1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm thơ thiếu nhi trần đăng khoa và tình hình học thơ trần đăng khoa ở trường tiểu học hiện nay

120 486 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 584,88 KB

Nội dung

Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong các cuốn giáo trình văn học thiếu nhi nhằm đào tạo cho giáo viên tiểu học của các tác giả như Dương Thu Hương, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Mạnh Hiếu,

Trang 1

Trang 1 Phần một

DẪN NHẬP

Trang 2

Trang 2

I LYÙ DO CHÓN ÑEĂ TAØI:

1 Ngay töø khi coøn nhoû tođi ñaõ ñaịc bieôt yeđu thích thô Traăn Ñaíng Khoa

Ñóc thô anh tođi thaây gaăn guõi ñeân lá, töôûng nhö Traăn Ñaíng Khoa vieât cho

chính cuoôc soâng, chính tuoơi thô cụa tođi vaôy Vaø tođi bieât nhöõng ngöôøi bán

cụa tođi, nhöõng ngöôøi ñaõ ñöôïc sinh ra ôû vuøng ñoăng baỉng chieđm truõng cuõng

coù cạm giaùc nhö tođi

Sau naøy tođi coù dòp tìm hieơu sađu hôn veă cuoôc ñôøi cuõng nhö söï nghieôp

saùng taùc cụa Traăn Ñaíng Khoa, tođi môùi bieât anh chính laø nhaø thô thieâu nhi

noơi tieâng ôû Vieôt Nam töø tröôùc vaø cho ñeân taôn hođm nay Thô anh khođng

nhöõng noơi tieâng ôû trong nöôùc maø coøn ñöôïc dòch ra nhieău thöù tieâng tređn theâ

giôùi Tođi cuõng bieât theđm moôt ñieău nöõa laø nhöõng baøi thô maø laăn ñaău tieđn tođi

ñöôïc tieâp xuùc, ñöôïc ñóc cụa Traăn Ñaíng Khoa cuõng laø nhöõng baøi thô anh

saùng taùc khi coøn raẫt nhoû Thô anh ñaõ coù nhöõng tieâng vang lôùn vaø nhieău baøi

thô ñöôïc ñöa vaøo chöông trình dáy cho hóc sinh tieơu hóc trong mođn Tieâng

Vieôt Nhöõng baøi thô ñoù ñaõ coù ạnh höôûng lôùn ñeân söï phaùt trieơn tình cạm cụa

hóc sinh tieơu hóc

2 Baĩt ñaău töø naím hóc 2002 - 2003, chöông trình Tieơu hóc 2000 ñöôïc aùp

dúng tređn toaøn quoâc vaø ñaõ chuù yù ñieău chưnh theđm veă vieôc giaùo dúc ngheô

thuaôt, tính nhađn vaín cho hóc sinh tieơu hóc Coù moôt khoạng thôøi gian chuùng

ta chuù yù ñeân dáy kieân thöùc cho hóc sinh hôn vaø xao nhaõng vieôc dáy caùc

mođn ngheô thuaôt - lónh vöïc coù taùc ñoông lôùn ñeân vieôc giaùo dúc tình cạm cho

hóc sinh Hieôn nay, döôùi söï laõnh ñáo cụa Ñạng vaø Nhaø nöôùc, xu höôùng ñaău

tö cho giạng dáy caùc mođn ngheô thuaôt trong nhaø tröôøng ñöôïc ñeă cao vaø chuù

tróng Thô Traăn Ñaíng Khoa cuõng laø moôt loái hình ngheô thuaôt Bôûi vaôy noù

giöõ moôt vò trí quan tróng trong giaùo dúc ngheô thuaôt cho hóc sinh

3 Thô noùi leđn tieâng noùi cụa tađm hoăn Ñaỉng sau nhöõng tieâng thô aơn chöùa

bieât bao tađm tö, tình cạm, bao öôùc vóng cụa taùc giạ göûi gaĩm ôû moêi baøi thô

Ngöôøi giaùo vieđn khođng nhöõng dáy caùc em hóc sinh caùch ñóc thô maø coøn

phại dáy caùc em hieơu, cạm thođng vôùi tađm söï cụa taùc giạ Töø ñoù coù theơ cạm

nhaôn ñöôïc vẹ ñép toaùt ra töø noôi dung, hình thöùc baøi thô, giuùp caùc em tieâp

nhaôn ñöôïc caùi hay, caùi ñép cụa cuoôc soâng hieôn tái, cụa nhöõng ñieău ñaõ qua

vaø cạ sau naøy Ngöôøi giaùo vieđn muoân hóc sinh cụa mình ñát ñöôïc ñieău naøy

thì trong quaù trình giạng dáy baøi thô phại tìm hieơu kyõ löôõng veă khạ naíng

tieâp nhaôn vaø cạm thú thô cụa caùc em Hieơu ñöôïc hóc sinh, hieơu ñöôïc quaù trình dieên bieân phöùc táp trong tađm hoăn caùc em thì ngöôøi thaăy môùi coù söï tieâp

Trang 3

Trang 3

cận gần gũi nhất, mới đưa ra được phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho mục tiêu đề ra

4 Tìm hiểu tình hình học thơ Trần Đăng Khoa nói riêng hay chính là tìm

hiểu tâm hồn của các em cảm nhận về thơ của một tác giả, sẽ là chiếc cầu nối tình cảm giữa giáo viên và học sinh Để làm được điều này thì không phải là đơn giản bởi quá trình cảm thụ thơ của học sinh tiểu học có lúc rất đơn giản, song có lúc lại vô cùng phức tạp Những điều này đôi khi xảy ra sâu kín trong tâm hồn của các em, rất riêng và khó nhận biết

5 Thơ Trần Đăng Khoa có những khía cạnh được nghiên cứu rất kỹ

trước đây Nhưng với sự đam mê và thích thú, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn và đưa ra quan điểm của mình về thơ Trần Đăng Khoa mà tôi đã thực sự yêu thích Ý định này đã được tôi ấp ủ từ rất lâu

Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : “TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM THƠ THIẾU NHI TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ TÌNH HÌNH HỌC THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY”

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu Dường như ở đâu có cuộc sống, ở đó có thi ca trong hoàn cảnh sống khó khăn, eo hẹp, khác biệt với nền văn hoá chữ viết, nhân dân lao động nhiều thế hệ qua vẫn nối tiếp nhau thầm lặng sáng tạo nền văn hoá của riêng mình – một nền văn hoá chỉ tồn tại trong trí nhớ Mỗi dân tộc có thể tính được số nhà thơ của mình nhưng không thể nào biết được số những người cầm bút viết văn – những người tự nguyện đem hết nhiệt tình cho một công việc lao tâm khổ tứ, không có gì hẹn trước sự thành công, kể cả sự an toàn trong cuộc sống Và gần như bất kỳ nền văn học dân tộc nào cũng có những bài thơ tuyệt mệnh Niềm vui, nỗi buồn đều có thể đưa con người đến với thi ca Văn học và nghệ thuật nói chung không thể chỉ tồn tại vì bản thân nó và nghệ thuật không đơn giản là trò chơi vô tư nhằm thoả mãn một nhu cầu đơn giản nào M.Gorki đã viết: “Một người viết văn không thể không băn khoăn với những câu hỏi: Văn học là gì? Nó nhằm phục vụ cái gì? Nó có tự thân tồn tại không? Dù sao thì tôi cũng nhận thấy rằng trên đời này không có cái gì tồn tại tự nó và cho nó, rằng mọi thứ đều tồn tại nhằm mục đích nào đó và bằng cách này, cách khác đều lệ thuộc, gắn liền, pha lẫn vào một cái

gì khác” [5]

Đúng như M.Gorki đã khẳng định, văn học từ ngàn đời trước đã không đơn giản là thoả mãn nhu cầu giải trí Cái lẽ tồn tại của nó bắt rễ sâu xa trong chính sự tồn tại của con người Mỗi tác phẩm văn học đều ít nhiều làm

Trang 4

Trang 4

phong phú hơn sự hiểu biết của con người Và những thu lượm đầu tiên rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến những gì diễn ra sau đó Cũng giống như bậc học Mẫu giáo, Mầm non là những viên gạch đầu tiên giúp trẻ làm quen với cuộc sống và hoà hợp với cộng đồng xã hội, thì bậc Tiểu học đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức khoa học, xã hội, đạo đức, làm nền tảng cho những cấp học cao hơn và cho cả cuộc đời sau này của các em

Văn học, với những ưu thế tuyệt vời đã được sử dụng rất sớm như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu trên Thơ cũng là một bộ phận không thể thiếu của văn học Thơ có đầy đủ những chức năng, những giá trị cũng như những ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình nhận thức và tâm hồn của con người nói chung và của trẻ em nói riêng

Tìm hiểu đặc điểm thơ của một tác giả, tìm hiểu được ngôn ngữ đặc trưng mà tác giả đó gửi gắm trong tác phẩm của mình cũng là một vấn đề rất được quan tâm từ trước tới nay trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học Làm được điều đó giúp cho sự tiếp nhận tác phẩm văn học của độc giả mới diễn ra thực sự dễ dàng và tạo sự hứng thú khi tiếp xúc với tác phẩm

Về thơ Trần Đăng Khoa, từ trước đến nay đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong các cuốn giáo trình văn học thiếu nhi nhằm đào tạo cho giáo viên tiểu học của các tác giả như Dương Thu Hương, Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Mạnh Hiếu,……; trong cuốn “ Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học của tiến sĩ Cao Đức Tiến (chủ biên); “ Văn học và phương pháp giúp trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học” của nhiều tác giả;…… trong các nghiên cứu của Vân Thanh, Vũ Nho, Hồng Diệu,…… Trong các công trình nghiên cứu trên, nói chung đặc điểm thơ Trần Đăng Khoa đã được nhìn nhận một cách khá tổng quát

Về tình hình học thơ Trần Đăng Khoa ở trường tiểu học, cho đến bây giờ vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào nói về vấn đề này Từ việc hiểu được đặc điểm thơ của một tác giả, hiểu được tình hình cuộc sống hiện tại và hiểu được đặc điểm nhận thức của một lứa tuổi sẽ tìm

ra phương hướng mới cho việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong dạy – học thơ của một tác giả được đưa vào chương trình phổ thông là vấn đề cần quan tâm của đề tài

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Trang 5

Trang 5

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi mong muốn có thể tìm hiểu được đặc điểm thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa, tìm hiểu thơ Trần Đăng Khoa được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiểu học (cả chương trình Cải Cách Giáo Dục 165 tuần và chương trình Tiểu học 2000 ), biết được học sinh tiểu học cảm nhận được những tác phẩm đó ở mức độ nào Với việc làm này, người làm luận văn với tư cách là giáo viên tương lai, hi vọng bước đầu hiểu được học sinh và giúp ích cho việc giảng dạy sau này

IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đặc điểm thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa và tình hình học thơ Trần Đăng Khoa ở trường tiểu học hiện nay

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Luận văn sử dụng các phương pháp:

• Nghiên cứu tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa tiểu học

• Viết phiếu phỏng vấn học sinh tiểu học

• Thống kê, xử lý số liệu và viết báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt

VI BỐ CỤC LUẬN VĂN:

Phần I: Dẫn nhập

I Lý do chọn đề tài

II Lịch sử vấn đề

III Phạm vi vấn đề

IV Đối tượng nghiên cứu

V Phương pháp nghiên cứu

VI Bố cục luận văn

Phần II: Nội dung

Chương I: Đặc điểm thơ thiếu nhi và đặc điểm cảm thụ thơ của học sinh tiểu học

Trang 6

Trang 6

I Đặc điểm văn học thiếu nhi và thơ thiếu nhi:

I.1 Đặc điểm văn học thiếu nhi

I.2 Đặc điểm thơ thiếu nhi

II Đặc điểm cảm thụ thơ của học sinh tiểu học:

II.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

II.2 Đặc điểm cảm thụ thơ của học sinh tiểu học

Chương II: Đặc điểm thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa

I Tổng quan về việc nghiên cứu thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa

I.1 Những nhận định chung của một số tác giả nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa

I.2 Các ý kiến về nội dung thơ Trần Đăng Khoa

I.3 Các ý kiến về nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa

II Đặc điểm thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa

II.1 Đặc điểm về nội dung thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa

1.1 Từ tình yêu thiên nhiên, cảnh vật đến tình yêu quê hương, đất nước

1.2 Từ tình yêu cha mẹ và những người thân thiết đến tình yêu lãnh tụ và bạn bè quốc tế

II.2 Đặc điểm về nghệ thuật thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa

2.1 Khả năng quan sát tinh tế

2.2 Trí liên tưởng, tưởng tượng mạnh mẽ

2.3 Cách dùng từ độc đáo, đặc sắc, bất ngờ và chính xác

2.4 Cách chọn thể loại thơ rất thích hợp cho các bài thơ

Chương III: Tình hình học thơ Trần Đăng Khoa ở trường tiểu học hiện

nay

I Một số nhận xét về chương trình dạy thơ Trần Đăng Khoa ở trường

tiểu học hiện nay

I.1 Chương trình trước bậc Tiểu học

I.2 Chương trình Tiểu học

2.1 Chương trình Cải Cách Giáo Dục

Trang 7

Trang 7

2.2 Chương trình Tiểu học 2000

II Những nhận xét về một số tiết học thơ Trần Đăng Khoa ở trường tiểu học hiện nay

Phần III: Kết luận và kiến nghị

I Kết luận:

II Kiến nghị:

Trang 8

Trang 8 Phần hai

NỘI DUNG

Trang 9

Trang 9

CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM THƠ THIẾU NHI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ

THƠ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

I ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ THƠ THIẾU NHI

I.1 ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC THIẾU NHI

Nhấn mạnh tầm quan trọng của tuổi ấu thơ và ý nghĩa của việc giáo dục

trẻ thơ, PI – E GA – MA – RA (Pháp) có nói: “ Hiện nay chúng ta đã hiểu và

ngày càng rõ hơn tầm quan trọng của những thu hoạch đầu tiên Những nhà giáo dục học, tâm lý giáo dục học và các thầy thuốc bảo ta điều đó Điều mà trẻ thơ nhận được trong những năm đầu tiên của cuộc sống bằng tất cả những

gì em sẽ thu lượm được trong những quãng đời còn lại Những từ ngữ, những ước mơ, những ý tưởng mà con người măng trẻ khám phá được trong những câu chuyện đầu tiên được nghe, trong những bài thơ đầu tiên trầm bổng bên tai, trong những lần đọc sách đầu tiên, sẽ đi theo em lâu dài và chắc là mãi mãi Cảm xúc của em ngày thêm giàu có hoặc bị tổn thương Ngưỡng cửa vào đời của các em sẽ rộng thêm hay co lại Ngôn ngữ của các em sẽ được nuôi dưỡng hay còm cõi Chúng ta hiểu điều đó từ lâu, trong kinh nghiệm bản thân và ngôn ngữ thường ngày còn in dấu điều đó: trẻ em là những sáp mềm; ta uốn cong cây non chứ không uốn cây lớn Những năm tháng sau này của đời ta có thể mờ nhạt, rơi vào quên lãng song những năm son trẻ, với những thu hoạch và tổn thương của chúng, thường vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức ta, trong phẩm cách ta sau này Điều mà chúng ta còn chưa hiểu rõ lắm, có thể là những ưu thế của những thu nhận của tuổi thơ so với kinh nghiệm còn lại của một đời người Về một mặt nào đó, trẻ em quả là người cha của con người Chính vì thế văn học thiếu nhi không chỉ có tầm quan trọng về số lượng mà

còn quan trọng về chất lượng” {47}

Vậy văn học thiếu nhi là gì? Nó có những đặc điểm gì mà có tầm quan trọng như vậy?

Theo Nguyễn Mạnh Hiếu: “ Việc xác định khái niệm văn học thiếu nhi cho đến nay vẫn còn nhiều bàn cãi Bởi vì, ngay từ việc xác định khái niệm văn học và khái niệm thiếu nhi đã nảy sinh nhiều vấn đề Thế nào là một tác phẩm văn học? Câu trả lời không đơn giản! Thiếu nhi là gì? Thiếu nhi khác với người lớn ra sao? Cũng là những câu hỏi không dễ trả lời”.{7}

Trang 10

Trang 10

“Văn học thiếu nhi” là một khái niệm, một thuật ngữ đã được quen dùng, nhưng định nghĩa về nó ra sao cho gọn và rõ, lại có tính phổ quát, thuyết phục thì phải chờ có thêm thời gian Thực hiện luận văn này, chúng tôi tìm thấy một định nghĩa tương đối đầy đủ về văn học thiếu nhi trong “ Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam” : “Văn học thiếu nhi bao gồm: Những tác phẩm văn học được mọi nhà sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn , tính cách cho thiếu nhi Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi, và nhiều khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, hay một đồ vật, một cái cây,…… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em, mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi, văn học thiếu nhi còn bao gồm những tác phẩm được thiếu nhi thích thú tìm đọc Bởi vì các em đã tìm thấy ở trong đó cách nghĩ, cách cảm cùng những hành động của chính các em Hơn thế, các

em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn đe với những nguồn động viên, khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình Như thế , văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu nhi” {33}

Quan niệm trên đã bao quát được tất cả đối tượng, nhiệm vụ, chức năng mà mỗi tác phẩm được coi là tác phẩm văn học thiếu nhi đã đề cập đến, đã thực hiện và có nghĩa vụ thực hiện tất cả những điều đó

Ca dao Việt Nam có câu: “ Dạy con từ thuở trong nôi” Câu ca dao ấy đúng với cả ngày xưa và đúng với cả bây giờ Chúng ta lớn lên bằng những tiếng ru dịu ngọt của ông bà, cha mẹ, anh chị Ngay từ lúc mới lọt lòng, những tiếng ru êm ái: “Con ơi muốn nên thân người ……” hoặc “ Cháu ơi cháu lớn với bà”…… đã thấm vào hồn ta, cùng ta lớn dậy Chúng ta lớn lên bằng những tiếng ru ấy, và cũng lớn lên bằng những câu chuyện thần thoại, những kho truyện cổ tích của ông bà, cha mẹ, hay anh chị đã kể cho nghe Ta lớn lên về thể xác và cũng rộng mở dần đôi cánh của tâm hồn và tình cảm,… Ngày nay, hẳn không ai không nhớ một vài câu ca dao hay tục ngữ, một vài truyện cổ, mà ngày xưa trong những đêm trăng mài mòn guốc võng, mẹ hay bà đã kể cho nghe,… Văn chương quả là một phương tiện rất đắc dụng để bồi bổ tâm hồn trẻ thơ, khó có thể thay thế được Thật là ngây thơ nếu nghĩ rằng chúng ta có thể bằng tác phẩm của mình giải quyết hết mọi vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị và đạo lý rất phức tạp đang đặt ra trước nhân loại Tuy nhiên mỗi một chúng ta do kinh nghiệm bản thân, đều thấy rõ sức mạnh to lớn của một tiếng nói văn học tốt lành, thông minh, sáng sủa, đặc biệt khi tiếng nói ấy được gieo lên miếng đất phì nhiêu là tâm hồn con trẻ

Văn học thiếu nhi đã có từ thời xa xưa, đó là những áng văn chương truyền miệng Trải qua bao thăng trầm và tiến triển của lịch sử, văn học thiếu nhi đã không ngừng phát triển theo hướng ngày càng phong phú, sâu sắc, ngày

Trang 11

Như ta đã biết, tác phẩm văn học thiếu nhi trước hết phải là tác phẩm văn học, nó bình đẳng với tác phẩm dành cho người lớn về phương diện chất lượng, đồng thời nó phải đảm bảo những đặc trưng thuộc về tâm lý lứa tuổi thiếu nhi Các yếu tố, các tính chất, các đặc trưng bộc lộ đồng thời, cùng tồn tại và nhuần nhị, chuyển hoá cho nhau Từ đó ta có thể xét đến những đặc điểm nổi bật của văn học thiếu nhi như sau:

ở chỗ này Tác phẩm văn học được lựa chọn để dạy và học phải phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi hôm nay, và đương nhiên phải được học sinh thích thú Nhưng làm thế nào để lựa chọn được những tác phẩm như thế, điều này buộc chúng ta phải giải quyết luận điểm nói trên Hơn nữa “thiếu nhi hôm nay là thế giới ngày mai”, chúng ta phải dẫn dắt các em bước vào một thế giới mới, vào con đường mà người lớn đã vạch ra Hiện tượng trên đây đặt ra cho văn

học thiếu nhi một việc cần chú ý: đó là đối tượng lứa tuổi

Nhà văn Võ Quảng đã từng viết: “Nội dung văn học cho thiếu nhi cũng là các vấn đề về chủ đề, đề tài, về phương pháp thể hiện, cũng là các vấn đề

