1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp Văn học Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư

86 766 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Có người cũng nhận xét về cuốn tiểuthuyết mới Sông của Nguyễn Ngọc Tư là nó đẹp, nó hư ảo và nó cũng đáo để nữa”.Trên báo “Người lao động” trang Văn hóa giải trí ngày 13/09/2012 trong bà

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận “Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông củaNguyễn Ngọc Tư” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai Những

số liệu, kết quả ghi trong khóa luận là trung thực và chưa công bố ở công trình khác.Nội dung bài khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tảitrên các trang web, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận Nếu sai tôihoàn toàn chịu trách nhiệm

Quảng Bình, tháng 6 năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô giáo Trường Đại học Quảng Bình đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong khoa Khoa học

Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Tha thiết và trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo – Thạc sĩ Trần Thị Mỹ Hồng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về tài liệu, cảm ơn gia đình cũng như bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt khóa học và trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện khóa luận này do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế nên chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và toàn thể các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Kính chúc quý thầy cô giáo và các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

Trân trọng cảm ơn!

Quảng Bình, tháng 6 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Vân

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

4.1 Phương pháp thống kê, phân loại 7

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp 7

4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu 7

5 Đóng góp của khoá luận 8

6 Cấu trúc khóa luận 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 9

1.1 Hành trình sáng tạo 9

1.1.1 Từ truyện ngắn và tản văn… 9

1.1.2 …Đến tiểu thuyết “Sông” – bước đột phá 14

1.2 Quan niệm văn chương 17

1.2.1 “Tôi viết như cảm xúc của mình” 17

1.2.2 Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn 19

1.2.3 “Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…” 19

CHƯƠNG 2 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT “SÔNG” CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 21

2.1 Cảm quan về cuộc sống 21

2.1.1 Cuộc sống phi lý 21

2.1.2 Hiện thực gãy vỡ 24

2.2 Cảm quan về con người 27

2.2.1 Con người cô đơn 27

2.2.2 Con người nổi loạn 30

2.2.3 Con người dấn thân 35

Trang 4

CHƯƠNG 3 TỰ SỰ HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT SÔNG CỦA

NGUYỄN NGỌC TƯ – NHÌN TỪ MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 39

3.1 Không gian và thời gian nghệ thuật 39

3.1.1 Không gian nghệ thuật 39

3.1.1.1 Không gian hiện thực 40

3.1.1.2 Không gian tâm lý 45

3.1.1.3 Không gian chuyển dịch 47

3.1.2 Thời gian nghệ thuật 49

3.1.2.1 Thời gian sự kiện 49

3.1.2.2 Thời gian tâm lý 52

3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu 55

3.2.1 Ngôn ngữ 55

3.2.1.1 Sử dụng phương ngữ 55

3.2.1.2 Ngôn ngữ người kể chuyện đan xen ngôn ngữ nhân vật 58

3.2.2 Giọng điệu 60

3.2.2.1 Giọng dân dã, mộc mạc 61

3.2.2.2 Giọng đôn hậu, cảm thương 62

3.2.2.3 Giọng triết lý 64

3.3 Các biểu tượng 65

3.3.1 Địa danh mang tính biểu tượng 65

3.3.2 Hình ảnh mang tính biểu tượng 69

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Là nhà văn trẻ của Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã có những thành công

bước đầu trong sự nghiệp và định hình phong cách cho riêng mình Chị luôn khẳngđịnh vị trí của bản thân trong tiến trình phát triển văn học dân tộc Những năm gần đâychị đã gặt hái được nhiều thành công ở thể loại truyện ngắn, tiêu biểu là Giải I cuộc

vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt (năm

2000) Khẳng định phong cách bằng truyện ngắn, nhưng thời gian gần đây, với sự rađời của tiểu thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã một lần nữa khẳng định tài năng vănchương của mình

Trong tiểu thuyết đầu tay, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa nên những số phậnkhác nhau của mỗi nhân vật gắn với hành trình đi tìm con sông huyền thoại do tác giảdựng nên – sông Di “Sông có khúc, người có lúc”, ở mỗi “khúc” sông tác giả lại đểnhân vật bộc lộ một “lúc” của mình Và với hơn 200 trang, “Sông” kể về nhân vậtchính cùng hai chàng trai dân “Phượt” trong hành trình khám phá sông Di Mỗi ngườimột hoàn cảnh, một gương mặt, một số phận với những câu chuyện thực ảo pha trộn

đã tạo nên một cuộc hành trình khám phá đầy màu sắc Nhân vật chính trong tiểuthuyết xưng “Cậu” đã bỏ lại sau lưng mối tình đồng tính vừa kết thúc do người yêucưới vợ, bỏ lại công việc ở một Công ty truyền thông, đi tìm quên với lý do viết mộtcuốn sách về sông Di do sếp đặt hàng kèm lời nhắn gửi tìm giúp dấu vết cô người tìnhtên Ánh, một người đã đi sông Di trước đó rồi không trở về Trong câu chuyện lànhững cảm quan về cuộc sống và con người của các nhân vật, đồng thời đó cũng chính

là của Nguyễn Ngọc Tư Ở cuối tác phẩm, khi chuyến hành trình khám phá sông Dichưa đến thượng nguồn, nhân vật “Cậu” đã quyết định kết thúc hành trình nơi rốn Túi,một rốn nước “Mười người ra chín người mất” của sông Di, cùng những người đồnghành Đó cũng là sự trải nghiệm cuối cùng của các nhân vật trong cuộc sống này

Nguyễn Ngọc Tư đã trải nghiệm với thể loại tiểu thuyết mà “Sông” chính là tác phẩm đầu tay của chị Tiểu thuyết “Sông” đã được đăng tải rộng rãi trên các báo, tạo

thành một “hiện tượng văn học” đáng chú ý của năm 2012 Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tứcchiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng một văn phong nhẹ nhàng, một tấm lòngtrong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương Nam

Trang 6

1.2 Thời điểm chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận này,

gia tài tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chỉ có “ Sông” Đây quả là một con số còn rất

khiêm tốn và chỉ mới bắt đầu đối với một nhà văn trẻ Cuộc sống vốn luôn vận độngkhông ngừng và đời sống văn học cũng không nằm ngoài quy luật ấy Bằng chứng làvăn chương nước ta đang từng ngày từng giờ khởi sắc với sự đóng góp đặc biệt mạnh

mẽ của các nhà văn trẻ, trong đó có Nguyễn Ngọc Tư Vì lẽ đó, việc kịp thời tìm hiểuđặc điểm tự sự hậu hiện đại của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một công việc có ý nghĩathực tiễn cao để bổ sung cho công tác phê bình - nghiên cứu văn học hiện nay Hiếm

có nhà văn nào mới sáng tác mà đã sớm khẳng định được vị trí, vùng sáng tác vàphong cách sáng tác chuyên biệt như Nguyễn Ngọc Tư Từ nay, chúng ta có NguyễnNgọc Tư, một nhà văn của nông thôn và nông dân Nam Bộ, một nhà văn sáng tác bằngngôn ngữ Nam Bộ rặt ròng để bản thân tác giả và tác phẩm nghiễm nhiên trở thành

“đặc sản miền Nam” Vì vậy, nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư một cáchkhoa học và có hệ thống không chỉ có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu - phê bìnhvăn học đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn hóa nông thônNam Bộ

Việc nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của một tác giả đã có vị trí ổn định trên vănđàn đã khó khăn, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, đánh giá tài năng và khẳngđịnh những dấu hiệu phong cách của một tác giả mà hành trình sáng tạo còn đang vậnđộng, biến đổi chưa hoàn thiện như Nguyễn Ngọc Tư thì còn khó khăn hơn Chính vìthế, chúng tôi muốn góp phần nhận diện, khẳng định một gương mặt tiểu thuyết đã cónhững tác phẩm nóng hổi mang tính thời sự

Nghiên cứu hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy bút phápcủa chị có sự vận động Có thể coi đây là một hiện tượng văn học có tính điển hình,chứng minh cho quá trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyết Việt Nam Từ đó,chúng ta có cơ sở khoa học và sự đánh giá chính xác hơn thành tựu cũng như các hạnchế mang tính lịch sử của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung và để có cái nhìnthấu đáo và toàn diện hơn về tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư nói riêng

Tiểu thuyết Sông đã được bạn đọc yêu mến, được các nhà nghiên cứu – phê

bình văn học quan tâm và đánh giá cao Mặc dù vậy, vì là một cuốn tiểu thuyết mớixuất bản, của một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư nên việc nghiên cứu, khai thác

còn hạn chế Đặc biệt là một công trình nghiên cứu toàn diện về “Tự sự hậu hiện đại

Trang 7

trong tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư” vẫn còn vắng bóng Chính vì vậy,

chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Là một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài, vìthế những bài viết về tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư thường xuyên được đăng tảitrên các phương tiện truyền thông Các bài viết với những sắc thái tình cảm khác nhau,đặc biệt là với những phong cách và “cấp độ” cũng khác nhau

Xem xét tình hình nghiên cứu tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư trên các

báo, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết có giá trị khoa học ra đời bởi sự tâmhuyết và tài năng của người viết Tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến lời phê bìnhcủa Phạm Xuân Nguyên, ở báo Lao động, chuyên mục “Vấn đề và dư luận” ra ngày

19/04/2012 Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư – người bỏ lại cánh đồng (số 219), ông

cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư có tài viết những chuyện bình thường, giản dị nhưngkhông đơn giản Trong tiểu thuyết Sông vẫn là không gian sông nước quen thuộc trongnhững sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Với việc cho nhân vật ra đi men theo dòng sông

Di, Nguyễn Ngọc Tư vừa phản ánh hiện thực, kể, tả về những vùng đất dọc hành trìnhvừa men theo dòng chảy tâm trạng để nhân vật bộc lộ mình Từng chương, từngchương của “Sông” hiện lên như những truyện ngắn Lối viết nhẩn nha, dẫn dụ tạo nên

sự hấp dẫn từ những mảng miếng tưởng như rời rạc, chắp vá, câu chuyện dần mở ra

theo từng trang sách “Sông” như đời người với những khúc quanh Sông vừa quen

vừa lạ, vừa là Tư của hiện tại vừa là Tư của một chuyển tiếp ” Viết một cách hồnnhiên, chân thành, nghiệp viết như mối duyên tiền định với Nguyễn Ngọc Tư, đến nỗichị bảo mình không làm việc gì tốt hơn nghề viết Và ở Sông, chị đã thực hiện mộtcuộc hành trình đi tìm chính mình, cho dù có vất vả, mệt mỏi nhưng để tìm ra đượcmình, biết mình cần gì, biết mình phải làm gì là điều cần nhất

Nguyễn Thế Thanh nhận xét: “Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đậm tính nhânvăn và tiếp tục là hành trình đổi mới của nhà văn trên mảnh đất ngọn nguồn phù sa

“Tôi nghĩ “Sông” đặc biệt với Tư bởi cô đã bước ra khỏi vùng quen thuộc của mình.Vùng quen thuộc của Tư là truyện ngắn Một vùng quen thuộc khác là tản văn rất hấpdẫn người đọc Bây giờ Ngọc Tư bỏ lại sau mình tất cả những thói quen ấy, sở trường

ấy để bước vào một thử thách mới là tiểu thuyết Bản thân cô không nghĩ rằng sẽ viếtmột tác phẩm hoành tráng, cô chỉ biết là cô sẽ tự đổi mới mình Cách viết cũng lạ lẫm

Trang 8

hơn, cách xây dựng nhân vật cũng lạ lẫm hơn Có người cũng nhận xét về cuốn tiểuthuyết mới Sông của Nguyễn Ngọc Tư là nó đẹp, nó hư ảo và nó cũng đáo để nữa”.

Trên báo “Người lao động” trang Văn hóa giải trí ngày 13/09/2012 trong bài

viết “Đi dọc Sông với Nguyễn Ngọc Tư” có đăng lời nhận xét của nhà văn Nguyễn

Nhật Ánh như sau: “ Văn chương là thứ không thể sốt ruột được Với nhà văn quê ĐấtMũi này cũng vậy Có vẻ như thời gian “náu” mình vào tản văn cũng là lúc chị chọncho mình cách nương náu trong những điều thẳm sâu của cuộc sống, quan sát, thulượm những sự kiện chuẩn bị cho một bước sông dài” Tiểu thuyết Sông được đánh giá

là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ Nguyễn Ngọc Tư nói chị không cóchủ đích “hoạch định chỉ tiêu” hay lập trình tác phẩm cho từng năm, từng chủ đề, chỉviết bằng “sự mơ mộng, tưởng tượng về một thế giới chưa từng tới, về những conngười chưa từng thấy, những con người chưa từng gặp hoàn toàn không vì một trảinghiệm nào”

Cũng như vậy, trong báo Người lao động ra ngày 13/09/2012, ở bài viết “Đi dọc Sông với Nguyễn Ngọc Tư”, Tiểu Quyên đã nhận xét về hành trình đi tìm cuộc đời

của các nhân vật như sau: “Gặp lại cái tên Di ám ảnh từ nhân vật chạy trốn của Khóitrời lộng lẫy nhưng cái tên này trong tiểu thuyết mới được đặt cho một dòng sông –chảy từ miền đồng bằng đến rẻo núi, cũng là trọn cho một cuộc xuôi dòng đi tìm cuộcđời, đi tìm chính mình của nhân vật chính Một dòng sông hư cấu nhưng lại chảy quanhững bãi bồi phù sa, ghềnh thác để chứng kiến bao thân phận con người, những biếnđộng của thời đại nổi nênh trong những giá trị khuất lấp, xói mòn bởi những giả trá,phù phiếm và cả sự chênh vênh, bất cần trên điểm tựa chung nhất là nỗi đau mà mỗi con người đều phải gồng gánh”

Chúng tôi cũng thu thập được bài viết tìm hiểu một số khía cạnh về sự biến mất

trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Đó là bài viết: “ Đọc tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư, khảo sát về sự biến mất” của nhà văn Mai Anh Tuấn được đăng ở Viện

văn học, chuyên mục phê bình văn học, ngày 16/10/2012 Trong bài viết này, nhà vănMai Anh Tuấn đã khẳng định: “ Tiểu thuyết “Sông” là một cuốn tiểu thuyết du khảo, vớicuộc hành trình của nhân vật chính và hai chàng trai đi phượt khi khám phá dòng sông Di.Dòng sông với những sự biến mất kì lạ, như là một thực tế thường ngày Sự biến mất đểtồn tại, để được tìm kiếm, nhớ nhung và nhắc tới, trong chừng mực nào đó là một ý niệmmới mẻ được tiểu thuyết này đề cập”

