Từ “góc sân” nhà em đến “khoảng trời” bao la của Tổ quốc, một trongnhững “vùng thẩm mĩ” nổi bật trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975 đó là hình tượng người lính và biển đảo.. Những
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC - XÃ HỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các nội dung nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kì công trình nào khác
Sinh viên
Bùi Thị Thanh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - thạc sĩ, giảng viênchính Lương Hồng Văn đã tận tâm, tận tình, hướng dẫn, động viên, giúp đỡtôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáokhoa Khoa Học - Xã Hội, Quý thầy cô giáo của trường Đại Học Quảng Bình
đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích và tạo mọi điều kiệncho tôi hoàn thành khóa học này
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệpđãquan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng song do thời gian thực hiện không nhiều,năng lực bản thân có hạn nên luận văn chắc chắn có nhiều thiếu sót Kínhmong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô cùng toànthể các bạn để khóa luận này hoàn thiện hơn!
Đồng Hới, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Bùi Thị Thanh
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với dáng dấp hình chữ S xinh xinh, nhỏ nhắn nằm ở rìa phía Đông củabán đảo Đông Dương, Việt Nam ta được vùng biển Đông rộng lớn ôm trọn vàbao bọc nên ngàn đời nay “đất liền” với “dân” với “biển đảo” gắn bó bênnhau chẳng thể tách rời
Biển, đảo Việt Nam luôn được nhắc đến như một phần máu thịt củadân tộc Việt, là đề tài không bao giờ vơi cạn của văn học bởi từ xưa đến nay,phần lãnh thổ thiêng liêng này gắn liền với số phận dân tộc Hiện tại và tươnglai, biển đảo càng quan trọng hơn với đất nước chúng ta Từng hải lý biển,từng tấc đảo, Hoàng Sa, Trường Sa… là máu, mồ hôi của ông cha để lại Tổquốc thân yêu đã và đang hướng ra biển lớn cùng những dự định hoành trángcho tương lai Người lính biển phải gánh gồng trách nhiệm giữ gìn biển đảonặng nề hơn bao giờ hết Nhiều thế hệ nhà thơ, nhà văn nước ta đã nối tiếpnhau, không nguôi nỗi niềm viết về tình yêu quê hương đất nước và hìnhtượng những người con luôn có mặt nơi tuyến đầu để bảo vệ và gìn giữ từngtấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc Nhà thơ Trần Đăng Khoa, từ những năm 60của thế kỉ trước, ở tuổi mới lên bảy lên tám, đã xuất hiện như là một “thầnđồng thơ” và bước vào tuổi trưởng thành vẫn tiếp tục hành trình vươn tớinhững thành công mới, góp thêm tiếng nói của riêng mình vào mạch nguồncảm xúc dào dạt ấy
Từ “góc sân” nhà em đến “khoảng trời” bao la của Tổ quốc, một trongnhững “vùng thẩm mĩ” nổi bật trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
đó là hình tượng người lính và biển đảo Chùm thơ viết về biển đảo Trường
Sa in trong tập Bên cửa sổ máy bay (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, năm 1985),
và trong tập Thơ Trần Đăng Khoa tinh tuyển (Nhà xuất bản Lao Động), cùng với tập truyện ký Đảo chìm (Nhà xuất bản Lao Động) được tái bản nhiều lần,
Trang 5đã biểu hiện một cách chân thực, xúc động và đầy sức ám ảnh tình yêu đấtnước qua hình tượng người lính và biển đảo Mặt khác, Biển Đông vẫn là mộtkhu vực bất ổn và sự căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo
tại khu vực khá nhạy cảm này đang diễn biến nguy hiểm Là công dân ViệtNam không ai không hướng về biển, đảo Ngay từ thời mở nước, trong truyềnthuyết ngàn đời của dân tộc, có lẽ người đầu tiên sớm có "tầm nhìn biển đảo"
là Cha Lạc Long Quân, khi ông quyết định dắt 50 người con xuôi về hướngbiển để mở mang cõi bờ!
Việc thực hiện đề tài “Hình tượng người lính và biển đảo trong sáng táccủa Trần Đăng Khoa sau 1975” ngoài ý nghĩa phát hiện thêm những đóng gópcủa nhà thơ ở giai đoạn trưởng thành vào nền thơ ca và văn xuôi đương đại,chúng tôi h
Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài này
2 Lịch sử vấn đề
Lịch sử vấn đề có vai trò hết sức quan trọng đối với những người làmcông tác nghiên cứu khoa học, bởi nó là nền tảng, là cơ sở để chúng ta có thểtiến hành công việc nghiên cứu của mình Hơn nữa từ kết quả đã đạt đượcgiúp chúng ta nảy sinh ra ý tưởng mới, hấp dẫn hơn những công trình trước
đó Khi đi vào nghiên cứu lịch sử vấn đề của đề tài: “Hình tượng người lính
và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975” Chúng tôi tiếnhành trên hai phương diện: Lịch sử các công trình nghiên cứu, nhận định vềTrần Đăng Khoa và các công trình nghiên cứu có liên quan đến “Hình tượngngười lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975”
Phương diện thứ nhất là những công trình nghiên cứu và những nhậnđịnh về Trần Đăng Khoa Ông được mệnh danh là thần đồng thơ khi là mộtcậu bé 8 tuổi; có tập thơ đầu tay năm 10 tuổi Trần Đăng Khoa là một “hiệntượng lạ” không chỉ làm sững sờ biết bao bạn đọc trong nước mà còn lantruyền sang nhiều nước trên thế giới Người có công tìm hiểu và đưa Trần
Trang 6Đăng Khoa đến với bạn đọc khắp thế giới là nhà thơ Xuân Diệu:“Tôi đã sungsướng hướng dẫn đoàn vô tuyến truyền hình Pháp về quay phim “Thế giớinhỏ của em Khoa” tại xã Quốc Tuấn - Hải Hưng; tôi còn là người đầu tiêndịch thơ Khoa ra tiếng Pháp đưa cho nữ đồng chí Madeline Riffaud (MađơlenRiphô) Chị Riphô về đăng trên báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp; sau
đó tôi lại dịch ra cả tập thơ Khoa Pháp văn, từ đó giới thiệu thơ Trần ĐăngKhoa, dịch ra nhiều thứ tiếng trên nhiều thế giới Tôi lại giúp nhà thơ CubaFéLix Pila Rodriguez dịch ra tiếng Tây Ban Nha, và tôi đã bình hai bài thơ
“Mưa” và “Em kể chuyện này” ở rất nhiều nơi trên miền Bắc, ở Sài Gòn vàcác thành thị ở phía Nam (1975 – 1976)”
Trong việc lưu trữ và phát triển sự nghiệp thơ ca nước nhà, cùng với sựtiến lên của công nghệ kỹ thuật nên tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc dễdàng tiếp cận với những tác phẩm thơ ca Chính vì thế ta có những cuốn sách
in ấn rất đẹp và ghi chép cẩn thận tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ TrầnĐăng Khoa: Hội nhà văn -“Nhà văn Việt Nam hiên đại”, Ngô Văn Phú,Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách -“Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX (tập 4)”, TháiDoãn Hiểu, Hoàng Liên -“Giai thoại nhà văn Việt Nam”, Trần Đăng Khoa -Chân Dung Và Đối Thoại, Trần Mạnh Thường -“Từ điển tác gia Việt NamThế kỉ XX” Ngoài ra còn có một lượng thông tin vô cùng phong phú về cuộcđời, sự nghiệp và những cuộc phỏng vấn liên quan đến Trần Đăng Khoa trênmạng internet
Phương diện thứ hai là các nhận định, công trình nghiên cứu có liênquan đến hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần ĐăngKhoa sau năm 1975:
Trang 7Đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà thơ viết về sáng táccủa Trần Đăng Khoa Phần lớn các bài viết tập trung chú ý tài năng thơ củaTrần Đăng Khoa thời niên thiếu và Trần Đăng Khoa qua tập “Chân dung vàđối thoại” Những bài viết về sáng tác Trần Đăng Khoa sau 1975 có số lượng
không nhiều, cũng chưa có mấy bài đề cập đến hình tượng người lính và biển đảo; song nhìn chung đều có chung nhận xét như Trần Thiện Khanh:
“Thơ Trần Đăng Khoa vẫn là một miền riêng, không trộn lẫn Giốngnhư ca khúc Trịnh Công Sơn, giai điệu bài hát khi cất lên, dù nghe ở đâu vẫnnhận ra chất nhạc của riêng một người…Nhà văn chỉ có thể đóng góp cái gì
đó cho nền văn học khi họ có cái gì đó của riêng mình Trần Đăng Khoa cócái “tôi” của riêng mình trong thơ”
Trong “Mạn đàm quanh “Đảo chìm” do Phong Điệp thực hiện in trênBáo Văn nghệ trẻ số 175, đã ghi lại một số nhận định của các nhà văn nhưsau:
- Nhà văn Nguyễn Khắc Trường nhận xét:
Đây là tập sách hay, được viết trong một thời gian khá dài Qua tập sáchnày càng chứng tỏ thêm về khả năng văn xuôi của Trần Đăng Khoa, mà nămngoái, “Chân dung và đối thoại” đã nói lên điều đó Hóm hỉnh và sắc sảo - cóthể nói ngắn gọn về văn xuôi của Trần Đăng Khoa như vậy
- Nhà văn Lê Lựu thì cho rằng:
Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi nghekhông dưới 10 lần (!), nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mớikhám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần Màchuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi
Theo tôi, phần Đảo chìm là phần thần bút, vì những chuyện thôngthường, ai ra đảo cũng thấy thế hoặc không thấy thế mà tự nhiên có và vẫn thấynhư là có thật Ví dụ như chuyện ông tướng ngồi gác, mổ ruột thừa bằng panh
sa lam có thể là Khoa bịa, nhưng vẫn chấp nhận được Ý tưởng của tác phẩm
Trang 8đã vượt ra ngoài những chuyện cụ thể, tưởng như rất vụn vặt Chính vì thế, nó
có sức hấp dẫn đối với bạn đọc [3]
- Nhà phê bình Ngô Vĩnh Bình cũng đánh giá rất cao Trần Đăng Khoa:
Trần Đăng Khoa có cái nhìn khác người, và đặc biệt là rất sâu sắc Chính
vì thế phần lớn các truyện trong “Đảo chìm” viết từ trước đây rất lâu (thậm chí15-20 năm) nhưng đến nay vẫn mang được tính thời sự của nó [3]
Qua phần tìm hiểu những nhận định, ý kiến đánh giá phê bình chúng tôinhận thấy rằng những bài viết đi sâu phân tích vào hình tượng người lính vàbiển đảo - một bình diện mới của thơ văn Trần Đăng Khoa sau 1975 lại khôngnhiều, còn tản mạn, chưa thành hệ thống
Vì vậy, tiếp thu và phát triển ý kiến của những người đi trước, chúngtôi chọn đề tài “Hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của TrầnĐăng Khoa sau 1975” làm đề tài nghiên cứu Hy vọng sự thành công của đềtài này sẽ là một trong những cơ sở và động lực để thúc đẩy tất cả chúng tađến với công việc nghiên cứu về Trần Đăng Khoa nói chung và về hình tượngngười lính và biển đảo trong sáng tác của ông sau năm 1975 nói riêng Từ đó
có cái nhìn đúng đắn và khách quan đối với những đóng góp của ông cho nềnvăn chương đương đại
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận chỉ bước đầu tập trung nghiên cứu những nét nổi bật về hìnhtượng người lính và biển đảo trong những sáng tác của Trần Đăng Khoa saunăm 1975
Trang 9- Tập truyện – kí Đảo chìm, Nhà xuất bản Lao Động.