Trang 12

Trang 12

về thể loại, về phong cách, về ngôn ngữ… Nhưng ở đây, tất cả những cái đó phải được thể hiện như thế nào cho phù hợp với “đôi mắt” và “con tim” của mỗi lứa tuổi, làm cho mỗi lứa tuổi có thể hiểu được, rung động được, có thể đánh thức được trong lòng các em những tình cảm tốt đẹp, đạt được một hiệu quả giáo dục tốt Cũng vì lẽ đó văn học thiếu nhi đòi hỏi một tính cách đa dạng Đa dạng không chỉ trong chủ đề và đề tài, trong thể loại, mà còn trong phong cách, trong xây dựng hình tượng, sử dụng ngôn ngữ Vì nếu ta không thấy trình độ nhận thức và “khẩu vị” của mỗi lứa tuổi thì rất có thể các em sẽ không tiếp thu được Văn học đến với các em chẳng khác “nước đổ đầu vịt”.[35]

Quan tâm đến tính đối tượng, cũng có nghĩa văn học thiếu nhi phải có cách thể hiện phù hợp với cặp mắt và con tim của mỗi lứa tuổi, nhưng không phải vì vậy mà “bắt chước”, “nhại lại” cách nói của thiếu nhi Cũng không chỉ nói những việc riêng tư đã xảy ra với các em Văn học thiếu nhi có thể nói tất cả những vấn đề nhỏ, lớn, có thể đề cập đến cả những vấn đề có tầm vóc thời đại, có thể mô tả những loại vật, cỏ cây cho đến những hình ảnh xa xôi trong

dĩ vãng Nhưng ở đây, người viết phải nói cái đó như thế nào để cho các em có thể hiểu được, rung cảm được, đem lại một lợi ích về tâm hồn, tư tưởng

Cùng với tính đối tượng, văn học thiếu nhi còn thể hiện một đặc tính rất quan trọng Với đặc tính này cũng đã làm nổi bật được đặc điểm của văn học thiếu nhi Đó là tính giáo dục

Đề cập vấn đề này, tác giả Nguyễn Mạnh Hiếu có viết: “Chức năng giáo dục là chức năng cơ bản và bao quát của văn học thiếu nhi Thiếu chức năng này văn học thiếu nhi không còn lí do tồn tại trong nhà trường của chúng ta” [7]

Các nhà giáo dục đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: nguyên tắc đảm bảo cho học sinh phát triển tự do và toàn diện đúng với quy luật của sự phát triển tự nhiên, không có nghĩa là “thả nổi”, “buông lỏng” hoặc “theo đuổi” trẻ em Trái lại, người lớn, những phụ huynh, những nhà giáo dục, một mặt phải thoả

Trang 13

Nói chức năng giáo dục của sáng tác văn nghệ cũng là nói việc rèn luyện những cá tính tâm hồn, đào tạo những con người có tâm hồn cao thượng, yêu lao động, làm chủ cuộc sống, yêu nước, có tình thương yêu sâu sắc Văn học thiếu nhi có nhiệm vụ đánh thức những những tình cảm cao đẹp đó Nó phải là những đốm lửa thắp sáng những khía cạnh nhân đạo của con người Nó phải làm cho các em biết sung sướng, xót xa, yêu thương, căm hận, ghét mọi biểu hiện ích kỷ, xấu xa, yêu mọi biểu hiện vị tha, trung thực Chủ đề tư tưởng có phát huy được cũng do phần lớn ở đó Vì tư tưởng chủ đề không phải là cái

gì nguội lạnh mà chính là cái “chất men” đã khuấy lên những tình cảm tốt đẹp đó Rất khó có chủ đề trong sáng khi cách thể hiện lại nguội lạnh, lại không khuấy lên trong lòng các em một tình cảm cao đẹp Ở đây đòi hỏi tác giả phải có những rung cảm thực sự Những rung cảm đó được biểu hiện bằng những trang sách, bằng lới văn Trong những lời đó sẽ làm nảy sinh những dây tơ, nhen lên những đốm lửa trong lòng các độc giả nhỏ tuổi, khuấy lên “chất men” của những tình cảm cao quý

Nói chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi là chức năng hàng đầu cũng có nghĩa là trước tiên, và cũng bằng mọi cách phải làm cho đốm lửa đó càng ngày càng bền vững, trở thành một thói quen, biến thành những cá tính, đào tạo thành những con người có bản chất tốt đẹp, cao thượng

Chức năng giáo dục và đối tượng lứa tuổi là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau Vì như trên đã nói: mọi cách khai thác đề tài và xây dựng chủ đề có liên quan đến trình độ nhận thức của mỗi lứa tuổi Có ý thức rõ ràng về sự nhận thức của mỗi lứa tuổi sẽ giúp chúng ta nhắm đúng đối tượng Nhắm càng đúng đối tượng càng phát huy được tốt các chức năng giáo dục

Trong văn học thiếu nhi, vấn đề đối tượng và vấn đề chức năng giáo dục là hai vấn đề chủ yếu Nó hướng dẫn cho sáng tác, nó cũng giúp việc đánh giá một sáng tác văn học cho thiếu nhi, giúp ta nhìn rõ hơn mỗi giai đoạn dài của văn học thiếu nhi Nhưng sẽ thực sự khô khan nếu một tác phẩm văn học thiếu nhi lúc nào cũng nhắm đến việc giáo dục thiếu nhi bằng những khuôn phép Và cũng cần phải tính đến đặc điểm đối tượng là thiếu nhi, khi mà các

Trang 14

Trang 14

em luôn luôn sống trong tưởng tượng Ở giai đoạn lứa tuổi này, trí tưởng tượng rất phát triển Bởi vậy, văn học thiếu nhi mang một đặc điểm nữa là tính giàu ước mơ, tưởng tượng

1.3 Tính giàu ước mơ, tưởng tượng:

Có lẽ không có trẻ em ở đâu lại không thích thú thế giới truyện cổ tích của Anđecxen (Đan Mạch), của anh em Grim (Đức) và của văn học dân gian các dân tộc Những hình ảnh khác thường trong các truyện cổ tích đã làm say mê bao trái tim trẻ thơ Truyện cổ trong diện mạo hết sức đa dạng của mỗi dân tộc, và khắp thế giới có thể xem là món quà quý sẵn dành cho trẻ em ở lứa tuối thơ Sức hút của truyện cổ phải chăng chính là chất ảo, chất tưởng tượng của nó, không kể nó còn đậm chất vui, chất hài, chất ngộ nghĩnh, ly kỳ Bằng đấy thứ chất liệu, nó có khả năng đưa các em vào một thế giới khác với hiện thực xung quanh, hiện thực hàng ngày, không tạo một cảm giác xa lạ mà vẫn gợi nơi các em cái cảm tưởng tất cả những gì được kể đều là có thực, là có thể xảy ra Nói cách khác, nó kích thích ở các em khả năng đồng hoá thế giới của tưởng tượng, của ước mơ vào thế giới thực Phải nói khả năng đồng hoá, khả năng kết hợp đó là rất kỳ diệu, nó chỉ có thể là sản phẩm riêng của tuổi thơ Con người đến lúc lớn khôn cái đó sẽ mất đi Cùng với sự hiểu biết và vốn kiến thức được bồi đắp thêm, ta lại dễ dàng đánh rơi hoặc làm mòn mỏi đi năng lực của ước mơ, tưởng tượng Bên cái được có cái mất, âu đó là luật bù trừ Và chỉ những ai có khả năng cưỡng lại sự mất mát này, giữ lại được sự bồi đắp của tưởng tượng, mới là người kéo dài được cuộc đối thoại với tuổi thơ

Có thể nói giàu ước mơ, tưởng tượng là đặc điểm có ý nghĩa thuộc tính của văn học thiếu nhi, phù hợp với bản chất lứa tuối Văn chương cho thiếu nhi cần dùng ước mơ, tưởng tượng để lĩnh hội hiểu biết, khám phá cuộc sống , đồng thời dẫn dắt các em đi thật sâu và vươn thật xa trong cuộc đời Đúng như tác giả Phong Lê đã viết: “Văn học thiếu nhi vốn cũng phải thực hiện các chức năng của văn học nói chung Nhưng tôi muốn lưu ý một chức năng mà thiếu nó, hẳn văn học thiếu nhi sẽ không tồn tại trong một sự phân biệt rạch ròi với văn học người lớn như ta thường nói, và vẫn thường bàn Đó là yêu cầu kích thích, khơi gợi, phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo ở các em Điều này rất cần, cần cho tuổi thơ và cần ngay từ tuổi thơ” [21]

Tưởng tượng là một phẩm chất vô cùng quý giá của trí tuệ loài người và

ta phải bồi dưỡng nó một cách trân trọng ngay từ thuở nhỏ, y như bồi dưỡng tài âm nhạc chứ không được giày xéo lên nó Lê-nin đã nói về tưởng tượng như sau: “Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ có nhà thơ mới cần có tưởng tượng Đó là một định kiến ngu xuẩn! Tưởng tượng là một phẩm chất cực kỳ quý báu Thiếu óc tưởng tượng thì cả khoa Vật lý, cả ngành Hoá học cũng đều đình đốn

Trang 15

Trang 15

hoàn toàn, bởi vì xây dựng những giả thuyết mới, phát minh ra những dụng cụ mới, những biện pháp nghiên cứu, thí nghiệm mới, tiên đoán những hợp chất hoá học mới, tất thảy những cái đó đều là sản phẩm của óc tưởng tượng Hiện tại là thuộc về những người thổ cựu tinh táo và thận trọng, còn tương lai thuộc về những ai tưởng tượng Nếu không có sự tham gia của óc tưởng tượng thì tất cả các kiến thức của chúng ta về tự nhiên sẽ chỉ hạn chế ở mỗi việc là phân loại các sự kiện mà thôi Mối quan hệ giữa các nguyên nhân và tác động của chúng sẽ tan ra tro bụi và đồng thời chính bản thân khoa học, mà mục đích chính là xác lập những mối liên hệ giữa các bộ phận khác nhau của tự nhiên, cũng sẽ sụp đổ hoàn toàn, bởi vì óc tưởng tượng, sáng tạo chính là năng lực nhanh chóng xác lập những mối liên hệ ngày càng mới mẻ” [47]

Ở đây, cần nhận thức rằng nhân loại trên con đường tiến hoá của mình, cũng như đời một con người, từ thơ ấu đến tuổi trưởng thành đều có một hướng

đi và một đích chung, vươn về cái đẹp, cái chân, cái thiện

Vẫn với chức năng khơi gợi sức tưởng tượng ở các em, đồng thời với vô vàn câu hỏi được nhân lên theo năm tháng, suốt từ lúc ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, đem lại cho các em một nhận thức đúng và ngày càng sâu về thế giới xung quanh, từ gần đến xa, từ tự nhiên đến con người, từ gia đình tới xã hội …Đó là mục tiêu mà mọi người viết, mọi trang viết cần đạt được Nhưng đạt được bằng con đường nào lại là chỗ phân biệt sách cho người lớn nói chung và sách cho thiếu nhi