Trang 9

Mai Anh Tuấn cho rằng Sông là sự hợp thức giữa tiểu thuyết và lối viết dukhảo Cứ mỗi nơi nhân vật đi qua đều để lại tên người, tên đất Con người dấn về phíatrước còn những địa danh lùi lại phía sau Sông Di vì thế có thể coi là một thực thểvùng miền Nhưng mặt khác, sông Di cũng là con sông trong tâm tưởng Nhân vậtxuôi theo dòng sông thực thể nhưng lại đi ngược con sông tâm tưởng Cũng theo MaiAnh Tuấn, tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chứa đựng cảm thức của giới trẻ về sựbiến mất, nhưng biến mất là để trục vớt ký ức của mình Tất cả những dạng thức phượtthị dân hay yếu tố đồng tính xuất hiện trong tác phẩm chỉ là cái vỏ mà qua đó thể hiệnviệc con người đi tìm kiếm khả năng tự nhận thức Theo Mai Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc

Tư cũng đã bớt đi giọng điệu thương cảm trong các tác phẩm trước đó để viết bằnggiọng văn sắc lạnh hơn, đáo để hơn

Hoài Phương với bài viết “ “Sông” và hành trình “bản ngã” của Nguyễn Ngọc Tư” đã nhận xét: “Đọc Sông ta cảm nhận được những “áp lực” đè lên Nguyễn Ngọc

Tư Điều đó dễ hiểu Từ độ Cánh đồng bất tận đến nay đã là một khoảng thời gian đủcho người đọc có quyền mong đợi ở chị một sự bứt phá, hoặc, chí ít, một sự khác đi.Chưa kể Sông còn là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cây bút văn xuôi xuất sắc này Cóphải vì cái áp lực vô hình đó mà ở Sông, ta gặp một giọng văn dường như có chút phânvân, chênh chao, đôi chỗ gồng lên, như thể muốn dứt khỏi cái mình đã là nhưng chưatới được cái mình muốn là Thật thú vị, cái giọng văn đang đi tìm chính mình ấy, vôtình, hay nếu là chủ ý thì trong một xếp đặt khéo léo đến mức không còn dấu vết củatính toán, lại phù hợp kỳ lạ với cái ý tưởng xuyên suốt tiểu thuyết Sông, làm nên cái

“duyên” riêng của nó” Hoài Phương đã nhận xét rất đúng và sát thực về cây bútNguyễn Ngọc Tư cũng như giá trị của tiểu thuyết Sông Sông chính là một sự bứt phácủa tác giả từ thể loại truyện ngắn sang thể loại tiểu thuyết Mặc dù còn có những hạnchế nhất định, chưa thật hoàn chỉnh nhưng tiểu thuyết vẫn thể hiện được cái “duyên”của riêng mình

Trong bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” của Thụy Khuê, tác giả đã nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng về những truyện

ngắn khá hay viết theo lối truyền thống Chị thường kể lại những nổi u hoài trầm lặng, sựnhẫn nại chịu đựng cam phận trong tâm hồn người dân quê miền Nam, mà đời sống gắn

bó với con kinh, con rạch Giọng văn và tinh thần sông nước của chị như một truyềnthống nối dài từ Bình Nguyên Lộc, người đã gắn liền hai yếu tố đất và nước, thành ý

Trang 10

nghĩa thiêng liêng của hai chữ đất nước Tư tưởng này, truyền qua Sơn Nam, đến NguyễnNgọc Tư, là thế hệ thứ ba, tuy đã bớt đậm đặc đi, nhưng vẫn đem lại cho người đọc, nhất

là người đọc khác miền, những cảm xúc mới”

Trên báo Văn nghệ (số 39), ra ngày 24/09/2004, tác giả Hoàng Thiên Nga có

bài: “Đọc Nguyễn Ngọc tư qua Cánh đồng bất tận” Hoàng Thiên Nga đã nêu lên

những ý kiến cảm xúc khá chân thành của mình về truyện ngắn Trong đó tác giả đềcập đến: “Các nhân vật trong truyện đầy tính thiện nhưng cái vòng luẩn quẩn của đóinghèo, dốt nát, lam lũ và điều kiện sống ngột ngạt tù túng xô đẩy người này là nạnnhân của người kia” Cảm quan về cuộc sống trong những tác phẩm của Nguyễn Ngọc

Tư chưa bao giờ thay đổi Từ truyện ngắn, tản văn đến tiểu thuyết, nhà văn vẫn luônthể hiện một cách chân thực và gần gũi cuộc sống cũng như số phận con người, luônđứng lên bênh vực, cảm thương cho những số phận con người nhỏ bé Phải chăng đó

cũng chính là cảm hứng để Nguyễn Ngọc Tư xây dựng nên tiểu thuyết Sông

Điểm qua tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta, chúngtôi thấy còn ít và chưa có hệ thống Các bài viết đều được đăng tải trên các báo, chưa

có một công trình nghiên cứu chính thức được in thành sách Ngoài ra, đa phần các bàiviết đều trên tinh thần giới thiệu tiểu thuyết “Sông” hay phê bình một vấn đề nào đó.Chiếm đa số trong những tài liệu chúng tôi thu thập được là những bài phỏng vấn, phêbình Nguyễn Ngọc Tư, những bài viết kể lại những kỉ niệm hay những lần gặp gỡ chị

ở Cà Mau, hay đa phần là những bài báo với tư cách tranh luận trên diễn đàn nhiềuhơn là công trình nghiên cứu khoa học thật sự Trên tinh thần tiếp nhận những ý kiếnđánh giá đúng đắn và chừng mực của các nhà văn và nhà phê bình, khóa luận nghiêncứu tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư một cách hệ thống và toàn diện hơn

Đề tài của khóa luận này là tìm hiểu vấn đề tự sự hậu hiện đại của một tác giảtrẻ, do đó dĩ nhiên chưa thể có những công trình nghiên cứu dày dặn và thấu đáo đểngười viết tham khảo Các nguồn tư liệu chủ yếu được thu thập trên các trang webnhư: Viet-studies, E-văn, Vietnamnet…, trên các tờ báo giấy uy tín như: Văn nghệ,Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người lao động, Tiền Phong, Công an nhân dân…và chúng tôicòn tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của tác giả và những nhà văn,nhà nghiên cứu khác để có thêm tư liệu Không thể nói tư liệu về Nguyễn Ngọc Tư ít

ỏi, nhưng trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như các nguồn tư liệu, chúng tôi buộc

Trang 11

phải khách quan để “Gạn đục khơi trong”, tìm ra những tư liệu, những bài viết có giátrị nhằm phục vụ tốt cho khóa luận này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết

“Sông” của Nguyễn Ngọc Tư.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu đánh giá chính xác nhất những nétnổi bật trong đề tài nghiên cứu Chúng tôi khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số cácyếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm Sau đó, chúng tôi dựa vào tần sốxuất hiện của các yếu tố đó để hệ thống hoá và khái quát hóa lên thành những đặcđiểm riêng và ổn định của nhà văn

Ngoài ra việc sử dụng phương pháp này để thống kê những hình ảnh, biểutượng, những cách thức diễn đạt theo kiểu ngôn ngữ Nam Bộ để phục vụ cho việc tìmhiểu về ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp được sử dụng một cách phổ biến để phân tích những đặc điểm vềnội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư, các bình diện khảo sát gồm:cảm quan về con người và cuộc sống, thế giới nhân vật, không gian, thời gian, ngônngữ và giọng điệu, các biểu tượng…Rồi từ đó, chúng tôi rút ra những nhận xét chung,khái quát, tiêu biểu cho tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư

4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như sự đónggóp của Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học Việt Nam đương đại, trong quá trình nghiêncứu người viết có tiến hành so sánh đối chiếu Nguyễn Ngọc Tư với một số cây bút tiểuthuyết khác ở từng vấn đề có liên quan để thấy được những nét tương đồng và khác biệt,

từ đó thấy rõ hơn về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư

Trang 12

5 Đóng góp của khoá luận

Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu “Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư” dưới ánh sáng của lí thuyết hậu hiện đại, từ đó đưa ra một cách tiếp cận mới về hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông, góp phần làm nổi bật vị trí của nhà

văn Nguyễn Ngọc Tư trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam đương đại

Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu tiểuthuyết Nguyễn Ngọc Tư nói chung và giảng dạy tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư trong cáctrường Đại học, Cao đẳng nói riêng

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chínhcủa khoá luận đựơc triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Hành trình sáng tạo và quan niệm văn chương của Nguyễn Ngọc TưChương 2: Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư

Chương 3: Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư – nhìn từ một số phương diện nghệ thuật

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG

CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ1.1 Hành trình sáng tạo

1.1.1 Từ truyện ngắn và tản văn…

Là một người con của vùng đất Mũi, Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên trongmột gia đình nghèo ở huyện Đầm Dơi Khi mới học hết lớp chín, do hoàn cảnh giađình vô cùng khó khăn nên chị phải nghỉ học Chính trong hoàn cảnh khó khăn ấycùng với lời động viên của cha “nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”, đãmang Nguyễn Ngọc Tư đến với văn chương, chị bắt đầu viết và tìm được ở đó niềmvui lớn Chị nói “Với tôi, ước mơ đã từng là những gì không tốt đẹp bởi vì ước mơ làmcho tôi yếu đuối Nhưng tôi không thể bắt bản thân không suy nghĩ và hình dung vềnhững gì xảy ra quanh mình Để tự do hơn trong hoàn cảnh này, tôi đã tập viết nhật kí”[48] Năm 1996, tác giả gửi tập truyện ngắn đầu tiên, dựa trên một phần nhật kí của

mình đến Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Cà Mau với nhan đề Đổi thay Mục đích

chính của chị là để có tiền nhuận bút chứ không theo đuổi nghề viết lách Tuy nhiên,sau tạp chí đăng tập truyện Đổi thay, tác giả mới nhận thấy rằng không ai có thể sống

mà không có hi vọng và ước mơ Chị nói “Tôi quyết định nuôi dưỡng khát vọng sốngcủa tôi và mọi người quanh tôi thông qua các tác phẩm Đây là hoài bão lớn nhất củatôi.” [48] Từ đó, cái tên Nguyễn Ngọc Tư dần tỏa sáng trên bầu trời văn nghệ Chịđược nhận vào làm văn thư và làm phóng viên tại tạp chí Văn học và nghệ thuật Cà

Mau Tác phẩm đầu tay là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ đã đưa chị vào nghề văn

chính thức với giải ba báo chí toàn quốc năm 1997 và sau đó là rất nhiều giải thưởngkhác Chị đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam và được coi là một trong những nhà văntrẻ gây được chú ý ở Việt Nam Hiện nay, Nguyễn Ngọc Tư cùng gia đình sinh sốngtại thành phố Cà Mau, làm việc tại Hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau

Trong đời thường, Nguyễn Ngọc Tư thích cuộc sống giản đơn nhưng nội tâmđầy phức tạp, chị tâm sự: “Chúng ta từng bị xơ cứng bởi cuộc sống tẻ nhạt buồn tênh,nhưng nguy hiểm hơn chúng ta lại trở nên trơ lì bởi chính cuộc sống bon chen, bậnrộn, khi người ta không còn đủ thời gian để mà vui hay buồn…” [50] Còn trong vănchương, chị ví truyện ngắn của mình như trái sầu riêng, nhiều người thích nhưng

Trang 14

không ít người dị ứng Số lượng tác phẩm chính đã xuất bản lên đến hàng chục ở rất nhiềuthể loại: truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút, …trong đó phải kể đến một số tác phẩm

tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngày mai của những ngày mai,

…Cùng với đó, số lượng giải thưởng dành cho Nguyễn Ngọc Tư cũng khá nhiều

Đặc biệt, Nguyễn Ngọc Tư thành công với thể loại truyện ngắn Trong cuốn

“Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại” của Đào Duy Thiệp có rất nhiều trích dẫnđược gọi là “quan điểm về truyện ngắn” Chế Lan Viên nói: Truyện ngắn là “mộtchương…của cả đời văn tác giả”, Bùi Hiển cho rằng: Truyện ngắn là “một khoảnhkhắc trong cuộc đời một con người”, Nguyễn Minh Châu quan niệm: Truyện ngắn là

“chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó có cuộc sốngđậm đặc nhất, một khoảnh khắc đời sống” Còn theo Nguyễn Thành Long thì: “Truyệnngắn không phải là truyện dài tóm tắt, ta chưa tìm ra được cái mô- măng ấy thì cònchưa viết được truyện ngắn” Đó là những quan điểm khác nhau của những nhà thơ,nhà văn tên tuổi Với Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn của chị cũng là con đường, cũng

là dòng sông, cũng là những gì diễn ra hàng ngày, nhưng đi vào truyện là cả một bứctranh đủ các gam màu của cuộc sống Nguyễn Ngọc Tư cũng giống như bao nhà vănkhác đưa những yếu tố bình dị, đời thường vào truyện nhưng có lẽ cái đắc địa là chịbiết tái tạo, làm mới lại đề tài và làm mới lạ hình ảnh của những gì quen thuộc xungquanh chúng ta

Có thể nói, truyện ngắn Đổi thay được đăng báo năm 1996 là tác phẩm đặt nền

móng cho Nguyễn Ngọc Tư theo đuổi nghiệp viết Từ đó đến nay gần 17 năm cầm bút,gia tài viết của chị đã lên đến hơn 200 truyện ngắn, tản văn, bút ký và 11 đầu sách.Đây là con số rất đáng nể phục, đặc biệt từ năm 2000 đến nay chị liên tục đạt được các

giải thưởng văn nghệ Trước hết với truyện ngắn Ngọn đèn không tắt chị đã đoạt giải

nhất cuộc vận động sáng tác tuổi 20 Với giọng văn nhẹ nhàng, tự nhiên đậm chất Nam

Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã kể về câu chuyện của cô bé Tươi, đại diện cho thế hệ trẻ thayông nội đi kể tiếp trang sử hào hùng ở xứ Hòn Bên cạnh trang sử hào hùng, thấm đẫmmáu và nước mắt của các bác, các chú là ngọn đèn mãi không tắt trong trái tim tuổi trẻ.Ngọn đèn ấy được thắp sáng bằng niềm tin, bằng ý chí, bằng niềm tự hào của tuổi trẻ.Tuổi trẻ hôm nay được nuôi dưỡng bằng niềm tin nhìn vào quá khứ, sống ở hiện tại vàhướng đến tương lai với tấm lòng trân trọng, ghi nhớ công ơn những người đã ngã