- Thơ Trần Đăng Khoa tinh tuyển, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, năm2001
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứuchủ yếu:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhằm tìm hiểu nghệ thuật khắc họahình tượng người lính và biển đảo bằng cách tiếp cận hệ thống các sáng táccủa Trần Đăng Khoa sau 1975 và các bài viết về sáng tác của Trần ĐăngKhoa
Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm xây dựng hệ thống luận điểm,luận cứ, luận chứng hợp lý để từ đó phân tích và tổng hợp vấn đề
Phương pháp so sánh (đồng đại, lịch đại): Nhằm liên hệ, đối chiếu, sosánh những điểm giống và khác nhau giữa sáng tác của Trần Đăng Khoa vàcủa một số các nhà thơ cùng thời Qua đó để có cái nhìn đúng mức về tàinăng, tâm hồn Trần Đăng Khoa và những đóng góp của ông cho nền văn họcnước nhà
Phương pháp thống kê: Qua việc khảo sát, chúng tôi sẽ thống kê cáchình ảnh, chi tiết được lặp lại nhiều lần nhằm tìm ra những nét riêng, nét độcđáo của tài năng Trần Đăng Khoa
5 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận tập trung tìm hiểu và phát hiện những nét nổi bật của “hìnhtượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau năm1975” Nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Trần Đăng Khoavới nền thơ ca Việt Nam, cụ thể là sau năm 1975 Đồng thời tìm hiểu để làm
rõ hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa,khẳng định tài năng, phong cách riêng của thơ Trần Đăng Khoa, phát hiện
Trang 10được vẻ đẹp của tâm hồn không chỉ của nhà thơ mà còn của đất nước, của dântộc.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng đóng góp một chút công sức,
là tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường
6 Cấu trúc bài khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phầnnội dung khóa luận gồm có ba chương:
Chương I: Trần Đăng Khoa và những sáng tác sau năm 1975
Chương II: Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người lính và biển đảo
trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
Chương III: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người lính và biển đảo trong
sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975
Trang 11NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ NHỮNG SÁNG TÁC SAU
NĂM 1975
1 Đôi nét về Trần Đăng Khoa
Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần ĐăngKhoa:
Bất kì một sự thành danh ở lĩnh vực nào cũng phải có sự đóng góp củacác nhân tố khách quan bên cạnh tài năng của chủ thể Trần Đăng Khoa, sẽkhông phải là một trường hợp ngoại lệ Vậy, những nhân tố nào đã góp phầnhình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Khoa, một hiện tượng nổi bật đếnmức Trần Đăng Xuyền đã ca ngợi không tiếc lời là hiện tượng “vô tiềnkhoáng hậu của nền văn học Việt Nam”
Dòng sữa văn học dân gian của quê hương:
Tuổi thơ của Trần Đăng Khoa gắn bó máu thịt với thôn Điền Trì, xãQuốc Tuấn - một làng quê ven bờ sông Kinh Thầy Chính cái cảnh sắc quêhương với hương đồng gió nội, tấm chân tình, mộc mạc của những người dân
ở nông thôn Bắc bộ đã tạo môi trường thuận lợi để hồn thơ Trần Đăng Khoađâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái
Cũng như bao trẻ em khác, ngay từ khi còn trong nôi, Trần Đăng Khoa
đã được nuôi dưỡng bằng những dòng sữa ngọt ngào của văn học dân gianqua những điệu chèo Lưu Bình- Dương Lễ, Quan âm Thị Kính…của bàngoại, qua những lời kể về tích Hoàng Trừu, Tống Trân - Cúc Hoa… của mẹ.Đặc biệt hơn, mẹ của Trần Đăng Khoa có thể đọc ngược Truyện Kiều
Truyền thống gia đình:
Trang 12Trần Đăng Khoa xuất thân trong một gia đình có truyền thống TrầnĐăng Khoa bảng và văn học Nguyễn Hà (ông bác của Trần Đăng Khoa) kể:
“Có năm, triều Cảnh Thịnh, trong Lục bộ mà mấy anh em họ Trần - các cụ tổTrần Đăng Khoa - đã chiếm bốn, trong đó, cụ Trần Nhuận Minh Phủ là nhàthơ” [8; 217]
Từ đó đến đời cha Trần Đăng Khoa thì không thấy xuất hiện trên vănđàn Đến đời Trần Nhuận Minh (anh ruột Trần Đăng Khoa) đã có năng khiếulàm thơ văn nhưng khá khiêm nhường, bật lên trong thời kì đổi mới mà saunày trong một cuộc trả lời phỏng vấn với báo chí, Trần Đăng Khoa đã cho đó
là một sự “lột xác” Và đến Trần Đăng Khoa thì 9 đột ngột xuất hiện mộtgiọng thơ mới “hồn nhiên, trong trẻo đến mức khó tin” [14; 16] Thời ấy,người ta liên tục kéo đến nhà xem cho biết mặt mũi đứa trẻ ấy ra sao, cógiống như người bình thường không Thậm chí, có một số nhà xuất bản đã cửhẳn người đến nhà Trần Đăng Khoa trong thời gian dài để kiểm chứng sự thậttài năng của cậu bé Khoa (Nguyễn Nghiệp đã theo lời Bộ trưởng Nguyễn VănHuyên đến nhà Trần Đăng Khoa cùng sống, cùng đi cất vó, câu cá, cùng đếntrường, cùng dự các buổi sinh hoạt…và chứng kiến những vụ sát hạch của cácthầy ở ty giáo dục Hải Hưng và các vị khách vãng lai) Rồi tất cả đều côngnhận “thần đồng thơ Trần Đăng Khoa” là sự thật chứ không phải là tin đồn
Ảnh hưởng từ các nhà thơ, văn bậc thầy:
Một điều may mắn là trong quá trình sáng tác, Trần Đăng Khoa đãđược gặp và tiếp xúc với các bậc thầy văn thơ như: Tố Hữu, Huy Cận, TôHoài, Chế Lan Viên,… Những nhà văn, nhà thơ ấy đã dìu dắt rất tận tình đểTrần Đăng Khoa vượt qua sự ấu trĩ mà phát triển tư duy nghệ thuật, nhanhchóng trưởng thành trong việc sáng tác thơ Đặc biệt hơn, ngay từ năm 1968,sau khi gặp nhà thơ Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa mới có ý thức được sự vất
vả của việc làm thơ Đó không phải là một cuộc rong chơi nhàn nhã mà đóchính là “một công việc sáng tạo cực nhọc, nếu không muốn nói là nghề lao
Trang 13động khổ ải” Trần Đăng Khoa đã hiểu đựơc rằng: Thơ cần có tính chân thựcnhưng không phải là sự sao chép nguyên vẹn, thô thiển mà phải được sáng tạomột cách công phu, linh hoạt Hầu như, các bài viết của Trần Đăng Khoa đềuđược nhà thơ Xuân Diệu đọc trước và đóng góp ý kiến Trong cuộc đời sángtác, Trần Đăng Khoa chịu ảnh hưởng sâu sắc của người thầy nghiêm khắcnày
Sự động viên, giúp đỡ của gia đình và thầy cô, bạn bè :
Từ khi biết đọc, biết viết, Trần Đăng Khoa đã hết sức tận dụng tủ sáchcủa anh Trần Nhuận Minh Anh là người rất thích làm thơ, ham đọc sách Anh