Qua những cuộc tìm hiểu, ta thấy các em thích những bài thơ nhiều chất tưởng tượng Đó là việc bình thường vì trẻ em vốn giàu tưởng tượng Tưởng tượng là giai đoạn chuẩn bị cho lí trí phát triển Cũng không nên quan niệm rằng trẻ em chỉ mải nhìn cái bề ngoài mà không hiểu nổi cái bản chất bên trong sâu kín, dù chỉ là cảm tính đối với hình tượng Quan niệm như vậy chỉ làm nghèo đi những ước mơ, tưởng tượng quí giá vốn có của các em và do văn chương mang lại cho các em Ước mơ, tưởng tượng cần phải cao đẹp, trong sáng, hướng vào việc cải tạo tự nhiên, xã hội và chính bản thân mỗi con người các em

Một đặc điểm cũng mang ý nghĩa thuộc tính nữa của văn học thiếu nhi là hồn nhiên, vui tươi

1.4 Tính hồn nhiên, vui tươi:

Đây là một nét tâm lý đặc thù của trẻ em Các em suy nghĩ, hành động tự nhiên, bộc trực, không thích sự lắt léo, mưu toan, không thích chìm đắm trong sự suy tư trầm lắng mà thích sự rộn ràng, ngộ nghĩnh, vui tươi Dù phải nói tới sự khó nhọc, buồn phiền, mất mát nhưng văn học viết cho thiếu nhi vẫn

Trang 16

Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt Tôi xin kể nốt

Cái chuyện con voi…

< Đồng dao>

Một em bé mới lên 5 tuổi thấy ông đau chân, chống gậy đi khập khà khập khiễng, bước lên thềm nhà , có vẻ đau đớn, bé lon ton chạy đến: “Ông vịn vai cháu; Cháu đỡ ông lên”, và “phổ biến” cho ông cách làm thế nào để quên đau:

Khi nào ông đau, Ông nhớ lấy câu

Bố cháu vẫn dạy, Nhắc đi nhắc lại

“ Không đau! Không đau!”

Dù đau đến đâu,

Khỏi ngay lập tức

< Thương ông – Tú Mỡ>

Ông chiều ý làm theo và gật đầu nói cho cháu vui rằng cái mẹo chữa đau của cháu hiệu nghiệm như thần:

Việt ta thích chí:

“Cháu đã bảo mà!”

Trang 17

Trang 17

Và rút túi ra…

Biếu ông cái kẹo

< Thương ông – Tú Mỡ>

Cử chỉ thật đột nhiên, gây được nụ cười âu yếm Ở đây sự hồn nhiên xuất phát từ tình thương mến, rất cảm động

Hay bài “Lượm” của Tố Hữu là một bài thơ mẫu mực về tính hồn

nhiên, vui tươi dành cho thiếu nhi:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

Ca nô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường làng

Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo

Đồng quê vắng vẻ Lúa trổ đòng đòng

Ca nô chú bé Nhấp nhô trên đồng

< Lượm- Tố Hữu>

Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù không làm mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi nhỏ Ở đây không còn sự đau khổ, chết chóc mà bao trùm lên toàn bộ bài thơ là nét ngộ nghĩnh, đáng yêu, sự vô tư của một chú bé giao liên hay đó chính là hình ảnh của người dân Việt Nam kiên cường, bất khuất

Trang 18

Trang 18

Như vậy, một tác phẩm văn học thiếu nhi được cho là tác phẩm hay khi nó sát với nhu cầu và nhận thức của trẻ em Trẻ em luôn mang theo những hình ảnh, những ước mơ, những ấn tượng về trang sách mà chúng đã đọc được vào tương lai Sự tác động sâu xa bền vững ấy của tác phẩm văn học vào cuộc đời trẻ, đòi hỏi những tác phẩm được coi là dành cho thiếu nhi, cho trẻ em phải có trách nhiệm rất lớn lao

Cũng xuất phát từ đối tượng phục vụ là thiếu nhi, các bạn đọc nhỏ tuổi, nên có những đặc điểm được nhấn mạnh mang những đặc thù của lứa tuổi nhỏ

1.5 Tính ngắn gọn, độc lập:

Theo Nguyễn Mạnh Hiếu: “Tính ngắn gọn, độc lập phải thể hiện trên từng bộ phận cấu thành tác phẩm, đồng thời mỗi câu, mỗi đoạn phải gần như một chỉnh thể độc lập” [7]

Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu thơ, phù hợp với đặc điểm sinh lí của thiếu nhi Do cấu trúc và cơ chế hoạt động của trẻ còn non, còn chưa hoàn chỉnh, trẻ em không thể kéo dài suy nghĩ của mình về bất cứ vấn đề gì Để nâng cao hiệu quả dùng văn tác động đến quá trình phát triển của trẻ, không được làm cho tiến trình tư duy của trẻ phải mệt mỏi và kéo dài, trước câu hỏi của trẻ, câu trả lời phải được đưa ra ngay, tránh nói vòng vo Sự quá tải đối với hoạt động của não bộ là điều cần tránh trong mọi tình huống

Tính ngắn gọn, độc lập yêu cầu câu chữ phải được chắt lọc, loại bỏ câu chữ dư thừa Tính ngắn gọn còn quy định nhịp điệu của câu văn, câu thơ, số chữ ít, câu đọc trơn, dễ thuộc, dễ nhớ Ở đây, truyện thường có kết cấu đối lập, tương phản, giúp cho trẻ dễ nắm bắt cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại truyện một cách dễ dàng Còn thơ thường gần với lối thơ vần vè dân gian Dạng phổ biến là thơ 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ hoặc lục bát, ví dụ:

…Tiếng gà Tiếng gà Giục quả na Mở mắt Tròn xoe…

<Ò… ó…o…- Trần Đăng Khoa>

Trang 19

< Chú bò tìm bạn- Phạm Hổ>

Trên đây là 5 đặc điểm chúng tôi đưa ra với mong muốn có một cái nhìn tổng quát nhất về văn học thiếu nhi Dĩ nhiên văn học thiếu nhi còn có một số đặc điểm nữa như tính hội hoạ, tính giàu hình ảnh; tính chất trữ tình, tính chọn lọc trong từng câu chữ… nhưng chúng tôi chỉ nhấn mạnh ở 5 điểm trên, trong đó đặc điểm bao trùm của văn học thiếu nhi là tính đối tượng Có thể xem tính đối tượng là tiêu chí của văn học thiếu nhi, nó chi phối tất cả các đặc điểm còn lại Vì vậy khi dạy văn học thiếu nhi , không thể tách rời tính đối tượng Bên cạnh đó, chức năng giáo dục luôn gắn bó chặt chẽ với đối tượng lứa tuổi Trong thực tiễn, vấn đề chức năng giáo dục – chức năng hàng đầu và vấn đề đối tượng luôn luôn được chú trọng để làm cho văn học thiếu nhi có tính đa dạng và mang nhiều vẻ đẹp đã góp phần đắc lực rèn luyện tình cảm đạo đức từng lớp thiếu nhi Và sẽ thật thiếu sót nếu tác phẩm văn học thiếu nhi không mang lại cho các em sự tưởng tượng Ai cũng biết yếu tố tưởng tượng vô cùng cần thiết đối với văn học thiếu nhi Một tác phẩm viết cho trẻ

em không chỉ để cho các em thực sự thích thú mà còn phải kích thích ở các em những khát vọng và niềm tin Vì thế, không chỉ là tưởng tượng thuần tuý, tưởng tượng trong tư duy hiện thực, dựa vào sự chiêm nghiệm của các tác giả về cuộc sống mà còn là tưởng tượng có tính chất dự cảm, dự báo về tương lai

Văn học viết cho trẻ em phải đánh thức được khả năng rung động sâu sắc của tâm hồn trẻ thơ, hình thành ở các em niềm tin gắn với những giá trị thẩm mĩ, để từ vấn đề này trẻ em có thể nâng lên tầm tư tưởng, có ý nghĩa nhân sinh, nhân loại Cho dù nhà thơ, nhà văn có viết về những bất công và hiện thực đen tối của xã hội, thì cuối cùng cũng phải đánh thức trong tâm hồn tuổi thơ những giá trị nhân văn cao cả

Nghiên cứu văn học thiếu nhi nói chung là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có nhiều thời gian, nhiều tâm sức và là công việc của nhiều người Truyện và thơ là hai mảng lớn của văn học thiếu nhi, đã được nhiều nhà nghiên cứu để tâm đến Ở đề tài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến thể loại thơ và cụ thể là đặc điểm thơ thiếu nhi

Trang 20

Trang 20

I.2 ĐẶC ĐIỂM THƠ THIẾU NHI

Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, tác giả cho rằng: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có hình ảnh rõ ràng” Hay có một tác giả khác quan niệm: “Thơ là một loại sáng tác văn học nhằm phản ánh hiện thực khách quan, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc sôi nổi, đằm thắm của từng cá nhân trước những đối tượng xác định bằng những hình ảnh cụ thể, gợi cảm nhờ ngôn ngữ hàm súc và giàu nhịp điệu” [32]

Có rất nhiều cách hiểu, cách quan niệm về khái niệm thơ nhưng chung quy lại ta có thể nói: Thơ là một kiểu lời nói đặc biệt Gọi là “kiểu lời nói đặc biệt” vì thơ có những nét đặc thù về tách dòng, ngắt nhịp, gieo vần, tách khổ, sử dụng các biện pháp tu từ… mà các thể loại khác không có lợi thế để sử dụng

Nói đến thơ phải quan tâm đến chất thơ và tứ thơ Thơ không phản ánh cuộc sống bằng những chi tiết phức tạp như ở tiểu thuyết, bằng những mâu thuẫn giằng xé như trong kịch mà chỉ ghi lại những tình cảm, sự việc, hiện tượng gây xúc động lòng người, tác động mạnh tới trí tưởng tượng của con người Vì vậy trong một bài thơ thường ít chi tiết, tình cảm rất cô đọng, tập trung, tạo nên sự gợi cảm và rung động đối với tâm hồn người đọc Những cái có sức gợi cảm và làm rung động hồn người ấy chính là chất thơ

Chất thơ lại cần được cấu tứ một cách đặc biệt sao cho có sự ăn nhập hài hoà giữa hình tượng và ý nghĩa, thể hiện được nét đặc sắc trong cách nhìn, cách cảm và cách tìm tòi, biểu đạt của nhà thơ Chính những cái đó tạo nên tứ cho bài thơ Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Một tứ thơ phải là hình tượng có tìm tòi sáng tạo, thể hiện ý trọn vẹn, gợi lên điều tốt đẹp xúc động lòng người, tạo ra những mối liên tưởng rộng rãi, nghĩa là có giá trị thẩm mĩ cao” {32] Như vậy, tứ thơ là cái thần, cái hồn của mỗi bài thơ

Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu và có độ hàm súc lớn Đó là thứ ngôn ngữ được chọn lựa kĩ càng, giàu sự biến hoá, mang nhiều biện pháp tu từ hơn hẳn các loại khác Do đó thơ có khả năng diễn đạt những cảm xúc tinh vi, có sức thâm nhập, tác động tới miền sâu thẳm nhất của tâm hồn con người, đồng thời cũng có sức hấp dẫn, lôi cuốn thật mãnh liệt

Thơ có nhiều điểm, nhiều nét nhưng nét nổi bật nhất là tính nhịp điệu Tính nhịp điệu của thơ được thể hiện ở việc ngắt nhịp trong nội bộ của một dòng thơ, khổ thơ và đoạn thơ Chính vần thơ cũng là một yếu tố tạo nên tính nhịp điệu cho thơ Thơ có thể thiếu vần nhưng không thể thiếu nhịp điệu Nhịp điệu quan trọng đến mức thiếu nó thì không thể có thơ Tuỳ theo những sắc

Trang 21

Trang 21

thái khác nhau của rung động và cảm xúc, người làm thơ có thể chọn cho mình những nhịp điệu thích hợp, những cách phối hợp bằng- trắc với giọng thật hài hoà để tạo nên nhịp cho thơ

Những điều nói trên đã cho thấy: Thơ là một kiểu lời nói đặc biệt Kiểu lời nói này đòi hỏi phải có chất thơ và tứ thơ, có hình ảnh, cảm xúc và được diễn tả bằng ngôn ngữ có âm thanh, nhịp điệu nhất định nhằm bộc lộ được “cái tôi trữ tình” của thơ

Về thơ thiếu nhi, bao gồm bộ phận thơ do người lớn viết cho trẻ em và bộ phần thơ do chính các em viết Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ xét đến đặc điểm thơ thiếu nhi Việt Nam do chính các em viết

2.1 Về nội dung

1.1 Cuộc đời qua những cặp mắt xanh non:

Đối với tuổi thơ, thiên nhiên, tạo vật luôn là những cái gần gũi nhất đối với các em, là môi trường gắn bó sâu sắc của thế giới trẻ thơ Các em yêu thiên nhiên, tạo vật, gắn bó với thiên nhiên, thích sống hoà nhập với thiên nhiên, thể hiện tâm hồn trong trẻo, tinh nguyên của mình

Em bé Ngô Thị Bích Hiền, mới 5 tuổi, chưa biết viết, nhưng thuộc nhiều bài thơ Em đã làm thơ ứng khẩu và nhờ mẹ chép lại cho Đây là những bài thơ

em viết về mưa:

Mưa mưa mưa Rơi rơi rơi Lộp bộp bộp Trên mái nhà Thành chùm hoa Dưới hồ nước Ướt ướt ướt Trên cành cây Lay lay lay Cánh cửa sổ Sạch đường phố Mát đôi chân

Trang 22

Trang 22

Trời tạnh dần, Yêu mưa lắm

<Mưa- Ngô Thị Bích Hiền>

Và về trăng:

Ông giăng ơi Cháu đi Sao ông lại đi?

Cháu đứng Sao ông lại đứng?

<Ông Giăng- Ngô Thị Bích Hiền>

Đây là những vần thơ được hình thành từ một tâm hồn trẻ thơ, bằng con mắt thơ về những sự vật vô cùng gần gũi với tuổi thơ: hạt mưa, ông giăng Hạt mưa làm cho khí trời mát mẻ, đường phố sạch sẽ, mát bàn chân em đi và cho cỏ cây tốt tươi Ông giăng là người bạn muôn đời của trẻ thơ và của thi nhân Ngắm trăng là thú vui của trẻ nhỏ và của cả thi nhân Nhưng hỏi trăng: “Mẹ ông tên gì? Nói cho cháu biết” thì thật là trẻ thơ; và “Để cháu lên chơi” thì lại thành “mơ” rồi! Cái vui tươi, ngộ nghĩnh thật đáng yêu

Em Hoàng Hiếu Nhân ở Quảng Bình lại rất mê quả địa cầu của chú tặng cho:

Chú cho em quả địa cầu

Em nhìn bốn biển năm châu rành rành Trục này em vặn quay nhanh,

Em đi mấy đợt vòng quanh địa cầu

Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc châu,

Trang 23

Trang 23

Đất nào đẹp, nước nào giàu tìm xem

Ở đâu bằng đất nước em, Đã giàu đẹp lại mang tên anh hùng

Chỉ một loáng mà đi được mấy đợt vòng quanh địa cầu Mới nghe tưởng vô lý nhưng vẫn có lý mà lại hóm hỉnh nữa Điều đáng chú ý ở đây là Hoàng Hiếu Nhân đã mượn quả địa cầu để nói lên lòng yêu quê hương, đất nước của mình Một em bé đã có ý thức như vậy, đã biết gửi gắm những tình cảm của mình qua câu chữ, qua bài thơ, quả thực đây không còn là cuộc đời qua cặp mắt “xanh non” nữa Thơ của em đã đụng tới chiều sâu của tâm hồn Suy nghĩ cảm tính của lứa tuổi nhỏ dường đã như mất đi, thay thế vào đó là cái nhìn

“người lớn” nhưng cũng không phải làm giảm đi sự vô tư, hồn nhiên của tuổi thơ

Còn Trần Đăng Khoa lại có những vần thơ về thiên nhiên, tạo vật theo một cách riêng Nghe tiếng gà gáy mà em tưởng như tiếng gà ấy đang “gọi ông mặt trời nhô lên rửa mặt” và “giục đàn sao trên trời chạy trốn”, rồi “giục quả na mở mắt tròn xoe”… Một hiện tượng bình thường khác là kiến tha giun về tổ làm mồi, nhưng dưới con mắt trẻ thơ của Trần Đăng Khoa thì đó là một

“đám ma” với đủ các thành phần, các ngôi bậc trong họ hàng nhà kiến đến viếng thăm và tiễn đưa “bác giun” về nơi “yên ngủ cuối cùng” Nghĩ và nhìn ra được như thế chỉ có thể có ở đôi mắt trẻ thơ

Thiên nhiên là một đề tài vô tận và luôn luôn mới mẻ trong văn học Thiên nhiên cũng là đề tài muôn thuở của văn học thiếu nhi Trần Đăng Khoa cũng như biết bao bạn nhỏ khác được sống giữa thiên nhiên và chính thiên nhiên ấy đã đem lại cho các em những cảm hứng thơ

Nhìn chung, thơ của các em ở lứa tuổi nhỏ đều phản ánh những đề tài, nội dung hết sức gần gũi với cuộc sống của các em Cuộc đời qua con mắt của các em hiện ra mang đầy chất trẻ thơ, mang cách lý giải của lứa tuổi nhỏ Đọc thơ của các em ta thấy sự vật như đang hiện ra trước mắt, thật gần gũi, thật thân thương nhưng cũng không thiếu sự hấp dẫn

Yêu thiên nhiên, tạo vật, nhìn cuộc đời qua những cặp mắt xanh non, nhưng các em cũng biết dành tấm lòng nhân hậu, tình yêu của mình đối với con người

1.2 Lòng nhân hậu và tình yêu của trẻ thơ:

Đây cũng là đặc điểm nổi bật trong thơ do các em viết Cuộc sống tình cảm của các em xoay quanh các mối quan hệ gần gũi trong gia đình, nhà trường và một phần trong các mối quan hệ xã hội Chúng ta đọc được những

Trang 24

Em càng thương bố…

<Bữa cơm vắng bố-Trần Thị Thuý Giang>

Hay về bà:

Thương đời bà vất vả Đè nặng tấm lưng còng Ôi dáng bà giống quá Chiếc quạt mo cong cong…

<Chiếc quạt của bà-Trần Kim Dũng>

Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh thật xúc động Tấm lưng của bà, tấm lưng của một cuộc đời khổ nhọc, vất vả Mưa nắng cuộc đời đè nặng lên lưng bà, giờ đây đã tạo thành một dấu ấn là lưng bà đã còng xuống Trần Kim Dũng đã ví nó như “chiếc quạt mo cong cong” Thật độc đáo nhưng cũng thật xót xa

Lê Aùnh Dương cũng có một bài thơ rất xúc động viết về ông:

Gió nam ra phần phật Dừng lại chút gió ơi

Ta gửi ông ngoài khơi Một cần câu câu cá Một mảnh vải và buồm Một tấm áo nâu sồng Đêm ông nằm biển lạnh

<Gửi ông-Lê Ánh Dương>

Tình cảm của các em phong phú nhiều vẻ Những tình cảm đó thường là động lực giúp các em đi đến những hành động, những việc làm tuy nhỏ nhưng

mang ý nghĩa lớn Như việc dắt bà qua đường trong bài thơ: “Cháu dắt tay bà qua đường” của Mai Hương:

Trang 25

Trang 25

Cháu học về giữa trưa Nắng rất nhiều mà bà không thấy Đường lắm xe bà dò theo chiếc gậy Cái gậy tre run run…

Hoặc thể hiện bằng những hành động cụ thể khi mẹ vắng nhà:

Khi mẹ vắng nhà em luộc khoai Khi mẹ vắng nhà em cùng chị giã gạo Khi mẹ vắng nhà em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà em nhổ cỏ vườn Khi mẹ vắng nhà em quét sân và quét cổng Sớm mẹ về thấy khoai đã chín

Buổi mẹ về gạo đã trắng tinh Trưa mẹ về cơm dẻo và ngon Tối mẹ về cổng nhà sạch sẽ

< Khi mẹ vắng nhà-Trần Đăng Khoa>

Bài thơ chưa thật thơ nhưng ít nhiều thể hiện được những việc làm cụ thể và hết sức tốt đẹp của các em Chưa thực sự thành công nhưng những câu thơ như thế phản ánh tình cảm yêu thương của các em đối với ông bà, cha mẹ và những người thân thích của mình

Không chỉ là những tình cảm trong gia đình, gặp chú lái xe trên đường

ra hoả tuyến, em bé đã lo lắng vì lá ngụy trang khô, đã thương chú lái xe qua nhiều đêm không ngủ:

Đôi bàn tay nho nhỏ Chặt cành là ngụy trang Cháu che cho xe hàng

An toàn ra tiền tuyến

<Gặp chú hôm nay-Nguyễn Bá Trợ>

Em bé không biết làm gì để giúp chú lái xe đưa hàng ra tiền tuyến an toàn, chỉ còn một cách bộc lộ tình cảm của mình là em chặt cành lá ngụy trang để “che” cho xe của chú ra tiền tuyến được an toàn