Trang 15

xuống vì mảnh đất thân yêu Ngọn đèn mãi không tắt như để khẳng định sự tiếp nối,

kế thừa truyền thống ấy để xây dựng mảnh đất yêu thương của mình giàu đẹp hơn

Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thểhiện khái quát được nhiều phương diện của tác phẩm Bối cảnh trong các truyện ngắnphần lớn là vùng đất U Minh Đó là mảnh đất cuối trời quê hương mà nhiều người chỉmới nghe nói tới, cũng chưa có cơ hội được đặt chân đến chứ nói gì đến việc đi hếtvùng đất Mũi này Trong tác phẩm của chị là đầy đủ không gian sông nước, những loạicây quen thuộc như: mắm, đước, sú, vẹt, bần…; những tên gọi dân dã, tên ấp, tên làngquen thuộc với nhân vật là những cái tên hết sức bình dị, chân chất Tất cả đều đượcchị dựng lại bằng ngôn từ và văn phong rất Nam Bộ

Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Ngọc Tư đa phần dừng lại ở những tìnhcảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận buồn của những con người nhỏ bé, nhữngnông dân chân chất với những ước mơ và cuộc sống hết sức bình dị đời thường rấtđáng cảm thông, trân trọng, nhưng đôi khi cuộc đời nghiệt ngã cũng không cho họ

được như ý, được toại nguyện như: Chuyện của Điệp, Nhớ sông, Đau gì như thể, Cải

ơi, Cánh đồng bất tận,

Truyện ngắn Cải ơi đề cập tình cảnh của ông già Năm Nhỏ phải chịu tiếng oan

là “giết con” khi nhỏ Cải - con gái của vợ ông làm mất đôi trâu, sợ đòn, bỏ trốn Cuộchành trình dài tìm con, với nhiều cách khác nhau của một người cha dượng, có nhiềuchi tiết hết sức tình người và đầy xúc động Những chi tiết này là cuộc sống sinh hoạtđời thường, bình dị, giàu chất Nam Bộ và cũng thấm đượm tình người: “Ông già NămNhỏ lặng đi, tự hỏi, bây giờ ông lên tivi, con Cải có nhận ra ông không Câu trả lời là

có, ông đã dắt con nhỏ đi hái xoài chín trong vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạycho nó lội, thả trâu, chơi diều, ông đã cõng con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khámbệnh chỗ ông bác sĩ già, mỗi khi nó nhức đầu, sổ mũi Cây kẹp nhỏ, mớ dây thunkhoanh, mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi áo mỗi khi ông đi chợ về Tất cả nhữngthứ đó, ông nhớ mồn một thì nhỏ Cải chắc chưa quên Ông già muốn lên tivi để nhắnđứa trẻ bỏ nhà rằng, về đi con ơi, đôi trâu có sá gì!” [46] Nhân vật trong truyện củaNguyễn Ngọc Tư phần lớn là những con người ít phản kháng trước những ngang trái,bất công, nhưng giỏi sự chịu đựng Cụ thể như gia đình Tư Nhớ trong truyện Đau gìnhư thể , hoặc một nhóm người nông dân nghèo ở Trảng Cò trong truyện Lỡ mùa.Người nông dân khổ vì không có đất canh tác do những quy hoạch treo Họ mất đất,

Trang 16

nên luôn ao ước được cày bừa trên mảnh đất của chính mình, mỗi khi thấy mưa về,nhưng giờ đây cũng không được: “Trời vẫn trĩu đầy nước, tối âm u, ông Ba thấy núimây đen thẫm dựng lên một mảng trời phía Trảng Cò, ông chặc lưỡi như xót xa lắm,điệu này dưới mình mưa lớn dữ, đất chắc chìm hết rồi, đồng chỉ chắc còn loi ngoi cỏ,muốn cày, bừa cũng khó lắm đây Ông Ba già nghe ruột mình nôn lên, từng khúc, từngkhúc, nghẹn ứ đến mức ông không lên tiếng được”.

Trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có rất nhiều truyện đề cập tới tìnhyêu đôi lứa ở nông thôn, với những ước mơ đơn giản, bình dị Có những tình yêu gắnkết nhưng phải qua bao nhiêu thăng trầm, sóng gió như truyện Bến đò xóm Miễu,nhưng có rất nhiều tình yêu dang dở, xót xa, vì nhiều lẽ: nghèo, thiếu học, không dám

mở lời, ngang trái gia đình, hoàn cảnh Đó là những mảnh tình yêu đẹp, góp phầnđiểm xuyết thêm cho mảng hiện thực buồn của nông thôn vốn yên tĩnh trở nên “xaođộng”

Chủ đề tha hóa cũng được Nguyễn Ngọc Tư đề cập trong một số truyện, như

truyện Nỗi buồn rất lạ, Cánh đồng bất tận Có thể nói, truyện Cánh đồng bất tận là

một cảnh báo về sự tha hóa ở một lớp người vì sự nghèo túng và thất học gây nên Đọctruyện này, người đọc có những khen chê trái ngược nhau Dù thế nào, đã là nhà văn,viết được một tác phẩm mà tạo được sự tranh luận rộng rãi, như hiện tượng NguyễnHuy Thiệp trước đây, xét ở một khía cạnh nào đó thì thành công lắm rồi Còn sự thahóa thì ở thời kỳ nào, xã hội nào, tầng lớp nào không có Mỗi tầng lớp có một kiểu thahóa khác nhau, thành thị tha hóa kiểu thành thị; nông thôn tha hóa kiểu nông thôn Cóđiều, một số người đọc cảm thấy liều lượng “hư đốn” trong Cánh đồng bất tận lớn quá,như “bất tận” đâm ra không tin và phê phán vì có cái nhìn “bôi đen” hiện thực Nhưng

số người khác thì cho rằng, hiện thực mà chị phản ánh, tuy là hư cấu nhưng nó phảnánh chân thực đời sống nông thôn Chúng tôi nhận thấy qua vài nét chấm phá của chị,hiện ra một nông thôn Nam Bộ đặc thù: “Lần đầu tiên hai chị em tôi lạc giữa đồng.Cơn mưa buổi xế chiều làm tắt rụi ánh mặt trời, và đêm tối nhanh chóng ập xuống.Mưa giăng bốn bề, những rặng vườn trở nên xa vời, mờ mịt, căn liều và chiếc ghe củamình nằm ở phía nào vậy ta, Điền hoang mang hỏi Chúng tôi lội xom xom xuống một

mé vườn và rã rời tuyệt vọng xua bầy vịt quay ra ” [46; 181] “Bây giờ, gió chướngnon xập xòe trên khắp cánh đồng Bất Tận (tên nầy tôi tự dưng nghĩ ra) Ven các bờruộng, bông cỏ mực như những đường viền nhỏ liu riu làm dịu lại mảng rực vàng của

Trang 17

lúa Rất thính nhạy, (như kên kên ngửi được mùi xác chết), đám thợ gặt đánh hơi kéođến, nhưng người nuôi vịt chạy đồng lục tục ở đằng sau ” [46; 213].

Trong nhiều truyện ngắn, khả năng miêu tả tâm lý ở người và cả những con vậtcủa Nguyễn Ngọc Tư tỏ ra khá sắc sảo Đó là đoạn viết về lão nông nuôi vịt chạy đồng

và người phụ nữ tình cờ được ông “cưu mang” với con vịt xiêm tên Cộc thường ngày

vẫn là bầu bạn của ông Những chi tiết trong đoạn truyện Cái nhìn khắc khoải cho thấy

sự am hiểu tường tận của nhà văn về vùng đất đồng bằng và tâm lý của con ngườiNam Bộ

Ngôn từ truyện ngắn mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng hết sức dân dã, đậm chấtNam Bộ Từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật,đều khá thuần chất Nam Bộ Số lượng từ ngữ Nam Bộ được dùng trong tác phẩm củachị khá lớn Đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị một văn phong riêng mà nhiềungười cảm thấy yêu thích Trong các truyện của chị có rất nhiều từ ngữ địa phươngNam Bộ được chị sử dụng khá thích hợp, thậm chí có những từ dùng rất đắt phản ánhđược đặc trưng của một vùng quê Nam Bộ Tất cả đã góp phần tạo nên văn phongriêng của chị

Cùng với thể loại truyện ngắn, thì thể loại tản văn cũng đóng vai trò lớn trong sự

nghiệp văn chương của Nguyễn Ngọc Tư (Rừng bần, Người đi ngang cửa, Bánh trái mùa xưa, Nửa nọ nửa kia,…) Với cách viết, đề tài, ngôn ngữ giọng điệu, nhân vật,…quen

thuộc như ở thể loại truyện ngắn, tản văn Nguyễn Ngọc Tư cũng đang dần khẳng định vịtrí của mình trong sáng tác của tác giả và của văn học Việt Nam

Thể loại tản văn đang dần chiếm vị trí xứng đáng trong phong cách sáng tác củaNguyễn Ngọc Tư Vẫn là giọng điệu thủ thỉ tâm tình của nhà văn vùng Đất Mũi vềnhững câu chuyện “nhỏ xíu” quanh mình Vẫn là chút lòng “để gió cuốn đi” của người

ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần hậu yêuthương Ta đã từng gặp điều ấy trong những truyện ngắn làm nên phong cách NguyễnNgọc Tư Viết tản văn - viết những chuyện nhỏ bé, tưởng như dễ nhưng thực chất lạirất khó Làm sao để tạo một dư vị đằm sâu trong lòng độc giả vốn là việc “thiên nanvạn nan” Nói chuyện nhỏ mà vấn đề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà chạmđến đáy những tấm lòng trong thiên hạ là việc chẳng dễ dàng gì Thế mà bằng giọngđiệu nhỏ nhẹ ấy, Nguyễn Ngọc Tư đã làm được Đọc sách, để nghe chị kể về miền quêđất Mũi: “ Gió mùa phây phẩy, gió đưa trời lộng lên cao, phù sa bắt đầu nôn nả lấn

Trang 18

biển rồi không lâu lắm đâu, từ bãi bồi, đất sẽ cồn lên, một rừng mắm xanh non rào rạt

tiến về phía trước giữ đất lại cho người ” [45; 12] Đọc sách, ta cùng chị ghé những

quán chợ ven đường với những buổi họp chợ dường như “chỉ để trao đổi, san sẻ vớinhau những gì mình có”, để trò chuyện, tâm tình Những phiên chợ ven đường ấy thắmnghĩa đượm tình làm sao

Nét mới lạ nổi bật trong tản văn là giọng điệu chính luận kiểu Nguyễn Ngọc Tư

khi bàn về những vấn đề thiết thực, sát sườn với quê mình Đó là Ngậm ngùi Hưng Mỹ

với tôm chết, hệ thống thủy lợi trục trặc, nợ ngân hàng chất chồng lên vai người nông

dân Tính chính luận đó thể hiện nhẹ nhàng mà có phần nghiêm khắc trong Kính thưa anh nhà báo “Đoản khúc kính thưa” này có thể làm giật mình nhiều nhà báo, nhiều tờ

báo khi chị “nhắc nhở” rằng xin anh nhà báo đừng chỉ viết toàn tiêu cực về một vùngđất bởi vì vẫn còn đó những tấm lòng, những con người tốt đẹp đang vun đắp xâydựng

Nguyễn Ngọc Tư thành công ở truyện ngắn, tản văn và đang bắt đầu với thểloại tiểu thuyết Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm của chị thường là những vấn đềgia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian của một vài làng xã, huyện, nên chúng

ta chưa thể đòi hỏi một tầm vóc bao quát những vấn đề văn hóa, lịch sử, xã hội trongnhững sáng tác của chị Nhưng với chừng ấy năm viết văn cũng phải khách quan nhìnnhận rằng, Nguyễn Ngọc Tư đã có một vị thế riêng trên văn đàn Nguyễn Ngọc Tư làmột nhà văn hiếm, bởi chị giữ được cái cốt cách diễn đạt của một người Nam Bộ trongsáng tác văn chương

1.1.2 …Đến tiểu thuyết “Sông” – bước đột phá

Nguyễn Ngọc Tư vẫn với giọng điệu đậm chất phương ngữ Nam Bộ, chị đãkhông ngừng khẳng định bản thân mình Truyện chị viết ra nhanh chóng nhận được sự

ái mộ của độc giả, các nhà nghiên cứu văn học, các bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao.Khi độc giả đã bắt đầu quen thuộc với cái giọng đặc sệt Nam Bộ đó, với những câu

chuyện dân dã, hồn hậu, những nỗi buồn nhè nhẹ ở các tập truyện ngắn: Ngọn đèn không tắt, Giao thừa, Nước chảy mây trôi… Bất ngờ, Nguyễn Ngọc Tư chuyển sang

thể loại tiểu thuyết làm người đọc và các nhà nghiên cứu ngạc nhiên, sửng sốt

Sông là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư, được đánh giá là một sự

thay đổi ngoạn mục của chính nhà văn trong hành trình sáng tạo Sau truyện ngắn

Cánh đồng bất tận, không ít người cho rằng Nguyễn Ngọc Tư khó vượt qua đỉnh cao

Trang 19

ấy, nhưng rõ ràng tiểu thuyết Sông đã cho thấy sức sáng tạo không mệt mỏi của một

cây bút còn đầy nội lực Nguyễn Ngọc Tư của truyện ngắn hay của những tản văn là

ám ảnh lòng người với những lát cắt Sông trải dài, kể thừa một câu chuyện qua trangsách, qua những câu chuyện trong một hành trình dấn thân, chạy trốn đầy đau đớn củachính các nhân vật trong tiểu thuyết

Tiểu thuyết Sông đã thực sự đem đến cho nguời đọc cảm giác ngỡ ngàng bằng

một chuyến hành trình khám phá dòng sông Di bí ẩn của nhân vật chính và các bạnđồng hành của mình Ở đây đã không còn nữa những hình ảnh một vùng quê trù phú,với những người nông dân phóng khoáng, giàu nghĩa hiệp như trước đây vốn đã xuấthiện rất nhiều trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Thay vào đó là một thế giớicủa sự trải nghiệm, chiêm nghiệm cuộc sống của các nhân vật Ở đó có Ân, nhân vậtmuốn vứt bỏ những gì hoa lệ, quen thuộc của cuộc sống hiện đại thường ngày để tìmđến với những vùng đất dọc sông Di, vừa quen thuộc, vừa mới lạ, nhân vật vừa nhưmuốn vứt bỏ những gì đã qua vừa như muốn tìm lại, níu giữ lấy nó Ở đó còn cónhững cảnh đời vất vả, sống vô định như Bối, Xu, Ánh, San,…họ đã trải qua vất vả,những khó khăn trong cuộc đời, theo đuổi đam mê như muốn quên, muốn nắm giữ mộtthứ gì đó hoàn toàn không có thực Ở đó còn có người em gái dám rút ống thở của anhmình như là một sự giải thoát cho bản thân, đồng thời cũng muốn cho anh mình tìmđược hạnh phúc Hay một ông già trở về sau chiến tranh, mang đầy thương tích, muốngội sạch tất cả những tội lỗi, nhơ nhuốc trong qúa khứ, song đó chỉ là sự chạy trốn,sống giả với chính mình