đã tạo cho mình một “thư viện nhỏ” ở trong nhà Trong “thư viện” ấy, có rấtnhiều sách như: Bỉ Vỏ (Nguyên Hồng), Giông tố, Số đỏ (Vũ Trọng Phụng),truyện ngắn của A Sekhov, Đỏ và đen (Stendhal),… Trần Đăng Khoa đã đọcrất nhiều khi chỉ là học sinh cấp I, II Bấy giờ, Trần Nhuận Minh là một thầygiáo, một nhà thơ được nhiều người ngưỡng mộ ở vùng đất mỏ Hồng Gai.Trần Đăng Khoa rất khâm phục tài năng “xuất khẩu thành thơ” của anh traimình Để bù đắp những cái mình không được như thế, Trần Đăng Khoa đã bímật làm rất nhiều bài thơ Người đầu tiên được thưởng thức thơ Trần ĐăngKhoa là bé Thuý Giang Được anh Trần Đăng Khoa đọc thơ cho nghe, béGiang rất thích và cứ đọc đi đọc lại cho bạn bè nghe Khi mọi người biếtchuyện, hỏi ra thì mới biết những câu thơ đó là của Trần Đăng Khoa
Và, một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm cho thơ TrầnĐăng Khoa ngày một hay hơn chính là nhờ thầy cô, bạn bè Những ngườithầy, người bạn này đã hết lòng động viên, khuyến khích và bình phẩm, sửachữa thơ Trần Đăng Khoa Thầy giáo Lê Thường (1) đã cho rằng chính tậpthể đã phát hiện, cổ vũ và bồi dưỡng tài năng thơ Trần Đăng Khoa
Thời đại kháng chiến chống Mĩ:
Một điều không thể thiếu trong những những yếu tố làm nên nhữngtrang văn thơ có giá trị cho đời là yếu tố thời đại mà tác giả đang sống (tất
Trang 14nhiên, tài năng của họ là chủ yếu) Một Nguyễn Du sống trong xã hội phongkiến nhiễu nhương với những quan niệm hẹp hòi đã để lại tác phẩm bất hủ là
“Truyện Kiều” Một Hồ Chí Minh trong những ngày tháng bị giam cầm ở nhà
tù Tưởng Giới Thạch chứng kiến nhiều sự bất công tàn bạo đã viết nên “Ngụctrung nhật kí”,… Chúng tôi không dám sánh Trần Đăng Khoa với Nguyễn
Du, Hồ Chí Minh,… mà chỉ muốn nói rằng, hồn thơ Trần Đăng Khoa đượchình thành và phát triển cũng là nhờ một phần vào yếu tố thời đại Cuộc chiếntranh xâm lược của đế quốc Mĩ đặt dân tộc ta trước những thử thách gay gắt
Đó là một thời đại mà vận mệnh của đất nước, tự do và độc lập dân tộc đứngtrước nguy cơ một mất một còn Đó là một thời đại mà đời sống mà số phậncủa mỗi người phải gắn chặt với cuộc chiến đấu của dân tộc như lời của ChếLan Viên: “Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung khuôn mặt Nụcười tiễn đưa con, nghìn bà mẹ như nhau” Đó là một thời đại mà với tínhchất gay go, quyết liệt của cuộc chiến đấu chống Mĩ, dân tộc ta phải huy động
và phát huy cao độ tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần, phải gắn kết tất cảlại với nhau, không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, tôn giáo,… để tiếnhành công cuộc vệ quốc vĩ đại, khẳng định chính nghĩa, tinh thần và sức sốngbất diệt của đất nước và con người Việt Nam
Trong thời “đất nước đứng lên” như thế, hồn thơ trẻ của Trần ĐăngKhoa bỗng vụt sáng như một hiện tượng lạ chưa từng có trong lịch sử văn họcnước nhà Hồn thơ đó đã nói lên tiếng nói chung của cả dân tộc, được mọingười đồng tình, ủng hộ và ngưỡng mộ
Tóm lại, nếu không có những yếu tố như trên thì hồn thơ của TrầnĐăng Khoa sẽ không được hình thành và phát triển Hoặc là, nếu có hìnhthành và phát triển cũng không thể gây được tiếng vang như ngày hôm nay
2 Nhìn lại những sáng tác của Trần Đăng Khoa sau năm 1975
Không biết tự bao giờ, cái tên Trần Đăng Khoa đã khắc sâu trong tâmtrí chúng ta Những bài thơ của nhà thơ thần đồng đã được chúng ta thuộc
Trang 15lòng ngay từ thuở đầu tiên đến trường và theo mãi suốt cuộc đời Hơn 50 nămnay, nhiều thế hệ học trò đã lớn lên mà tâm hồn được bồi đắp bằng những câuthơ đẹp lành hồn hậu, dí dỏm và tinh anh một cách lạ lùng, hấp dẫn như có
ma lực của anh Và không chỉ mảng thơ, mà còn truyện kí, chân dung văn họcông đều rất xuất sắc Chúng ta hãy nhìn lại đôi nét về sáng tác của Trần ĐăngKhoa ở các mảng đó
1973, Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lêntới 50.000 bản Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và
in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau Năm 2002, Góc sân vàkhoảng trời là một trong ba tập thơ của Trần Đăng Khoa được trao giảithưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Mùa xuân năm 1975 là cột mốc của dân tộc, cũng là một cột mốc đểđánh giá thơ Trần Đăng Khoa Từ sau năm 1975, Trần Đăng Khoa sáng tác và
in thơ không nhiều, nhưng thơ ông vẫn tạo được ấn tượng với bạn đọc qua haitập thơ Bên cửa sổ máy bay xuất bản năm 1985 và Thơ Trần Đăng Khoa tinhtuyển xuất bản năm 2001
Ở tuổi trưởng thành, Trần Đăng Khoa vẫn là cây bút thơ tài hoa, khôngnhiều người vượt qua ông trong mấy chục năm nay khi viết về vùng đồngbằng Bắc Bộ Có khi chỉ vài câu thơ ngắn, ông tạo ra một bức tranh vùng đấtnông thôn miền Bắc:
Trang 16“Đường cỏ lơ mơ nắngMái tranh chìm chơi vơiVài tán cau mộc mạcThả hồn quê lên trời”
(Hoa Lư)
Đó là sự tiếp nối với những bài thơ viết về quê hương mà ông có được
từ thời thiếu nhi thuở Hạt gạo làng ta, và đã càng nổi tiếng khi được chắpthêm cánh nhạc Trần Đăng Khoa nặng lòng với quê hương, nơi sinh thànhông Trong tập thơ Bên cửa sổ máy bay, ông có nhiều bài thơ viết ở làng ĐiềnTrì, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) Đó là những bài Về làng, Thấp thoi gốc rạ…,Mưa xuân, Hồn quê Ngay trong bài thơ được lấy làm tên gọi cho cả tập: Bêncửa sổ máy bay ông cũng liên tưởng đến quê hương, nơi có người mẹ lam lũ,tảo tần của mình Có thể nói, tâm hồn nhà thơ luôn hoà hợp với thiên nhiên,với quê hương nên tác giả có thể bắt được rất tài, rất nhạy thần sắc của nó.Qua đó tác giả đã bộc lộ một tình yêu quê hương sâu sắc và truyền cho ngườiđọc tình yêu ấy
Thơ ông sau 1975, vẫn nối tiếp mạch cảm xúc ưu tư ấy Trong bài thơ
“Ở nghĩa trang Văn Điển” trước nghĩa trang, nơi yên nghỉ của những conngười với những số phận khác nhau, ông nhận ra sự thật của kiếp người, mộtquy luật muôn thủa không bao giờ thay đổi của con người là không ai trườngtồn vĩnh cửu Đó chính là quy luật khắc nghiệt tạo hóa đã ban cho con ngườikhông thể khác được: Mỗi con người có một cuộc sống riêng, nhưng dù là ai,địa vị nào, dù giàu, nghèo đến đâu, dù hạnh phúc hay khổ đau, theo quy luậtrồi cũng ra đi vào cõi vĩnh hằng Trần Đăng Khoa muốn nói với chúng tarằng: cái quy luật khắc nghiệt đó đã nhắc nhở mỗi con người chúng ta hãybiết sống vì nhau và hãy yêu thương nhau nhiều hơn
Khi sống và học tập ở nước ngoài, chứng kiến những biến cố chính trị,
sự thay đổi của những giá trị xã hội, thơ ông trở nên ưu tư và gợi nhiều suy
Trang 17nghĩ, liên tưởng cho người đọc Nước Nga có nhiều kỷ niệm với ông, đã từngUống rượu với người bạn Nga cùng “ngồi dưới đất” để có “ngã thì không đau.
