1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry

102 2,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 667 KB

Nội dung

Bạn có thể tìm thấy trong văn chương O’Henry những tội phạm, thế giới của người vô gia cư, cuộc sống phiêu lưu của những kẻ cao bồi hay dòng người đi tìm vàng cho đến cuộc sống giàu sang

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Dương Thị Ánh Tuyết người đã hướng dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.

Xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ

và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.

Do điều kiện về thời gian và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận này còn một số khiếm khuyết chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy Cô và bạn bè.

Đồng Hới, tháng 6 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Xanh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn của T.S Dương Thị Ánh Tuyết Các tài liệu, những nhận định làtrung thực

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này Đồng Hới, tháng 6 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Xanh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3

2.1 Các lời giới thiệu tập truyện, các giáo trình, công trình tổng quát 3

2.2 Các công trình nghiên cứu chuyên sâu: 3

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

3.1 Đối tượng 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

5 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN 3

6 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN 3

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học 3

1.1.1 Nhân vật – hình thức thể hiện con người trong văn học 3

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người 3

1.2 Hình tượng nhân vật nữ 3

1.3 Cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật của tác giả O’Henry 3

1.3.1 Tuổi thơ và gia đình 3

1.3.2 Đỉnh cao của sự nghiệp 3

1.4 O’Henry – nhà văn bậc thầy của truyện ngắn cổ điển 3

CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI 3

2.1 Người phụ nữ nhỏ bé về địa vị 3

2.2 Người phụ nữ cao thượng trong tâm hồn 3

2.3 Người phụ nữ giàu đức hi sinh 3

2.4 Con người chung thủy trong tình yêu 3

2.5 Trọng danh dự và nhân phẩm 3

2.5.1 Vượt qua cám dỗ của đồng tiền để giữ gìn danh dự và nhân phẩm 3

2.5.2 Chủ động đối mặt với đồng tiền vượt qua thử thách trong cuộc sống 3

Trang 4

2.6 Giàu khát vọng và có niềm tin vào cuộc sống 3

2.6.1 Khao khát hạnh phúc và dám đấu tranh cho tình yêu 3

2.6.2 Niềm tin đặc biệt vào cuộc sống 3

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 3

CHƯƠNG 3 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 3

3.1 Nghệ thuật miêu tả 3

3.1.1 Miêu tả ngoại hình 3

3.1.2 Miêu tả hành động 3

3.2 Ngôn ngữ nhân vật 3

3.2.1 Ngôn ngữ đối thoại kịch tính 3

3.2.2 Ngôn ngữ mang tính triết lí 3

3.3 Kết thúc có hậu 3

3.4 Điểm nhìn 3

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 3

KẾT LUẬN 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

Trang 5

MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhà văn nổi tiếng với lí thuyết tình thương V Huygo đã nói rằng: “Người phụ nữ cảm và nói theo trực giác của con tim nên chẳng bao giờ sai lầm Không

ai biết nói những lời sâu sắc và êm ái cho bằng người phụ nữ Êm ái và sâu sắc,

đó chính là con người họ” Nhà danh ngôn Vladimir Lobanok cho rằng: “Tất cả mọi sự bí ẩn của thế giới này không thể sánh nổi với sự bí ẩn của người phụ nữ”.

Qủa đúng vậy, người phụ nữ là một ân huệ lớn lao của tạo hóa dành cho loàingười Hạnh phúc thay! loài người có nam và có nữ Phụ nữ có ý nghĩa rất to lớnđối với cuộc sống, đặc biệt là đối với cánh mày râu Chính họ là người mang đếnniềm vui, ngọt ngào, hạnh phúc cho nam giới, nhưng cũng không ít nỗi khổ đau.Bởi vậy mà khám phá về phụ nữ luôn là vấn đề mới mẻ và muôn thuở Chiếutheo dòng thời gian về văn học, thì vấn đề về phụ nữ đã không ít nhà văn, nhà thơtốn mực đầu tư suy nghĩ, bàn luận

Song song với sự phát triển của văn học phương Đông, văn học phươngTây ngày càng phát triển và khẳng định vị trí vững chắc trên diễn đàn văn họcthế giới Trên tất cả các thể loại: thơ, văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết đếnkịch…Nền văn học Mỹ có lịch sử phát triển khá non trẻ nhưng thu hút đượcnhiều thành tựu to lớn Nó trở thành một hiện tượng đặc biệt: phong phú về mặtnội dung, luôn đổi mới các phương thức nghệ thuật, là mảnh đất màu mỡ thu hútcác nhà nghiên cứu Là cây đại thụ của nền văn học Mỹ giai đoạn cuối thế kỉXIX đầu thế kỉ XX, O’Henry là người đã góp phần tô điểm cho vườn hoa vănhọc Mỹ thêm hương sắc

Truyện ngắn của O’Hennry đã đưa ông lên vị trí bậc thầy, với khối lượngtác phẩm khá đồ sộ, được sáng tác trong khoảng thời gian ngắn, kết cấu truyệnchặt chẽ, cốt truyện xếp vào hàng mẫu mực nhất của truyện ngắn thế kỉ XIX đãđưa tên tuổi của ông vang xa trên toàn thế giới, khiến không ít các nhà văn trẻtrong và ngoài nước chịu ảnh hưởng từ ông Nhân dịp kỉ niệm tám năm sau ngàyO’Henry qua đời, Hội Khoa học Nghệ thuật Mỹ bỏ phiếu và tán thành việc xây

dựng một tượng đài cho bậc thầy truyện ngắn: giải O’Henry Ông là một trong

những mốc son chói lọi của truyện ngắn hiện thực, mẫu mực cho truyện ngắn cổ

Trang 6

điển Chính ông là người đưa truyện ngắn lên bản đồ thương mại thế giới và gópphần cho truyện ngắn chiếm lĩnh văn đàn Mỹ

Đọc truyện ngắn của O’Henry chúng ta cảm nhận được rằng, ông chuyênviết về những chuyện vặt vãnh liên quan đến những thân phận của những conngười dưới đáy xã hội, đặc biệt ông quan tâm phụ nữ Họ là những con ngườinhỏ bé về địa vị nhưng lại cao thượng về tâm hồn Cho nên ông ưu ái, tôn trọngngười phụ nữ và luôn dành cho họ tình cảm hết sức đặc biệt Đó là điểm khácbiệt của O’Henry so với nhiều tác giả khi viết về hình tượng người phụ nữ

Nghiên cứu đề tài hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henrygiúp chúng tôi nhận thức rõ hơn về bản chất người phụ nữ Mỹ nói chung vàngười phụ nữ trong sáng tác của O’Henry nói riêng Qua đó so sánh, đối chiếuhình tượng nhân vật nữ phương Tây và phương Đông trong sự tìm hiểu ảnhhưởng của O’Henry với mảng truyện ngắn về nhân vật nữ ở Việt Nam

Qúa trình nghiên cứu giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát về O’Henry, cụthể là về truyện ngắn của ông Hiểu sâu hơn về thế giới nhân vật nữ trong truyệnngắn của O’Henrry và nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ Xa hơn nữa là tìm hiểuvăn học Mỹ - một nền văn học luôn đi đầu trong các cuộc cách tân nghệ thuật

Đó là lí do khiến chúng tôi yêu thích và chọn hình tượng nhân vật nữ làm đề tàicho khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình

Đây là đề tài khá mới, người viết không tham vọng gì hơn là đi sâu tìmhiểu hình tượng nhân vật nữ trên phương diện nội dung và nghệ thuật, để thấynhững đóng góp riêng của O’Henry trên nền văn học thế giới Mặt khác đặt nótrong cái nhìn đối chiếu với mảng truyện ngắn viết về nhân vật nữ ở Việt Nam,

để thấy được những điểm tương đồng, dị biệt cũng như sự gặp gỡ giữa ThạchLam, Nam Cao với O’Henry trong xu hướng giao lưu, gặp gỡ hiện đại hóa vănhọc, nhằm đưa văn học Việt Nam hòa chung vào quỹ đạo văn học thế giới

Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cùng với hạn chế kiến thứcngoại ngữ của bản thân tôi nên không thể tránh khỏi những hạn chế trong lập luận,phát hiện ra điểm sáng nghệ thuật, khả năng khái quát hóa vấn đề và bao quát tư liệutham khảo Người viết mong được quý thầy cô và bạn đọc góp ý

Trang 7

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Truyện ngắn của O’Henry đã có tiếng vang rất lớn trên diễn đàn văn họcthế giới Cho nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và phê bình về truyện củaông Mặc dù vậy vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và sâu sắcvấn đề này Tựu trung chỉ dựng lại những ý kiến, nhận định tổng quát trên các tạpchí văn học nước ngoài Cũng có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu, nhưng vìmục đích ý nghĩa của đề tài mà các tác giả chưa nghiên cứu hình tượng nhân vật

nữ trong truyện ngắn

2.1 Các lời giới thiệu tập truyện, các giáo trình, công trình tổng quát.

- Trong lời giới thiệu tập truyện Mỹ Hoa dại tác giả Đức Nam đã đưa ra

những nhận định về truyện của O’Henry: “kết thúc bất ngờ có hậu; màu sắc trữ tình, hài hước”.

- Ngô Vĩnh Viễn trong lời giới thiệu tập Chiếc lá cuối cùng đã chỉ ra

điểm lôi cuốn nhất trong truyện O’Henry là: “niềm tin của ông vào con người, vào cuộc sống…cái nhìn vui vẻ, yêu đời trước những thăng trầm của số phận con người, đặc biệt là những người nghèo khổ, bất hạnh” [28,3].

- Vương Trí Nhàn trong cuốn Sổ tay truyện ngắn đã chỉ ra: “Ở O’Henry

và J.London, tình tiết là một cấu trúc khép kín; còn trong truyện ngắn Mỹ hiện nay, tình tiết yếu đi, hoặc đó là một thứ tình tiết mở ngỏ” [13;119].

- Trong cuốn Hành trình văn học Mỹ (Nguyễn Đức Đàn) chỉ mới vài

dòng ngắn gọn đã chỉ ra nghệ thuật trong truyện O’Henry “Ông tìm kiếm không mệt mỏi những cái bất ngờ và kì lạ Cốt truyện không bao giờ diễn biến một cách logic và phần cuối bao giờ cũng có một sự kiện đột ngột…” [6;195].

- Beatrice Pidier trong cuốn Dictionaire University des Litturatures cũng

chỉ ra đặc điểm cốt lõi trong truyện O’Henry đó là: “Mở nút bất ngờ; cái tình cờ

và những cái trùng lặp có vai trò kép”.

- Cac Van Đo – ren khi viết về O’Henry nhận xét: “Truyện ngắn

O’Henry là lời tiên tri của những sáng tạo văn xuôi, là sự đổi thay khuôn hình nhân vật, tính cách đã định hình trước đó” [3;230].

- Van Uych Brucx cũng đã viết: “Newyork dường như thuộc về O’Henry bởi vì sự hiếu kì mới mẻ mà với nó ông lại mang tình cảm kì diệu của ông về

Trang 8

mảnh đất ấy khiến sự tinh khôi văn học vượt qua cái giản dị và đôi lúc có phần bình thường của ông cả trò khôi hài không thể nhịn cười lẫn hành văn hơi điệu của ông”

- H Larson trong bài Vài dòng về O’Henry (in trong cuốn Phê bình –

bình luận văn học – Vũ Tiến Quỳnh – NXB Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh)

cũng đưa ra những nhận định về phong cách truyện O’Henry: cốt truyện lắt léo, hấp dẫn “đọc một mạch từ đầu đến cuối”[16;19].

- Trong cuốn sách Văn học phương thế giới (quyển 2) do Lưu Đức

Trung chủ biên đã nhận xét về cốt truyện như sau: “O’Henry là nhà văn rất sành cốt truyện Cốt truyện của ông biến hóa linh hoạt vô cùng, ta có thể gọi O’Henry

là bậc phù thủy về cốt truyện” [23;113].