Trên nền những tình tiết truyện như vậy, Nguyễn Ngọc Tư đưa người đọc đếnnhững khái quát, những triết lý sâu sắc, những bài học trong cuộc sống Cho dù connguời có rơi vào bị kịch khổ đau, cô đơn thế nào, không tìm thấy mình trong thực tại

ra sao thì họ vẫn không buông tay, đằng sau mỗi bi kịch là một niềm hy vọng khônnguôi về một sự đổi thay của số phận Dẫu số phận con người có tủi nhục, cô đơn đếnđâu thì họ vẫn luôn muốn vượt lên nó, khát vọng nổi loạn, dấn thân, khẳng định bảnthân vẫn không hề thay đổi

Nguyễn Ngọc Tư được hỏi khi ra mắt tiểu thuyết Sông: “Chị mang theo gì và bỏ

lại gì ?” Nhà văn đã trả lời: “Mình bỏ lại Cánh đồng” Chị giải thích, trong khi mọingười cứ nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư là chỉ nghĩ đến Cánh đồng bất tận, thì bản thânchị - một nhà văn, lại không cho phép mình dừng ở đó: “Như thế, nó giống như con

Trang 20

sông không chảy được, hay như một thứ quả nhựa trên cây Mình đã đi xa, phải thayđổi, chỉ có độc giả là vẫn ở đó để nói về những điều đã cũ” [1] Sự thay đổi củaNguyễn Ngọc Tư từ truyện ngắn sang tiểu thuyết, từ văn phong nhẹ nhàng, nhiều xót

xa sang sự sắc lạnh, trầm buồn theo chị là một lẽ tất nhiên

Khi đọc tiểu thuyết Sông các độc giả đã đặt ra rất nhiều thắc mắc Chính nhân vật trong Sông trải qua một hành trình tìm kiếm, vậy Nguyễn Ngọc Tư tìm kiếm gì cho

chính mình khi viết tác phẩm này? Trả lời câu hỏi của một độc giả nữ nhà văn chobiết: chị tìm kiếm một khả năng làm việc mà trước giờ nghĩ mình không làm được vàchị muốn “khám phá ra những điều ẩn giấu trong con người mình để xài cho hết”.Nguyễn Ngọc Tư tin rằng viết văn là thứ duyên trời cho, vì thế chị muốn tận dụng,không để phí “Một khi hết duyên thì sẽ không viết nữa mà đi chỗ khác chơi Vănchương vô duyên sẽ khiến cho bạn đọc mệt mỏi”

Bạn bè, độc giả, những nhà phê bình đã đọc Sông giúp Nguyễn Ngọc Tư làm rõ

thêm về “đứa con tinh thần” dài hơi đầu tiên của chị Nhà phê bình Phạm XuânNguyên tóm tắt: “Nhân vật tên Ân bắt đầu hành trình trên con sông Di, nhưng càng đicàng lần ngược trở lại quãng đời của mình khi còn rất trẻ Cứ mỗi một khúc quanh củasông, những cảnh sống bên sông mở ra thì Ân lại nhìn thấy những chặng khác nhaucủa cuộc đời mình trong quá khứ: thời kỳ Ân làm việc ở nhà xuất bản, những ngườibạn, gia đình, mẹ, ám ảnh về những người phụ nữ và mối tình với người bạn trai tên

Tú” [1] Với tiểu thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục được trải nghiệm chính mình.

Quan trọng hơn, chị cho rằng mọi người đừng nên nghĩ Nguyễn Ngọc Tư là con người

của Cánh đồng bất tận Ngược lại, chị đã bỏ nó và bước đi với những con người mới,

trải nghiệm mới Sông là sự trải nghiệm của Nguyễn Ngọc Tư với những người trẻtrong hành trình khám phá cuộc sống, khám phá chính mình: “Nếu không thử viết dài,chắc mình sẽ tiếc Thay vì viết ngắn thì bây giờ mình sẽ viết dài Thay vì kể thiếu màbây giờ mình sẽ kể thừa Đây cũng là thứ có thể gây nghiện với mình Sau khi viếtcuốn này xong, mình sẽ viết tiếp”

Nguyễn Ngọc Tư giống như những trang viết của chị, không son phấn, khôngđiệu đà Ngay cả cách nói chuyện cũng vậy, ngắn và không vòng vo Nhiều ý kiến chorằng, với cách viết miêu tả hiện thực nhưng lại được xử lý theo kiểu “hư ảo” như ở tiểuthuyết Sông, có lẽ tác phẩm sẽ không làm mách lòng ai ngoài đời nhưng sẽ khiếnngười đọc phải suy ngẫm về nó một cách nghiêm túc Hành trình đi tìm lại con người

Trang 21

thật của Ân, khao khát hạnh phúc của Xu, sự nổi loạn của San, vẻ buông xuôi của Tú

và niềm riêng của biết bao nhiêu con người trong tác phẩm cũng có thể là của chung

cho những thân phận người trong thế giới hôm nay Chắc chắn từ Sông, Nguyễn Ngọc

Tư sẽ tiếp tục hành trình khắc họa những dằn vặt, những khao khát của con ngườitrong cuộc sống vốn không giản đơn này

Có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn có tài năng thiên bẩm Cùng với

Sông, chị đã tự mình gõ tay vào một thể loại mới, một phong cách mới Cũng như các

nhân vật trong tiểu thuyết, phải chăng Nguyễn Ngọc Tư cũng đang như vậy, đangmuốn dấn thân, nổi loạn trong phong cách viết của mình Có chị, dòng văn học Nam

Bộ được biết nhiều hơn trong cả nước Bằng chính tài năng và tâm huyết của mình,Nguyễn Ngọc Tư đã đóng góp một phần công lao vào sự nghiệp phát triển văn chươngchung của nước nhà

Tiểu thuyết Sông ra đời một lần nữa khẳng định được tài năng văn chương của

Nguyễn Ngọc Tư Nếu như trước đây, trong truyện ngắn hay tản văn của chị thấpthoáng hình ảnh dòng sông, thì bây giờ trong tiểu thuyết dòng sông là hình ảnh chủđạo, xuyên suốt tác phẩm Dòng sông Di mang tính biểu tượng nhưng cuốn theo dòngchảy của nó là dòng đời của những con người ở những vùng đất khác nhau có mặttrong hành trình khám phá của nhân vật “cậu” và những người đi cùng Mỗi con ngườimột số phận, mỗi con người một tính cách không ai giống ai Điều đó đã làm nên sự đadạng, đa chiều trong cách nhìn cuộc sống cho mỗi đọc giả Thông qua mỗi nhân vật,con người có thể soi chiếu bản thân mình, tìm thấy cho mình hình ảnh thật nhất

1.2 Quan niệm văn chương

1.2.1 “Tôi viết như cảm xúc của mình”

Cảm xúc hay tình cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người vềthái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan với ngườikhác và với bản thân Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triểncon người như là một nhân cách

Văn chương phải có cảm xúc thì mới hay và mượt mà được, tuy nhiên, khôngphải bất cứ nhà văn nào cũng muốn đưa cảm xúc thật nhất của mình vào trang giấy.Đôi khi họ phải giấu đi cảm xúc thật nếu đó là những cảm xúc không tốt và thay vào

đó là những gì tốt đẹp hơn Và với Nguyễn Ngọc Tư, cho dù viết về mảng nào, lĩnhvực nào, thể loại nào thì với chị điều quan trọng vẫn là cảm xúc Cảm xúc thật từ đời

Trang 22

sống chỉ có được khi trực tiếp sống, thực sự hòa nhập với đời sống mới có thể sản sinh

ra những tác phẩm văn học đi vào lòng người một cách sâu sắc nhất, phản ánh chân thựccuộc sống một cách sinh động nhất Do đó Nguyễn Ngọc Tư không muốn viết những gì

mà chị không có cảm xúc, không xuất phát từ chắnh tâm hồn của bản thân

Nguyễn Ngọc Tư cũng đã từng tâm sự, chị lấy cảm hứng từ cuộc sống và sốphận của những nhân vật nhỏ bé, những người nông dân nghèo, lam lũ, những ngườinghệ sĩ nghèo khổ bất hạnh, những đứa trẻ đáng thương, những người đàn bà tộinghiệpẦở chắnh vùng quê Nam Bộ của chị Chắnh những tình cảm, số phận trớ trêucủa họ đã tạo cảm xúc cho Nguyễn Ngọc Tư sáng tác

Dĩ nhiên, khi người đọc và những nhà phê bình đã gọi chị bằng cái tên thânthuộc, gần gũi là Ộđặc sản miền NamỢ thì cũng có lý do của nó và chắnh những sángtác của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã làm bản thân xứng đáng với tên gọi đó

Ta thường biết đến một tắnh cách của con người Nam Bộ chắnh là tắnh cáchtrọng tình nghĩa Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, tình cảm phải chân thành,không khiên cưỡng, không giả dối Sự giả dối rất đáng sợ, nó khiến cho những ngườitrung thực luôn cảm thấy khổ sở, bất an Có thể nói, các nhân vật của Nguyễn Ngọc

Tư đều bộc lộ tắnh cách của con người Nam Bộ, thẳng thắn, bộc trực, quý trọng sự thậtlòng, ghét sự giả dối, nhất là trong tình cảm

Những tác phẩm xuất phát từ cảm xúc người viết thì đồng nghĩa với việc tác giả đãcắt đi một phần tâm hồn, tình cảm của mình để dồn vào đó Chắnh vì vậy những sáng tác

đó sẽ có tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe, để lại ấn tượng mạnh mẽ, giá trịbền vững, và Nguyễn Ngọc Tư đã làm được điều đó

Với Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn phải luôn là chắnh mình cho dù có những nhậnxét, dư luận thậm chắ trái chiều, không đồng tình với những sáng tác của mình Do đó,cũng chắnh bởi quan niệm là văn viết bắt nguồn từ những cảm xúc nên Nguyễn Ngọc

Tư trước tiên quan tâm nhất vẫn là những ǵ ḿnh viết có thực sự làm thỏa măn chắnhbản thân ḿnh không Muốn được bạn đọc đón nhận thì những sáng tác đó phải tự bảnthân người viết thấy hài lòng, tự tin thì mới mong tìm được sự đồng cảm trong dư luậnbạn đọc Còn không thì sáng tác đó cũng nhý là một thứ rác rýởi, một đồ vật mà cũngđang bị chắnh chủ nhân nó ruồng bỏ

Nguyễn Ngọc Tư là một tác giả trẻ, một phong cách mới Những sáng tác củaNguyễn Ngọc Tư vì vậy cũng nhận được rất nhiều dư luận đánh giá khen chê xung

Trang 23

quanh các tác phẩm của chị Tuy vậy, với Nguyễn Ngọc Tư cảm xúc thật của mình thìluôn quan trọng hơn bao giờ hết Tiếp nhận những dư luận khen chê nhằm hoàn thiệnbản thân, rút kinh nghiệm trong cách viết về sau Nguyễn Ngọc Tư vẫn luôn cố gắngđược là chính mình sau những ồn ào xung quanh những vấn đề liên quan đến tác phẩmcủa mình, vẫn làm chủ cảm xúc và đưa tới những sáng tác làm thỏa mãn chính bảnthân cũng như bạn đọc.

1.2.2 Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn

Bao giờ cũng vậy, con người cô đơn rất dễ hình thành xúc cảm để làm văn, làmthơ Cũng như nhiều nhà văn khác, Nguyễn Ngọc Tư sớm cảm nhận và ý thức về sựkhắc nghiệt của nghề văn, về sự cô đơn trong sáng tạo của người nghệ sĩ Do đó,Nguyễn Ngọc Tư cũng tự nhận mình là người cô đơn Nhà văn cũng phát hiện ra mộtthế mạnh của người phụ nữ là phụ nữ dễ nuôi cô đơn để viết Bởi thế chị cũng rất biếtcách tận dụng lợi thế này để viết Theo chị sự cô đơn là cần thiết cho hành trình sángtạo nghệ thuật của mỗi nhà văn

Nhà văn cô đơn, nhà văn viết, nhà văn xóa bỏ sự cô đơn của chính bản thânbằng những sáng tác của mình Đó như là con đẻ, là đứa con rứt ruột đẻ ra trong sự côđơn Đặc biệt, đối với nhà văn nữ như Nguyễn Ngọc Tư, sự cô đơn lại dễ dàng là độnglực để chị khẳng định phong cách của bản thân, dễ lấy cảm hứng từ chính sự cô đơn

đó Chị đã từng nói: “Cô đơn là sự tối cần của người viết, nó là một điều kiện hàng đầucủa nhà văn Không một người viết hay nào tôi biết mà không cô đơn Không một thầntượng văn chương nào của tôi mà không bị cô đơn dày vò Và để chạy trốn nỗi cô đơntrong giao tiếp đơn thuần mặt nhìn mặt, tay nắm tay, việc viết văn đã dẫn tôi đến sự côđơn khác, đó là ở giữa đám đông mà họ không thấy tôi, hoặc họ thấy một cái gì đógiống tôi, họ tưởng là tôi, nhưng tôi đang đứng ở một chỗ khác, một mình, chờ mộtnhịp tim đồng cảm Khi người ta bằng mọi cách chạy trốn sự cô đơn thì tôi, và nhữngđồng nghiệp của tôi lại nuôi cô đơn, cho nó ăn để duy trì sự cô đơn tồn tại trong ngườimình cho cái gọi là sáng tạo văn chương” [50]

Sự yêu thích, đam mê với nghề cùng với sự sáng tạo không ngừng nghỉ, sựchiêm nghiệm của nhà văn đã giúp chị rút ra được quan niệm văn chương của riêngmình trong quá trình hoạt động nghệ thuật

1.2.3 “Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…”

Là một nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư luôn ý thức được rất rõ về trách nhiệm củangười cầm bút, về nghề văn Nghề nào cũng có sự khó khăn, vất vả riêng và nghề văncũng không phải là nghề ngoại lệ “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để giành

Trang 24

phần ai”, Nguyễn Ngọc Tư biết đó là một nghề không dễ dàng, không phải cứ cầm bút

là có thể sáng tác ra những tác phẩm hay, không phải những gì mắt thấy tai nghe xungquanh cuộc sống khi đi vào văn học cũng được đón nhận bằng một cái nhìn tốt đẹpnhất Văn chương phải là sự nhẫn nại, kiên trì, tâm huyết với nghề