Tuy nhiên, nổi bật nhất với thơ Trần Đăng Khoa viết ở tuổi trưởngthành là mảng thơ viết về bộ đội, về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Tập Bên kia cửa sổ máy bay có thể gồm ba cụm chính Một cụm cácbài thơ tình yêu Một cụm thơ về đời sống bộ đội trên hải đảo Một cụm thơnghĩ về đời, về thơ, về làng quê… Các bài thơ tình chưa có gì sâu sắc Các bàithơ nghĩ về đời cũng vậy Đọc có nhiều thú vị nhất chính là cụm thơ về đờisống người lính trên đảo Ở cụm thơ này, Trần Đăng Khoa có đóng góp vàoviệc phác họa những nét thiếu thốn, gian khổ, hy sinh của người lính thờibình Qua những bài thơ này, ta thấy nơi các chiến sĩ canh giữ từng là đảo đá,đảo cá, đảo chim v.v… nhưng chưa từng là đảo người, đảo của con người.Qua thơ, ta thấy người lính ở đây sống trong rất nhiều khao khát: khát người,khát dân, khát đất liền, khát khao được tắm, được hát, được thỏa thuê dùngnước ngọt… Qua thơ, ta thấy những người lính đảo phải nỗ lực rất nhiềutrong sinh hoạt vật chất và tinh thần để chiến thắng cái trơ trọi, “không conngười” của thiên nhiên, thắng cả cảm giác trơ trọi trong mình để làm trònnhiệm vụ Những bài thơ này rất thực và sâu, truyền đạt rất cảm động tình yêu
Tổ quốc thiết tha và chân thực của những chiến sĩ ngoài hải đảo
Trong các bài thơ này, đặc biệt là các bài “Lính đảo hát tình ca trênđảo”, “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, có lẽ là lần đầu tiên Trần Đăng Khoatruyền đạt được cùng một lúc nhiều tình cảm khác chiều nhau: vừa buồn, vừaxót, vừa tự hào, vừa nghiêm trang lắng xuống nghĩ ngợi vừa bông đùa bỡncợt… Ngày trước, thơ Khoa chỉ diễn tả những tình cảm một chiều: nhớ chú
bộ đội, chỉ biết chú giản dị, dễ gần, bên hè ngồi đánh bi với cháu, và chỉ mongchú về với cháu bên hè đánh bi… Nay, trong những bài thơ này, Khoa bắt đầukhác trước Sức thuyết phục tình cảm cũng như sự chân thật của các bài thơbắt đầu được xây dựng từ những chỗ đó Bài “Hát về hòn đảo Chìm” nhấn
Trang 18vào hai nốt: Có và không Sẽ có nhiều thứ, khi nay mai đảo chìm nhô lên, sẽ
có sự sống con người Nhưng hiện tại, chỉ có nước với trời, đảo vẫn chìmdưới nước, vẫn chưa có sự sống con người Bài “Lính đảo hát tình ca trênđảo” cũng nhấn vào hai nét đối lập: đảo đá hoang sơ và tiếng hát con người
“Nào ta hãy hát lên cho mây nước biếtRằng chúng ta là những con người”
Bài “Đợi mưa” cũng có cặp đôi có và không, ước muốn và thực tế nhưvậy Và day dứt là cái niềm đợi mưa, mong mưa, là những cung bậc của sựmong đợi Hãy “mưa như chưa bao giờ mưa“, “mưa cho mãnh liệt“, rồi
“không mưa rào thì hãy mưa ngâu - hay mưa bụi mưa ti li cũng được”, “mộtgiọt nhỏ thôi…” cho đến mức cùng cực “Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa, thìxin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời” Cái sức vóc kiên nghị, cái kiêuhãnh thách thức “dẫu chẳng có mưa chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo” điliền với nỗi mong mưa đến sốt ruột sốt gan… tất cả điều này, trước đây thơKhoa chưa làm được Và có lẽ đấy là chỗ có thể thấy bước tiến của thơ Khoachăng?
Trần Đăng Khoa có duyên và rất dí dỏm, hóm hỉnh trong viết văn xuôi,phê bình và chân dung văn học, trong thơ ông không đánh mất đi điều đó,nhất là khi viết về người lính
Thơ viết về người lính của Trần Đăng Khoa không cầu kỳ, có thể làmộc mạc, nhưng đằm trong lòng người đọc Từ sau năm 1975, có nhiều nhàthơ viết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính, nhưng viết về ngườilính thời bình, đặc biệt là về Trường Sa và Bộ đội Hải quân, Trần Đăng Khoa
là một trong số ít nhà thơ tiên phong và có nhiều thành công
Trần Đăng Khoa có duyên và rất dí dỏm, hóm hỉnh trong viết văn xuôi,phê bình và chân dung văn học, trong thơ ông không đánh mất đi điều đó,nhất là khi viết về người lính Chính sự hài hước, hóm hỉnh đã tạo niềm tin,
lạc quan cho người lính, kể cả khi khó khăn, gian khổ nhất
Trang 191.2 Chân dung văn học
Có người đã cho rằng “người đàn ông Trần Đăng Khoa bây giờ chỉ làcái bóng mờ của cậu bé tám tuổi Trần Đăng Khoa xưa kia” Đã có lúc, TrầnĐăng Khoa phải vừa tỏ ra khiêm nhường, nhưng cũng vừa tự tin bảo vệ chomình: “Tôi rất kinh ngạc có những người cứ lấy Trần Đăng Khoa ngày xưa để
đo Trần Đăng Khoa bây giờ Ai mà đi lấy cậu bé ngày xưa mười tuổi để đotôi xù xì hôm nay? Phải đo cùng chủng loại mới đúng chứ?”
Bất ngờ, năm 1998, Trần Đăng Khoa cho ra đời tập “Chân dung vàđối thoại”, và được người đọc đón nhận như hiện tượng thứ hai trong cuộc đờimình Người đọc gặp Trần Đăng Khoa “trong một vùng văn nghệ khác”không kém thú vị Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng cho rằng: “Chính ởviệc vẽ chân dung người khác, Trần Đăng Khoa càng nỗ lực tỉa tót, tô vẽ baonhiêu thì chân dung anh lại càng tự nổi lên bấy nhiêu… Có thể nói bao nhiêu
tư chất, bao nhiêu tài hoa có được ở Trần Đăng Khoa đều phát tiết ra ở nhữngthao tác họa chân dung các nhà văn này”
Lời nói đầu của Nhà xuất bản Thanh niên có đoạn:
Bạn đọc đã biết đến Trần Đăng Khoa, “thần đồng thơ” lúc 7-8 tuổi Và
10 tuổi, đã có tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời (1968) Từ bấy đến nayvừa tròn 30 năm Tập thơ đã được tái bản 32 lần, vẫn được bạn đọc ở lứa tuổiquàng khăn đỏ đón nhận
Bây giờ, với Chân dung và đối thoại, bạn đọc sẽ gặp lại, vẫn Trần ĐăngKhoa ấy, đã ở tuổi 40, trong một vùng nghệ thuật khác
Nội dung chính của tập sách là lao động nhà văn và các vấn đề văn họcđương đại Được trang bị đủ các quan điểm nghệ thuật của Đảng, nhưng TrầnĐăng Khoa không thiên về lí luận theo lối “tầm chương trích cú”, không trìnhbày các quan điểm một cách cứng nhắc khô khan, mà viết với lối cảm xúc củangười sáng tác đã có quá trình chiêm nghiệm về lao động nghệ thuật
Trang 20Nếu coi tập sách là một tác phẩm bình luận văn chương thì lối bìnhluận này có một giọng điệu riêng, mới mẻ, độc đáo [9, tr 5-6].
Tập sách gồm 23 bài viết, sau bức hình Trần Đăng Khoa - chân dung tựhọa bằng ngôn từ, tác giả đã phác họa chân dung một số nhà thơ, nhà văntrong và ngoài nước qua các bài như: Viết về Lưu Trọng Lư, tác giả Tiếngthu, Trần Đăng Khoa nhận ra: “Cái hay của bài thơ này không nằm ở câu chữ
Nó hoàn toàn siêu thoát, là cái hồn phảng phất đâu đó ở đằng sau những conchữ rất sáng tỏ mà lại vời vợi mông lung kia Người ta chỉ cảm thấy được,chứ không thể nói ra được một cách rạch ròi Và cũng để rồi làm nổi bật ýtưởng: Đây là bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng hồn, bằng cả điệu nhạc rấtriêng của tâm hồn thi sĩ”
Với những tác phẩm thơ, như Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu,năm bài lục bát của Nguyễn Đình Thi, Bằng Việt, Trúc Thông, Phạm CôngTrứ, Đồng Đức Bốn, ngòi bút của Trần Đăng Khoa đều mượn ngôn từ trongthơ mà vẽ chân dung người như thế
Dựng chân dung Tố Hữu, trước hết Trần Đăng Khoa đứng từ điểm nhìncủa văn học sử và có thêm suy nghĩ của riêng mình: “Tố Hữu là một nhà thơlớn Cả cuộc đời ông gắn liền với cách mạng Thơ với đời là một Trước sauđều nhất quán Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ.Thơ ông dường như chỉ có một giọng Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cáchmạng…” Nhưng đến khi đã “tập kích” vào nhà Tố Hữu theo cách tiếp cận của
“Lính Điện Biên Phủ”, thì ngay lập tức điểm nhìn đã thay đổi, và chân dung
Tố Hữu được vẽ gần gũi như một con người, một số phận ở giữa cõi đời “nhưmột vị nguyên soái đã giã từ vũ khí, giã từ mọi thứ xiêm áo lỉnh kỉnh mà tạohóa đã bỡn cợt khoác lên ông, nhiều khi che khuất cả chính ông, để ông chỉcòn lại là một già làng, có phần cô đơn, bé nhỏ, da mồi, tóc bạc… dường như
đã quá quen với trận mạc, với mọi biến cố, thăng trầm của cõi đời dâu bể”
Trang 21Với Nguyễn Đình Thi, “người mà cái tài thì đàn ông ghen, cái tình thìđàn bà ghen” (Kim Lân), Trần Đăng Khoa lại dựng chân dung ông bằng bàithơ Quê hương Việt Nam rất quen thuộc Nhưng ta thực sự thú vị với cáchbình thơ rất mới, rất Trần Đăng Khoa Anh cho rằng Nguyễn Đình Thi là tháicực của Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân thì gò lưng luyện chữ, muốn đưa ranhững con chữ hoàn toàn mới, còn thì Nguyễn Đình Thi lại cố gắng xoá hếtnhững chữ mới đi, chọn những chữ mòn nhẵn, những con chữ mà các thi sĩkhác vứt bỏ: “Mọi cố gắng của Nguyễn Đình Thi là để làm một nhà vănkhông có chữ Cái hay của thơ Nguyễn Đình Thi không nằm ở chữ Nó là cáihồn phảng phất ở đằng sau những con chữ bạc phếch kia”.