Nhìn chung đây chỉ mới là những luận điểm, những lời nhận xét mangtính khái quát, tổng hợp mà chưa được phân tích và khai triển, chưa xây dựngthành một hệ thống luận điểm lớn nhưng nó đã gợi mở cho chúng tôi tiếp tụcnghiên cứu

2.2 Các công trình nghiên cứu chuyên sâu:

- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Thái Thị Thu Thủy (Huế, 1998) đã

“khảo sát các kiểu kết thúc bất ngờ trong truyện ngắn của O’Henry” Tác giả

tiến hành theo từng nhóm đề tài và chỉ ra các kiểu kết thúc bất ngờ lặp, kết thúcbất ngờ liên tưởng, kết thúc bất ngờ đảo tình thế… Đây là một luận văn mangtính khoa học cao, rất tiếc số lượng truyện chưa được khảo sát nhiều

- Trong cuốn O’Henry và chiếc lá cuối cùng, 2007, Nxb Giáo dục Hà

Nội, tác giả Lê Huy Bắc đã viết: “Khi mở bất kì một tuyển tập truyện ngắn thế giới

có giá trị nào thì đọc giả cũng đều thấy có truyện của O’Henry”

- Phạm Ngọc Hiền trong bài “Thi pháp chi tiết trong chiếc lá cuối cùng của O’Henry” in trên tạp chí văn nghệ Bình Dương số ra tháng 4 năm 2010 cũng

có nghiên cứu về vấn đề này: “Cốt truyện tuy đơn giản nhưng chứa đựng nhiều yếu

tố bất ngờ, nằm ngoài dự tính độc giả Tình huống 1: Gionxy đối diện với cái chết

và theo sự cảm nhận thông thường của độc giả chiếc lá rụng và cô sẽ chết Tình huống 2: Benman đối diện với cái chết Tình huống một được giả quyết mà không ngờ nó lại dẫn đến tình huống hai Đó là tình huống đảo ngược”.

Trang 9

- Trong cuốn sách O’Henry – Chiếc lá cuối cùng, 2006, của Hội nhà Văn

cũng có đoạn viết: “Văn chương của O’Henry nhẹ nhàng, ngắn gọn đến mức sắc sảo Giọng văn hài hước, dí dỏm, đôi khi dấu sau những nụ cười là một sự nghiệt ngã đến không ngờ của cuộc sống Rất nhiều tác phẩm của O’Henry có những kết thúc bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc Nhiều độc giả yêu quý nhà văn này

đã rất ngạc nhiên vì một nhà văn không có học vấn cao nhưng lại rất thành công với mảng truyện ngắn và đã đưa vào tác phẩm của mình một xã hội đa dạng và rộng lớn của nước Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Bạn có thể tìm thấy trong văn chương O’Henry những tội phạm, thế giới của người vô gia cư, cuộc sống phiêu lưu của những kẻ cao bồi hay dòng người đi tìm vàng cho đến cuộc sống giàu sang của thành phô New York…”

Ba công trình trên nghiên cứu truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã đi sâu

vào giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật một cách chung chung, tổng thể chỉ dừng ở

truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng Tuy nhiên, tài liệu này rất bổ ích, nó gợi mở cho

chúng tôi nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trongtruyện ngắn của O’Henry

- Trên một số trang web uy tín, chúng tôi đã đọc những công trình nghiên

cứu như: Hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn của O’Henry Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của O’Henry Hai công

trình nghiên cứu đã đi sâu vào nghệ thuật trong truyện ngắn của O’Henry, vànghiên cứu tổng thể về con người trong truyện, chưa đề cập gì đến nhân vật nữ.Song đây cũng là một trong những tài liệu góp ý cho công trình nghiên cứu củachúng tôi

Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những bài viết khác như: “Phân tích, đối chiếu tình yêu và sự hi sinh trong “The gift of the magi” của O’Henry và

“The sensible thing” của F Scott Fitzgerald Mặc dù là những sáng tác được

viết bởi hai tác giả thuộc hai thời kì của nền văn học Mỹ nhưng vẫn tạo được sứchút mạnh mẽ bởi những ý tưởng sâu sắc về nội dung Đây là gợi ư để chúng tôinghiên cứu quan niệm về tình yêu và hi sinh trong quá trình nghiên cứu hìnhtượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry

- Luận văn thạc sĩ của cô giáo Dương Thị Ánh Tuyết (Huế, 2002) với đề

tài “Thi pháp truyện ngắn Maupassant, Tcheskhov, O’Henry nhìn từ góc độ

Trang 10

so sánh” Đây là một luận văn mang tính khoa học khái quát cao, là một tư liệu

tham khảo sáng giá cho khóa luận của chúng tôi

- Lê Huy Bắc trong cuốn O’Henry – Chiếc lá cuối cùng (Tủ sách văn học

giảng bình) sau phần giới thiệu một số truyện ngắn đặc sắc của O’Henry đi vào

phân tích khá kĩ nghệ thuật truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng và nghệ thuật truyện

ngắn O’Henry Dưới góc nhìn thi pháp học, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm thi

pháp truyện O’Henry khá thuyết phục Đó là “những cái kết bất ngờ”, không gian căn buồng khép kín” và vị trí của bạn đọc trong truyện O’Henry Đây chính

là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu

Tóm lại, các công trình nghiên cứu truyện ngắn O’Henry phần lớn nhấnmạnh đến phong cách cổ điển của ông, với cốt truyện sự kiện lắt léo, tình huốngđộc đáo, kết thúc bất ngờ có hậu Chúng tôi chưa nhận thấy một công trìnhnghiên cứu nào đi sâu về hình tượng nhân vật nữ Đây chính là mảnh đất trống đểchúng tôi gieo trồng hạt giống nghiên cứu của mình Hi vọng khóa luận tốtnghiệp của chúng tôi sẽ đóng góp một điểm mới mẻ khi nghiên cứu về truyệnngắn của O’Henry

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Có mở rộng so sánh đối chiếu với các mảng truyện thuộc văn học Mỹ, liên

quan đến nhân vật nữ như Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Cuốn theo chiều gió, Người đàn bà ngoa ngoắt…và một số tác giả truyện ngắn ở Việt Nam như

Nam Cao, Thạch Lam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác làm nềntảng và phối hợp linh hoạt các phương pháp trong quá trình nghiên cứu chúng tôitiến hành nghiên cứu đề tài với những phương pháp sau:

Trang 11

1 Phương pháp thống kê, phân loại: Với phương pháp này, chúng tôi đitìm và khảo sát các truyện đặc sắc liên quan đến vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu

để tìm ra đặc điểm nội dung và nghệ thuật

2 Phương pháp phân tích: Từ chỗ thống kê, phân loại chúng tôi tiến hànhphân tích để làm rõ tính chất của vấn đề

3 Phương pháp so sánh, đối chiếu: Người viết sử dụng phương pháp này

để thử so sánh, đối chiếu hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henryvới các nhà viết truyện ngắn trên thế giới đó là Maupassant và Tcheskhov nhằmchỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt

4 Phương pháp liên ngành: Thực hiện đề tài này chúng tôi cũng xem xétvấn đề dưới góc nhìn liên ngành: văn hóa học, xã hội học, tâm lí học…

5 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN

Qua khóa luận này, người viết muốn chỉ ra đặc trưng của hình tượng nhânvậy nữ trong truyện ngắn của O’Henry

Từ việc nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn củaO’Henry, chúng tôi muốn so sánh ảnh hưởng của ông đến mảng truyện ngắn viết

về phụ nữ của Việt Nam để thấy được sự ảnh hưởng lan tỏa của O’Henry với vănhọc Việt Nam, cũng như thấy sự khác biệt về phong cách riêng của mỗi nhà văn,thấy được sự giao lưu gặp gỡ như một xu hướng tất yếu trong quá trình hiện đạihóa văn học nhân loại

Ngoài ra việc tìm hiểu vấn đề này giúp chúng ta thấy rõ hơn tấm lòngcũng như tài năng của bậc thầy truyện ngắn O’Henry

6 BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu

trúc thành ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Hình tượng nhân vật nữ thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về con

người

Chương 3: Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ phương diện nghệ thuật.

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học

1.1.1 Nhân vật – hình thức thể hiện con người trong văn học

Một nhà văn đã nhận xét “nhân vật là nơi nhà văn có thể biểu hiện tốt nhất, tập trung nhất quan niệm nghệ thuật của mình về thế giới, con người”

[20;95]

Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể conngười trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiệnbằng phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ Đọc bất cứ văn bản văn học nào,trước hết người đọc đều bắt gặp những con người được miêu tả, trần thuật cụ thể

Đó chính là những nhân vật văn học Nhân vật văn học đồng thời cũng là sảnphẩm của sự hư cấu nghệ thuật, hiển hiện trước độc giả như một thể thống nhấttoàn vẹn của nhiều yếu tố: tên gọi, đặc điểm ngoại hình, trang phục, tâm sinh lí,lời nói hoạt động ứng xử, tính cách, số phận

Nhân vật không phải là “bản dập” của con người ngoài đời Nó là mộthiện tượng, một đơn vị nghệ thuật, được sáng tạo theo những ước lệ của văn học.Ngay cả khi nhà văn xây dựng nhân vật dựa khá sát vào nguyên mẫu, thẩm chígiữ lại cả danh tính của nguyên mẫu thì ta cũng không đồng nhất hai hiện tượng

đó với nhau Alecxay Pex-cốp trong Thời thơ ấu của M Gorki không hoàn toàn

trùng khít với con người tác giả thời thơ ấu Napoléon, Kutuzov của lịch sử,nhưng trước hết nó là nhân vật riêng của của L Tolstoi, không bắt buộc phải

“giống” nguyên mẫu, vả lại, phạm trù “giống” luôn luôn có tính chất chủ quan vàhết sức tương đối

Mỗi nhân vật văn học thường có chùm dấu hiệu khu biệt để người đọc cóthể nhận biết dễ dàng Dấu hiệu đầu tiên là cái “tên” mà tác giả hoặc người kểchuyện tạm đặt Những dấu hiệu khác là đặc điểm diện mạo, tiểu sử, tính cách,lời nói, hành động và số phận Chính nhờ có chùm dấu hiệu khu biệt này mà ta

có thể đếm được số lượng nhân vật có trong tác phẩm, cũng như có thể tách riêngtừng nhân vật ra để phân tích

Trang 13

Nhà văn Nga – Xô viết K.A Fedin từng hình dung nhân vật giống như

“một công cụ” hữu hiệu giúp người viết nhận ra bản chất của đời sống và giúpđộc giả thấu hiểu những quy luật sâu xa đang ngầm chi phối mọi diễn biến củalịch sử Như vậy, nhân vật văn học là chìa khóa giúp nhà văn mở cánh cửa bướcvào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ

Nói một cách khái quát, nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sựmiêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng Một tác phẩm

cá biệt có thể vắng nhân vật, nhưng văn học nói chung thì không thể thiếu Khinhân vật xuất hiện, cái gọi là “hiện thực cuộc sống” không còn tồn tại như mộtkhái niệm khô khan, trừu tượng nữa mà trở nên có hình khối rõ ràng, có đủ “bachiều” để mời gọi người đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm Hơn thế, nhânvật nhiều khi trở thành “đối tác” sống động của độc giả, có thể khơi lên nhữngchủ đề đối thoại thực sự có ý nghĩa về cuộc đời và con người

Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: con người trongtác phẩm văn học chính là nhân vật văn học hoặc các con vật, các loài cây, các sinhthể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người và nhân vật ấy

là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệmthẩm mỹ của nhà văn về cuộc đời và con người Các nhà lí luận cũng nhấn mạnhđến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học Nhân vật văn học không hoàntoàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật vàđược thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua lăng kính củanhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật Đã là tác phẩm vănhọc thì không thể thiếu nhân vật văn học

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người

Nhà văn hào Đức W Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ có hứng với con người” Cách đây gần

năm thế kỉ nhà viết kịch tài ba của thế giới W Shakespear cũng đã phát biểu

quan niệm nghệ thuật của mình về con người thông qua ca ngợi Hamlet: “Kì diệu thay là con người! Con người cao quý làm sao về lí trí, vô tận làm sao về năng khiếu Về hình dung với dáng vóc, nó đẹp tựa thiên thần, về trí tuệ nó có thể sánh tài bằng thượng đế” Đúng như vậy, trong cái dòng chảy vô cùng vô tận

Trang 14

của cuộc sống, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm Văn học phản ánh cuộcsống và thể hiện cuộc sống không thể không đề cập đến con người Bởi conngười là nội dung quan trọng của văn học Vấn đề con người trong văn học làvấn đề vĩnh cửu Chính vì lẽ đó bàn về con người là mục đích và cứu cánh của

văn học như M Gorki đã nói: “ Văn học là nhân học”.