Khi được hỏi “Sống ở trên đời, làm phụ nữ hơn hay làm đàn ông hơn? Viết vănhơn hay không viết văn hơn?” Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định: “Vậy thì tôi phải trởthành… đàn ông một lần thì mới so sánh được làm đàn ông tuyệt hơn hay phụ nữ tuyệthơn Nhưng tôi biết viết văn là một lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt”.Tuy vậy chị vẫn lựa chọn nó Với Nguyễn Ngọc Tư nghề văn là một nghề sáng tạo,một hành trình dài vô tận và chị vẫn đang theo đuổi con đường bằng tất cả tâm huyếtcũng như khả năng của chính bản thân

Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy chị luôn khai tháchiện thực đời sống một cách có chiều sâu Phần lớn cảm hứng sáng tác của chị nằmtrong chính vùng đất mà chị đang sinh sống, vùng đất Nam Bộ Tất cả những tác phẩm

mà Nguyễn Ngọc Tư đã ra mắt độc giả đều ẩn chứa những hương vị quê hương trong

đó Bằng tất cả tình cảm chân thành với vùng đất này, với những người dân lao độngchất phác đã tạo cho những tác phẩm mang một cảm xúc rất riêng của chính chị, củachính cảm xúc, tình cảm mà chị đã dành cho nó Có ý kiến chị nên đổi “vùng thẩm mĩ”sáng tác, song Nguyễn Ngọc Tư cho rằng chị vẫn còn rất nhiều cảm hứng và còn cóthể viết nhiều hơn thế

Nguyễn Ngọc Tư không chạy theo những trào lưu sáng tác của giới trẻ hiện nay

mà có cách cảm nhận của riêng mình về hiện thực đời sống Chị vẫn trung thành vớiphong cách viết của chính mình, vẫn một niềm đam mê với phong cách đó Chị khôngquá vội vàng mà “chậm thôi” để “giữ lửa”, giữ cảm xúc trong bản thân, đến một ngàyngọn lửa đó sẽ cháy sáng, tỏa xa, đó mới là điều quan trọng Tất cả phải biết nhẫn nại

và làm chủ chính mình Chính vì thế mà người đọc luôn có những cảm nhận sâu sắc

và chân thành về các tác phẩm của chị

Trang 25

CHƯƠNG 2 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT “SÔNG”

CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

“Cảm quan” có thể hiểu đó là những cảm nhận của con người về thế giới xungquanh Các nhà hậu hiện đã xem tồn tại của thế giới là một khối hỗn độn Các sự vật,hiện tượng cứ đan bện, chồng chéo nhau, xuất hiện, biến mất rồi lại xuất hiện màkhông tuân thủ trật tự nào Ở đây, trong tiểu thuyết Sông, chúng tôi nhận thấy tác giảđưa vào trang viết những cảm nhận về cuộc sống xung quanh và trung tâm của cuộcsống chính là con người Cuộc sống vẫn còn tồn tại những điều phi lí, những mảnh vỡkhác nhau, hiện thực chưa bao giờ là một màu hồng, các sự vật hiện tượng cứ lần lượtxuất hiện rồi biến mất đối với cuộc đời mỗi nhân vật Hiện thực đỗ vỡ, mất mát, bất côngkhiến những con người sống trong sự phi lí ấy luôn cảm thấy cô đơn, mòn mỏi, đau khổ

và bản thân họ sẽ là những người cóp nhặt những mảnh vỡ của cuộc đời mình để bướctiếp, đó cũng chính là nguyên tắc sáng tác “mảnh vỡ” của văn học hậu hiện đại

2.1 Cảm quan về cuộc sống

2.1.1 Cuộc sống phi lý

Nhà văn Pháp Honoré de Balzac đã tự nhận mình rằng “tôi chỉ là thư ký”, trongkhi người đời xưng tụng ông là đại văn hào, là sử gia, là bậc thầy của chủ nghĩa hiệnthực Còn ông “thư ký của thời đại” thế kỷ 19 vẫn cặm cụi viết và cho ra đời nhữngtác phẩm nổi tiếng

Nếu nói công việc chính của một người thư ký là ghi chép, thì trong tiểu

thuyết Sông, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đúng là một thư ký tận tụy, cần mẫn Chúng ta thấy rằng ai đó lười xem tin tức thời sự trong thời gian dài chỉ cần đọc Sông là…xong,

có nghĩa là có thể “nắm” được căn bản tình hình thời sự trong nhiều năm qua Trước

tiên, hiện thực cuộc sống trong tiểu thuyết Sông hiện lên với nhiều mặt trái – phải khác

nhau Đặc biệt ở đây cuộc sống phi lý được Nguyễn Ngọc tư khắc họa một cách chânthực, sinh động, với nhiều vấn đề đáng chú ý, quan tâm Cuộc sống thường ngày củangười dân nghèo ven sông Di hiện ra một cách chân thực, đó cũng là hoàn cảnh chungcủa một bộ phận dân cư ở Nam Bộ Hay nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội như bạohành gia đình, bình đẳng giới, suy đồi đạo đức được Nguyễn Ngọc Tư viết như ngườibàng quan ngoài cuộc, hờ hững, viết nhẹ như không Tác giả cùng các nhân vật theo

dòng sông Di đã đi đến Trung Sơn, Thượng Sơn mà người đọc vẫn còn bơ vơ, trăn trở,

Trang 26

ám ảnh nơi miền Hạ: “ Con nhỏ bỏ xứ mất biệt rồi Chưa kịp nói thằng con là của chồnghay của ông già chồng.…Những trận đòn đổ xuống vì ông nội nó muốn chứng minhkhông thương nó như con đẻ, như xóm giềng vẫn xoi xỉa…” [47; 21] Cuộc sống phi lýtrong tiểu thuyết hiện ra với những bất công, những mặt trái tiêu cực, trái với những hiệnthực cần có của nó Chính những câu chuyện mà nhân vật Ân chứng kiến, kể lại đã làmcho người đọc phần nào hình dung ra một cuộc sống còn nhiều bất cập trong xã hội này

Hình ảnh những người đàn bà ven sông, cực khổ kiếm sống, xây dựng gia đình,thay vào việc những người đàn ông là trụ cột gia đình thì những đàn bà lại gánh luônphần trách nhiệm nặng nề đó Câu nói thốt lên của nhân vật Bằng làm người đọc phảisuy nghĩ: “Cái đất gì mà chỉ thấy lảng vảng đàn bà” [47; 41] Vậy những người đànông ở đâu khi mà hình ảnh của họ hoàn toàn mờ nhạt trong cuộc sống của nhữngngười dân nghèo ven sông: “Đàn ông ở đâu đó trong nhà, cậu có thể nghe họ cười,xuống mùi một câu vọng cổ, quát tháo con Có thể thấy áo đàn ông căng trên dây phơi

Có thể biết họ đang ở đâu đó trong hình ảnh những đứa nhỏ đi mua rượu về tha thẩnbắt chuồn chuồn trên con đường đất Nhưng không hiểu sao bọn cậu chỉ thấy bóngnhững người đàn bà lai vãng ở đường mòn bên sông, bên hiên nhà, qua cây cầu khỉ,dưới chòi vó…” [47; 41] Hình ảnh về một cuộc sống phi lý hiện ra, Nguyễn Ngọc Tư

đã cho người đọc tự cảm nhận số phận của những người phụ nữ nông thôn, ven sôngdiễn ra như thế nào? Những khó khăn của cuộc sống mà họ phải gánh vác ra sao?

Để nhìn nhận cuộc sống phi lý mà Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện trong tiểuthuyết, chúng ta còn cảm nhận ở chính những câu chuyện mà các nhân vật đã gặp phảitrong chuyến hành trình khám phá sông Di Đó là cuộc sống của đôi vợ chồng giáochức già ở thị trấn Lệ Kiều, do nghèo khó cũng như không đủ điều kiện trong vụ tranhchấp đất đai của hai anh em ruột, họ đã chịu bị ức hiếp, sống trong căn chòi lẹm vàokhuôn viên của nhà máy mía cùng với nỗi oan khuất của mình: “Hai mươi hai năm qua

họ không sửa lại nhà, trên nóc oằn đầy xác mía bị ném qua Người bên đó thỉnh thoảnglại đứng bên rào cười hô hố với nhau, bảo cứ quăng rác sang giúp người ta chống dột.Nhưng xác mía lại rất mê dụ rắn Cô giáo kể về những tổ rắn trên đầu mình, giọng kẹtgiữa đôi hàng răng sin sít” [47; 94] Cuộc sống của họ đã bị bóp nghẹt do không đủđiều kiện để tìm công lý cho mình, đôi vợ chồng vẫn sống mòn mỏi như tượng gỗ nhà

mồ Nhưng họ không hề chấp nhận, họ vẫn hy vọng và mong muốn một cuộc sốngkhác bây giờ: “Cô giáo dúi vào tay cậu xấp đơn dày khự dù cậu đã bảo là không phải

Trang 27

nhà báo, dường như cô không quan tâm cậu sẽ làm gì với nó Chỉ để sớt bớt cái gọi làoan khuất của mình” [47; 94]

Hay chính cuộc sống của nhân vật Huệ Chín cũng làm người đọc phải trăn trở

Vì xây dựng thị trấn đẹp mà chính quyền nỡ đẩy cuộc sống nhân dân vào thế khókhăn: “Thằng nhỏ em bị bại liệt nên bị dời ra khỏi thị trấn, mẹ em giữ nó, vì mẹ cũnggià nhăn nhúm rồi Lệ Kiều đẹp nhất nước nên ai sống trong đó cũng phải đẹp” [47;96] Một xã hội mà cuộc sống con người bị cho vào khuôn phép, mẫu mực có sẵnkhông hề có cái gọi là tự do, từ cái tên gọi cũng bị quy định, không được lựa chọn Cáiphi lý của cuộc sống không chỉ thể hiện ở đó, nó còn thể hiện ở sự chấp nhận cái phi lýcủa nhân vật Huệ Chín vẫn sống mà không hề có ý kiến gì, phải chăng: “Chắc họkhông còn quay lại được” [47; 94] như lời nhân vật Ân đã thốt lên khi nhìn cuộc sốngcủa họ như vậy, nên họ phải biết chấp nhận và hy sinh

Nguyễn Ngọc Tư đã cho người đọc thấy rõ những bất công của cuộc sống đangdiễn ra này, chính những câu chuyện mang tính thời sự, gần gũi với nhịp sống hiện đại

đã làm cho tiểu thuyết bắt kịp với tình hình xã hội hiện nay Mặc dù là một tiểu thuyết

kể về cuộc du khảo sông Di của nhân vật Ân, Xu, Bối, nhưng đan cài vào đó lại là mộtthực trạng xã hội nóng hổi Những câu chuyện mà nhân vật chính kể đã tác động mạnh

mẽ đến tâm lý người đọc: “Bà Ánh ở Tây Nguyên mót cà phê bị chủ vườn thả chó cắn

xé đến chết Một người tên Ánh ở Hà Lam mắc chứng bệnh ái tử thi, đào lấy cốt chồngđắp thạch cao để ôm ấp bảy năm nay” [47;129] Ngay chính đến việc Nguyễn Ngọc Tưcho người đọc thấy được sự nhập nhằng của cuộc sống thực và ảo, người âm và dươngcũng đã cho người thấy một cuộc sống phi lý đang diễn ra Mọi thứ không được phânbiệt rạch ròi mà chỉ mang tính chất gợi ra một xã hội còn nhiều hư ảo Những đoạn vănmiêu tả người cõi âm về, giao tiếp, sinh hoạt và thậm chí đòi hỏi một đứa con cũngcho ta thấy một trật tự xã hội đang bị đảo lộn, không còn ranh giới cho người sống vàngười đã chết:

“… - Họ ở đâu mà về?

- Ở dưới

- Trời, sợ quá vậy Ngày nào họ cũng về hả chị?

- Đâu biết Tôi thi thoảng mới về nên không rõ Hồi trước tôi cũng sợ muốnchết, nhưng xuống dưới rồi mới biết họ cũng hiền queo thôi…” [47; 117] Hay: “Vềdưới một mình buồn lắm Cho chị một đứa con nhé! Chị sẽ dạy nó dạ dạ suốt ngày,

Trang 28

nghe chắc mê ly” [47; 119] Một cuộc sống mà người và ma không hề phân biệt: “Cậukhông kể với anh Bằng chuyện mình làm với chị Chất ở đụn rơm nát phía sau cái rào

đá ong” [47; 120] Chuyện gì thì không cần nói ai cũng hiểu, nhưng khó hiểu lại chính

là Ân lại đồng ý cho chị Chất, một người ở dưới một đứa con chỉ vì chị muốn có mộtđứa và Ân lại thấy chị giống chị San Phải chăng trật tự xã hội đang thay đổi làm chocon người cũng có những hành động kỳ lạ, không đúng với cuộc sống hiện nay

Với những hiểu biết và tài năng của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ ra trước mắtngười đọc một cuộc sống hết sức chân thực và mang tính thời sự Cảm quan về mộtcuộc sống phi lý đã được tác giả lồng vào trong nội dung tiểu thuyết, với cách viết sắcsảo, vừa nhẹ nhàng, vừa mạnh mẽ, Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy sự phẫn nộ cũng nhưcảm thông đối với các sự việc và số phận đang diễn ra trong cuộc sống này Việc chỉ ranhững phi lý còn tồn tại trong cuộc sống chính là việc chỉ ra chỗ yếu của xã hội, đónhư là một cách nhìn nhận vấn đề tích cực và hy vọng đóng góp cho một cuộc sốngkhác hơn của tác giả Nguyễn Ngọc Tư

2.1.2 Hiện thực gãy vỡ

Trong tiểu thuyết đầu tay của mình, phải công nhận là Nguyễn Ngọc Tư ghi

chép khá đầy đủ, nhiều mảng đề tài xã hội được dư luận nhắc đến hàng ngày: Đồngtính, bi kịch gia đình, bình đẳng giới, ngược đãi trẻ em, tôn giáo, tệ nạn xã hội (ma túy,buôn lậu, dân đào vàng, lâm tặc, mãi dâm, aids, dân giang hồ xử nhau…), suy đồi đạođức, ca sĩ hở hang, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đập thủy điện, lũ lụt, lạmphát lễ hội và tượng đài, chất lượng các chương trình truyền hình, blogger lề trái, báomạng lá cải…đến những chủ đề chính trị nhạy cảm cũng thấp thoáng như tranh chấpquyền lực, hòa hợp dân tộc, chủ quyền biển đảo, quan hệ quốc tế…và tất nhiên là phải

kể đến yếu tố sex

Trước tiên, hiện ra trước mắt người đọc chính là hình ảnh cuộc sống ven sông

Di từ hạ nguồn đến thượng nguồn mang những hình ảnh về một cuộc sống rất tráingược nhau: “Có cái gì đó hơi giống nhau ở cửa sông Di và những cửa sông mà cậutừng biết, là một bên sông có vẻ khá giả, sầm uất, bên kia thì hiu hắt, tách biệt, như ởmột trời khác, đời khác, dù bên này ới bên kia nghe” [47; 19] Cùng nằm kề trên mộtdòng sông, nhưng hai bên dòng đã có sự đối nghịch nhau: “Tối qua nhóm cậu ở lại cồncát hiu hắt đó, ngó cái thị trấn hào nhoáng bên kia hắt chút sáng sang” [47; 21 Hiệnthực cuộc sống hiện ra chân thật với những mảng màu tối sáng khác nhau, thể hiện

Trang 29

được một bức tranh cuộc sống nhiều màu sắc Có những vùng đất có khi lại không hềđược biết đến trên bản đồ Việt Nam như vùng đất Sô Ro, một vùng đất xa khuất, lặnglờ: “Cứ tưởng áp lực thông tin đã khiến báo giới bới móc trên từng milimét của cáidiện tích 331.211,6 km2 của đất nước rồi, giờ mới biết có đôi ba chỗ sót” [47; 110],hay những vùng đất được biết đến thì cũng không quan tâm đứng mức: “Nửa năm ở bờTây, nửa năm tránh sóng gió mạn Đông Báo chí đếm được có đến chục cái không ởnhững cái làng giăng giăng gần bờ này Không đất Không tiền Không chữ Khôngbiết đi về đâu Không biết chôn ở đâu Không thịt Không điện Không luật pháp…”[47; 224] Hiện thực hiện ra thật là tàn nhẫn, cuộc sống trái ngược nhau, không giống

như Sài Gòn mà Ân và những người bạn của mình đã từng sống.