Trần Đăng Khoa còn vào vai ma trong bài viết Nguyễn Khắc Trườngvà… để dựng chân dung các bậc tiền bối của nền văn học Việt Nam hiện đạinhư Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,Nguyễn Khải, Nguyễn Khắc Trường, Ý Nhi… bằng việc phê bình các tácphẩm của họ
Từ năm 1998 đến năm 2000, chỉ trong vòng chưa đầy ba năm, Chândung và đối thoại đã in đến lần thứ mười bốn
Đã có rất nhiều ý kiến khen chê xung quanh cuốn sách này, nhưng bảnlĩnh, cá tính thể hiện ở nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật thì không aichối cãi được Phan Trọng Thưởng cho rằng: “Chính ở việc vẽ chân dungngười khác, Trần Đăng Khoa càng nỗ lực tỉa tót, tô vẽ bao nhiêu thì chân dunganh lại càng tự nổi lên bấy nhiêu…Có thể nói bao nhiêu tư chất, bao nhiêu tàihoa có được ở Trần Đăng Khoa đều phát tiết ra ở những thao tác họa chân dungcác nhà văn này” [15, tr 160]
Nguyễn Văn Lưu thú vị nhận xét: “Phải thừa nhận Trần Đăng Khoa cócái độc đáo trong tư duy, trong cách diễn đạt ý tưởng, trong ngôn ngữ Ychẳng đam mê gì, và nói chung, y là một gã vô tích sự Một câu ngắn gọn đãbộc lộ tất cả tính cách và bút pháp của Trần Đăng Khoa Đó là một tính cách
Trang 22hóm hỉnh, hài hước, luôn nhìn sự vật và con người ở những khía cạnh khác lạ,trái khoáy với ánh mắt thâm trầm đầy cợt mỉa, luôn biến cái nghiêm túc thànhcái cười cợt, nói cái này ra cái kia, nói thế này nhưng phải nên hiểu thế kia”.
Chân dung nhân vật của ông không chỉ là nhà văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ,nhà văn hóa mà còn là những con người hết sức đời thường xung quanhchúng ta Riêng phần dữ kiện, nó hé cho thấy không chỉ đằng sau một chế độ,
mà còn đằng sau một con người, nhiều con người Nhiều cõi nhân sinh, quanđiểm nghệ thuật, có thể đồng ý, hoặc phản bác, hoặc dựa vào đó, để côngkích, để “chống Cộng”
Trước và cùng thời với Trần Đăng Khoa cũng đã không ít những nhànghiên cứu, phê bình, nhà văn, nhà thơ viết theo thể tài chân dung, nhưngTrần Đăng Khoa vẫn tìm được cách riêng, giọng riêng cho mình
Nối tiếp thành công của Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa lạicho ra đời tập sách Người thường gặp được xuất bản năm 2000 Ông đã từng
“than thở” về tập ghi chép của mình rằng: “Mình viết văn xuôi chỉ là tay trái,vậy mà lại nổi đình nổi đám mới chết chứ!…” Bằng hình thức truyện kể,ngòi bút khắc họa chân dung của Trần Đăng Khoa còn dừng lại ở chân dungnhiều nhân vật khác như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Nguyễn Lân,
nữ sĩ Blaga Đimitrôva, nhà văn Tô Hoài, nhà thơ Vũ Cao, và nhiều nhất làchân dung những người mà tác giả đã được gặp trong cuộc đời thường ngày
Đó là Lão Chộp đã từng bắt phi công Mĩ trong thời kì chiến tranh phá hoại, làchuyện của một cựu chiến binh, chuyện người cắm cờ trên Dinh Độc lậptrong ngày toàn thắng 30/4/1975, chuyện bi kịch của một người nổi tiếng,…
Với nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật, chúng ta có dịp hiểu thêmmột phương diện khác của tài năng Trần Đăng Khoa: Bên cạnh một TrầnĐăng Khoa thơ còn có một Trần Đăng Khoa phê bình văn học độc đáo Quanghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Trần Đăng Khoa, thể tài chân
Trang 23dung văn học trở nên gần gũi hơn, bớt chất hàn lâm, thêm chất dân dã, giàuchất thơ hơn nên sống động, dễ đi vào lòng người đọc hơn.
Theo Trần Đăng Khoa tự thấy, tập sách này là một cuốn “bình luận vănchương”, vì “Cuốn sách có khen, có chê Cả khen cả chê đều thẳng thắn Tấtnhiên, tôi viết theo kiểu của tôi… Trong đời sống mở ra muôn ngả, có hàngngàn lối đi, cách nào cũng được, miễn là đi được tới đích và đến được vớiđông đảo bạn đọc”
1.3 Truyện ký
Đảo chìm là một tập truyện - ký của Trần Đăng Khoa viết từ cuốinhững năm tám mươi Đây là tác phẩm được nhà văn Lê Lựu đánh giá là
“thần bút” và được nhiều đối tượng độc giả yêu mến
Phần một có tựa đề Thời sự và kí ức, phần hai với tựa đề Đảochìm gồm 16 truyện ngắn kể những người lính Quân đội Nhân dân ViệtNam tại Quần đảo Trường Sa mà ông gặp trong thời gian quân ngũ tại đây
Về quá trình viết phần hai, năm 1978 Trần Đăng Khoa hoàn thành mộtcuốn tiểu thuyết dày 300 trang nhưng không hài lòng vì “đọc lại thấy truyệnthật mà hoá giả” nên không in Nhiều năm sau, tác giả viết cô gọn lại cònkhoảng 80 trang, tách thành 16 truyện ngắn độc lập về 16 tình huống khácnhau Theo Trần Đăng Khoa, 16 truyện ngắn đó xếp thành chuỗi thì thànhmột cuốn tiểu thuyết 15 chương
Cuốn sách chưa đầy 80 trang này cho đến nay có thể coi là cuốn tiểuthuyết duy nhất viết về Trường Sa thân yêu, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổquốc Điều kỳ lạ là tập sách chỉ tập hợp 15 câu chuyện người thật, việc thật
mà vẫn đầy sức thu hút người đọc
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến đánh giá: Chuyện nhặt ở Đảo Chìm (theocách nói của Trần Đăng Khoa) là những chuyện mà người khác đã làm, đãviết nhưng trong “Đảo Chìm” nó vẫn hấp dẫn bởi chính phong cách của TrầnĐăng Khoa Cách thể hiện tếu táo của một người hiểu biết, có Tài, có Tâm đã
Trang 24lôi cuốn độc giả Những chuyện ngỡ như vụn vặt, vô bổ, tầm phào, nhưngthực ra đều có chủ đích của tác giả, và bằng cảm xúc thực sự của một ngườilính, một người có tài văn chương đã biến “chuyện tầm phào” ấy thành nhữngtrang viết sinh động, hấp dẫn, không dứt ra được.
“Thời sự và ký ức” nối được phong cách của “Chân dung và đốithoại” Viết hoạt, láu lỉnh và không kém phần sâu sắc, có sức công phá lớn.Qua những câu chuyện đời thường có thể bóc tách ra được một làng quê vớiđầy đủ các vấn đề của ngày hôm qua và cả ngày hôm nay bằng một thái độchân thành Đặc biệt “Ký ức tháng Tư” là một bài ký điển hình với lối viếtgiàu hình ảnh, có thể thành kịch bản phim hoàn chỉnh Chỉ tiếc tác phẩm ấychưa lọt vào “cặp mắt xanh” của những người làm phim tài liệu Không cầnphải bom đạn mù trời, chính những số phận của các thế hệ tham gia chiếntranh, sự trưởng thành của người con trai sinh vào ngày mất cha tất cả đãthể hiện được những vấn đề lớn của chiến tranh và hoàn toàn mới mẻ Nếuthực hiện thành công việc chuyển thể phim, nó sẽ thành tác phẩm tâm đắc củabất kỳ đạo diễn nào và nó cũng sẽ thành bộ phim tài liệu hay hơn bất kỳ bộphim tài liệu nào từ trước đến nay về ngày 30 tháng Tư
Viết về bóng đá, Khoa lại tỏ ra sành điệu và đáng yêu hơn tất cả nhữngnhà bình luận bóng đá tài năng.Còn khi viết về lính, anh đã chứng tỏ mình làmột người lính thực sự Anh khai thác đời sống những người lính đảo mộtcách tài tình, giúp người đọc hiểu được những nỗi khó khăn vất vả nơi đây,đồng thời biết yêu thương, kính trọng họ một cách tự nhiên, chân thành
Đảo chìm là một trong không nhiều tác phẩm chứng tỏ sức mạnh kỳdiệu của con người và tình yêu Tổ quốc của người lính Chính vì vậy, ngaysau khi tập sách ra đời, trước yêu cầu của người đọc, sách đã được in nối bản,tái bản liên tiếp trong nhiều năm Cùng với Chân dung và đối thoại, Đảo chìm
Trang 25đã khẳng định Trần Đăng Khoa không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà văn, nhàbình luận văn học xuất sắc, có dấu ấn riêng trong lòng người đọc.
Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Mọi sự việc dù cảm động đến đâu rồi cũngphai mờ qua những biến động của thời gian Tôi nghĩ thế và tôi đã lẩn mẩnghi lại tất cả những gì mình thấy, làm một cái “bảo tàng” nho nhỏ cho bạnđọc, những người đến sau, không được thấy những gì tôi thấy”
Sự thành công của Đảo chìm không chỉ là những gì Trần Đăng Khoa đãviết cách đây rất lâu, nhưng trong hiện tại vẫn “mang tính thời sự …nóng hổi
và có phần gay gắt quyết liệt hơn” Dù vậy, ở đó người đọc luôn được cuốnhút bởi những trang viết chân thực, sinh động, có duyên riêng và hơn cả là sựbắt gặp tấm lòng của nhà thơ đối với đất nước và con người
Trang 26Chương II: ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG
dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, nhận ra sự khác biệt giữa tác giả với tácgiả, tác giả với thời đại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Hình tượng nghệ thuật chính là
các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trongnhững tác phẩm nghệ thuật Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọngcủa hình tượng nghệ thuật Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thểngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng Đó có thể là một đồ vật, một phongcảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận” Hình tượng nghệthuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ởphương diện tinh thần Người đọc không chỉ thưởng thức “cuộc đờithực” trong tác phẩm mà còn cảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụcười ẩn trong cuộc đời thực ấy Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung cácgiá trị nhân học và thẩm mỹ của nghệ thuật
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chấtliệu để xây dựng hình tượng Hình tượng nghệ thuật là hình tượng ngôn từ.Thông qua hình tượng ngôn từ, tác phẩm đem đến cho người đọc “Khôngphải là bức tranh đời sống đứng yên mà luôn luôn sống động, lung linh, huyền
ảo, vừa vô hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy như mặt trăng đáy
Trang 27không gian hai chiều của hội hoạ, như một mái chèo trên hai thước chiếu sânkhấu mà tác giả đã vẫy vùng trước đại dương”.
Bằng sự sáng tạo của mình, người nghệ sĩ đem lại một chỉnh thể mớitrước đó chưa từng có, chưa từng biết đến Nó khác trước đó về chất và nó inđậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ Từ những chất liệu của đời sống mànhà văn đã hư cấu và hình tượng nghệ thuật được xây dựng dựa trên cơ sở củanhững tài liệu và đời sống Nhưng nó là những tài liệu đã lột xác, nó cao hơn,sâu hơn, cụ thể hơn và độc đáo hơn đời sống.“Nói tới hình tượng người tanghĩ tới con người, bao gồm cả hình tượng tập thể người (như hình tượngnhân dân, hình tượng Tổ Quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phongphú” Chúng ta cũng biết rằng mỗi một loại hình nghệ thuật sử dụng một chấtliệu riêng biệt để xây dựng hình tượng, chất liệu của hội họa là đường nét màusắc, của kiến trúc là mảng khối, của âm nhạc là giai điệu âm thanh Văn họclấy ngôn từ làm chất liệu Hình tượng văn học là ngôn từ
1.2 Người lính - nhân vật trữ tình trong thơ
Đây là điểm khác nhau của hình tượng người lính trong thơ Trần ĐăngKhoa trước và sau năm 1975
Trước năm 1975, cái tôi - nhân vật trữ tình trong Góc sân và Khoảngtrời là em thiếu nhi Trần Đăng Khoa, và hình tượng anh bộ đội chỉ mới làkhách thể (đối tượng trữ tình) mà nhân vật trữ tình hướng tới để bộc lộ cảmxúc Điều ấy được thể hiện qua những bài thơ: Thầy giáo đi bộ đội, Trận địa
bỏ không, Gửi theo các chú bộ đội, Từ anh đi chiến trường xa, Điều anh quênkhông kể…làm ở độ tuổi từ tám lên mười; và khi bước vào tuổi mười lăm, cáitôi ấy nói lên khát vọng nóng lòng của mình với anh bộ đội:
“…Em chẳng còn bé bỏng như xưaChiếc khăn quàng em đeo đã bắt đầu thấy chậtNhững trang giấy cứ cồn trên mặt đất
Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời
Trang 28Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời
Là Tổ quốc đang một còn, một mất”
(Thư thơ) Tháng 02 năm 1975, Trần Đăng Khoa chia tay các thầy cô lên đườngnhập ngũ, ông được bổ sung vào Hải quân Mang “Màu áo lính với niềm tâm
sự lính”, cảm xúc về người lính càng dồi dào, hình ảnh người lính càng đậmnét trong thơ Trần Đăng Khoa Cũng từ đó, nhà thơ và người lính Trần ĐăngKhoa hòa làm một, người lính trở thành nhân vật trữ tình trong thơ Trần ĐăngKhoa sau 1975 Anh bộ đội từ vị trí khách thể thẩm mĩ đã chuyển sang vai tròcủa chủ thể trữ tình, từ “Người em yêu thương” đã trở thành người sống
“Cuộc đời lính”, “Hát niềm tâm sự lính” trong thơ Trần Đăng Khoa
Bước vào quân ngũ, Trần Đăng Khoa trực tiếp nếm trải và thấu hiểu nỗigian khổ của cuộc đời người lính Hiện lên rõ nhất, sâu đậm nhất và cũng ámảnh trong thơ Trần Đăng Khoa là nỗi gian khổ của người lính biển Các anhhàng ngày phải đối mặt với bão tố, cá mập, chim ác và kẻ thù để bảo toàn sinhmạng và bảo vệ đảo Cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió của các anh có nhữngkhó khăn không giống như những chiến trường khác Doanh trại của lính đảogiữa đại dương mênh mông là:
“Lều bạt chông chênh giữa nước giữa trời Đến một cái gai cũng không sống được”
(Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài)
Sống giữa bốn bề sóng nước mà vẫn thiếu nước, thèm nước ngọt, cácanh phải kiên nhẫn đợi từng giọt mưa rơi Nỗi ao ước của những người línhbiển thật giản dị và cảm động:
“Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ
Rồi khao nhau
Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt
Ôi ước gì được thấy mưa rơi”
(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn)
Trang 29Có những nỗi gian khổ các anh đã trải qua mà trong điều kiện sống ở đất liền khó có thể hình dung nổi:
“Đảo vẫn chìm dưới ba mét nước
Măng khô hết rồi Chỉ thăm thẳm biển xanh
“Đất nước không giặcTưởng về gần mà xaVẫn gian nan làm bạnVẫn gió sương làm nhà”
(Lính thời bình)
Và trong gian khổ, các anh đã sống trọn, sâu sắc cuộc đời người lính.Lắng nghe tiếng nói trữ tình của người lính trong thơ Trần Đăng Khoa, ngườiđọc càng thấu hiểu sự hi sinh lớn lao của những người chiến sĩ làm nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc ở nơi biên cương và hải đảo xa xôi Đồng thời, càng thêmcảm phục và trân trọng các anh, những con người trong gian khổ vẫn tìm thấy
“Niềm sung sướng lính”, vẫn hát “Niềm tâm sự lính”
Những “Niềm tâm sự lính” được thể hiện trong thơ Trần Đăng Khoa đã
mở ra cả khoảng sáng tâm hồn phong phú, cao đẹp của những người lính trẻ.Trước hết là tình yêu Tổ quốc, tình yêu lý tưởng Các anh rất tự hào về trọngtrách mà Tổ quốc và nhân dân giao phó Từ biên giới Tây Nam đến quần đảoTrường Sa, dù ở mặt trận nào, làm nhiệm vụ gì, các anh cũng xác định rõtrách nhiệm của mình đối với Tổ quốc
Trang 30Người lính trên mặt trận biên giới Tây Nam trước giờ ra trận nghĩrằng, nếu có ngã xuống trong trận chiến đấu ngày mai anh cũng không hề hốitiếc bởi quê hương sẽ được sống thanh bình, “Tiếng bước chân bầy trẻ nhỏ”
và “Tiếng rúc rích cười” sẽ rộn mãi buổi hoàng hôn (Thư gửi mẹ) Anh línhhải quân tạm biệt người yêu, tạm biệt thành phố rực rỡ ánh đèn đến nơi “Trờikhuya, đảo vắng” vì một tình yêu lớn lao hơn tình yêu đôi lứa:
“Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng”
(Thơ tình người lính biển)Người lính đảo Nam Yết hiên ngang trên chòi quan sát giữa bốn bề bão
tố vì anh biết, đảo là giọt máu thiêng của Tổ quốc:
“Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió
Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này”
(Lính đảo hát tình ca trên đảo)
Để bảo vệ Tổ quốc, quê hương, các anh sẵn sàng chấp nhận hi sinhnhững khát vọng cá nhân chính đáng và thiết thực nhất:
“Hôm nay em đến giảng đường Anh hằng khao khát
Thế hệ anh, mấy lớp người đi cứu nước
Có bao anh chưa tới được lớp mười
Có bao anh nằm lại dọc đường rồi”
Những con suối không tên, Những ngọn đồi không tuổi”
(Em vào đại học)