Theo GS Trần Đình Sử trong giáo trình “Dẫn luận thi pháp học” (Nxb

Giáo dục 1998) thì “Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con người trong nghệ thuật” Quan niệm nghệ thuật là cách cắt

nghĩa, lí giải về con người trên cơ sở hấp thu các yếu tố thế giới quan nhất định củathời đại, tạo ra một quan niệm của mình về thế giới và con người Văn học là nhânhọc, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người Con người là đối tượng chủ yếu củavăn học Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả cácnhân vật, văn học đều thể hiện con người

Mặt khác, người ta không thể miêu tả về con người, nếu như không hiểu biết,cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định Mặt thứ hai này tạo thànhchiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học

Quan niệm nghệ thuật về con người còn hướng người ta cách cảm thụ và biểuhiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu tả conngười trong văn học và các nguyên tắc đó có cơ sở sâu xa trong thực tế lịch sử, nó làmột sản phẩm của lịch sử và cũng đồng thời là sản phẩm của văn hoá, tư tưởng vàquan niệm nghệ thuật về con người cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ,gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ

Trong các thể loại văn học khác nhau, do chức năng và hệ thống phương tiệnbiểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật cũng có sự khác nhau quan trọng.Một nền nghệ thuật mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới, quan niệmcon người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chấtnội tại của hình tượng nghệ thuật Trong lịch sử văn học, việc sử dụng lại các đềtài, cốt truyện, nhân vật truyền thống là rất phổ biến nhưng cách giải thích vàcảm nhận của họ là mới, tạo thành tiếng nói nghệ thuật mới Cũng vẫn là conngười đã biết, nhưng hôm qua được nhìn ở một góc độ, hôm nay nhìn sang góc

độ khác cũng tạo thành sáng tác văn học mới

Trang 15

Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọichiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trịnhân văn vốn có của văn học Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, cho conngười, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phánhiều quan niệm nghệ thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạocủa họ, càng đánh giá đúng thành tựu của họ.

Bên cạnh đó quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấutrúc của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở nhân vật, bởi

“nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” Nhân vật văn học biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con

người theo một điểm nhất định và qua các đặc điểm mà anh ta lựa chọn Nhânvật văn học chính là mô hình về con người của tác giả Muốn tìm hiểu quan niệmnghệ thuật về con người phải xuất phát từ các biểu hiện của nhân vật, thông quacác yếu tố tạo nên nó

1.2 Hình tượng nhân vật nữ.

“Không có phụ nữ, không có ánh sáng mặt trời” Thật vậy, phụ nữ có tầm quan trọng đăc biệt, là một nửa của thế giới “Người ta chỉ nhận ra mình khi soi vào người khác” (Trương Đăng Dung) Muốn hiểu được phụ nữ cần soi chiếu

vào nửa đối lập với chính họ - đó là cánh mày râu Michel Deon, một nhà văn

người Pháp đã rất đúng khi cho rằng: “Đàn bà chỉ đẹp thực sự khi đứng cạnh đàn ông, và đàn ông chỉ thực sự là đàn ông khi đứng cạnh đàn bà” Tính nữ bị

mất đi khi người con gái cố bắt chước để giống con trai, nên hành vi, cử chỉ, tácphong trở thành thô kệch hoặc ngang tàng hết sức lố lăng Họ đánh mất “nữ tính”khi họ coi sự e thẹn, dịu dàng, danh dự của người con gái là những cái đã “cũrích” cần phải vứt bỏ Làm như vậy thật ra họ đã vứt bỏ mất những đặc trưng giớitính hấp dẫn đối với người khác giới khiến thế giới cũng thiệt thòi vì mất đi vẻđẹp dịu dàng của người phụ nữ

Nhìn từ góc độ giới tính, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Giữa nam giới

và nữ giới có sự khác nhau về hình thức, cấu tạo cơ thể, tâm sinh lí, hành động,tính cách…Chẳng hạn đặc trưng của nữ giới là hiền dịu, nói năng nhỏ nhẹ, thùy

mị, thụ động Còn đặc trưng của nam giới là mạnh mẽ, cương quyết, chủ động…

Trang 16

Nam thường lo việc xã hội, nữ lo việc nội trợ gia đình Bản chất nam giới thường

tỏ ra dũng cảm, cường tráng, muốn tỏ rõ năng lực của mình với người khác Cònphụ nữ dễ đa sầu, đa cảm, dễ xúc động, cần cù, chịu khó, chịu đựng giỏi Ngay cả

trong lĩnh vực tình yêu người ta cũng thường nói “phụ nữ yêu bằng tai, đàn ông yêu bằng mắt” phụ nữ giàu tình cảm nên dễ xiêu lòng khi nghe những lời âu

yếm, ngọt ngào, còn nam giới thường bị hấp dẫn trước hết bởi sắc đẹp, hình vẻbên ngoài của phụ nữ

Từ những đặc điểm khác biệt này mà hai giới bổ sung cho nhau, hòa quyệnvào nhau để tạo thành một thế giới Giá trị của cộng đồng giới nữ hay giới namphụ thuộc vào vị trí, vai trò của giới đối với nền sản xuất và quyền lực của xãhội Bởi vậy mà chủ nghĩa nữ quyền ra đời

Theo dòng lịch sử văn học, hình tượng nhân vật nữ được rất nhiều tác giảquan tâm Ở Việt Nam, nhân vật nữ xuất hiện từ văn học trung đại đến văn họchiện đại với nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn

Du, Đoàn Thị Điểm, Thạch Lam, Nam Cao… Các tác giả đã thể hiện sự bênhvực, cảm thông chia sẽ với người phụ nữ trước thế lực của xã hội phong kiến,một xã hội trọng nam khinh nữ để lại bao thiệt thòi cho họ Trên diễn đàn vănhọc thế giới đã đánh dấu tên các nhân vật như: Mecghi (Tiếng chim hót trong bụimận gai), Esméralda (Nhà thờ Đức bà Pari), Tachiana (Epghenhi-Ônheghin)

là những người phụ nữ bản lĩnh, vượt lên hiện thực cuộc sống để khẳng định tình yêu của mình, đồng thời họ là những con người thánh thiện, giàu tình thương và giàu tình người Điều này ảnh hưởng lớn đến nhân vật nữ trong sáng tác của O’Henry.

So với trào lưu văn học nữ quyền, hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắncủa O’Henry khác biệt về bản chất Tuy nhiên cái nhìn cảm thông, chia sẻ, baodung của O’Henry đối với các nhân vật nữ của mình, là một quan điểm tiến bộ,góp phần tích cực cho sự ra đời các trào lưu tư tưởng, văn hóa đấu tranh vì hạnhphúc và tiến bộ của người phụ nữ trong đó có trào lưu văn học nữ quyền

Tóm lại, nhân vật nữ trong văn học ngày càng phong phú và đa dạng, bêncạnh những đức tính dịu dàng, cần cù chịu khó, họ còn là những người bản lĩnh, sẵnsàng hi sinh tha thứ, cho người mình yêu thương, họ còn là những người luôn khát

Trang 17

khao hạnh phúc bên mái ấm gia đình Đó cũng chính là thông điệp mà O’Henry đãgửi gắm qua nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông Người viết đề tài này cũngmong muốn với khả năng của mình giúp cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâmhồn người phụ nữ Mỹ nói riêng và người phụ nữ toàn thế giới nói chung.

1.3 Cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật của tác giả O’Henry

1.3.1 Tuổi thơ và gia đình

Khi nói về tuổi thơ và gia đình của O.Henry ta có thể khẳng định rằng: đó

là một cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió dữ dội với nhiều mất mát,thiếu thốn tình cảm tinh thần lẫn vật chất

O’Henry sinh dưới tên William Sydney Porter ngày 11 tháng 9 năm 1862tại Greensboro, Bắc Carolina, Hoa Kỳ Tên lót của ông là Sidney, nhưng sau đóđược đổi thành Sydney năm 1898 Thời thơ ấu của O’Henry trải qua trong suốtthời kì cay đắng của Nội chiến và tái chiến đất nước Vậy nên sau này, các tácphẩm của ông bao giờ cũng chạm đến giai đoạn khó khăn của xã hội

Sinh trưởng trong một gia đình không giàu có nhưng được ngưỡng mộ bởidòng họ có tri thức, có nhiều đóng góp nhân đạo cho xã hội Cha O’Henry làAngơnon Sitny Potơ một bác sĩ nổi tiếng ở quận Guifox, ông bà nội là Đavit vàOnixo, những người đã thành lập bệnh viện đa khoa đầu tiên vào năm 1820 tạibang Bắc Carôlina

Mẹ của O.Henry là bà Mary Jan Vơginia Wât, con gái của chủ bút tờ báo

Ái quốc ở Grinsboro Bà có khả năng am hiểu, thưởng thức và đam mê nghệthuật Chính bà đã truyền sang con trai, bản tính rụt rè và xấu hổ

Khi Uy lên 3 tuổi (tên gọi thân mật của Uyliam S Poto) thì cơn khủnghoảng bóng đen đã ngả xuống gia đình Uy bởi nhiều sự mất mát vô bờ bến mànguyên nhân là do chiến tranh Mẹ mất sau khi sinh em được sáu tháng Khônglâu sau đứa bé ấy cũng qua đời Tình thần của bố Uy suy sụp, mọi khát vọng củabác sĩ hiền lành đã tan thành mây khói Rồi ông rút lui vào cuộc sống cô độc,cách li Vì vậy mà kí ức sớm nhất của Uy về cha mình đấy là một người đánhmất hết khát vọng sống và chỉ vài năm sau ông ông uống rượu, ngủ gà, ngủ gật

và qua đời Đứa trẻ tội nghiệp như Uy lại phải mất mát về tình yêu thương vàgiáo dục của cha mẹ

Trang 18

Sau đó, O.Henry được gửi đến ăn học ở một trường mà do cô ruột làEvelina quản lí, đây là một người phụ nữ bản lĩnh và cương nghị Và đây cũng làquá trình giáo dục duy nhất ông được tiếp nhận Năm mười lăm tuổi, O’Henrybuộc phải rời trường và tự kiếm sống, ông làm mọi việc có thể bán thuốc, viếtlách, kế toán, thư kí, dạy học…

Uy có rất nhiều đam mê, mà ở đam mê nào Uy cũng tỏ ra rất sành sỏi vàxuất sắc Chẳng hạn như: Bắn súng, đánh cờ, âm nhạc, hội họa, biết chơi đànviolong…cùng các bạn trai vui nhộn, nhập hội với các bạn nữ trong những đêmmùa hè Chính cuộc sống sôi động của tuổi trẻ đã bồi đắp phần nào cho Uy vềnhững mất mát tình cảm gia đình, quên bớt nhọc nhằn hiện tại Trong thời giannày, Uy đã manh nha tìm đến nghệ thuật, và bắt đầu với bức tranh biếm họa Saunày O’Henry đã xây dựng nhân vật họa sĩ tài tình (Chiếc lá cuối cùng) và đề xuấtđược thiên chức cao cả của nghệ thuật là vì con người

Uy không bao giờ cảm thấy cô đơn kể cả một mình sống trước trang trạibao la rộng lớn, mênh mông Bởi vì thời gian rảnh rỗi Uy dành cho việc đọcsách Uy không chỉ nghiền ngẫm mà còn say sưa “ngốn” hết bất cứ tác phẩm nào.Thực đơn văn chương của Uy ngày càng thêm nhiều món mới Ngoài tiểu thuyết,thơ và truyện lịch sử Uy còn đọc cả sách lí luận và phê bình Vì vậy mà O’Henry

tích lũy được ngôn ngữ rất uyên bác “Ngôn ngữ sắc như đường đạn” (Jô bạn của

Uy đã nhận xét) [3;212]

Ngày 1/7/1887 O’Henry kết hôn với một nữ sinh yêu kiều tên là AthonEsthe Cô vợ Esthe là một phụ nữ trí tuệ giàu lòng nhân ái và là người nhiệt tìnhđông viên, khuyến khích chồng theo đuổi sự nghiệp sáng tác Năm 1889, sau khiđứa con gái đầu lòng tên là Mageret ra đời thì bất hạnh thay người vợ của ôngkhông bao giờ phục hồi sức khỏe nữa

Năm 1891 O’Henry làm kế toán cho một ngân hàng ở Austin và vẽ tranhminh họa cho tờ Land Office Tháng 3 năm 1894 Uy mua lại tờ báo đang ngấp nghé

bờ vực phá sản đó là tờ báo Đá lăn, nhưng tưởng là cuộc đời đã mỉm cười với O’Henry không ngờ bất hạnh đã giáng xuống đời ông Đá lăn cũng chỉ là phiến đá lì

lợm Báo liên tiếp thua lỗ, đứa con thứ hai mất sớm, vợ đau ốm liên tục Gánh nặng

Trang 19

về tiền bạc vật chất lại đè nặng lên vai ông, buộc ông phải chạy đua với thời gianlàm nhiều công việc nhằm hái ra tiền, cuộc sống trở nên cay nghiệt và bất hạnh