Nhiều mảng đề tài nhạy cảm, tác giả không những không né tránh mà còn viết

rất thẳng thắn Tiểu thuyết Sông đã phản ánh được hơi thở của cuộc sống thực tại hiện

nay Muốn thực hiện được điều này bất kỳ người cầm bút nào phải có một điều kiệncần là sự dũng cảm: “…Hầu hết họ đều là thiêu thân tỉnh lẻ, cái cảm giác bất an đeođuổi, kiếm được bao nhiêu tiền ngồi đến chức gì cũng có cảm giác rồi Sài Gòn sẽ hấtcẳng họ đi…Ở đây chẳng có thứ gì chắc chắn hết, những hàng cây trăm năm tuổi bịbật gốc nằm chỏng gọng sau một đêm giông bão nhỏ ” [47; 85]

Ở những tác phẩm trước, Nguyễn Ngọc Tư cũng từng đề cập đến những phận

người trong chiến tranh nhưng câu thoại dưới đây có lẽ là “nỗi buồn chiến tranh” đáng buồn nhất: “…- Bọn ta mòn mỏi với binh lửa đến mức không còn sức dẫn

tù binh về Bắn mẹ chúng nó cho xong…” [47; 169]

Đặc biệt ở chương 16, đoạn nói về dân tộc Đào đang đứng trước thảm họa diệt vong vì bán con, bán nội tạng, gì gì cũng bán cho thương nhân Hoa Bắc Nhưng những

người Đào như Mí, mẹ Mí chỉ biết kida kida thảm thiết: “…Tiền đã được đặt cọc mộtnửa khi bé còn trong bụng mẹ nó – một đứa con gái chưa qua mười lăm tuổi…Ở đây mọi

sự diệt vong đều rất dễ giải thích Đã bán Đã bán Đã bán” [47; 182] Để rồi người đời lạiđặt lại câu hỏi: “Những đứa trẻ ngủ oặt trên tay những người ăn xin ngồi khắp Sài Gòn, cóphải đã đến từ thượng nguồn sông Di? Những đứa trẻ bị đày đọa trong những công xưởngchui, có phải cũng mang dòng máu của người Đào?” [47; 182]

Trong tiểu thuyết này, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng một hiện thực gãy vỡ, mộthiện thực không như nó vốn có làm cho cuộc sống hiện lên với những bất cập, mặt tráithật sự của nó Những mặt trái này đôi khi không được những tác giả khác nói đến hay

Trang 30

chỉ nói tránh chứ không đề cập một cách vừa nhẹ nhàng vừa thẳng thắn như NguyễnNgọc Tư Vấn đề về cuộc sống gia đình đã được đề cập sâu sắc với những mặt tiêu cựccủa nó Gia đình không còn đóng vai trò quan trọng là tế bào của xã hội, nơi nuôidưỡng tốt những chủ nhân đất nước, thay vào đó, gia đình lại hiện lên như một nơi đentối, một chốn khó đi về, bạo lực gia đình, các cá nhân không còn tình cảm với nhau,quan tâm nhau chỉ như trách nhiệm, gánh nặng của nhau Trong câu chuyện này, ngườiđọc dễ dàng hình dung ra gia đình Bối, Ân, Bí Đỏ, San…là những gia đình như thế.Bằng những lần Bí Đỏ (Phụng) nghe điện thoại từ gia đình, những câu trả lời nhậpnhằng đã cho người đọc hình dung ra một gia đình không còn là nơi chốn đi về củamột thành viên, càng không làm trọn nghĩa của hai từ gia đình trong thực tại: “Anhvẫn ở đây, ảnh nói ba mẹ lo sao không đi theo, gọi điện thoại vầy giúp ích được gìngoài chuyện biết được con cái còn thở hay không Sao lúc nào cũng để ra ngoài tầmtay rồi mới với” [47; 155]; Hay: “ - Đổ thêm tiền vô tài khoản thẻ cho con nhá Đi chơichứ đâu Chưa chán chưa về Không cho thì tôi xin bọn đàn ông vậy” [47; 195].

Ngoài ra, những tư liệu về vấn đề thời sự nóng bỏng đang diễn ra trong cuộcsống cũng được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng một cách thông minh, triệt để, góp phần lôi

cuốn người đọc, khẳng định tính chất hiện thực, thật, thời sự của tiểu thuyết Sông.

Những vấn đề về thiên tai: “Ở vài mái nhà sắp chìm lút, những cánh tay đen đúa thòkhỏi mớ ngói vẫy vẫy Trên cái đệm cao su rách rã trôi qua có một em bé chừng haituổi nằm như ngủ, nước săm sắp đến vành tai” [47; 211] Những lần chị Ánh hòa nhậpvào thực tế để viết bài cũng chứng minh cho một hiện thực bất cập đang diễn ra: “Ánhthích trà trộn vào thiên hạ sống nhiều đời sống khác Chị làm công nhân giày da để trảlời câu hỏi tại sao những đứa trẻ sơ sinh bị kiến ăn ở bãi rác gần khu công nghiệp ngàycàng nhiều, chị xin rửa chén trong nhà hàng chuyên thịt động vật có tên trong sách đỏ,

để chứng minh bọn ăn chúng phần lớn là quan chức” [47; 64] Thậm chí, tình mẫu tửthiêng liêng lâu nay cũng bị bỏ qua, con cái chịu tội vì lỗi lầm của cha mẹ: “Đứa convới mối tình đầu chị đã bỏ lại ở thùng rác một bác sĩ phụ sản huyện vì “anh là học trò,

đã kịp chuẩn bị gì đâu ”; Hay “đứa con với nhà thơ Hạc Trầm mà chị đã hủy hoạitrong một cơn ghen tuông, hay là đứa con với vài ba người đàn ông khác chị đã từngyêu hoặc không yêu, và chị đã bóp chết chúng bằng những viên thuốc tránh thai khẩncấp, những cuộc nạo vét sột soạt tê điếng…” [47; 73]

Trang 31

Ở đây, tình cảm con người bị coi nhẹ, thậm chí là không có Con người đã dần

vô cảm, sống lạnh nhạt, chỉ vì lợi ích cá nhân Phải chăng lời nói của chị San khi nóivới gã cháu bà chủ nhà trọ lại như đang nói với tất cả mọi người: “Nhìn anh tôi thấygiông giống con người, sao không cố tử tế thêm tí nữa để thành người” [47; 178].Cuộc sống càng thay đổi, càng hiện đại thì tình người lại càng bị coi nhẹ, nó chỉ nhưmột thứ tình cảm để trao đổi, mua bán, có khi là chỉ để lợi dụng nhau, sống rất cánhân: “Có lần ẩn mưa ở một quán cháo cá ven đường, bọn cậu chứng kiến đứa nhỏ bịchủ nó tát tươm máu bằng một mảnh vỏ sầu riêng, bị bắt quỳ dưới trời mưa, Xu xỉarăng lách tách tỉnh như không Lần khác một bà còng lưng bị xe khách đẩy xuống mộtquãng đường vắng vì luôn miệng ca cẩm xe chạy chậm, cậu ước Xu đấm văng vài cáirăng của gã lơ xe bất nhân kia, nhưng anh ta chỉ huýt sáo mắt lim dim” [47; 111] Phảichăng trật tự xã hội đã thay đổi, tình cảm đồng loại không còn được đề cao và mangnhững giá trị tốt đẹp như nó vốn có

Với cách viết miêu tả hiện thực nhưng lại được xử lý theo kiểu “hư ảo” như ở

tiểu thuyết Sông, có lẽ tác phẩm sẽ không làm mất lòng ai ngoài đời nhưng sẽ khiến

người đọc phải suy ngẫm Hành trình đi tìm lại con người thật của Ân, khao khát hạnhphúc của Xu, sự nổi loạn của San, vẻ buông xuôi của Tú và niềm riêng của biết baonhiêu con người trong tác phẩm cũng có thể là của chung cho những thân phận ngườitrong thế giới hôm nay Đó như là một cái gương phản chiếu đời sống thật, để khi mỗingười nhìn vào đó sẽ hình dung ra một phần con người mình như thế nào

2.2 Cảm quan về con người

2.2.1 Con người cô đơn

“Cái tôi là gì? Bằng cách nào nắm bắt được cái tôi? Đấy là một trong những câuhỏi cơ bản trên đó tiểu thuyết được hình thành với tư cách là tiểu thuyết” (Kundera).Khi con người ngày càng ý thức và khao khát tìm kiếm chính mình, những tiếng vọng

về bản thể trong tiểu thuyết lại âm vang hơn bao giờ hết Sông của Nguyễn Ngọc Tư

cũng hướng đến việc truy tìm bản thể, nhưng nghịch lý thay, đó là hành trình khámphá, nắm bắt cái tôi đầy trăn trở, giằng xé Nhân vật vừa muốn khẳng định mình, vừahoài nghi chính mình

Trong tiểu thuyết, những nhân vật như Ân, Bối, Xu, San, Ánh, Bí Đỏ là nhữngnhân vật cô đơn, họ cô đơn trong chính mình, trong chính con đường mà mình đi Nỗi

cô đơn ấy kéo dài triền miên suốt cả hành trình dài của cuộc đời, không chỉ cái cô đơn

Trang 32

bản thể trong tâm hồn mỗi cá nhân, mà ngay cả khi nhập mình vào biển người mênhmông họ cũng cô độc Xu, một trẻ mồ côi, vì mưu sinh đã sớm lăn lộn vào đời Anhluôn phân vân về cội nguồn, về dân tộc Thậm chí anh còn băn khoăn ngay cả giới tính

của mình Có lẽ anh đã giết Bối vì ghen Những lời nói của nhân vật Xu cho thấy nhân

vật đang rất băn khoăn về chính mình, nhân vật cô đơn, luôn tìm câu trả lời cho câuhỏi: Tôi là ai?

“…Xu cũng giải thích cái sự không nhìn vào bạn đồng hành vì anh có thói quenngắm nghía cảnh vật hai bên đường

- Biết đâu tôi được đẻ ra ở đó

Xu nói Đó là lúc cậu thấy Xu cũng giống mình, đương đầu với một vài câu hỏikhó Anh ta không biết mình đến từ đâu” [47; 52]; “…Căng thẳng làm mồ hôi đọnggiọt trên cái nhân trung mà sách tử vi chợ đen bảo ai có nó rất hiếu thảo Anh ta đãcười: “Tôi không kiểm chứng được vì tôi chẳng biết phải hiếu thảo với ai”” [47; 222]

Sống trong một thế giới phức tạp, ảo giác, hoài nghi, kiếm tìm, thế giới củanhững con người cô đơn luôn trăn trở về bản thân, những ám ảnh, hoảng loạn về tinhthần Họ chật vật, loay hoay với các câu hỏi về bản thân, cuộc đời, sự sinh tồn, ý nghĩacuộc sống mà họ đang sống Đến nhân vật cậu - Ân cũng luôn thấy mình cô đơn, thấymình cô độc trong chính mình, đôi khi cậu nhận ra cuộc sống là một chuỗi dài nhữngcâu hỏi: “Thứ mà người ta gọi là cuối cùng chưa chắc đã cuối cùng Hơi sức đâu!” [47;225] Cậu luôn hoài nghi về chính mình và cuộc đời, nó ám ảnh cậu, thúc dục cậu phảitìm câu trả lời Trong gia đình, trong xã hội, trong chính những con người mà cậu tiếpxúc hằng ngày cũng không khá hơn là mấy, cô đơn vẫn cứ ây quanh, bao bọc lấy cậu

Từ nhỏ, cậu đã sống thiếu hơi ấm của đủ cả cha lẫn mẹ, thiếu sự đùm bọc, yêu mếncủa người thân nên cậu luôn cảm thấy mình không như người ta, luôn thấy mình làgánh nặng của người khác: “Bà từ bỏ cuộc đời mình cho cuộc đời kẻ khác, cho đếnmột hôm bị phản bội Cậu bỗng hiểu cái điều mà cả thời thơ ấu không bao giờ hiểuđược, rằng bà ngoại cậu đã thất vọng đến chừng nào, về sự có mặt của cậu ở giữa đờinày Nhận thức không chỉ đến từ cái chết của bà, mà gom góp bởi nhiều chi tiết khác”[47; 152] Cậu thấy cuộc sống của mình rất tẻ nhạt, luôn thấy mình lạc lõng, cậu chỉnghĩ cậu sống vì: “Cậu nghe người bở ra bởi ý nghĩ, mình sống đây là vay mẹ mộtmón nợ Và sống đây để trả món nợ ấy” [47; 163] Cậu sống hoàn toàn vì người khác,chính tâm trạng này thể hiện nhân vật đang rất cô đơn Dù đang sống trong một gia