Trang 26

Trang 26

Các em lượm nhặt từng hạt thóc rơi vãi trong ngày mùa đem gửi vào kho lương để cho các chú bộ đội thêm no lòng và yên tâm đánh giặc ở ngoài tiền phương:

Hạt thóc be bé Thóc vào kho lương Rồi mai đây

Thóc ra chiến trường Thóc đi đánh Mĩ Góp phần hậu phương

<Đỗ Quang Vũ>

Tuổi của các em là tuổi giàu ước mơ tưởng tượng Các em sống rất hồn nhiên với thực tại và mơ ước cũng nhiệt thành về tương lai Có ước mơ bay bổng diệu kỳ, nhưng có những ước mơ ở ngay trong cuộc sống:

Ta yêu mến Người cuộc sống ơi Không chỉ giản đơn đất với trời Mà là tất cả niềm tin ấy

Vào cuộc sống tin yêu ta thấy Cuộc đời ta và cả trái tim ta

<Cuộc sống-Đặng Thị Hà>

Chính vì yêu cuộc sống như vậy, các em đã nuôi trong mình những ước mơ:

Ước mơ lớn thành cô giải phóng

Mơ thứ hai thành cô giáo tương lai Là chiến sĩ mặt trận nào cũng thích Đem tiếng hát yêu đời phục vụ quê hương

<Cuộc sống và tiếng hát-Đặng Thị Hà>

Với hai ước mơ này đã nói lên suy nghĩ lớn lao của một cô bé Em không ước gì cho riêng mình cả, chỉ là ước mơ mong được cống hiến sức lực của mình cho quê hương, cho đất nước

Rõ ràng, trong những năm đánh Mỹ vô cùng gian khổ, chúng ta đã có rất nhiều em thiếu nhi làm thơ Mỗi em đều có những đóng góp cho nền văn học trẻ em nước nhà thêm phong phú và đa dạng

Trang 27

Trang 27

Hai đặc điểm trên là hai đặc điểm lớn nhất về mặt nội dung trong thơ

do chính các em viết Thơ do các em viết cũng nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học và văn học thiếu nhi nói chung Vì thế nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác nghệ thuật

2.2 Những nét độc đáo về nghệ thuật:

Các em thiếu nhi làm thơ chưa phải đã hoàn toàn có ý thức dụng công nghệ thuật Song những sản phẩm thơ của các em đôi khi lại đạt đến trình độ

nghệ thuật được mọi người thừa nhận Bài thơ: “Từ sáng hôm nay” của Chu Hồng Quý là một dẫn dụ cụ thể:

Kể từ buổi sáng hôm nay Chúng em đã có máy bay lên trời

Đặt tên là “Mích 20”

Chúng em tự chế bằng mười ngón tay Chế bằng mảnh báo hàng ngày Không cần chong chóng vẫn bay diệu kỳ

Mời cô, bác, mẹ lên đi Thử xem con lái có nghề hay không Mẹ bảo tốn giấy mất công Học hành thì ít lông bông thì nhiều Mẹ cười là mẹ mắng yêu Sợ em nhóm bếp cần nhiều giấy nhen

Để em cất cánh bay lên Lấy lửa Sao Hoả về em nhóm lò Cơm ta sẽ chín không lo Tàu em lại chở câu hò thêm sao Bài thơ đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác Ở đoạn đầu ai cũng biết em chế máy bay bằng giấy báo Máy bay “bằng giấy báo” ấy lại “không cần chong chóng vẫn bay diệu kì” Bất ngờ hơn là em lại : “Mời cô, bác, mẹ lên đi” để xem em lái “có nghề hay không” Bất ngờ hơn cả là: “Để

em cất cánh bay lên, Lấy lửa sao hoả về em nhóm lò” và “Tàu em lại chở câu hò thêm sao” Cái tứ của bài thơ chuyển biến thật kỳ diệu, mỗi bước chuyển lại thêm một ý mới, rất tươi vui, hóm hỉnh, pha chút tinh nghịch, và cũng thật

Trang 28

Trang 28

là táo bạo như ước mơ của tuổi thơ… Bài thơ còn thành công ở việc sử dụng một thể thơ thuần tuý dân tộc (thể thơ lục bát) để diễn tả những ý tưởng mới mẻ và trong sáng Từ việc chọn lời đến gieo vần đều chuẩn xác, nhuần nhị đạt tới những tiêu chí kỹ thuật bắt buộc của thể thơ mà vẫn uốn lượn thật phóng túng

Điều đáng chú ý nhất trong các sáng tác của trẻ thơ là sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, hay nói cách khác là khả năng nhập vào thiên nhiên của các em Dường như các em cảm nhận rất rõ hình ảnh của con người trong thế giới thiên nhiên:

Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe trên đỉnh núi

<Em kể chuyện này-Trần Đăng Khoa>

Rõ ràng trên hình ảnh thơ không có ranh giới giữa thế giới thiên nhiên và thế giới con người Chính nhờ vào ý thức của sự kết hợp hài hoà này mà thế giới thiên nhiên trong thơ các em luôn luôn được nhân hoá Nét nghệ thuật đặc sắc nổi bật ở đoạn thơ trên là việc sử dụng rất thành công biện pháp nhân hoá: chị lúa, cậu tre, cô gió, bác mặt trời…Trần Đăng Khoa xưng hô, đối thoại, khám phá thiên nhiên như là trong các mối quan hệ với con người vậy

Chúng ta vẫn thường nói: thiếu nhi Việt Nam tuổi nhỏ mà chí lớn Điều này đã đúng trong cuộc sống và cũng đúng trong cả hoạt động nghệ thuật của các em Ngôn từ trong tay các em được lựa chọn, biến hoá tới mức tinh xảo nhằm thể hiện cho được những tình ý với thiên nhiên, tạo vật, với con người và với cuộc sống trong hầu hết các thể thơ Trong thơ của các em, các biện pháp

so sánh, nhân hoá thường hay được sử dụng Nhân hoá làm cho mọi sự vật, hiện tượng xung quanh của các em trở nên gần gũi, quen thuộc song cũng là để cho dễ hình dung, tưởng tượng Còn so sánh lại giúp các em thể hiện những nhận thức của mình về sự vật, hiện tượng theo những chiều nông sâu, theo những độ chuẩn xác khác nhau

Hiện tượng trẻ em làm thơ và có nhiều “cây bút” xuất sắc tưởng như có điều gì đó bất thường, song cũng không phải là hoàn toàn khó hiểu Tài năng có thể phát lộ rất sớm Nó đặt ra cho những người viết sách, những người làm

Trang 29

Trang 29

công tác giáo dục, những thầy cô giáo một nhiệm vụ thường trực là: chú ý phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước ngay từ thuở thơ ấu thơ của tất cả các em Vậy sự chú ý phát hiện năng khiếu này dựa vào những cơ sở nào, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm cảm thụ thơ của học sinh tiểu học

II ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ THƠ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

II.1 SỰ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1 Sự tiếp nhận tác phẩm văn học của người đọc:

Tác động đến bạn đọc là một thuộc tính cơ bản của văn chương Còn sự tiếp nhận của người đọc đối với tác phẩm văn chương thì như thế nào? Một tác giả đã khẳng định: “Ở đây vai trò của tiếp nhận văn học vô cùng lớn lao” [41]

Mỗi nhà văn khi sáng tác tác phẩm của mình, ít nhiều đều cung cấp cho con người biết cảm nghĩ về một thế giới- thế giới loài người, cho thực tiễn hoạt động của người ấy, làm cho thực tiễn được nhận thức Và cũng có thể nói rằng quá trình sáng tạo của văn học mới thực sự hoàn tất khi được người đọc tiếp nhận

Sự tiếp nhận của người đọc thể hiện ở nhiều cấp độ Sau khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc biết được nội dung, ý nghĩa (nội dung tường minh và ý nghĩa sâu xa trong tác phẩm) của tác phẩm, cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm ẩn chứa trong tác phẩm được tác giả sử dụng Đây là cấp độ cơ bản nhất mà bất cứ người đọc nào cũng phải đạt được khi tiếp nhận một tác phẩm Bên cạnh việc nắm bắt được nội dung và ý nghĩa, người đọc có thể tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của tác giả, những suy nghĩ, tâm tư của tác giả Nhờ sự tiếp xúc này, quá trình giao tiếp giữa tác giả và độc giả được khai thông tạo nên nhịp cầu thông hiểu lẫn nhau Qua đó, người đọc càng hiểu rõ tác phẩm văn học hơn

Ở cấp độ cao hơn, hình tượng trong tác phẩm vào đời sống và kinh nghiệm sống để thử nghiệm Những tác phẩm văn học sở dĩ tồn tại rất lâu là vì

ra đời, nó đã được sự đón tiếp và đánh giá của đời sống, hơn nữa, theo thời gian nó vẫn khẳng định được giá trị của mình Như thế, tác phẩm đã hoà hợp vào đời sống người đọc

Mức độ cao nhất, người đọc nâng cấp, lý giải tác phẩm thành quan niệm mang tính hệ thống, hiểu được vị trí của tác phẩm trong những điều kiện lịch

Trang 30

Tiếp nhận văn học mang tính khái quát và là một hoạt động xã hội- lịch sử mang tính khái quát, bởi lẽ văn học bắt nguồn từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống Bên cạnh đó, chúng ta tiếp nhận văn học là để hiểu được văn học Nếu chúng ta không tôn trọng văn học, không tiếp nhận văn học với tính khái quát mà chỉ khư khư cảm nhận chủ quan thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu được văn học

Có thể hiểu rằng, dù người đọc tiếp nhận văn học ở cấp độ nào nhưng nếu tiếp nhận lần đầu thì tính khái quát trong quá trình tiếp nhận được thể hiện rất rõ, rất cụ thể Người đọc lúc này như một người tò mò tìm hiểu từng bí mật trong tác phẩm

Bên cạnh tính khái quát, tiếp nhận văn học còn mang bản chất xã hội Chúng ta thấy rằng văn học được sáng tạo bởi nhà văn Văn học thể hiện những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của tác giả về con người, về cuộc sống Mỗi một thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau thì đều có những trào lưu, khuynh hướng khác nhau Nếu nhà văn và người đọc cùng thời thì sự tiếp nhận văn học diễn ra bởi ảnh hưởng xã hội của thời đó Nhưng nếu nhà văn và người đọc không cùng thời, bản chất xã hội cũng sẽ tác động mạnh đến quá trình tiếp nhận của người đọc Bởi vì một lẽ bản chất xã hội quy định hệ tư tưởng, thế giới quan của người đọc và người đọc cũng mang những điều đó vào trong quá trình tiếp nhận văn học