Năm 1984 ông bị tố cáo “Biển thủ công quỹ ngân hàng” Mặc dù bạn bè,

người thân của ông tin là vô tội Nhưng trong sự khủng hoảng về tài chính nênông không chứng minh được mình là người vô tội O’Henry trốn sang Nam Mỹ.Chỉ trở về khi vợ hấp hối vào năm 1897 Sau đó, ông bị kết án năm năm tù giam.Trong tù ông làm dược tá cho bệnh viện nhà tù, thái độ ân cần với những bạn tùxung quanh cộng với khiến thức y học đã khiến cho mọi người cảm phục, yêumến ông Do vậy, nhà tù đã ban cho Uy đặc ân là thầy thuốc ban đêm của tù nhân

và tạo điều kiện để Uy tiếp tục sáng tác

Qua những bức thư Uy gửi cho bố mẹ vợ chúng ta thấy hiện thực trong nhà

tù nước Mỹ thật kinh hoàng, bi đát Ngày nào cũng có người chết, họ tự cắt cổ, treo

cổ, tự vẫn bằng ga hay bất cứ phương tiện nào kiếm được.Tù nhân đánh đập nhau,thức ăn thường ôi thiu, khẩu phần ăn không đủ no Uy can đảm chịu đựng vượt qua.Những con người và thế giới ngục tù cùng với những trải nghiệm đã nếm trêntrường đời là những khuôn hình sinh động và là kho tư liệu vô giá để ông đưa vàocác tác phẩm của mình

Năm 1901 ông ra tù sớm hơn thời hạn vì thái độ cải tạo tốt Ông đến New Yorkkiếm sống bằng cách viết truyện cho nhiều tạp chí nổi tiếng và trở nên lừng danh vớihàng trăm truyện ngắn in dưới bút danh O’Henry (lấy tên của người cai ngục)

Ba năm trước khi mất, ông cưới cô bạn từng là người yêu thời trẻ Nhưngcuộc hôn nhân ấy cũng sớm tan vỡ Ông cô độc tránh xa mọi người Và tâm hồnnhạy cảm là nhân tố khoét sâu thêm những bế tắc trong ông Ông lao vào conđường nghiện ngập rượu chè

Năm 1910 Ông mất ở New York City vào ngày 05/06 với một cơn đautim O’Henry đến với cuộc đời trong sự côi cút và giây phút trước khi rơi vàohôn mê cũng không có người thân bên cạnh Magaret, cô con gái mà ông hết lòngyêu thương thì ở xa, chưa về kịp Ngay cả Sara vợ ông cũng không đến kịp lúcông còn tỉnh táo Cuộc đời của ông, vì thế là cả chuỗi cô độc tiếp nối Cuộc sốngcủa O’Henry có thể có bi quan nhưng tác phẩm của ông đa số tràn đầy cảm hứnglạc quan về con người, về cuộc đời Chính cuộc đời với tuổi thơ mồ côi, mặc cảm

Trang 20

lưu đày, tâm hồn nhạy cảm là ba nhân tố ảnh hưởng đến con người và sự nghiệpsáng tác của O’Henry.

Khi đánh giá về tài năng của Xecvantes, có người cho rằng nếu cái đói, cáinghèo khiến cho ông viết được tác phẩm DonQuixote, cầu mong cho ông mãimãi đói nghèo để nhân loại trở nên giàu có hơn bởi những tác phẩm của ông Từ

sự suy luận logic và trí tuệ này ta cũng có thể liên tưởng đến trường hợpO’Henry Cám ơn cuộc đời với những thiếu thốn đau buồn mà O’Henry đã trảinghiệm là những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng tài năng, đưa ông lên vị tríbậc thầy truyện ngắn cổ điển của văn học Mỹ nói riêng và thế giới nói chung

1.3.2 Đỉnh cao của sự nghiệp

Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả chính là kho tư liệu sống để ông

hư cấu nên thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của mình Những trải nghiệmbuồn vui trong cuộc đời đã giúp ông cảm nhận và thể hiện sâu sắc hơn cuộc đời

và con người nên truyện ngắn của O’Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêmvài bài thơ) đã đánh bóng tên tuổi của ông trên bản đồ thương mại thế giới vàgóp phần mở đường cho truyện ngắn chiếm lĩnh văn đàn Mỹ

Cũng nhờ sáng tạo không ngừng nghỉ và sự cố gắng nỗ lực vươn lên mà

số lượng tác phẩm của O’Henry rất đồ sộ, có giá trị về nội dung lẫn nghệ thuật

Một người bạn về sau đã nhận xét, “Nếu O’Henry không viết hai mươi bốn tiếng

và bằng cả hai tay thì ông không thể nào đáp ứng được một phần mười nhu cầu đang được các chủ báo cạnh tranh ráo riết” [3;233].

Có thể nói nhà tù là nơi để O’Henry bắt đầu xây dựng nên cơ nghiệp vănchương của mình Ngay từ khi sáng tác O’Henry đã khẳng định phong cách riêngcủa ông Trong tù, ông sáng tác mười bốn truyện để lại dấu ấn cho các nhànghiên cứu Khi nhận định mười bốn truyện này, Langfox, một nhà nghiên cứu

có uy tín ghi nhận, “Chúng chứng thực cho những kết quả được tạo dựng từ ý thức kỉ luật bền bỉ trong một hình thức mà trước đây ông đã tình cờ hoặc ý thức chiêm nghiệm – một kiểu truyện ngắn riêng biệt hoặc khác đi là kiểu truyện ngắn thịnh vượng lên nhờ ảnh hưởng của ông Mười bốn truyện trong tù ấy cho thấy gần đủ phong cách O’Henry”[3;225] Ngay từ khi sáng tác ông đã cho độc giả

Trang 21

thấy được tài năng viết lách của mình Sự nghiệp của ông còn vang xa hơn nữakhi thế kỉ XX chào đón con người tự do – nhà văn O’Henry.

Sau tập truyện ngắn đầu tay có tên là “Lũ cắp vặt và những ông hoàng”

(Cabbages and Kings) in năm 1904 Tiếp theo có mười ba tập truyên ngắn ra đời.Trong đó có những tập truyện nổi tiếng như:

- Bốn triệu ( The four millions - 1906).

- Trái tim miền Tây (Heart of the Wets – 1907)

- Tiếng nói thị thành (Voice of the city - 1908).

- Đường định mệnh (Roads of the wise men - 1909).

- Công việc nghiêm khắc (Strictli business - 1910).

- Sáu và bảy (Six and seven - 1911).

- Đá lăn (Rolling stones - 1912)

- Trẻ bơ vơ (Waifs and Strais - 1917).

- Tổng tập O’Henry (The complete work of O’Henry - 1953)

Đỉnh cao sự nghiệp của O’Henry được thể hiện qua các tác phẩm Qùa tặng của thầy pháp, Căn phòng có đồ sẵn cho thuê, Tên cớm và bản thánh ca, Câu chuyện chưa kết thúc… mảng truyện này đề cập đến thân phận của người dưới đáy

xã hội Qua những truyện này O’Henry đã gửi đến những góc xa nhất của thế giớithông điệp nhân đạo về những người thấp cổ, bé miệng vô danh ở Mỹ Nhữngtruyện này đưa đến danh hiệu – nhà văn của những kẻ “lừa đảo lương thiện”

Trong truyện ngắn của O’Henry người ta có thể tìm thấy những nhân vậtlàm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, có: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng,

ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đitìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm

và tù nhân Và ông đặc biệt quan tâm đến nhân vật nữ, bởi cuộc sống của ôngluôn thiếu thốn về mặt tình cảm trong hôn nhân, những sự thành công trong sựnghiệp của ông cũng là nhờ người vợ động viên, khuyến khích nên ông nhận rarằng chính họ là những người đáng thương, là những người có lòng vị tha và giàuđức hi sinh

Với cuộc sống nhiều thăng trầm, nhiều gấp khúc nhưng O’Henry đã để lạicho nhân loại những áng truyện ngắn hấp dẫn, thú vị mang đậm triết lí đồng thời

nó cũng là làn gió thổi phồng vị trí, tên tuổi của ông trên văn đàn thế giới

Trang 22

1.4 O’Henry – nhà văn bậc thầy của truyện ngắn cổ điển

Nếu nhân dân Nga tự hào về bậc thầy truyện ngắn là Tchékhov, nhân dânPháp tự hào về Maupassant thì nhân dân Mỹ vô cùng tự hào và hãnh diện về tácgiả O’Henry Chính ông là người có công lớn cùng với đàn anh hoàn thiệntruyện ngắn, đưa truyện ngắn vào vị trí mẫu mực

O’Henry bắt đầu nổi danh khi lên New York Lúc ấy, New York là thànhphố công nghiệp và thương mại vào hạng bậc nhất của Mỹ Nói đến New York,người ta liên tưởng ngay đến những tòa chọc trời, những ông chủ giàu sụ vànhững chiếc xe hơi bóng lộn… Nhờ chịu khó đi nhiều với đủ hạng người nên

theo Uych Brucx, “New York dường như thuộc về O’Henry” bởi vì “sự hiếu kì mới mẻ mà với nó, ông đã mang lại tình cảm kì diệu của ông về mảnh đất ấy…

đã khiến sự tinh khôi văn học vượt qua cái giản dị và đôi lúc có phần bình thường của ông, cả trò khôi hài không thể nhịn cười lẫn hành văn hơi điệu của ông”[3;143] Đây là một lời nhận xét có ý nghĩa gần như thâu tóm hết những đặc

điểm chính của của phong cách nghệ thuật của O’Henry

Một tờ tạp chí American North có uy tín ở Mỹ cũng ca ngợi rằng: O’Henry

“đã mang sinh khí vào truyện ngắn…là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếng lóng, tiếng địa phương, bậc thầy của cái nhìn sâu sắc vào bản chất cuộc sống…sự kết hợp kỉ thuật tuyệt vời với sự khôn ngoan khác thường, độc đáo với

sự hài hước tuyệt mỹ và sức sáng tạo bền vững là trường hợp hiếm thấy đến mức độc giả bị cuốn hút ngay lập tức, không thể cưỡng”[3;237].

Nhà phê bình gia Leacock nói “toàn bộ thế giới nói tiếng Anh sẽ nhận ra O’Henry là một trong những bậc thầy nổi tiếng nhất của văn học hiện đại” [3;242] Đúng vậy, O’Henry xứng đáng là bậc thầy bởi phong cách sáng tác và nghệ thuật sắp xếp, sử dụng ngôn từ của ông Raun Narcy ca ngợi kiểu “văn phong linh hoạt, sự thông minh kết hợp với cái nhìn hài hước-châm biếm” [3;244] ở O’Henry và khẳng định “ông ta thống trị nhân vật của mình hơn là chịu đựng họ”.

Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O’Henry là những tình tiết ngẫu nhiên,

có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mĩa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc

dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc bâng khuâng, thích thú

Trang 23

Ông còn là bậc thầy của những cái kết bất ngờ với nhiều biến thái khácnhau Có ngờ đảo ngược tình thế, bất ngờ liên tưởng, bất ngờ mở nút kép Đọc

truyện ngắn của ông ta khó lường trước được kết cục Với phương châm “giấu

kỹ bầy nhanh”, mãi đến đoạn cuối độc giả mới nhận ra điều tác giả muốn nói

Ngoài ra, O’Henry còn nổi tiếng với việc xây dựng kết cấu cốt truyện cổđiển với những cốt truyện li kì, hấp dẫn Kết thúc truyện của ông thường có hậu,gần giống với truyện cổ tích Truyện của O’Henry được đưa vào chương trìnhgiảng dạy ở Mỹ và cả ở Việt Nam, được các giáo sư phân tích để rèn luyện các kĩnăng viết cho học sinh Điều này cho thấy tính mẫu mực từ tác phẩm của ông.Người ta còn xếp truyện của O’Henry vào dạng “cổ điển đương đại”, như nhữnggiá trị đã trở thành khuôn mẫu

O’Henry còn là bậc thầy truyện ngắn khi để độc giả đứng trước một bài toántrình bày bằng ngôn ngữ thơ, người đọc phải cùng người kể chuyện lần theochuỗi sự kiện để tìm ra đáp số cuối cùng Truyện O’Henry giàu chất trí tuệ nhưngkhông phải thế mà khô khan Ở những trang viết thành công, O’Henry bộc lộ mộtchất thơ, chất trữ tình say đắm trong cái nhìn hóm hỉnh về cuộc đời

Giáo sư Aphônsô Xmit nhà nghiên cứu tiểu sử O’Henry xếp O’Henry vàohàng ngũ những cây bút sáng tạo số một của Mỹ Ông khẳng định nếu không cóO’Henry thì bức tranh truyện ngắn của thế giới thiếu đi một mảng lớn Điều đócàng cho chúng ta thấy tiếng vang ảnh hưởng to lớn của ông trên văn đàn vănhọc thế giới

Có thể nhận xét rằng truyện ngắn của O’Henry không có cái thâm trầm sâu

xa về mặt tư tưởng, không có tầm rộng lớn về mặt khái quát, hoặc tính sắc béntrong phê phán xã hội đương thời như hai nhà văn hào Pháp, Nga, nhưng tên tuổicủa ông vẫn tồn tại mãi trong sự ưa thích và mến chuộng của người đọc khắp nơitrên thế giới; vì ông có niềm tin vào con người trong cuộc sống, cái nhìn vui vẻ,yêu đời của ông trước những thăng trầm của số phận con người, đặc biệt lànhững con người nghèo khổ, thất thế, bất hạnh

Sở dĩ, O’Henry và truyện ngắn của ông đến nay vẫn còn ưa chuộng rộngrãi trên thế giới không chỉ do những tác phẩm của ông đã tái hiện xã hội Mỹ ởđầu thế kỉ XX, với những nét riêng của một chủ nghĩa tư bản đang phát triển

Trang 24

trong một bức tranh giàu màu sắc, nhiều bất ngờ, nhiều hương vị; mà trước hết vìtính nhân đạo và cái nhìn đầy độ lượng, thương cảm, lạc quan của tác giả đối vớicon người và cuộc sống, đồng thời phong cách nghệ thuật của O’Henry đã ghi lạimột dấu ấn không thể phai mờ trong thể loại truyện ngắn của thế giới Chínhnhững điều không giống ai đã đưa ông lên vị trí bậc thầy truyện ngắn.

O' Henry đã sống một cuộc đời trầm lặng đó là số phận của ông Nhưnggiữa muôn triệu người, ông không bị chìm lãng Ông bất tử với những truyệnngắn của mình Ông không tự tạo ra danh tiếng, mà danh tiếng tự đến với ông.Chừng nào con người còn biết cảm xúc, biết rung động, chừng ấy người ta còntìm đọc và tôn vinh ông

Trang 25

CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM

NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của O’Henry vô cùng phong phú và đadạng Bao gồm hầu hết tất cả những con người ở mọi giai tầng của nước Mỹ, từnông dân đến trí thức, từ thường dân đến quan chức… đủ mọi độ tuổi và mọihoàn cảnh sống nhưng chủ yếu nhất vẫn là tầng lớp thị dân nghèo, chẳng hạnnhư: bác sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, cô gái làm nghề đánh máy, người giúp việc, bà chủphòng trọ…Trong số những người đó, ông đặc biệt quan tâm, ưu ái đến thế giớinhân vật nữ Ông nhìn phái đẹp một cách trìu mến ngưỡng mộ và đầy kính trọng.Bởi hơn ai hết, ông là người cảm nhận được họ thông qua người vợ hiền dịu vàcon gái của ông.Vợ ông mất sớm, ông thấm nhuần cảnh cô đơn và luôn khát khaohạnh phúc gia đình, lại càng hiểu được vị trí, và tâm trạng của đôi bàn tay ấmnóng người phụ nữ Ông phát hiện ra vẻ đẹp ngoại hình lẫn phẩm chất bên trongcủa người phụ nữ Đó là những con người nhỏ bé về địa vị nhưng lại thanh cao

về tâm hồn Họ có tấm lòng cao thượng, giàu lòng vị tha và đức hi sinh, họ biếtquan tâm đến niềm vui của người khác Và biết bao nhân vật nam nhờ nhân vật

nữ mà thành đạt và có cuộc sống đúng nghĩa với con người Chính điều đó đãgóp phần đắc lực trong việc giúp ông khắc họa được nhiều hình tượng phụ nữđẹp bậc nhất của văn học

Xem xét hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry từ quanniệm nghệ thuật về con người, chúng tôi mong muốn làm rõ thân phận, địa vịcũng như phẩm chất tâm hồn của người phụ nữ Mỹ nói chung và phụ nữ trongtruyện ngắn của O’Henry nói riêng Nhằm hiểu thêm về cuộc sống của người phụ

nữ Mỹ ở những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX Bên cạnh đó còn thấyđược cây bút truyện ngắn cổ điển xuất sắc của O’Henry

Trước khi tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nhân vật nữ, chúng tôitiến hành khảo sát một số truyện để thấy được tỉ lệ nhân vật nam và nhân vật nữ

mà O’Henry đã đề cập đến Qua đó để đối chiếu, so sánh số lần xuất hiện nhânvật nam và nhân vật nữ nhằm đưa ra kết luận chính xác

Trang 26

- Bảng khảo sát số lượng xuất hiện nhân vật trong truyện ngắn của O’Henry.

Nhân vật nam Nhân vật nữ

Trang 27

Qua bảng khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng số lượng nhân vật trong truyệnngắn của O’Henry phong phú và đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp cũng như hoàncảnh sống Họ là trẻ con, là sinh viên, là những cặp vợ chồng mới cưới rồi đếnngười già Cuộc sống hằng ngày vất vả, khắc nghiệt khiến họ phải gồng mìnhchìm trong công việc Thế nhưng họ không bi quan, chán nản cũng không sa vàonhững cạm bẫy của cuộc sống thượng lưu mà ngược lại họ luôn lạc quan, yêuđời, cố gắng vượt lên mỗi ngày bằng sự nỗ lực, hi sinh của chính bản thân mình.Đặc biệt là người phụ nữ, càng đối diện với cuộc sống khắc nghiệt chúng ta càngthấy tâm hồn thánh thiện, cao thượng và vĩ đại của họ Thiết nghĩ, O’Henry đãthực sự quan tâm đến đời sống của phụ nữ, ngòi bút của ông đã dò xét tâm hồn

họ trong bóng tối của vật chất để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Mỹ nóichung và người phụ nữ trong truyện ngắn nói riêng Chính nhờ nhân vật nữO’Henry đã xây dựng được hình tượng nghệ thuật riêng cho mình mà khônggiống ai

Nhìn một cách khái quát người phụ nữ nhỏ bé trong truyện ngắn củaO’Henry không phải là con người tha hóa, thú vật hóa như trong truyện ngắn củaMaupassant, cũng không phải là con người sống mòn như trong truyện ngắn củaTChékhov Mà là kiểu con người nhỏ bé mang tính chất cao thượng Nhỏ bé vềđịa vị nhưng cao thượng trong tâm hồn

2.1 Người phụ nữ nhỏ bé về địa vị

Thế giới của O’Henry cơ bản là thế giới của người nghèo Nghèo đến tậncùng xã hội Nghèo về vật chất, nghèo về địa vị, thậm chí còn có cảnh nhữngngười phụ nữ phải nhịn đói và chết vì đói Họ phải lao tâm khổ cực, làm lụng vất

vả để kiếm tiền nuôi gia đình Nhưng đấy không phải là thế giới của hằn thù,ghen tuông ích kỉ, đua đòi chạy theo vật chất xa hoa, phù phiếm mà đấy là thếgiới của tình bác ái, vị tha, của tình thương và của tình người

Do đặc điểm của truyện ngắn nên trong các truyện liên quan đến phụ nữ,O’Henry không nói rõ họ xuất thân từ gia đình như thế nào, cuộc sống tuổi thơ rasao, mà chỉ biết họ xuất thân từ tầng lớp tiểu thị dân, lao động cực khổ Địa vịkhiêm tốn nằm thấp dưới đáy của xã hội Họ lặn lộn với cuộc sống kiếm từngđồng tiền để mưu sinh

Trang 28

Chung quy lại họ là những người nằm tận đáy nghèo khổ của thế giới NewYork của O’Henry là New York của người nghèo Cái nghèo của họ thể hiệntrước hết ở cái ăn, cái mặc Nó thể hiện sự tương phản sâu sắc giữa cảnh hoa lệđèn điện lung linh, nguy nga của thành phố New York thì đâu đó chúng ta bắtgặp những con người phải nhịn ăn, nhịn mặc vì túng thiếu, quẩn quanh Họ là ai?

Họ là những người thuộc tầng lớp tiểu thị dân, lao động không ngừng nghỉ nhưngvẫn chìm trong sự thiếu thốn, khó nghèo

Trong truyện Cánh cửa màu lục là một điển hình Câu chuyện được hiện

lên qua lời kể về cuộc phiêu lưu của anh chàng Rudolf Steinner Một hôm, anh

tản bộ giữa đường phố và tình cờ nhận được tấm thiệp chỉ vẻn vẹn ghi dòng chữ:

“Cánh cửa màu lục” Đi được mười bước anh cũng nhặt được tấm thiệp tương

tự, anh dừng lại và nhìn xung quanh, anh thấy có ba bốn tấm thiệp vứt bên đườngtrước và sau lưng mình Anh tò mò và cảm thấy khó hiểu về chuyện gì đang xảy

ra, cuối cùng anh quyết định cuộc phiêu lưu của anh sẽ là tấm thiếp này Lần theođịa chỉ, trong chốc lát anh đã đứng trước tòa nhà cao năm tầng Tầng dưới củatòa nhà là buôn bán, và lên cao hơn nữa là cư ngụ của mấy thầy bói xem chỉ tay,thợ cắt may, nhạc sĩ và bác sĩ Để thỏa mãn sự khó hiểu và kết luận một điều gì

đó, anh tiếp tục cuộc phiêu lưu chính của mình đó là “cánh cửa màu lục” Khiđứng trước cánh cửa màu lục, anh tưởng tưởng sau cánh cửa này có thể dân cờbạc đang sát phạt nhau, hay các đôi anh chị đang giăng bầy với bao trò mamãnh, giai nhân đang độ yêu nhau thế là bất cần đời và tìm của lạ…Anh đangsuy nghĩ thì có tiếng sột soạt và cánh cửa từ từ mở ra Bao nhiêu tưởng tượngtrong anh ngay lập tức đã bị đổ vỡ bởi đứng trước mặt anh là một cô gái tuổichưa đến hai mươi, mặt gầy gò xanh xao, chân run lẩy bẩy, người đong đưa mộtcách yếu ớt rồi nằm thiêm thiếp như là bất tỉnh Đó là dáng vẻ của một cô gái đãnhịn đói ba ngày Thay vì bất ngờ, ngạc nhiên anh liền đứng phắt dậy chạy ngay

ra cửa hàng mua thức ăn về cho cô Qua cuộc trò chuyện anh mới nhận ra hoàncảnh của cô gái Vừa tròn hai mươi tuổi cô phải đối mặt với cuộc sống khốc liệt,lao động quần quật trong một quầy bán hàng, tiền lương nhận thật tồi tệ rồi cònhụt đi do những món tiền phạt vô lí Càng cay đắng hơn là khi đau yếu ngàylương bị cắt, rồi mất chỗ làm và hơn nữa là mất niềm tin và hi vọng vào cuộc

Trang 29

sống Thật đáng thương cho cô gái, với độ tuổi như cô đáng lẽ phải được họchành tử tế thế mà phải sống cuộc sống tự lập, phải đối mặt, lo toan về cuộc sốngvật chất, phải đối diện với sự khắc nghiệt của xã hội Trước hoàn cảnh xã hội và

sự bế tắc về việc làm khiến con người ta dễ đánh mất niềm tin và hi vọng nhưng

cô gái trong truyện thì không như thế, vừa hồi sức sau cơn tử thần, cô tươi tỉnh vàtìm ngay cho mình một việc làm mới Chứng tỏ rằng nhân vật nữ trong truyệnngắn của O’Henry tuy nghèo nhưng họ luôn lạc quan, yêu đời và tìm cách vươnlên hoàn cảnh, số phận Quan trọng hơn là họ tin tưởng vào cuộc sống, yêu cuộcsống và hi vọng cuộc sống mỉm cười hạnh phúc với họ