Trang 33

đình không quá hạnh phúc, song cũng đã có sự yêu thương của mẹ, có sự quan tâm củamọi người, nhưng Ân luôn cảm thấy đơn độc, thấy mình sống một cuộc sống rất tẻnhạt: “Tự dưng nghĩ mẹ không có thói quen lắng nghe cậu nói Việc lắng nghe, là củacậu Việc nhận kỳ vọng và yêu thương, là của cậu” [47; 134] Đôi khi, Ân thấy đứnggiữa đồng loại mà như đứng ở chốn không người: “Mắt cậu vẫn dõi theo nhóm quý bàbày biện bánh trái ra khấu đầu khấn vái Bỗng dưng thấy hơi cô đơn, đồng – loại đúng

là chẳng ích gì” [47; 85] Chính sự cô đơn trong bản thể và biển người đã làm cho Ân

quyết định đi để quên, đi để tìm lại chính mình

Không chỉ có Ân mà các nhận vật khác trong tiểu thuyết cũng chung một tâmtrạng cô đơn đến tột độ Họ là những con người mang bản chất thiện nhưng lại lạc loàigiữa một xã hội phức tạp như hiện nay Xuất phát từ bi kịch cá nhân trên hành trìnhtìm kiếm giá trị đích thực của cuộc sống, các nhân vật luôn bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn,hoài nghi, xa lánh của mọi người Nhân vật Bí Đỏ (Phụng) cũng không ngoại lệ Từkhi trở lại cuộc sống thực của bản thân sau khi đã thoát ra khỏi lớp vỏ bọc của ngườianh trai, Bí Đỏ loay hoay với cuộc sống phức tạp này và nỗi khao khát tìm lại chínhbản thân Bí Đỏ đã có cảm giác bị cô lập, chồng chềnh khi trở lại cuộc sống của riêng

cô, cô đã vấp ngã: “Cô gái gặp nhiều vấn đề khi trở lại với cuộc đời của chính mình.Trực giác cùn lụt, không nhận biết được những dấu hiệu, Phụng hay gây rắc rối” [47;192] Bí Đỏ đã rất khó khăn trong cuộc sống của cô, những thứ quen thuộc của mọi ngườilại trở thành lạ lẫm với một cô gái như Bí Đỏ Cô như một đứa trẻ mẹ mới sinh ra lần thứhai, cô phải học lại tất cả những kỹ năng của một con người trong cái xã hội phức tạp, đầykhó khăn này Ở đó, Bí Đỏ như một kẻ lạc loài, một con người cô đơn thật sự trong đồngloại và bản thân mình, nhưng rồi Bí Đỏ cũng tìm được một chỗ dựa đó là Xu, mối quan hệ

đó giúp Bí Đỏ trở lại với cuộc sống của cô, tìm lại là chính mình

Trong tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư còn khắc họa nhân vật chị San, một nhânvật cũng sống cô đơn trong chính gia đình mình Mẹ mất khi sinh chị, cha thì khôngquan tâm, chỉ có người anh trai Sáu Thế là chăm sóc chị Nhưng rồi Sáu Thế cũngtrưởng thành, có cuộc sống riêng,hai anh em “cứ xa xôi dần” rồi chị San mất đi chỗdựa tinh thần Chị San đã cô đơn đến nỗi: “Lần trốn gần nhất, anh đã tìm thấy cô emgái nằm dưới gầm giường, cạnh ổ chó Con Vện cào đất thành một lõm tròn bằng vànhthúng, thả bầy con bò lổn nhổn – Thấy con Vện ngồi liếm lông cho bầy con nó mà chịước gì mình biến thành chó phứt cho rồi” [47; 204]; Hay: “Con người cũng có khi

Trang 34

đánh mất quyền năng an ủi đồng loại” [47; 201] Nỗi cô đơn đã làm cho nhân vật thấylạc lõng, chị đã chọn cho mình một giấc ngủ dài, ngủ để quên, để trốn tránh thực tại này.

Tác phẩm không chỉ đơn giản nói về cuộc du khảo sông Di, mà nó còn đề cậpđến nỗi cô đơn bất tận của con người Ở đây, việc lên án sự thiếu trách nhiệm, quan tâmcủa những bậc làm cha, làm mẹ đối với con cái của mình Người lớn có quyền làm những

gì mình thích thì tại sao con cái lại không? Người lớn chỉ biết làm cho nhau đau khổ để rồi

kẻ hứng chịu cái tàn dư nặng nề của nó lại là những tâm hồn bé nhỏ của con cái, hìnhthành nên tâm hồn khô khan, lạnh lùng sau này của chúng

Rõ ràng đọc văn của Nguyễn Ngọc Tư người đọc luôn thấy một nỗi buồn, mộtnỗi cô đơn bao phủ Các nhân vật của chị, cho đến cuối đời mình vẫn sống trong nỗi

cô đơn ấy Có người đợi chờ một cuộc sống mới trong hy vọng không bao giờ lụi tắt,

có người lại dừng lại, tạm biệt cuộc đời, tạm biệt nỗi cô đơn bằng cái chết…Trong tiểu

thuyết môtip tạm gọi là chạy trốn – tìm về, ở đây, không có gì mới Câu hỏi ta là ai?.

Cái gì làm nên ta? hình như chưa bao giờ thôi nhức nhối trong con người hiện đại Mỗi

cá thể con người phải đấu tranh để thích nghi, đấu tranh với cái trong mình để thíchnghi với cái ngoài mình, gọt đi cái bản thể tự nhiên của mình cho vừa với cái vai xãhội mình đang đóng Con người càng trong xã hội hiện đại càng cảm thấy mình bơ vơ,mang tâm thức lạc loài Họ không thể hòa hợp được với thế giới xung quanh, họ hoàinghi với những gì đã và đang diễn ra, khủng hoảng cả niềm tin và đức tin

Có thể thấy: “…Cô đơn luôn là một nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất củacon người Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm thấy rõ niềm cô đơn mà khôngthấy sự bi quan tuyệt vọng Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn Họ chấp nhận bởi

họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên, làmngười Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cáiThiện.” [30]

2.2.2 Con người nổi loạn

Sông là cuốn tiểu thuyết mới lạ về hình thức và nội dung của Nguyễn Ngọc Tư.

Nguyễn Ngọc Tư không chỉ đề cập đến những con người luôn nổi loạn trong mối quan

hệ đồng tính mà còn xây dựng nổi bật và thành công những con người nổi loạn trongnhững suy nghĩ và hành động của mình Từ những suy nghĩ và hành động nhỏ tới lớncủa họ đều mang tính chất điên loạn hay được coi là khác người Nhưng những hànhđộng đó tất yếu có nguyên nhân của nó

Trang 35

Trong tiểu thuyết Sông, chính chuyến du khảo sông Di của Ân cùng Xu và Bối,

hai người bạn đồng hành mà Ân đã chọn cũng đã cho người đọc thấy sự nổi loạn củacác nhân vật Mặc dù mỗi người đều có một lý do riêng cho chuyến hành trình củamình Đối với Ân thì cậu đi để quên, quên đi quá khứ, cuộc sống hiện tại và đặc biệt làquên Tú, người tình đồng tính của mình: “…Nhưng quan trọng gì, miễn là có thêm

mục đích cho cuộc đi Ngoài đi để quên” [47; 67] Ân nghĩ rằng mọi thứ có thể quên đi

khi rời xa nó, tạm quên nó và làm quen với một môi trường khác thay thế nó Song Ân

đã nhầm, càng đi thì Ân càng nhớ, từ những việc đã qua, những người thân, bạn bè cứhiện ra trong mọi suy nghĩ của Ân, và đôi khi chính Ân cũng đã tự hoài nghi vềchuyến đi của mình: “Còn mình thì không biết tìm gì ở cái xứ cò gáy này “Quên”không phải ở trước mặt, bằng chứng là cậu vẫn nhớ Tú Ánh thì cậu không tự tin còn

nhận ra nếu gặp, chẳng có căn cớ gì cho thấy chị còn lảng vảng sông Di” [47; 111].

Ân đi để quên, do đó ở rốn Túi, Ân đã chọn cách rút cái cuộn cao su bịt lỗ dò,làm cho Ân, Xu, Bí đỏ sẽ bị nhấn chìm ở sông Di Ân đã hành động dứt khoát, khôngsuy nghĩ nhiều: “Cậu chỉ hơi nấn ná không biết có nên nói Xu biết cậu tiếp tục đi là vì

Xu, rằng bỏ lại một người bạn ở dọc đường là bất nhẫn Và giờ cậu nhấn chìm chiếcthuyền này Mình cũng không ưa bị phản bội” [47; 225] Hành động đó là tự giết mình

và mọi người, trong số họ sẽ có người sống hoặc là chết hết, nhưng Ân vẫn lựa chọnnhư vậy để nhằm một mục đích duy nhất là cậu không ưa bị phản bội Cậu muốn kếtthúc chuyến hành trình và cũng là kết thúc cuộc đời mình ở ngay tại rốn Túi, tại dòngsông mà cậu du khảo, và tại nơi có Xu, người quan trọng với cậu ngay lúc này

Cũng như Ân, Bối và Xu cũng tham gia chuyến đi vì một lý do rất đơn giản là:

“Cả Bối và Xu đều bảo đi đâu không quan trọng, miễn là được đi, khi cậu nhắc lạicuộc này cũng gió bụi, xương xẩu Ăn ở tùy nghi có khi phải nằm bụi nằm bờ Họ cườitụi này lạ gì, dân chơi thứ thiệt mà” [47; 10] Ở đây, chúng ta thấy rõ một điều là họchỉ mong được đi chứ không hề quan tâm chuyến đi đó sẽ như thế nào Chỉ có một vàimục đích riêng là: “Bối nói đi cho bớt buồn chán, mùa này lang thang sẽ săn được rấtnhiều giông gió” Xu thì đi để: “Thực hiện đơn đặt hàng một bộ lịch cũng hơi lạ: Hoadại” [47; 10] Hẳn mỗi người đều có một mục đích riêng cho chuyến đi, nhưng ta thấy

họ đi là để trốn tránh, quên đi thực tại, đi để trả lời những câu hỏi của bản thân mình

Xu sinh ra là một đứa trẻ mồ côi, sống tự lập từ nhỏ, do đó tính cách và hành động của

Xu cũng rất khác Xu ít nói, ít giao tiếp, mắt thường nhìn xa xăm, ít can dự vào chuyện

Trang 36

xung quanh và đặc biệt là Xu nhìn rất côn đồ với những chiến tích trên cơ thể Xu cóthể phân biệt rõ máu người và máu vật, khi được hỏi, Xu trả lời tỉnh bơ: “Xu cười, tôichơi với máu lâu rồi, thuộc lòng mùi vị, màu sắc nó” [ 47; 20] Có khi đang thấy Xuhiền lành xước mía th́ lúc đó cũng không thể hiểu được con người thật của Xu:

“Nhưng cả khi đó cậu cũng không nắm bắt được con người ấy, giống như cây dao bấm

mà anh ta thường tỉ mẫn vuốt nhỏ cây tăm xỉa răng, chỉ vài giây sau đó nó cắm phậpvào vai con chó sủa dai làm con vật đau đớn bỏ chạy” [47; 79] Một con người khôngrành về gì lại rất rành về phân biệt máu người, thích làm đau vật khác, đó có phải là domột phần quá khứ đã làm cho con người Xu trở thành như thế?

Ngược lại với Xu, Bối lại có tính cách trái ngược, thân thiện và hòa đồng hơn.Nhưng cũng như Xu, Bối cũng có những hành động khác lạ, đôi khi là dị biệt khi:

“Bối có vẻ nhẹ nhõm hơn, khi anh ta chỉ suy tư xem không biết sắp tới làm gì cho đỡchán Câu hỏi ấy hay bộc phát ra những trò nghịch dại, có khi Bối lặn lâu khiến cậuđịnh nhào xuống đáy sông cứu”; Hay: “Có khi Bối chọc tổ ong vò vẽ làm cả bọn chạy

trốn hết” [47; 53] Đó là những suy nghĩ và hành động mang tính chất rất hồn nhiên,

không chủ ý, bộc phát, tất cả cũng vì muốn sự quan tâm của người khác đến mình.Chính mơ ước của Bối chúng ta cũng đã thấy khác mọi người: “Bối vẫn thường ao ướcmột vòi rồng mang anh ta đi Một hành trình đầy ngẫu hứng” [47; 44] Từ nhỏ, Bối đãsống trong một gia đình mà mọi thành viên không hề quan tâm đến nhau, mỗi người chỉtập trung cho cuộc sống, công việc riêng của mình Nhiều khi, xuất phát từ tâm trạngmuốn có người quan tâm, yêu quý, xóa bỏ cái cảnh giả tạo trong gia đình mà Bối đã: “Tôikhoái kịch tính, nên khoái tự tạo kịch tính cho mình Hồi nhỏ nổi hứng cắt tay cho chảymáu chơi, coi cả nhà rộn lên cũng sướng Hay là cứ biến mất coi ai là người tìm mình đầutiên” [47; 80] Phải chăng đam mê chụp lại những cơn vần vũ của trời cũng là do khoáikịch tính của Bối tạo nên

Hay đến nhân vật San, một con người lì lợm cũng nổi loạn trong suy nghĩ vàhành động của mình Chính hành động tự chọn cho mình một cái chết để quên, chính

sự cô đơn: “Không biết thức có nghĩa là nhớ Nỗi bơ vơ khi người anh trai bỏ lơ

Những người tình bạc bẽo” [47; 220] đã khiến chị San thành một con người sống hờ

hững, chọn một giấc ngủ dài để có thể quên đi tất cả mọi thứ xung quanh

Thoạt nhìn, ta thấy những suy nghĩ và hành động của các nhân vật không mangnội dung, tư tưởng Nhưng thật ra, điều đó là những hành động, suy nghĩ mang tính

Trang 37

chất lôi kéo, muốn được mọi người quan tâm, chú ý hoặc là muốn tự vệ cho bản thân

mà thôi Tất cả để khẳng định cho nguyên nhân sâu xa là do những ám ảnh tuổi thơ,quá khứ đã tác động mạnh mẽ lớn như thế nào đến nhân cách cũng như hành động củacác nhân vật sau này Đó là bài học trong việc giáo dục, hình thành môi trường mạnh

mẽ cho một nhân cách con người nếu muốn người đó đi đúng hướng, sống lành mạnhtrong cuộc sống này