Và trong tâm hồn người lính luôn dấy lên niềm tự hào, kiêu hãnh về cảmột thế hệ có lý tưởng sống đẹp, xứng đáng với Tổ quốc Anh nhìn vào đồngđội, soi vào lòng mình, càng thấy vững tin vào lý tưởng và con đường đãchọn:
Trang 31“Nếu anh lại trẻ trung mười tám tuổi
Và Tổ quốc lại một lần lên tiếng gọi anh điAnh lại bằng lòng vượt mọi hiểm nguyVới Độc lập, Tự do cho tất thảy mọi ngườiThế hệ anh đã sống một thời
Xứng đáng để thế hệ sau kiêu hãnh”
(Về làng)Trần Đăng Khoa đã viết tiếp bài ca người lính với tình yêu Tổ quốc,tình yêu lý tưởng, tình yêu đồng đội sâu sắc thiêng liêng
Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ anh tỏa sáng vẻ đẹp lý tưởng củanhững người lính trẻ trong giai đoạn lịch sử đất nước sang trang.Tìm hiểu
“Niềm tâm sự lính” trong thơ Trần Đăng Khoa, không thể không nói tới tìnhyêu cuộc đời, tình yêu đôi lứa Những bài thơ về tình đời, tình yêu của ngườilính làm cho hình tượng nhân vật trữ tình người lính trong thơ anh hiện lên rất
“Đời”, rất “Thực” và cũng rất lãng mạn trẻ trung:
“Chúng tôi rất đôngMười tám đôi mươiSâu sắc và vô tư như bầu trời Tỉnh táo và đắm say như bầu trời Màu áo lính hát niềm tâm sự lính”
Nào hát lên cho đêm tối biết
Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây”
(Lính đảo hát tình ca trên đảo)
Trang 32Trải qua gian khổ, đối mặt với cái chết, người lính càng hiểu rõ giá trịcủa sự sống, của tuổi trẻ, càng thêm trân trọng sự sống - sự sống trong muônnỗi buồn vui vốn có:
“ Có điều gì hồi hộp thế rừng ơi
Hãy nói giùm ta, rằng ta rất yêu người
Dù có người từng làm ta đau khổ”
(Ngày mai ra trận)
Vì thế mà một vầng trăng rừng biên giới, một lối ngõ nhỏ chốn quê xa , tất cả đều mang lại cho người lính tình đời, tình người tha thiết.Người lính nơi đảo xa “Gió biển mặn bạc bao màu áo”, “Cơn sốt rét rừng vẫn còn run trong da”, thèm từng bát canh rau, từng làn mưa bụi vẫn yêu đảo, yêu biển vô cùng Xa nhà, xa quê, các anh cùng: “Chia nhau tin vui”, “Chia nhau nỗi nhớ nhà” Không có nước ngọt, không có rau xanh, các anh vẫn “Hát vỗ nhịp vào báng súng” Rừng sâu, đảo xa mới trở thành những mảnh đất “hoá tâm hồn” của các anh:
“Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu không có mưa chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập trái tim người”
(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn)
Cuộc sống dẫu muôn vàn gian khổ, nhưng những người lính đảo vẫnhát tình ca Không có phông màn bởi “Chẳng phông màn nào chịu nổi gióTrường Sa” Không có khán giả vì: “Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc/Người xem ngổn ngang cũng rặt lính trọc đầu”, nhưng điệu tình ca “Cứ ngânlên chót vót” Cảnh “Sư cụ hát tình ca” trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trênđảo là cảnh tượng chưa từng có trong thơ Đây là “bức tranh” độc đáo, cảmđộng và xiết bao tự hào về tinh thần lạc quan yêu đời trẻ trung của người línhđược Trần Đăng Khoa thể hiện bằng cả trái tim mình Đến với thơ Trần Đăng
Trang 33Khoa, không ít người đã: “ lắng sóng từ hai phía” cùng trái tim người línhbiển:
“Biển ồn ào, em lại dịu êmAnh như thân tàu lắng sóng từ hai phíaBiển một bên và em một bên ”
(Thơ tình người lính biển)
Hình ảnh: “Anh đứng gác Trời khuya Đảo vắng Biển một bên và emmột bên” đã kết đọng vẻ đẹp tình yêu trong tâm hồn người lính: hòa hợp tìnhcảm và nhiệm vụ, tình yêu biển và tình yêu em, tình yêu lứa đôi và tình yêuđất nước Nhân vật trữ tình - người lính trong thơ Trần Đăng Khoa đã tự hát
về tình yêu của “anh”, một tình yêu thủy chung, bền chặt, vượt qua mọi thửthách:
“Vòm trời kia có thể sẽ không emKhông biển nữa Chỉ mình anh với cỏCho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên”
(Thơ tình người lính biển)Nhân vật trữ tình - người lính trong thơ Trần Đăng Khoa phản ánh toàndiện, chân thực cuộc sống và tâm hồn người chiến sĩ ở thời kì sau những ngàychống Mĩ Tâm hồn người lính đã được soi sáng từ nhiều góc độ, nhiều cungbậc: trong cuộc chiến, phút bình yên; khi ồn ào, lúc trầm lắng Từ đó, người
ta nhận ra những tâm hồn vô cùng thuần khiết, trong sáng nhưng không hềbằng phẳng đơn điệu; họ vừa thực tế vừa lãng mạn, trẻ trung hồn nhiên trongcuộc sống hàng ngày; vừa rất chín chắn, sâu sắc trong tình cảm, suy nghĩ Đó
là lớp thanh niên có lý tưởng cao đẹp, tự hào về Tổ quốc, về trọng trách đượcgiao phó; dù ở nơi biên cương hay hải đảo xa xôi, các anh đều sống lạc quan,yêu đời, yêu tuổi trẻ
Trang 34Trần Đăng Khoa đã đóng góp vào thơ Việt Nam bức chân dung sángđẹp về người lính; góp phần làm phong phú thêm nguồn cảm hứng thơ dàodạt xuôi chảy suốt hơn nửa thế kỉ thơ Việt Nam.
1.3 Người lính - hình tượng nhân vật người thật việc thật trong truyện ký “Đảo chìm” với những phẩm chất đáng quý
Ngay ở mở đầu của tập sách, Trần Đăng Khoa viết :
“Tôi đã định biến những con người mà tôi yêu mến thành nhân vật trong truyện ngắn hay tiểu thuyết nhưng lại thấy không nên vì bản thân họ đãrất đẹp rồi, rất thật rồi, hà cớ chi ta phải hư cấu thêm cho cồng kềnh, rắc rối.Tốt nhất là cứ để vậy Cuộc sống vốn chân thật và giản dị…” [10]
Lời tâm sự ấy cũng chính là sự thể hiện quan điểm nghệ thuật của TrầnĐăng Khoa khi xây dựng thế giới nhân vật trong sáng tác văn xuôi viết vềngười lính
Sức hấp dẫn của người lính trong truyện ký của Trần Đăng Khoa tuyệtnhiên không phải là hình tượng hư cấu, mà là những người thật, việc thật Đó
là anh Bùi Quang Thận người đã cắm lá cờ trận mạc lên Dinh Độc Lập buổitrưa 30/04/1975, bùi ngùi kể lại tấm gương hy sinh của đại úy Ngô Văn Nhỡ,tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 xe tăng, lữ đoàn 203, binh đoàn Hương Giang.Sáng ngày 30/4/1975, tiểu đoàn 1 do anh chỉ huy tiến vào Sài Gòn Trận đánhdiễn ra rất khốc liệt Chiếc xe tăng nào của ta nhô lên cầu Sài Gòn cũng bị địchbắn cháy Trong hoàn cảnh đó, anh Nhỡ đã bật cửa xe, nhô hẳn người lên tronglàn mưa đạn mù mịt để quan sát địch và chỉ huy đơn vị vượt cầu “Hãy nhằmthẳng Sài Gòn! Tiến lên!”, và anh đã hy sinh ngay trên tháp pháo trong tư thếnhư một “dáng đứng Việt Nam” đang hô cho đồng đội tiến lên Kí ức tháng
Tư đã ghi lại lời kể ấy làm hiện lên hình tượng người lính tuyệt đẹp với cảniềm tự hào xen lẫn cả niềm tiếc thương vô hạn
Những nhân vật người thật việc thật ấy còn là hình ảnh Tư lệnh Hảiquân Giáp Văn Cương, không quản ngại sóng gió, đến với những người lính
Trang 35trẻ trên đảo chìm Cuộc sống gian khổ vật lộn với nắng gió biển khơi in hìnhlên những người lính Ấn tượng đầu tiên phải kể đến là anh lính trên đảo Thủ
đô Trường Sa, đó là: “một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đencháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa” [10, tr 18] Rồi đến anhchàng Trần Văn Hai-một thi sĩ lừng danh ở xứ đảo chìm : “suốt ngày cứ thôngthênh như thể bà mụ vừa mới nặn”[10, tr 35], hay Tư Xồm - quản lý nướcngọt với bộ râu: “…sợi xỉa ra Sợi quặp vào…một bộ mặt hoang vu rất khóxác định niên đại” [10, tr 45]…
Cái thật của Trần Đăng Khoa thật đến mức làm cho ai càng quen biếtKhoa càng tin là thật Anh chỉ viết, chỉ tả những cái gì mình được thấy, đượcbiết Anh trực tiếp hoặc gián tiếp trở thành là nhân vật chính ở trong truyện.Anh không giấu mình hoặc tự nhập vai một nhân vật khác
Trong chương Biển mặn, khi Khoa bị sóng dập:
- Ồ anh ấy đã tỉnh rồi kìa!
- Tỉnh rồi! May quá! Chút nữa lại mang tiếng đảo chìm giết chết một thi
sĩ tài năng đang hứa hẹn!
- Tư Xồm cười dủm dỉm
- Huy này, mày xem vết thương anh ấy có nguy hiểm không?
- Không sao Bố ấy chỉ bị choáng khi va đập mạnh Còn xa ruột lắm!
- Bây giờ thì ông anh có muốn chết cũng đếch chết được
- Tư Xồm lại cười
- Này, giá như ông anh ngỏm béng luôn ở đảo chìm này có khi lại hayđấy nhé Biết đâu có người lại thấy tiếc ông anh, lại nói ông anh là một tàinăng đang phát triển rực rỡ Còn ông anh sống ý à em nói thật, đại ca đừng
tự ái nhé, ông anh cũng nhem nhuốc lắm, hoàn cảnh lắm, chẳng hơn đếch gìlính nhọ đít chúng em
Trang 36Tôi chống tay vào sàn tàu, ngồi dậy Đầu óc cứ ong ong, váng vất Bụngvẫn cồn cào, thoáng đặc, thoáng rỗng May mà con tàu không bị vỡ Có lẽchiều qua nó lao vào một vách sóng nào đó.