Bên cạnh cái nghèo thể hiện qua những bữa ăn, thì cái nghèo trong truyện

ngắn của O’Henry còn thể hiện qua cách mặc Rachel trong tác phẩm cùng tên

nghèo đến mức chỉ có mỗi một bộ áo quần mặc gần một năm trời, bộ quần áo vảimàu xanh đã bạc màu, cũ kĩ được vá nhiều lần cẩn thận và khéo léo Lần đầu tiên

Phoreng nhìn thấy cô đeo đôi bít tất lụa màu trắng mà sau đó anh không bao giờ

nhìn thấy nữa Khi người con gái đang yêu ai cũng thích đẹp trong mắt ngườiyêu, muốn làm đẹp để tự tin, hãnh diện lúc đi chơi cùng người yêu Thế nhưng

Rachel chỉ có một bộ áo quần duy nhất, vá nhiều lần, và dường như Rachel bằng

lòng chấp nhận nó như một điều bình thường trong cuộc sống Vì khi con người

ta không có cái để ăn thì mặc đối với họ là một thứ xa vời mà mặc đẹp lại là mộtthứ xa xỉ Cái quan trọng hơn cả đó là tâm hồn trong sáng của họ Chính vì thế

mà thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn được O’Henry chú ý xây dựng ở vẻđẹp tâm hồn, luôn có tấm lòng trong sáng và cao thượng Với phương châm tốt

gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp được O’Henry sử dụng như mộtnguyên tắc trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ

Cái nghèo còn thể hiện khi Đela đếm đi đếm lại những đồng xu, đồng đô la

ít ỏi của mình và phải cân nhắc trong chi tiêu Qùa tặng của thầy pháp (Đela

đếm tiền),… Đấy là những người nghèo chìm trong cảnh đô hội, huy hoàng củaphố xá Họ là số đông, họ cần được cứu vớt O’Henry đã nhìn thấy mà khôngngần ngại tái hiện lên trang viết của mình về người phụ nữ nghèo khổ Vì lẽ đó,ông xứng đáng là nhà văn của tấm lòng rộng mở trước bao cảnh đời ngang trái

Trang 30

Ở vấn đề này, Thạch Lam và Nam Cao cũng xây dựng h́nh ảnh người phụ nữ

nghèo đói, làm lụng vất vả Chẳng hạn, Liên trong truyện Một đời người gồng

mình, chịu bao nhiêu khó nhọc để nuôi chồng vô tích sự và mẹ chồng khắc nghiệt,điêu ác Khác với nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry chết vì đói, thì Nam

Cao xây dựng hình ảnh người phụ nữ chết vì quá no (Một bữa no) Nhìn chung,

bằng nghệ thuật sáng tạo của mình, các tác giả đều phản ánh hiện thực xã hội chàđạp, đày đọa con người trong đó có người phụ nữ yếu đuối, hiền lành

Bước sang thế kỉ XX, so với các nước trên thế giới nước Mỹ là một nướcthuộc vào hàng ngũ đứng đầu về kinh tế thế giới Nhưng sự chênh lệch giàunghèo là rất cao Vấn đề việc làm không phải thuộc về nam giới mà nó có ýnghĩa không kém đối với nữ giới Trong truyện ngắn của O’Henry đầy rẫy nhữngngười phụ nữ làm những công việc vặt vãnh, lang thang thất nghiệp, thậm chíchết đói bỏ mình trong phòng trọ Việc làm để hái ra tiền đối với họ không hềđơn giản Họ phải chịu sự khắt khe, rà soát chỉ dặn của những kẻ làm chủ Rồi đếnnhững cách trừ lương vô lí mà bọn chúng đề ra Là một nhà cầm bút có lương tâm

và trách nhiệm O’Henry đã gián tiếp tố cáo xã hội bất công, đối xử không công bằngvới con người đặc biệt là người phụ nữ Họ càng khát khao công việc bao nhiêu thìcàng chứng tỏ xã hội mục ruỗng, xấu xa bấy nhiêu

Ở tác phẩm Hoàng tử đồng xanh mở ra câu chuyện kể về một cô bé 11 tuổi

tên là Lena, xuất thân trong một gia đình nghèo Vì ông bố muốn hãnh diện giàu sang như ông hàng xóm, nên con chưa lớn, ông đã gửi vào làm việc ở một khách

sạn Quarrymen cách nhà ba mươi dặm Cô bé làm việc quần quật như một nô lệ,với những công việc của phụ nữ thành niên như, lau sàn nhà, rữa bát đĩa, dọngiường mà chỉ lãnh ba đô la mỗi tuần Ở trong lâu đài ác quỷ này, người bạn duy

nhất đồng hành với cô bé vào ban đêm đó là quyển truyện của Grimm, quyển

truyện là niềm an ủi và hi vọng của cô bé, dù mệt nhọc đến đâu, cô bé đều dựavào Grimm Cô lấy can đảm, sức mạnh từ Grimm, cô hi vọng sẽ có một ngàyhoàng tử hay là một bà tiên dũng cảm đến và cứu cô ra khỏi cảnh khốn cùng này

Nhưng thật bất hạnh cho Lena, một cô bé mười một tuổi bị tách ra khỏi mái ấm

gia đình, xa tình thương của mẹ, mà không khi nào có thời gian để nô đùa nhưbao đứa trẻ khác, tuổi thơ với bao công việc đày đọa như nô lệ, giờ đây niềm hi

Trang 31

vọng cuối cùng của cô từ quyển truyện Grimm cũng bị bọn chúng lấy mất Trong một bức thư Lena gửi về cho mẹ, chúng ta càng thấm thía hơn những nỗi đau mất

mát mà cô bé đang phải chịu đựng, cô bé tựa như một quả chanh mà người ta vắt

cạn kiệt sức lực: “MẸ YÊU QUÝ – Con muốn gặp mẹ lắm Và gặp Gretel, Claus, Heinrich và em Adolf Con muốn gặp mẹ Hôm nay con bị bà Maloney tát và không được ăn tối Con không mang đủ qủi đốt vì tay con bị nhức…Con ráng sức làm việc nhưng công việc quá nhiều Mẹ ơi, con cho mẹ biết con sẽ làm gì Nếu mẹ không cho người đón con về nhà, con sẽ đi đến nơi sâu trong sông và chết đuối Con nghĩ chết đuối là không tốt, nhưng con muốn gặp mẹ, con không

có ai khác Con quá mệt.” Qua bức thư gửi mẹ, người đọc xót thương Lena hơn Đáng lẽ tuổi như Lena phải được chơi búp bê trên cát, được đi học, được vui chơi, thế nhưng Lena lại bị đày đọa bởi công việc làm thuê cực khổ Có những

lúc cô bé cảm thấy mệt mỏi và tuyệt vọng, em đã nghĩ đến cái chết Nhưng suynghĩ của em bị dập tắt bởi em là một đứa trẻ thông minh và có hiếu, có tấm lòngthương yêu mẹ và những đứa em Hơn ai hết em hiểu rõ hoàn cảnh nghèo của giađình cho nên cô bé đã hi sinh mình bằng cách nghe lời ông bố cay nghiệt đến làmviệc cho một lâu đài ác quỷ Ở đó cô bị hành hạ đến chết chìm, đày đọa đến tậnsức tàn lực kiệt Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo của O’Henry ởtình thương đối với trẻ em, ông đã phán ánh xã hội Mỹ, một xã hội đày đọa conngười, đặc biệt là người phụ nữ khi đang còn là thiếu niên ngây thơ, trong sáng

Lixon trong truyện căn Buồng tầng thượng là một người lao động nghèo,

ngày ngày đi làm tối đến cô còn mang những tập giấy viết về đánh máy sao cho

thật nhiều bản nhằm kiếm thêm thu nhập Đelya trong truyện Một sự giúp đỡ của tình yêu cũng là một điển hình về nghề nghiệp Đelya đại diện cho tầng lớp

sinh viên âm nhạc nghèo khổ, thiếu thốn, nhưng vì tình yêu, vì nghệ thuật cô sẵnsàng hi sinh để đổi lấy hạnh phúc

Rồi đến Đela còn day dứt người đọc về một sự tính toán đến tội nghiệp

“một đôla tám hào bảy xu Trong đó sáu hào là tiền xu Những đồng xu dành dụm được bằng cách cò kè ráo riết với lão chủ hiệu tạp hóa, người bán rau, ông hàng thịt cho đến lúc má phải nóng rát lên vì thái độ thầm dè bỉu là keo kiệt do cái lối mặc cả quá chặt chẽ ấy gây ra Đó là lần Đela đếm đi đếm lại số tiền.

Trang 32

Một đô la tám hào bảy xu Thế mà ngày mai đã là noel rồi” [28;9] Mặc dù Dela

đã chi tiêu cò kè, chi li, sống rất tiết kiệm, làm việc chăm chỉ, vất vả quần quậtnhưng vẫn luôn ở mức báo động không đủ và túng thiếu cho nên cuộc sống của

họ vẫn là một bi kịch Đó là bi kịch của những thân phận con người không có địa

vị xã hội, không có việc làm Để vượt lên đời sống vật chất như một cơn ácmộng, O’Henry để cho nhân vật của mình gieo ước mơ, khát vọng lên mảnh đấttinh thần màu mỡ Điều đó giải thích vì sao các nhân vật O’Henry tuy nhỏ bé về

vị thế xã hội nhưng là những người có tâm hồn cao thượng Nhưng liệu tinh thầncao thượng của họ có trụ lại trước sự khắc nghiệt của cuộc sống hay không vànhững ước mơ của họ có thực hiện được hay chăng? Đó cũng là câu hỏi lớn đốivới bản thân họ và cả xã hội Mỹ lúc bấy giờ

Tuy công việc không ổn định, làm việc cật lực nhưng người phụ nữ trongtruyện ngắn của O’Henry biết tìm niềm vui trong công việc Họ yêu công việc, từcông việc họ tự đúc rút kinh nghiệm, tích lũy những bài học quý báu cho chínhmình Chính trường đời từ công việc giúp họ trưởng thành hơn trong cuộc sống.Đặc biệt, từ công việc họ có thể chọn cho mình một người bạn đời như ý Cụ thể

trong truyện Ngọn đèn tỏa sáng kể về cô gái bán hàng bách hóa tên là Nenxi.

Người ta cho rằng chỉ có những cửa hiệu lớn mới là trường học Nhưng đối với

Nenxi cửa hiệu của cô là một trường học thực sự Từ công việc bán những mặt

hàng sang trọng cho các bà cô có địa vị cao sang trong xã hội cô học được từthần tượng của mình một điệu tuyệt diệu như: dáng đi, giọng nói dịu dàng nhỏnhẹ, cách hỏi thăm bạn bè, tiếp xúc với dân… Trong cái trường học bách hóa này

cô còn nhận ra những bộ mặt giả tạo triệu phú của những người đàn ông, cô họcđược nghệ thuật phòng thủ khi đứng trước những người đàn ông đểu giả Tất cảnhững bài học trường đời từ công việc giúp cô thấy mặt xấu của con người vàcủa cả xã hội Nhưng điều quan trọng hơn cả là cô biết tiếp thu có chọn lọcnhững tia sáng từ bóng tối để hoàn thiện bản thân mình Chính vì thế mà cuộc

sống luôn mang lại cho Nenxi niềm lạc quan, yêu đời, và biết thoát ra được

những cạm bẩy của xã hội

Thông qua một số truyện ngắn của O’Henry và bảng khảo sát chúng ta dễnhận ra được rằng: O’Henry viết rất nhiều về người phụ nữ, mỗi nhân vật có một

Trang 33

hoàn cảnh xuất thân khác nhau Công việc của họ không ổn định, lang thang, thất

nghiệp đến tội nghiệp Họ là những sinh viên, những họa sĩ, bác sĩ…(Món quà của thầy pháp, Một sự giúp đỡ của tình yêu, Buồng tầng thượng) Họ thuộc

tầng lớp tiểu thị dân Họ bị coi thường đến miệt thị Cũng có những cô bé bị đày

đọa như một nô lệ (Hoàng tử đồng xanh) Nhưng thái độ của O’Henry đối với

phụ nữ thật đáng quý, từ cô điếm, đến cô bán hàng và cả vũ nữ, ông đều có cáinhìn đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu hoàn cảnh Điều đó bộc lộ ở tinh thần cao cảcủa nhà văn – một người cũng đã trải nghiệm qua những cảnh đời éo le, nghiệtngã Theo ông nhân phẩm con người không phụ thuộc vào nghề nghiệp Cho nênnhân vật nữ trong truyện của ông có làm bất cứ nghề gì thì họ vẫn là một conngười có khát vọng cao đẹp, muốn vượt lên mọi trở ngại, khó khăn