Vấn đề tình dục trong tiểu thuyết mặc dù không được Nguyễn Ngọc Tư đề cậpmột cách công khai trắng trợn nhưng chỉ bằng những nét vẽ ở một vài nhân vật cũng thấyđược con người nổi loạn trong tình dục ra sao Nhân vật San là một nhân vật nổi loạn, đặcbiệt là với vấn đề tình dục Chị là một người phụ nữ cứng rắn, mạnh mẽ khó bị bắt nạt nênviệc chị có quan hệ với nhiều người đàn ông là chuyện bình thường, chị có thể quan hệ đểrồi hậu quả là những cái thai lại được chị bỏ đi không thương tiếc, chỉ có ám ảnh vềnhững tiếng kêu “mẹ ơi” làm chị mất ngủ mà thôi

Những nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư đều có những tâm trạngriêng, song điểm chung giữa họ là đều mang suy nghĩ nổi loạn Nhân vật Bối cũng tự ýthức được việc mình quan hệ lung tung với nhiều phụ nữ là không tốt nhưng chán nênvậy: “Chẳng hay ho gì khi mình là cái thằng vác dái đi vọc lung tung Không phải làkhông muốn lâu dài, nhưng được chừng vài tháng tự dưng thấy oải” [47; 58] Bằng tàinăng của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã cho người đọc thấy những con người nổi loạn nhưthế nào, với việc lấy tình dục ra làm phương thức thỏa mãn bản thân, những con người ấytrở nên vô cảm với những người xung quanh, xem đó như là một phương tiện hữu hiệu đểgóp phần giúp bản thân họ vượt qua khó khăn và khống chế cảm xúc của mình

Tình dục là khái niệm dành cho con người với hai giới tính khác nhau, nhưng

trong tiểu thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư lại hướng đến mối quan hệ của những con

người cùng giới tính, đã có những trải nghiệm thân xác Nguyễn Ngọc Tư đã viếtnhững đoạn văn rất trần trụi phơi bày sự thật về những con người thuộc thế giới thứ bavới nhiều ẩn ức dục tình

Lần đầu tiên Nguyễn Ngọc Tư viết về người đồng tính Lại càng phức tạp hơnkhi nhân vật vẫn thích phụ nữ cùng lúc yêu đàn ông Chị miêu tả người đồng tính hoàntoàn bằng xung đột tâm lý không hề có cảnh nóng hay ham muốn nhục dục Lý do đưangười đồng tính vào trang viết bởi họ đang ngày đêm đấu tranh giữa tình cảm với lýtrí, với cả những định kiến gay gắt của xã hội Hơn thế, họ cũng có những mối quan

Trang 38

tâm về xã hội, con người như bao người khác Nhà văn muốn đi tìm những tâm tư, uẩn

ức và khao khát sống đúng với bản chất trong rất con người Không phê phán nhữngtrang văn có yếu tố sex của đồng nghiệp, bởi Nguyễn Ngọc Tư cho rằng: “Mỗi người

có góc độ riêng, ý tưởng riêng tôi không thể đứng trên phương diện đồng nghiệp mà

đánh giá, phán xét” Do đó, trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng

nhân vật đồng tính đã nổi bật lên theo một cách riêng của chị, người đọc có thể cảmnhận được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người đồng tính Đồng thời, với việc

sử dụng nhân vật chính là nhân vật đồng tính, kể câu chuyện du khảo sông Di mà cũng

là du khảo chính mình đã làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn và có sức lôi cuốn riêng

Trong tiểu thuyết, Nguyễn Ngọc Tư đã xây Ân – nhân vật chính có mối quan hệvới Tú, một người tình đồng giới của mình Hai người đã có một mối quan hệ tình cảm

mà cuộc sống hiện tại không chấp nhận, và mối quan hệ với Tú đã giúp Ân vượt quanhững khó khăn trong cuộc sống Ân luôn xem Tú là thứ quan trọng nhất, niềm vuicủa Ân: “Cậu thường hăm hở bỏ lại những cuộc vui chỉ vì Tú than đau răng, mỏi vai.Việc cho Tú thấy Tú quan trọng với mình còn quan trọng hơn những thứ quan trọng

khác Hít hà người Tú thích thú hơn mọi cuộc vui nào” [47; 107] Mặc dù Nguyễn

Ngọc Tư không đi sâu vào miêu tả quan hệ tình dục của hai nhân vật này, nhưng đôikhi chỉ bằng những chi tiết cũng đã giúp người đọc hình dung ra điều đó: “Giữa nhữngcâu chuyện rôm rả gần như suốt đêm, là bàn tay day diết miết vào giữa hai đùi cậu, và

ở quãng đường không có ánh đèn hắt vào xe, Tú lén lút thả lưỡi vào miệng cậu Đầulưỡi Tú nhọn, mỗi lần vậy cậu lại cảm giác có một giọt lưỡi rơi vào cổ họng mình.Ngọt lừ Vội vã nhưng vẫn thích vì cái cảm giác vụng trộm Ăn vụng thường ngon”[47; 123] Hay đến khi làm tình với Tú lần đầu, Ân lại tự thấy trách mình vì sao lạikhông yêu những người phụ nữ khác được giống như Tú, đó phải chăng vì Ân là mộtngười thuộc giới thứ ba

Những trang viết về tình yêu đồng tính của nhân vật chính cậu Ân Đình Ân

-Thái Đình Ân với Tú là những trang viết đẹp Nhân vật Tú không có mặt trong chuyến du hành lang thang theo dòng sông Di nhưng những hồi ức tình yêu của hai người trong những lúc gần gũi và những tin nhắn “vói” theo của Tú lại được tác giả mô tả cho thấy

đây là một mối tình đẹp, hay có thể nói khác là “bình thường” so với các mối tình đã tồntại trên thế gian này Cũng quan tâm, yêu thương, giận hờn, trách móc, nhớ nhung…

Trang 39

Lý do để Ân ra đi một phần vì người yêu lấy vợ để rồi cuối cùng tự trầm mình

ở rốn Túi (một hồ nước rộng mênh mông ở thượng nguồn sông Di, nơi chưa từng có

người phụ nữ nào còn sống để bơi vào bờ Đơn giản vì họ không đủ sức).Chắc Ân cũng sẽ chết bởi ai cũng khát khao được là chính mình – một người phụ nữthật sự

Ân luôn ý thức được việc mình là một người ở giới thứ ba, mình thuộc loạingười như thế nào trong xã hội này Do đó trong cách ứng xử, giao tiếp với xungquanh Ân rất biết cách dấu mình, hay nói chính xác hơn là muốn mình là một ngườibình thường như bao người khác Ân nhạy cảm với những câu nói, hành động vớinhững nguời như cậu, bắt đầu hình thành những thói quen mà Ân gọi là dấu hiệu:

“Cậu biết đám đông nào dè bỉu mình, đám đông nào thông cảm để điều chỉnh chođúng hành vi, ánh mắt, nhất là khi đi cùng với Tú Khi nào tình cảm được quyền hiệnlên mặt, khi nòa giả bộ lạnh lùng, phớt tỉnh Cậu đọc dấu hiệu giỏi đến mức trực giácđược khá nhiều trường hợp người tốt xấu” [47; 209]

Nguyễn Ngọc Tư đã tiếp cận vấn đề đồng tính về mặt tinh thần, về nội tâm conngười, về những suy nghĩ và dằn vặt của nhân vật chứ không hoàn toàn khai thácnhững gì thuộc về thân xác và nhục cảm Nhân vật luôn có những cảm xúc lo âu, trốntránh sợ người khác biết mình thật sự là người như thế nào Cậu sống trong một vỏ bọc

do mình ngụy trang ra, khi đứng giữa đồng loại cậu cũng vẫn phải như thế, phải chăngcậu sợ hay chính như tự cậu giải thích: “Cái gì đã giúp mình không phơi bày bản thân,bộc lộ thiên tính như nhóm người kia, cậu tự hỏi Kỳ vọng của mẹ, thoáng nhăn mặtcủa người đời hay những cuốn sách mà cậu đã gặm trong các thư viện từ hồi nhỏ? Cậukhông biết, chỉ là những cươn khát thèm váy áo chưa bao giờ đủ mạnh để làm lý trícậu tê dại Bản chất con người cậu nằm sâu ở bên trong không cần níu vào giày caogót đỏ, son đỏ, váy đỏ” [47; 82] Khi đã rời xa Tú, đôi lúc Ân cũng đã có những lúcnao lòng, trỗi dậy bản chất khi ở cạnh Xu và Bối, nhưng cậu vẫn kiềm chế, luôn làchính mình, không đi quá giới hạn của mình Ân biết cách che đậy, biết mình là aitrong cuộc sống xô bồ này

2.2.3 Con người dấn thân

Tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện về những mảng đời,

những số phận con người trong cuộc sống Cái thực tại trở nên phức tạp và khó nắmbắt hơn bao giờ hết đã đẩy con người đến sự hoài nghi chính mình, hoài nghi xã hội Ở

Trang 40

đó, con người luôn muốn khẳng định mình, muốn làm những việc để biết mình còn tồntại, còn có giá trị và tìm thấy con người thật của bản thân Từ sự giằng co trong tiềmthức, con người quyết định phải thể hiện mình trong cuộc sống Nguyễn Ngọc Tư đã đisâu vào cõi tâm linh thầm kín nhất, vào tận tiềm thức, vô thức, mở rộng đến cõi mênhmông nhân tính để khai thác khao khát này, góp phần thể hiện những nhân vật đa cảmtrong tiểu thuyết.

Trước tiên, các nhân vật luôn khao khát là chính mình, sống thật với bản thânmình Trong câu chuyện, nhân vật chính Ân luôn muốn sống thật là mình, sống thậtvới thiên tính một người phụ nữ trong vẻ ngoài một người đàn ông Khao khát này rấtmãnh liệt, đôi khi nó thôi thúc Ân vứt bỏ để dành lấy, nhưng Ân đã kìm nén đượcnhững bản năng đó Cậu luôn dằn vặt với câu hỏi: cái gì đã giúp mình không phơi bàybản thân, bộc lộ thiên tính khi mà khao khát đó luôn chực muốn trào ra và khống chếcậu Nhiều khi: “Giọng cậu hơi run vì thèm muốn điên rồ đã kiểm soát được Xu sẽ sợhãi, phải, anh ta không có dấu hiệu gì là người - giống - như - mình” [47; 128] Chínhnhững lúc như thế, khao khát thể hiện mình, sống đúng là mình trong con người Ânlên tới đỉnh điểm Chính cuộc hành trình du khảo sông Di là một chặng đường giúp Ânkhẳng định chính mình Nhưng có lẽ số phận của nhân vật chính Ân sau cùng mới đểlại nhiều day dứt nhất Phía cuối hành trình, cậu cũng biến mất giữa dòng sông như thểchưa từng hiện hữu Một cuộc tìm lại hình hài khắc nghiệt khi cậu không có quyềnthay đổi giới tính, không có quyền lựa chọn hạnh phúc và nhen nhóm trong trái timyêu thương ấy là sự ghen tị, ích kỷ cũng nằm ở đỉnh điểm không thể tách rời Sôngchứng kiến tất cả và cũng cuốn đi tất cả

Các nhân vật rất khó khăn khi phải sống một cuộc sống không là chính mình,không được làm những gì mình thích, một cuộc sống giả tạo giữa mọi người Chính áplực bản thân cùng với những nỗi đau, ám ảnh về những sự việc đã qua khiến các nhânvật khao khát được một lần là chính mình Nhân vật Tú cũng có khao khát đó, dù đãchiều lòng gia đình đi lấy vợ nhưng con người thật trong Tú không chịu ngồi yên Túchấp nhận vứt bỏ gia đình, vợ con để có thể dành lại Ân lại gần mình: “Thật ra Tú đãnhắn, “Tú ớn ói việc phải sống như con người khác Ân giúp Tú nhận lại chính mìnhđi” ” [47; 191] Bản năng con người luôn là một sức mạnh mạnh mẽ, nó làm cho conngười phải sống thật với chính mình Với việc miêu tả nội tâm nhân vật một cách sâusắc, những dằn vặt, ước muốn cũng như những suy nghĩ, hành động của các nhân vật

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà An (20/09/2012), “Độc giả đón nhận “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư”, http://vietpress.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Độc giả đón nhận “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư”
2. Tâm An (2009), “Nguyễn Ngọc Tư của những cơn gió lẻ”, http://tuanvietnam.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyễn Ngọc Tư của những cơn gió lẻ”
Tác giả: Tâm An
Năm: 2009
3. Hạ Anh (19/11/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư quen mà lạ”, báo Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư quen mà lạ”
4. Lại Nguyên Ân (1918), 150 thuật ngữ văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1918
5. M. Bakhtin (1999), “Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực”, Tạp chí Văn học, Số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiểu thuyết giáo dục và ý nghĩa của nó trong lịch sử chủ nghĩa hiện thực”
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1999
6. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
7. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2008), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Tác giả: Nguyễn Thành Ngọc Bảo
Năm: 2008
8. Lê Huy Bắc (2013), Văn học hậu hiện đại - lí thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại - lí thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2013
9. Phan Quý Bích (12/11/2006), “Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”, báo Văn nghệ trẻ, số 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”
10. Lê Phú Cường (4/11/2005), “Đọc tạp văn Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư”, thời báo Kinh tế Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đọc tạp văn Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư”
11. Võ Đắc Danh (2008), “Nguyễn Ngọc Tư – Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường”, Người đô thị, số 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyễn Ngọc Tư – Tôi như kẻ đẽo cày giữa đường”
Tác giả: Võ Đắc Danh
Năm: 2008
12. Kim Dung (19/09/2012), “ Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đưa “đồng tính” vào tiểu thuyết đầu tay”, http://vov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đưa “đồng tính” vào tiểu thuyết đầu tay”
13. Trần Thị Dung (2010), Đặc sắc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận, Khóa luận tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc sắc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận
Tác giả: Trần Thị Dung
Năm: 2010
14. Cao Việt Dũng (30/09/2012), “Nguyễn Ngọc Tư: “Sông” và những cuộc bỏ đi”, báo Thể thao và văn hóa, http://thethaovanhoa.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyễn Ngọc Tư: “Sông” và những cuộc bỏ đi”
15. Trần Hữu Dũng (2006), “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”, http://ngườiviễnxứ.vieetnam.net.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”
Tác giả: Trần Hữu Dũng
Năm: 2006
16. Hà Minh Đức (2008), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
17. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1)
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1974
18. Phan Cự Đệ (1975), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 2), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 2)
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1975
19. Phong Điệp (2005), “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi viết trong nỗi im lặng”, báo Văn nghệ trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi viết trong nỗi im lặng”
Tác giả: Phong Điệp
Năm: 2005
20. Nhiều tác giả (2008), Ngữ văn 12 nâng cao – tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12 nâng cao – tập 1
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w