Tuy vậy, tính sáng tạo của tiếp nhận văn học ở người đọc vẫn rất rõ ràng, không bị ảnh hưởng nhiều trong quá trình tiếp nhận Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học đã được khẳng định từ lâu Tuy nhiên sự sáng tạo của người đọc không phải để tạo ra sản phẩm mới mà là để hiểu cặn kẽ tác phẩm văn học Nhà văn tìm hiểu, khái quát, viết để tạo ra một tác phẩm Hai hướng sáng tạo của nhà văn và người đọc hoàn toàn khác nhau Tính sáng tạo của người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học thể hiện ở nhiều vấn đề có trong tác phẩm: vẻ đẹp ngôn từ, các tầng nội dung và ý nghĩa của tác phẩm, sự liên hệ bản thân, sự tái hiện tưởng tượng

Hoạt động thêm thắt các chi tiết và hành động cho hình tượng trong tác phẩm cũng không phải là hoạt động giao tiếp Người đọc phải tiếp nhận tác phẩm như một đối tượng cần khám phá chứ không phải là một đối tượng cần

Trang 31

Trang 31

được đắp thêm vào một bộ phận nào đấy Trong trí óc của người đọc, nội dung tác phẩm không tự chảy vào mà được đánh thức bởi người đọc Do đó tính tích cực của tiếp nhận văn học trước hết là làm nổi bật những nét mờ, khôi phục những chỗ bỏ lửng, tưởng tượng ra những điều được trình bày trong ngôn ngữ… Không nên xem việc phát hiện, lý giải tác phẩm với sáng tạo ra tác phẩm thành một được

Giữa người đọc và tác phẩm văn học có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ Tác phẩm văn học ra đời phản ánh cuộc sống chính là phản ánh sự vận động của xã hội và con người là một nhân tố không thể tách rời Tác phẩm văn học được mọi người tiếp nhận khi nó là một tác phẩm hay thực sự về cả nội dung và nghệ thuật Nó càng được đón nhận khi phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng, khát khao của con người

Nhà văn khi hoàn tất một tác phẩm luôn mong muốn tác phẩm sẽ được mọi người đón nhận và được mọi người bày tỏ ý kiến về cảm xúc Nói cách khác, tác phẩm văn học ra đời là để cho người đọc thưởng thức Như vậy, người đọc là cái đích hướng đến của nhà văn Tác phẩm văn học chất chứa những điều tác giả muốn gửi gắm đến người đọc

Như vậy, người đọc là yếu tố nội tại của quá trình sáng tạo văn học, là một yếu tố không thể thiếu

Sự tiếp nhận tác phẩm văn học của người đọc mang những điểm đặc trưng như thế Còn đối với học sinh tiểu học, sự tiếp nhận tác phẩm văn học diễn ra như thế nào? Đó chính là vấn đề chúng ta cần phải đề cập và giải quyết

1.2 Sự tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh tiểu học:

Chương trình Tiểu học không có môn Văn với tư cách là một môn học độc lập nhưng vẫn hướng đến việc hình thành năng lực văn cho học sinh Mục đích này được tích hợp qua dạy tiếng mẹ đẻ- tiếng Việt Để hình thành năng lực văn cho học sinh, trước hết phải hình thành năng lực cảm thụ cho các em

Nói chung, quá trình tiếp nhận văn học của học sinh tiểu học mang tất cả những đặc điểm của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung nhưng

ở một mức độ thấp hơn chứ không chuyên sâu như người lớn Quá trình tiếp nhận của học sinh tiểu học đòi hỏi cấp độ như:

• Biết tri giác tác phẩm, nắm bắt các ý nghĩa hiển hiện, ý nghĩa hàm ngôn

• Tiếp xúc với những tâm tư suy nghĩ của tác giả

• Tìm ra mối liên hệ giữa hình tượng và bản thân các em

Trang 32

Trang 32

• Tạo thành hướng phấn đấu cho bản thân

Các kỹ năng đòi hỏi trong quá trình tiếp nhận cũng rất nhiều nhưng mức độ không cao

Ngoài ra quá trình tiếp nhận của học sinh tiểu học có thể nói hầu hết đều mang tính khái quát Học sinh tiếp nhận tác phẩm như tiếp nhận một điều mới mẻ và phong phú Do đó, các em say mê khám phá tác phẩm một cách khái quát mà không cần một sự chủ quan nào trong suy nghĩ Vì thế, những cảm xúc phát sinh trong quá trình tiếp nhận rất tự nhiên, chân chất

Bản chất xã hội trong tiếp nhận văn học của học sinh cũng rất khác người lớn Các quy định của gia đình, nhà trường, xã hội dường như chưa nằm sâu trong tâm lý các em và trở thành kim chỉ nan cho mọi hoạt động của các

em Các em hành động như thế vì các em thích như thế Tuy vậy, sự tiếp nhận của các em cũng gắn liền với đời sống, xã hội vì các em là một phần không thể thiếu của đời sống xã hội

Tính sáng tạo trong tiếp nhận văn học của học sinh cũng hoàn toàn khác

so với người lớn Nó rất phong phú, đa dạng, tuy đơn giản nhưng cũng rất phức tạp

Có thể nói quá trình tiếp nhận văn học ảnh hưởng to lớn đến quá trình cảm thụ của học sinh Tác phẩm văn học có nhiều giá trị cao đẹp sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cảm thụ của học sinh

Tác phẩm văn học có nhiều thể loại Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài, chúng tôi đi sâu về đặc điểm cảm thụ thơ của học sinh tiểu học

II.2 ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ THƠ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

“ Tiếng Việt” là một trong những môn học của chương trình Tiểu học Nó là một môn rất quan trọng, gồm nhiều phân môn và được đưa vào giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 5, chiếm thời lượng rất lớn Ngày nào học sinh tiểu học

cũng học Tiếng Việt Các phân môn của Tiếng Việt bao gồm: Học vần, Chính

tả, Tập viết, Từ ngữ, Ngữ pháp, Tập làm văn; trong chương trình Tiểu học

2000 (CTTH 2000) thay vì môn Từ ngữ- Ngữ pháp là phân môn Luyện từ và

câu Trong suốt chương trình giảng dạy, các phân môn này được bổ sung, thay

đổi cho phù hợp với sự nhận thức của học sinh tiểu học Tập đọc là tiếp nối của môn Học vần và được dạy xuyên suốt cả 5 lớp bậc Tiểu học Trong các bài Tập đọc, có các bài thơ, các bài văn xuôi Vậy việc tiếp nhận các bài thơ của học sinh tiểu học như thế nào? Đó không phải là câu hỏi dễ trả lời cho thật trọn vẹn

Trang 33

Trang 33

Có thể khẳng định rằng quá trình cảm thụ thơ của học sinh tiểu học về

cơ bản diễn ra cũng giống như quá trình cảm thụ thơ một tác phẩm văn học của học sinh tiểu học

Vậy cảm thụ văn học là như thế nào? Theo Trần Mạnh Hưởng thì:

“Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ” [13]

Ngay từ những ngày đầu cắp sách tới trường, được nghe kể chuyện, được đọc những câu thơ, bài văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt, các em học sinh đã được trau dồi từng bước về cảm thụ văn học Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung của văn học, thơ còn có những đặc điểm riêng mà bất cứ ai cũng dễ nhận biết Bởi vậy mà sự cảm thụ của học sinh tiểu học cũng diễn ra mang những đặc điểm riêng biệt

Thực tế thì việc đọc thơ của học sinh rất ít so với các hoạt động khác Các em thường đọc thơ trong sách giáo khoa do tính chất bắt buộc của phân môn Tập đọc, học sinh phải đọc trước ở nhà rồi đọc trên lớp Trong các nguồn thơ khác nhau, đọc trên lớp là có quy trình hơn cả, có phương pháp, có giáo viên hướng dẫn

Quá trình cảm thụ thơ của học sinh tiểu học hay người lớn cũng là quá trình trọn vẹn dựa trên mối liên hệ qua lại giữa yếu tố nhận thức và cảm xúc Quá trình đó được chia thành các giai đoạn sau đây:

• Giai đoạn chuẩn bị

• Tri giác trực tiếp bài thơ

• Cảm xúc ban đầu

• Cảm thụ bài thơ qua sự hướng dẫn của giáo viên

• Những suy nghĩ, tình cảm của học sinh sau khi đọc thơ

2.1 Giai đoạn chuẩn bị:

Để cho quá trình cảm thụ thơ của học sinh đạt kết quả tốt, các em phải có giai đoạn chuẩn bị thật kỹ càng: Cơ sở vật chất cho việc học thơ phải đảm bảo đầy đủ; các em học sinh cần có tinh thần thoải mái, nắm được thời khoá biểu thì việc cảm thụ bài thơ dễ dàng hơn; giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn, giảng giải trong quá trình cảm thụ thơ của học sinh

Trang 34

Trang 34

Nói chung, giai đoạn chuẩn bị nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là bước đệm rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình cảm thụ thơ của học sinh

2.2 Học sinh tri giác bài thơ:

Theo tâm lý học: “ Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan”{42} Học sinh sẽ tri giác bài thơ ở nhà, tri giác bài thơ qua việc đọc của giáo viên và tri giác bài thơ qua việc đọc của học sinh

Ở đây tưởng tượng giữ vai trò quan trọng Nhờ tưởng tượng mà học sinh tiểu học hình dung được các hình ảnh riêng lẻ mà ngôn ngữ của tác phẩm thể hiện Song song với mỗi hình ảnh được tưởng tượng ấy sẽ dấy lên những cảm xúc tương ứng Từ đó, học sinh tiểu học sẽ có được sự cảm nhận chung nhất về bài thơ Một điểm nữa là với những tưởng tượng về các hình ảnh mà ngôn ngữ của tác phẩm thể hiện được bộc lộ rất rõ và mạnh trên nét mặt và thái độ của các em

2.3 Những cảm xúc ban đầu:

Những cảm xúc ban đầu đối với bài thơ rất quan trọng, nó quyết định sự hứng thú của học sinh đối với bài thơ Bởi lẽ ngay từ lúc đầu mà các em đã có những ấn tượng không hay về bài thơ thì các em sẽ chán tiết học bài thơ hôm ấy ngay thôi Những cảm xúc ban đầu được hình thành ngay từ lần tri giác đầu tiên và sẽ thay đổi theo từng lần tri giác tiếp theo