Mỹ là một đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực cũng như các nguồntài nguyên khoáng sản, cùng với sự phát triển lớn mạnh của khoa học kĩ thuật,hạt nhân nguyên tử, Mỹ thuộc lớp đàn anh luôn dẫn đầu trong quá trình phát triểnkinh tế của thế giới Nhưng vì sao người dân Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX lại nghèo đói và thất nghiệp đến vậy? Để tìm câu giải đáp đó thěchúng ta cần lật lại lịch sử Mỹ trong giai đoạn này Tuy là một nước giàu có,nhưng khoảng những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Mỹ phải đối diện vớinhững cuộc nội chiến sâu sắc (1861-1865), thất bại trong hai cuộc chiến tranh thếgiới Nhưng thật trớ trêu, cuộc nội chiến trong nước lại mở đường cho chủ nghĩa

tư bản Mỹ phát triển, bởi giai cấp đại tư sản xác lập được quyền thống trị, tăngcường bộc lột công dân bằng nhiều thứ thuế, nguồn nhân công rẻ mạt do sự thủtiêu chế độ nô lệ…Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, đời sống nhân dânlao động lâm vào cảnh tàn khốc Bên cạnh đó, người dân nước Mỹ còn có thamvọng đào vàng, nên hàng vạn người lũ lượt kéo nhau lên miền Bắc của nước Mỹ

để tìm nguồn sống mới, với tư tưởng hảo huyền, mơ mộng về cuộc đổi đời bằngnhững thỏi vàng họ đã bất chấp để ùa lên miền Bắc nước Mỹ tạo sự mất cân bằngtrong nước Mặt khác, tư tưởng bành trướng tham vọng bá chủ thế giới nên Mỹ

đã tiến hành xâm lược thuộc địa, để lại hậu quả gánh nặng lên vai người dân vôtội Bao cảnh chết chóc đau khổ, tiếng ngựa hí vang những đêm trường, cảnh vợtiễn chồng, con tiễn cha đã để lại nhiều tang thương mất mát Đời sống nhân dân

Trang 34

tha hóa, cùng cực, quan hệ giữa con người với con người không còn là tình

thương mà họ lợi dụng lẫn nhau, chà đạp nhau Trong truyện Hoàng tử đồng

xanh thì khách sạn Quarrymen là một lầu đài ác quỷ, chất chứa tất cả những tệ

nạn của xã hội mà đỉnh cao là cách đối xử giữa con người với nhau Đó là tiếng

la hét, tiếng gầm gừ văng tục qua những ván cờ, Lena phải phục vụ những con ác

quỷ nuốt sống bò và cừu, la rống dữ dội, dậm chân rầm rập để giủ bụi đá vôi trên

sàn cho Lena lau với những ngón tay yếu đuối và đau nhức Chính vì vậy mà

trong truyện ngắn của O’Henry chúng ta không khỏi ngạc nhiên về những mảnhđời lang thang, thất nghiệp sống nghèo khổ, nhịn đói và chết vì đói, đặc biệt lànhững người phụ nữ, họ càng khó nhọc hơn với những vật chất hằng ngày Bằngtài năng, bằng lương tâm và trách nhiệm, O’Henry đã tái dựng lại hoàn cảnh xãhội thông qua cuộc sống cùng khốn khổ, bất hạnh của phụ nữ Ông đã tái hiện lạibằng cả tấm lòng nhân đạo của mình bằng cách khám phá những vẻ đẹp trongtâm hồn nơi con người của phụ nữ Đồng thời cũng lên án tố cáo xã hội chạy theolợi ích danh vọng mà quên đi tình người, ông cũng gửi đến góc xa nhất của thếgiới những lời thông cảm, thấu hiểu và sẽ chia sâu sắc

Vậy nên, trước sự khốc liệt tối tăm của xã hội, O’Henry đã khám phá hìnhảnh nhân vật nữ về những phẩm chất tốt đẹp qua tâm hồn cao thượng, giàu lòng

vị tha, khát vọng và niềm tin Điều đó sẽ được người viết minh chứng ở nhữngkhía cạnh khác khi nghiên cứu phụ nữ Mỹ qua truyện ngắn của O’Henry

2.2 Người phụ nữ cao thượng trong tâm hồn

Cuộc sống là sự đan xen giữa thiện và ác, tối và sáng tạo nên màu sắc đadạng và đòi hỏi mọi người phải khám lẫn nhau Và chính nơi cuộc sống này, tamới biết cảm nhận và quý trọng những con người tốt thật sự Họ - những ngườiđại diện cho chính nghĩa luôn nhận được sự ủng hộ và đồng cảm từ tất cả mọi

người như P.Sidney có nói: “Người có tấm lòng cao thượng thì không cô đơn”.

Cao thượng là một đức tính, là một hành vi cho người khác sự tự tin, tôn trọngmọi người và biết ủng hộ cái thiện, dám đứng lên bảo vệ chân lí Cao thượng còn

là sự nhường nhịn, khiêm nhường và đặt lợi ích chung lên những lợi ích cá nhân.Người mang trái tim nhân ái, cao cả sẽ chẳng bao giờ cô đơn vì bên họ luôn là sựđồng cảm, chia sẻ từ cộng đồng Trong cuộc sống hằng ngày, cao thượng giúp

Trang 35

mỗi con người chúng ta gần gũi và yêu thương nhau hơn Văn học phản ánh hiệnthực cuộc sống, nhiều nhà văn, nhà thơ khám phá con người ở tâm hồn cao thượng

và đánh giá họ bằng các hành động việc làm Ở các trường phái văn học khác nhauthì nghiên cứu về con người ở những khía cạnh, góc độ khác nhau

Nếu như chủ nghĩa hiện thực tái hiện “những tính cách điển hình trong hoàncảnh điển hình”, quan tâm miêu tả những con người nhỏ bé, con người bìnhthường trong xã hội Nếu như chủ nghĩa lãng mạn tự xem mình là hiện tượngkhác thường thì chủ nghĩa cổ điển lại miêu tả nhân vật với khuynh hướng lítưởng hóa và đồng thời nhấn mạnh ở tính cách của nó với những nét cao cả vàcao thượng trong đặc tính tích cực Với tấm lòng nhân đạo, với lương tâm tráchnghiệm của người nghệ sĩ O’Henry không thờ ơ với hiện thực cuộc sống mà ôngquan tâm, dò xét con người ở lĩnh vực tâm hồn Đó là tâm hồn cao thượng củacác nhân vật nữ

A Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

gì để hạ thấp người khác” Còn Tago “Nhân từ ngọt ngào là dấu hiệu của tính

cao thượng” Người phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry là những con người

cao thượng, biết vượt lên đời sống vật chất để hướng đến cái tốt đẹp Nghĩa là họbiết thanh lọc tâm hồn mình qua sự ngột ngạt, khó thở của vật chất Với ý nghĩanày, kiểu con người cao thượng trong truyện ngắn được nhìn ở khía cạnh khácnhau như: Cao thượng trong tình yêu, cao thượng trong lời nói, hành động, caothượng trong việc làm Nhờ có tâm hồn cao thượng mà các nhân vật nữ trongtruyện ngắn của O’Henry vượt qua những cám dỗ của xã hội, những mặc cảmcủa bản thân, luôn lạc quan yêu đời, có niềm tin đặc biệt vào cuộc sống Cũngnhờ có tấm lòng cao thượng mà họ sẵn sàng tha thứ, thông cảm cho nhau

Nghèo không phải là cái tội, thế nhưng sao giữa người giàu và người nghèolại phân biệt cách đối xử Người ta có thể cười nói, vui vẻ tiếp đón đối với nhữngngười giàu có, còn miệt thị xem thường đối với những người nghèo khổ, thậmchí còn xa lánh, xua đuổi họ Sống trong một xã hội với những con người như thếngười phụ nữ khó có thể giữ được bản tính lương thiện của mình Họ có thể nổiloạn, hoặc có thể sống quay lưng lại những giá trị tốt đẹp của tâm hồn Khi đọc

Trang 36

truyện ngắn của O’Henry, các nhân vật nữ không chỉ giữ được bản tính tốt đẹpcủa mình mà còn thể hiện nó bằng cả một tâm hồn cao thượng

Đối chọi với cuộc sống nghèo khổ hằng ngày, cơm không đủ ăn áo không

đủ mặc, phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry còn phải chịu đựng cách đối xử

vô văn hóa của những mụ chủ phòng trọ, những bọn tư sản Luôn bị mọi ngườikhinh miệt, xa lánh, hoặc nói những lời đầy miệt thị Họ không phản ứng cũngkhông trách móc mà ngược lại họ tỏ ra nhân từ, hiền lành, tươi cười vui vẻ.Không phải họ cam chịu, hoặc bất lực mà những việc làm đó xuất phát từ trái timlương thiện, biết yêu thương tha nhân trong con người của họ Đó cũng là dấuhiệu để giúp người đọc thấy được tính cách cao thượng ở người phụ nữ

Cụ thể trong truyện Buồng tầng thượng nói về cách đối xử của mụ Pako

đối với khách hàng thuê phòng trọ Một hôm Lixon đến thuê phòng trọ, nhìn thấy

cô xách một cái máy chữ mụ liền dẫn cô xem căn phòng hai buồng Sau đó mụ

dẫn Lixon thuê phòng trên cao, mỗi lần lên cao, mụ tỏ ra lạnh lùng, thương hại, ngờ vực lại còn chế giễu Lixon Ngược lại Lixon vui vẻ, cười đáp bằng một giọng nhẹ nhàng “em chỉ là một người lao động nghèo khổ Xin bà cho em xem buồng nào ở tầng cao hơn và rẻ hơn” [28;21] Cô vừa nói vừa cười như những nàng

tiên mà không hề trách móc, oán than, cũng không dấu sự thật về bản thân mình

Sở dĩ, mụ Pako có những hành động đó, là vì những phòng trọ lên cao giá tiền

càng rẻ, người giàu, người nghèo lại càng dễ dàng phân biệt hơn Cho nên, qua

từng tầng một, thái độ của mụ càng lạnh lùng, khinh miệt Lixon Vốn là con người thật thà, ngay thẳng, Lixon đã nói rõ hoàn cảnh của mình là một người lao

động nghèo khổ, ở đây không chỉ nói lên đức tính thật thà, lương thiện mà cònnói lên lòng dũng cảm của cô khi biết đối diện với hoàn cảnh hiện thực của mình,

chấp nhận thực tại là mình nghèo khổ Cao hơn nữa Lixon biết vượt qua những cái tầm tường của con người, cụ thể là vượt qua cách đối xử vô lí của mụ Pako mà đáp

lại những lời lẽ khiêm tốn, khuôn mặt vui tươi Bằng cử chỉ, thái độ và hành động đó

cho thấy Lixon là những con người hiền lành, từ tốn, nhân từ Cô không ích kỉ, nhỏ

nhen mà ngược lại hành động rất cao thượng chứa đầy lòng vị tha

Cao thượng không chỉ dừng lại ở những tấm lòng khiêm nhường, vượt lênnhững tầm thường nhỏ nhen, ích kỉ của con người Mà đỉnh cao của cao thượng

Trang 37

còn thể hiện ở tấm lòng vị tha, khoan dung Các nhân vật nữ qua ngòi bút củaO’Henry được ông tôn trọng, và xây dựng họ những phẩm chất tốt đẹp vượt lênhẳn những con người bình thường đưa họ đến vị trí sánh tựa các vị thần

Trong kho tàng văn hoá nhân loại, có một câu phương ngôn được nhiềungười truyền tụng: Phụ nữ - đó là người nhen lên và canh giữ bếp lửa gia đình.Nếu như ngày nay, không còn ai nghi ngờ về tầm quan trọng của gia đình đối vớicon người, đối với xã hội thì có lẽ cũng không còn ai nghi ngờ về tầm quan trọng

và vai trò của người phụ nữ trong đời sống của mỗi gia đình Điều đó cho thấy,

họ chính là người giữ lửa của gia đình để gia đình luôn ấm áp

Theo từ điển Hán Việt, người có lòng vị tha là người có tinh thần chăm lomột cách vô tư đến lợi ích của người khác, mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình

Có thể nói trong cuộc sống không thể thiếu đi lòng vị tha Một khi không có lòng

vị tha con người chẳng khác nào gỗ đá vô tri Không có lòng vị tha con ngườicũng không biết yêu thương, không còn biết quan tâm đến những người xungquanh Chính lòng vị tha sẽ xua tan đi những lạnh lẽo, giá băng trong đời mà nómang đến cho đời ánh sáng và sự ấm áp Trong những đức tính của người phụ

nữ, lòng vị tha của người phụ nữ được Victor Hugo ví như ánh sáng êm dịu của

tâm hồn "Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ" Và ông khẳng định “Tôi biết có một điều tốt đẹp hơn cả sự ngay thẳng: ấy là sự khoan dung”.

