là không thay đổi Không những thế, nó còn tạo cho người nghe cảm giác mức độ thành thật trong lời xin lỗi của người nói cao hơn

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
2. Đỗ Hữu Châu(1986), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1986
3. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán(1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
4. Đỗ Hữu Châu(2000), “ Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hóa”, Ngôn ngữ, (số 10) tr 1- 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hóa
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
5. Đỗ Hữu Châu(2001), Đại cương ngôn ngữ học- ngữ dụng học, tập hai, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học- ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
6. Nguyễn Đức Dân(1998), Ngữ dụng học, tập một, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
7. Vũ Tiến Dũng (2002), “ Chiến lược lịch sự âm tính với lời xin lỗi trong giao tiếp tiếng Việt”, Tạp chí khoa học, (số 5), trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược lịch sự âm tính với lời xin lỗi trong giao tiếp tiếng Việt”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2002
8. Vũ Tiến Dũng (2003), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính, luận án tiến sĩ Ngữ văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Năm: 2003
9. Nguyễn Thiện Giáp(2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
10. Vũ Thị Thanh Hương (2002), “ Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử lịch sự”, Ngôn ngữ, (số 1), tr 8- 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm thể diện và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu ứng xử lịch sự”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Vũ Thị Thanh Hương
Năm: 2002
11. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
12. Trần Ngọc Thêm (1999), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1999
13. Nguyễn Như Ý(chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Như Ý(chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
14. Yule. G(1997, bản dịch Việt 2003), Dụng học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt (2000) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
16. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.NGUỒN NGỮ LIỆU VĂN HỌC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục. NGUỒN NGỮ LIỆU VĂN HỌC
Năm: 1993
1. Khái Hưng (2001), “Hồn bướm mơ tiên”, Khái Hưng tác phẩm chọn lọc, Nxb Văn hóa- Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồn bướm mơ tiên”, "Khái Hưng tác phẩm chọn lọc
Tác giả: Khái Hưng
Nhà XB: Nxb Văn hóa- Thông tin
Năm: 2001
2. Vũ Trọng Phụng (2008), Số đỏ, Vũ Trọng Phụng, Nxb Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số đỏ
Tác giả: Vũ Trọng Phụng
Nhà XB: Nxb Sài Gòn
Năm: 2008
3. Nguyên Hồng (2003), “Bỉ vỏ”, Nguyên Hồng- những tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bỉ vỏ”, "Nguyên Hồng- những tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám
Tác giả: Nguyên Hồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
4. Nguyên Hồng (2003), “Nhà sư nữ chùa âm hồn”, Nguyên Hồng- những tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà sư nữ chùa âm hồn”, "Nguyên Hồng- những tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám
Tác giả: Nguyên Hồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Một số cách thức xin lỗi từ 1930 đến nay chia theo giai đoạn - Khóa luận tốt nghiệp văn học: Sự biến đổi của lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay
Bảng 2.1. Một số cách thức xin lỗi từ 1930 đến nay chia theo giai đoạn (Trang 40)
Bảng 2.2: Một số cách thức cảm ơn từ 1930 đến nay chia theo giai đoạn - Khóa luận tốt nghiệp văn học: Sự biến đổi của lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay
Bảng 2.2 Một số cách thức cảm ơn từ 1930 đến nay chia theo giai đoạn (Trang 50)
Bảng 2.3. Một số cấu trúc của lời cảm ơn từ 1930 đến nay chia theo giai đoạn - Khóa luận tốt nghiệp văn học: Sự biến đổi của lời xin lỗi và lời cảm ơn trong giao tiếp tiếng Việt từ năm 1930 đến nay
Bảng 2.3. Một số cấu trúc của lời cảm ơn từ 1930 đến nay chia theo giai đoạn (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w