Trần Đăng Khoa luôn đưa cái "hình thức cục mịch" của mình ra đểdiễu Có những chỗ mà ngay người thân nhất của Khoa cũng không nghĩ làKhoa lại "tệ" với mình đến vậy:
Khi tôi lập cập bám thang dây leo được lên lều bạt, người mừng nhất,mừng ra mặt là một cậu lính trẻ mà sau này tôi mới biết là Hai Trần Văn Hai,một thi sĩ lừng danh ở xứ đảo chìm Hai trố con mắt thạch sùng nhìn tôi:
- Đúng ông anh thật à? Kinh nhỉ! Em không thể tưởng tượng được! Em
cứ ngỡ ông anh khác kia Ai ngờ lại xù xì thế này Kinh thật!
- Kinh à?
- Vâng! Em nói ông anh đừng tự ái nhé! Trông ông anh cứ ùng ục nhưcái lão đào huyệt Kinh bỏ bà! Thế mà trước đây, em cứ tưởng thi sĩ bao giờngười cũng mảnh mai, đôi mắt lúc nào cũng mơ màng, trầm uất và buồn thămthẳm!
- Thì cậu cũng là thi sĩ mà cậu cũng có mảnh mai đâu nào?
- Em là thi sĩ đểu! Chúng nó gọi thi sĩ là gọi đểu đấy!
Chính với lối viết thật đến vậy mà từng truyện một cứ đi vào lòngngười một cách tự nhiên Đọc sách mà cứ như nghe người thân của mình nhỏnhẹ mộc mạc kể lại cái chuyện rất bình thường xảy ra trong cuộc sống ở nơisóng to biển lớn này Tất cả đã làm nên một thế giới nhân vật phong phú,chân thực và tràn đầy sức sống
1.3.1 Trong gian khổ họ vẫn luôn tươi trẻ yêu đời
Ở trên đảo mọi thứ đều thiếu thốn nhưng không làm tâm hồn của anhlính cằn cỗi, điều đó thể hiện ở mong muốn giản dị và đậm chất lãng mạn củachàng thanh niên trẻ tuổi đó là: “Chúng con chỉ muốn bố mang ra đây vài cô
Trang 37nuôi quân thôi! Các cô ấy chẳng phải hát hò gì, chỉ mặc tấm áo phin trắng, cáiquần lụa đen, đi phơ phất trên đảo, để chúng con “chỉnh” mắt.” [10, tr 19]
Những người lính đảo đều hết sức trẻ trung, tếu táo và hồn hậu, đó lànhững người nông dân như cái cây trồng trên cánh đồng của làng mình, giờđược bứng ra trồng giữ sóng gió Sức sống mãnh liệt của người nông dâncộng với sự hồn nhiên bản tính đã tạo nên một cuộc sống hồn hậu và chânthực Biển dữ dội, biển phóng khoáng và biển không che đậy Con ngườitrước biển như bị lột trần, không có gì nương tựa nên cách tốt nhất để tồn tại
là hồn nhiên đón nhận mọi thử thách
Vẻ đẹp của những người lính bắt đầu bằng sự lạc quan của nhữngngười lính đảo Giữa biển khơi họ vẫn làm thơ, vẫn mơ màng về một cô gáixinh đẹp mà họ chỉ biết đến qua lời kể của chính trị viên Thuận (và sau nàyđảo Chìm mới biết sự thật cô con gái của chính trị viên Thuận vẫn còn ở tuổi
“tè dầm”) Tiếng cười ấy có từ những con người như Hai Ùm, nhà thơ củađảo với những bài thơ “tuyệt tác, hay đến chảy nước tai” Và cả những ngườirất nghiêm túc như chính trị viên Thuận cũng đã khiến cả đảo chìm bị lừa vàcười nghiêng ngả vì câu chuyện cô con gái rượu của mình
Vẻ đẹp ấy còn là sự chân thực trong cuộc sống của những người línhđảo (Ở đó người ta không thấy những lời nói hoa mỹ giả tạo, không có sự imlặng đáng sợ mà chúng ta vẫn gặp giữa cuộc đời.) Ấn tượng đẹp nhất màTrần Đăng Khoa dành cho những anh lính đảo Chìm là “thi sĩ” Trần Văn Hai.Anh bơi lặn như rái cá: “Quê cu cậu nghe đâu ở cầu tõm Hà Nam, cái vùngquê quanh năm lụt lội Cánh lính đồn rằng, Hai đẻ rơi dưới nước, nên cậu tabiết bơi trước khi biết bò Tên cúng cơm là Hai Ra đảo, cánh lính nối thêmcái đuôi thành thằng Hai Ùm” [10,tr 35] Nhà thơ của chúng ta đã được “thisĩ” Hai Ùm chào đón bằng một ánh mắt sửng sốt và những câu nói mà có thểông chưa được nghe bao giờ:
Trang 38- Đúng ông anh thật à? Kinh nhỉ! Em không thể tưởng tượng được! Em
cứ ngỡ ông anh khác kia Ai ngờ lại xù xì thế này Kinh thật !
- Kinh à ?
- Vâng! Em nói ông anh đừng tự ái nhé! Trông ông anh cứ ùng ục nhưcái lão đào huyệt Kinh bỏ bà! Thế mà trước đây em cứ tưởng thi sĩ bao giờcũng mảnh mai, đôi mắt lúc nào cũng mơ màng, trầm uất và buồn thămthẳm!” Và những gì là hình thức cũng được cởi bỏ (đến mức không ngờ):
“Cứ tưởng quần áo là vật trang sức của riêng mình Nhầm! Nó là đồ đạc củathiên hạ, nhưng thiên hạ lại bắt mình cứ phải suốt ngày đeo vác lỉnh kỉnh,nom ti tiện như gã bủn xỉn, lúc nào cũng lo sợ mất trộm Ở đây, chẳng cóthiên hạ nào hết, nên mình lại nhẹ nhõm, lại hoá anh tự do Hai gườm gườmnhìn tôi, như nhìn một người ở ngoài hành tinh:
- Trông ông anh đai nịt lỉnh kỉnh, nom rất lạ mắt và buồn cười lắm ý Cứnhư người trung cổ Hình như đại ca có khuyết tật gì đó nên cứ phải che cheđậy đậy, giấu giấu, giếm giếm Chứ văn minh hoàn thiện như chúng em đây,
có ai khổ sở, rúm ró như thế bao giờ…[10, tr 33]
Với cái giang sơn Tổ quốc vỏn vẹn có mấy mét vuông đất, suốt ngày
bó gối nhìn trời nước nên sinh ra nhàn cư vi bất thiện, bởi vậy chính trị viênThuận đưa ra chiếu chỉ là ba ngày phải có một tờ báo tường, phải có chục bàithơ dán kín quanh cái thùng phuy neo ở cột lều Mà thơ phú lại là công việccủa tài năng Mà tài thơ thì ở đây, giời lại chỉ dồn cho chàng Hai Ùm Hai cóthể xuất khẩu thành chương, đọc vanh vách ra vần ra điệu Vì vậy, thần dâncủa đảo cứ phải đến khấu đầu trước Hai, xin ngài Hai Ùm nhón tay làm phúc,ban cho một bài thơ để dán lên báo tường Chỉ khổ cho những cậu đến xinchữ mà trong tay lại trắng lốc, chẳng có gì Nhưng được cái, mấy cha đó cũngláu Không ít cha còn vác cả chị gái, em gái ra để cầm cố cho Hai : “Thật, tớthề là em gái tớ xinh lắm Tớ sẽ bảo nó thư cho cậu Bao nhiêu vệ tinh vo ve
Trang 39quanh nó, tớ sẽ cho đi tàu ngầm hết Nó là á hậu thanh lịch ở huyện tớ đấy!”[10, tr 37].
Nhưng không vì thế mà Hai kiêu ngạo, ngược lại ở anh toát lên phẩmchất giản dị của người lính, luôn giúp đỡ, chia sẻ với đồng đội mình: “Hai Ùmchẳng ăn riêng cái gì bao giờ Cậu ta đưa hết của nả, châu ngọc vào kho, là cáiba-lô bạc phếch gió biển, treo bùng biêng trên nóc lều Thi thoảng Hai lại banlộc cho dân chúng” [10, tr 36]
Tuy nhiên, khi gặp Trần Đăng Khoa anh lại không tự nhận mình là nhàthơ: “Em là thi sĩ đểu! Chúng nó gọi thi sĩ là gọi đểu đấy!” Hình như ở anhchàng này, sóng gió hay những khó khăn thiếu thốn của đảo chỉ là chuyệnnhỏ Anh luôn yêu đời, lạc quan ngay cả lúc câu cá:
Cái miệng Hai bành ra, giọng nhèn nhẹt:
Hôm (ý) nay
Trời nhiều mây
Thỉnh (a) thoảng (a) có mưa
Tầm nhìn xa (ư) trên mười cây số (ứ hư)” [10, tr 40]
Tiểu thuyết thì có nhân vật phản diện, nhân vật chính diện, nhiều vởkịch, nhiều tiểu thuyết sống được vì những nhân vật phản diện với bao mưu
đồ giảo quyệt và tính toán kỳ bí hấp dẫn… nhưng ở Đảo Chìm lại không cótuyến phản diện, không có mưu mô, không có lừa lọc
Chỉ có tình yêu thương, giữa đồng đội với đồng đội, giữa cán bộ vớichiến sĩ, giữa những người trên đảo với quê hương, đất nước và thậm chí giữanhững người trên đảo với cây rau, con vật mà họ chăm sóc hôm sớm
Nhưng đôi lúc đảo Chìm cũng có nhiều “sóng gió”, nó bắt đầu từnhững điều đơn giản nhưng lại thành phức tạp ở đây: Giữ lại một con vật yêuquý được sinh ra từ đảo chìm hay giữ những giọt nước ngọt quý giá chonhững người lính? Chuyện nuôi con lợn ở đây đã mang đầy tính nhân bản:
“Lính còn phải tắm nước biển, độn thêm nước biển để nấu cơm Có chút