Trong truyện ngắn của O’Henry, lòng vị tha của người phụ nữ trước hết

biểu hiện ở đời sống gia đình “Lòng nhân đức bắt đầu từ gia đình, nhưng không

nên kết thúc luôn ở đó” (Thomas Fuller) Câu chuyện Con người hai mặt kể về

người chồng tên là Chandler ăn chơi trác táng, ngốn hết khoản tiền hồi môn của

vợ ở các chiếu bạc và quán sá trong vòng hai tháng và trở về nhà với tư thế say

khướt chờ chết Cô vợ của hắn tên là Amy bị hắn ruồng bỏ, hành hạ đến tan nát

cuộc đời Khi chồng trộm hết tiền cô phải bán nhẫn và đồng hồ, trong nhà không

có thứ gì ăn ngoài trừ ít miếng bánh vụn, kể cả những đồ dùng trong nhà đều phải

đi thuê, Amy thêm một gánh nặng nữa vì cái khoản trả tiền thuê Cô trở nên yếu

ớt, mệt lả vì đói Lúc bác sĩ Jemx - kẻ sát nhân kiêm kẻ cắp đặt số tiền mình trộm

được lên bàn và bảo đấy là tiền của chồng đốn mạt để lại cho vợ Hành động cao

Trang 38

thượng của bác sĩ là muốn Amy tha thứ cho chồng bội bạc kia “Trong những năm về sau, lời dối trá của kẻ sát nhân tỏa sáng như một ngôi sao nhỏ trên nấm

mồ của tình yêu, an ủi cô và nhận được sự tha thứ” Câu chuyện kết thúc bất ngờ, hấp dẫn đó là Amy đã tha thứ cho chồng mình, mặc dù có lúc giữa họ tưởng

chừng đã đổ vỡ hoàn toàn, nhưng vì tình yêu, vì tình nghĩa vợ chồng, nàng đã tha

thứ cho người chồng quá cố của mình Tấm lòng cao thượng của Amy ở chỗ cô

không hề oán trách, than phiền, cũng không hề nặng lời với chồng mà thay vào

đó là cô bộc lộ sự chung thủy trong lựa chọn tình yêu của mình, để cuối cùng côquên mất những đau đớn khổ cực của bản thân mà tha thứ cho người chồng ănchơi trác táng Qua câu chuyện chúng ta cần chú ý một yếu tố khác nữa đó làhình ảnh người đàn bà quản gia người da đen, một người đầy tình thương đối với

cô chủ, kể cả trong lúc Amy nghèo khổ nhất, người đàn bà da đen vẫn luôn bên cạnh không sờn bước cùng với Amy chịu đựng mọi nỗi niềm cho đến lúc cuối

Con người hai mặt là một câu chuyện có nhiều tầng lớp ý nghĩa, đó là hành

động cao thượng của bác sĩ – đạo chích, đó là sự tha thứ của vợ đối với chồng, mặc

dù người chồng là một người bạc nhược, xấu xa Và điều quan trọng hơn nữa là hìnhảnh hai người phụ nữ khác màu da đã yêu thương nhau Phải chăng O’Henry cònnhân đạo khi lên tiếng bênh vực, ca ngợi người phụ nữ da đen trong lúc xã hội đangphân biệt màu sắc chủng tộc

Qủa là không sai khi nói rằng người phụ nữ - nhen lên ngọn lửa gia đình và

canh giữ bếp lửa gia đình Chúng ta sẽ bắt gặp Katy trong truyện Qủa lắc về

thăm mẹ, Gion trong lòng cảm thấy tan hoang, trống vắng Anh ta chẳng thiết ăn,

chẳng buồn hút thuốc, thậm chí chẳng muốn nhậu nhẹt, ăn chơi lu bù cho tới

sáng mà không một Katy nào giận dữ chờ đợi anh Nhưng tất cả đối với anh đều

vô nghĩa Anh bắt đầu ăn năn hối hận “Mình đối xử với Katy như thế thật là ngu”, John Perkins trầm ngâm “Ai lại đêm nào cũng tếch đi chơi bi-a và bù khú với bạn bè, chẳng bao giờ ở nhà với cô ta Tội nghiệp cô ta cứ vò võ một mình ở đây, chẳng có gì giải trí, mà mình thì lại cư xử như thế! Gion Perkins, mày là một thằng tồi nhất hạng Mình phải đền bù lại cho cô ta mới được Mình sẽ đưa

cô ta đi chơi, cho cô ta xem cái gì để giải trí Và mình sẽ cắt đứt với bọn ở tiệm McCloskey ngay từ giờ phút này”[28;144] Sự vắng mặt Katy trong một ngày,

Trang 39

mọi thứ đối với Gion đều vô nghĩa, nơi nào anh cũng thấy có Katy Chứng tỏ

rằng, Katy là một người phụ nữ chu đáo, chu toàn trách nhiệm bộn phận là vợcủa mình Điều đó cảm hóa được con người vô trách nhiệm làm chồng như Gion,

nhưng chỉ trong giây lát, Katy vẫn phải chịu thiệt thòi và tha thứ cho người chồng mình nhiều nữa, khi mà kết thúc câu chuyện Gion vẫn ngựa quen đường cũ.

Bên cạnh đó tấm lòng vị tha của người phụ nữ không chỉ bó kẹp trong sựtha thứ mà còn giúp đỡ những người khác không đòi hỏi bất cứ một lợi ích nào

cho bản thân (Một sự giúp đỡ của tình yêu) Lòng vị tha của người phụ nữ còn

thể hiện sự tha thứ cho người thân kể cả khi chính bản thân họ bị lừa dối hoặcphản bội Cao hơn nữa lòng vị tha của họ còn cảm hóa những con người tội lỗi

Gimmy Velantin trong tác phẩm Một sự cải tạo được cứu vãn là một tên trùm

khét tiếng cậy két sắt, đã từng bị bắt vào tù Khi ra tù anh vẫn ngang nhiên hành

nghề Cho tới khi gặp Anaben Adam, anh bắt đầu thay đổi Trước tình yêu của cô

anh từ bỏ những việc làm tội lỗi trước đó và trở nên hiền hậu và ngay thẳng Điều

đó được minh chứng trong một bức thư gửi cho một người bạn, Gimmy đã quyết

tâm không bao giờ làm một việc nào bất lương nữa Người ta thường nói ngườiphụ nữ chân yếu tay mềm, chỉ phù hợp với những công việc nhẹ, thế nhưng quatruyện ngắn của O’Henry người phụ nữ có sức mạnh ảnh hưởng rất lớn đến mọingười xung quanh, biết dùng tình thương của mình để cảm hóa những con ngườitội lỗi Nơi họ luôn chứa đựng một tình thương bao la, sẵn sàng dang tay đónnhận và tha thứ cho những con người lầm đường, lạc lối Nơi nào thiếu sự yêuthương, nơi đó sẽ là nơi dung dưỡng cho cái ác; ở đâu thiếu những tấm lòng,những vòng tay thân ái thì ở đó, con người sẽ trở nên chai cứng, hành xử vớinhau lạnh lùng, thô lỗ Tình yêu thương của người phụ nữ chính là lòng nhân ái,

độ lượng, biết chia sẽ vui buồn với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ và cảm thôngvới tất cả mọi người

Nhìn chung, lòng vị tha của người phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry

đa số xuất phát từ tình thương người, tình yêu thương đó chính là lòng nhân ái,

độ lượng biết chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ người khác Chính lòng vị tha góp phầnlàm giàu có đời sống tinh thần người phụ nữ Mỹ, giúp người phụ nữ hoàn thiện

vẻ đẹp tâm hồn Nếu như hoa đào tô điểm thêm vẻ đẹp của mùa xuân thì lòng

Trang 40

yêu thương con người tô điểm thêm vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Vẻ đẹp ấykhông tạo ra từ khối óc mà nó là sự lay động trong tâm hồn con người

2.3 Người phụ nữ giàu đức hi sinh

Người ta thường nói vẻ đẹp lớn nhất của người phụ nữ là tự quyết chứkhông phải lệ thuộc Khi phụ nữ tự quyết, họ có thể cống hiến, đóng góp, hysinh… Đó là vì sở nguyện của họ, vì họ muốn thế chứ không phải vì bất cứ lý donào khác ràng buộc như thói quen xã hội, truyền thống văn hoá, sự dạy dỗ bằngđịnh kiến Đối với vấn đề hi sinh trong cuộc sống đó là tự nguyện chứ khôngphải ép buộc Hằng ngày chúng ta bắt gặp những hình ảnh, những câu chuyện bố

mẹ hi sinh cho con cái, vợ hi sinh cho chồng, rồi có cảnh hi sinh vì người mìnhyêu vì tha nhân Đó là hành động tự nguyện xuất phát từ trái tim con người chứkhông phải tác nhân gây áp lực từ bên ngoài Chúng ta hãy thử tưởng tượng rằngcuộc sống này không có sự hi sinh thì nó sẽ khủng khiếp như thế nào, chắc chắnrằng con người sống với nhau với sự thù hằn, ích kỉ, hiềm khích, ghen tỵ lẫnnhau Cho nên đức hi sinh được luôn mọi người đề cao và khuyến khích là vì vậy Hisinh ở đây không đòi hỏi những cái lớn lao, mà là những cái đơn sơ, giản dị b́nhthường hằng ngày

Bên cạnh tâm hồn cao thượng chứa đựng tấm lòng vị tha, O’Henry còn dòxét về khía cạnh khác của tâm hồn người phụ nữ, đó là đức hi sinh Phải nói đây

là khía cạnh và không ít nhà văn đã tốn mực đề cập đến Nhưng ở thời điểm cuối

thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khác với nhưng cây bút hiện đại của Mỹ như J Stenbeck, Ê Hemingway, khác với cây bút hiện thực của Pháp là Maupassant thì

O’Henry xây dựng nhân vật phụ nữ có khả năng chịu đựng và tấm lòng đôn hậu

đó là đức hi sinh Song song với tấm lòng vị tha là đức hi sinh Chính nhờ tấmlòng vị tha mà con người mới hi sinh cho nhau

Sống trong bối cảnh khó nghèo, cơm không đủ no, mặc không đủ ấm, cảmbẫy xã hội rình rập khắp nơi, đời sống con người o ép bởi những công việc nặngnhọc đưa lại những đồng lương ít ỏi Tình người lại là một thứ xa xỉ, khan hiếm,

họ sống với nhau bằng lọc lừa, chà đạp lên người khác để mình sống Khắp nơitiếng kêu khóc, gào thét bởi chiến tranh Chuyện trộm cắp, lừa lọc lẫn nhau xãy

ra như một điều tất yếu Không khí ảm đạm ngột ngạt u tối Sống trong hoàn

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. M.H. Abrahams, Từ điển thuật ngữ văn học Khác
[2]. Lê Huy Bắc (2000), O’Henry chiếc lá cuối cùng, NXB Văn học [3]. Lê Huy Bắc (2002), Văn học Mỹ, NXB Đại học Sư phạm Khác
[6]. Nguyễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mỹ, NXB Văn học, Hà Nội Khác
[19]. Trần Đình Sử (2004), Giáo trình lý luận văn học (tập 1), NXB Hội nhà văn Khác
[20]. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình lí luận văn học (tập 2), NXB Hội nhà văn Khác
[21]. Thần thoại Hy Lạp, Nhà xuất bản văn học và văn hóa thông tin [22]. Nguyễn Anh Thái ( ), Lịch sử thế giới hiện đại, NXBGD Khác
[23]. Lưu Đức Trung (2007), Giáo trình văn học thế giới (quyển 2), NXB ĐHSP Khác
[24]. Dương Thị Ánh Tuyết (2002), Thi pháp truyện ngắn Maupassant, Tchekhov, O’Henry nhìn từ góc độ so sánh Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w