Có thể nói, những cảm xúc ban đầu bao giờ cũng rất đẹp và mang dấu ấn cá nhân rất rõ, tươi mới, tự nhiên và chân thật nhưng không kém phần mạnh mẽ Những cảm xúc này sẽ quyết định sự hứng thú của học sinh đối với bài học, cảm thấy thi vị hơn đối với bài thơ

2.4 Học sinh cảm thụ bài thơ qua sự hướng dẫn của giáo viên:

Sau khi tri giác bài thơ và có những cảm xúc ban đầu, học sinh sẽ thực sự bước vào quá trình cảm thụ thơ với sự hướng dẫn của giáo viên Đây là bước rất quan trọng giúp học sinh có thể cảm thụ bài thơ một cách cặn kẽ và đúng đắn

Sự hướng dẫn của giáo viên được thể hiện bằng hệ thống các câu hỏi từ dễ đến khó theo những mục tiêu khác nhau để nhằm giúp học sinh tự mình

Trang 35

Việc cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ đối với học sinh là một vấn đề không hề đơn giản một chút nào Đối với học sinh, các từ ngữ thường khó hiểu nên hiểu được chúng là một điều rất cần thiết Ngoài những từ ngữ hay, câu thơ còn có những hình ảnh thơ rất hay, rất đẹp và có ý nghĩa, tuy nhiên học sinh cũng chưa thể cảm nhận hết vẻ đẹp ấy Bởi vậy khi đọc những câu thơ có hình ảnh ấy, các em vẫn cảm thấy rất quen thuộc và “à” lên thích thú Đó chính là sự cảm nhận của các em Còn hạn chế chính là các em chưa thể tưởng tượng ra vẻ đẹp ấy trước mắt mình hoặc nhớ lại những ảnh ấy để thấy rằng chúng thật đẹp và tinh tế, và các tác giả bài thơ thật tài tình Sự hạn chế này là

do vốn sống của các em còn quá ít ỏi, cũng như trí tưởng tượng, khả năng tái hiện còn hạn chế do tâm sinh lý lứa tuổi Thế nhưng nếu được hướng dẫn đúng cách, mức độ phù hợp tâm lý lứa tuổi, các em hoàn toàn có thể cảm nhận được

Tóm lại, với sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh sẽ có thể cảm thụ bài thơ một cách cặn kẽ về nội dung và vẻ đẹp của bài thơ

2.5 Những suy nghĩ, tình cảm của học sinh tiểu học sau khi học xong bài thơ:

Khi bốn bước trong quá trình cảm thụ bài thơ được thực hiện tốt thì sau cùng sẽ đọng lại trong học sinh những tình cảm tốt đẹp về bài thơ Đây là kết quả của bốn bước trên Sau khi tìm hiểu kỹ bài thơ, học sinh sẽ nhận được nhiều điều bổ ích Đó là:

Học sinh sẽ tiếp nhận những kiến thức về thiên nhiên, con người Những kiến thức này sẽ cung cấp một cách mới lạ so với kiến thức các em đã có Các

em tiếp nhận thiên nhiên với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh mà có thể trước đó các em chưa bao giờ được nghe, được thấy hoặc đã quên mất Học sinh cũng sẽ được tiếp nhận những vẻ đẹp mới trong hình thể và tâm hồn con người mà các em rất ít khi nhận biết được

Cũng thông qua bài thơ, học sinh sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, dùng từ ngữ thế nào cho hay, cho thích hợp Học sinh có thể học thuộc ngay những câu thơ hay, những bài thơ ngắn tại lớp và các em lấy làm thích thú về điều đó

Trang 36

Trang 36

Học sinh sẽ giao tiếp với nhau, giao tiếp với giáo viên và đặc biệt giao tiếp với tác giả thông qua quá trình cảm thụ bài thơ Khi hiểu được tâm tình của tác giả, học sinh sẽ nhận biết được những điều nhà thơ gửi gắm Nhờ đó, học sinh tự nhận thức về bản thân mình

Những suy nghĩ, tình cảm của học sinh sau khi học chính là thước đo quá trình cảm thụ bài thơ của học sinh Quá trình cảm thụ thơ của học sinh tiểu học rất phức tạp chứ không hề đơn giản một chút nào Quá trình này chịu nhiều tác động gây nên những khó khăn và thuận lợi cho quá trình này

Cũng cần nói thêm, cảm thụ thơ diễn ra ở mỗi học sinh không hoàn toàn giống nhau do nhiều yếu tố quyết định như vốn sống và hiểu biết, năng lực và trình độ kiến thức, tình cảm và thái độ khi tiếp xúc với bài thơ… Ngay cả ở một người, sự cảm thụ một bài thơ trong những thời điểm khác nhau cũng có những biến đổi

Với những điều nói trên cho thấy các em học sinh tiểu học tuy còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau dồi để từng bước nâng cao trình độ cảm thụ thơ nói riêng và văn học nói chung, giúp cho việc học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn và trở thành học sinh giỏi

Như vậy tìm hiểu được đặc điểm thơ thiếu nhi, đặc điểm cảm thụ thơ của học sinh tiểu học là cơ sở, nền tảng vững chắc của việc dạy thơ cho học sinh tiểu học Trong khuôn khổ của đề tài, chúng ta đi tìm hiểu đặc điểm thơ thiếu nhi của tác giả Trần Đăng Khoa và tình hình học thơ anh ở trường tiểu học hiện nay

CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM THƠ THIẾU NHI TRẦN ĐĂNG KHOA

Trang 37

em gái- Trần Thị Thuý Giang đều là những người say mê văn học, yêu thơ và thích làm thơ Riêng Trần Đăng Khoa, sáu, bảy tuổi đã thuộc rất nhiều ca dao và thơ cổ, học hết vỡ lòng (lớp 1 bây giờ) đã ham đọc sách Anh thích nghe truyện cổ tích, thích nghe anh Minh đọc thơ, và thích bắt chước anh làm thơ, và đó cũng chính là cái nôi văn hoá đầu tiên của một tâm hồn thơ trẻ

Trần Đăng Khoa có thơ đăng báo từ năm 8 tuổi Nhà thơ Xuân Diệu đã viết bài giới thiệu thơ anh trên báo Nhiều người hâm mộ đã lặn lội về tận thôn Điền Trì để tận mắt “xem” anh làm thơ Thơ anh được dịch in ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Na-uy, Ca-na-đa, Bồ Đào Nha, Tiệp Khắc, Thụy Điển, Mĩ, Liên Xô(cũ)… Trong công việc làm thơ, anh có cái may mắn là được gặp gỡ với nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Tô Hoài, Chế Lan Viên… Những nhà thơ, nhà văn này đã tận tình dìu dắt để anh sớm vượt qua sự ấu trĩ, phát triển tư duy nghệ thuật và nhanh chóng trưởng thành trong việc làm thơ

Bước qua giai đoạn tuổi thơ, đến thời kỳ anh học cấp III, thơ anh bắt đầu lắng vào những ngẫm nghĩ, suy tư

Năm 1975, đang học lớp 10, trong đợt tổng động viên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ bước vào giai đoạn cuối, anh tình nguyện vào bộ đội Cậu bé làm thơ đã trở thành anh chiến sĩ

Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Trần Đăng Khoa trở về học ở trường sĩ quan lục quân, rồi học tiếp ở trường viết văn Nguyễn Du khoá IV Sau đó anh được cử đi học tại học viện văn học thế giới mang tên Goóc-ki (Liên Xô cũ) Hiện nay anh đang làm việc tại Tạp chí văn nghệ quân đội (trang Lý luận phê bình)

Nhìn chung, ở lĩnh vực nào anh cũng có những đóng góp tích cực một cách sắc sảo Tuy vậy, trong cảm nhận của đông đảo công chúng bạn đọc, Trần Đăng Khoa trước sau vẫn là nhà thơ của thiếu nhi

I.1 NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ

NGHIÊN CỨU VỀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

Trang 38

Trang 38

Từ khi Trần Đăng Khoa xuất hiện, có rất nhiều nhận định về thơ anh Mỗi tác giả đều đưa ra những ý kiến, nhận định của riêng mình nhưng tất cả đều khẳng định về tài làm thơ của Trần Đăng Khoa Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “ Làng quê đã tạo nên thơ Khoa từ màu sắc đến linh hồn” [11] Rồi cũng chính tác giả này khẳng định thêm một lần nữa: "Trần Đăng Khoa tán cũng khá nhưng tán theo gu nông dân Hễ viết cái gì động đến nông thôn và nông dân, dù là nông dân Việt Nam, Nga hay Mỹ cũng lập tức sinh động hẳn lên, ngôn ngữ sắc sảo, nổi góc, nổi cạnh hẳn lên, một thứ ngôn ngữ cũng lấm láp, lam lũ như những nhân vật ưa thích của Khoa” [28] Không phải ngẫu nhiên Nguyễn đăng Mạnh lại nói như vậy Đánh giá thơ tuổi thơ Trần Đăng Khoa không thể không xét đến yếu tố quê hương Một vùng nông thôn yên ả thanh bình, tươi mát và trong trẻo, nhưng có thể nói chính cái làng quê đó đã tạo nên

“hồn quê” của Trần Đăng Khoa “từ màu sắc đến linh hồn’ Anh đã viết rất nhiều và rất hay về vùng nông thôn gần gũi mà thân thương của anh Anh đã tâm sự:

“Tôi chỉ có thể viết được về cái gì tôi đã thực sự thấy bằng mắt, chỉ rung cảm đối với những cái gì tôi thực sự đã trải qua trong tâm trí mình Có thể tìm thấy trong thơ tôi những sự việc hoàn toàn có thực của bản thân tôi, gia đình tôi, làng quê tôi và những nơi tôi sống Tôi đã viết về những người quen thuộc của làng quê tôi, trong nhiều cảnh đời khác nhau, tình huống vui buồn khác nhau, có người anh hùng cả nước biết đến, nhưng hầu hết đều là những người bình thường, sống và làm việc bình thường ở đồng ruộng Làng quê tôi với sự hi sinh không tên tuổi nhưng ngẫm ra thì vô cùng lớn lao Tôi thực sự biết ơn cái làng quê nhỏ bé của mình đã nuôi dưỡng tôi như vậy” [19]

Như vậy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp tới những sáng tác thơ của Trần Đăng Khoa Nhưng cái tài của anh ở đây là những hình ảnh hết sức gần gũi của cuộc sống, vào thơ anh thì người đọc có những phát hiện thực sự bất ngờ Bởi vậy nhà thơ Tố Hữu đã từng có nhận định: “Tinh hoa văn hoá của dân tộc đã dồn đúc vào cho một số người, trong đó có Khoa Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc” [28} Bổ sung cho điều này nhà thơ Xuân Diệu có nói: “Khoa đã sờ tới được, đụng tới được cái tinh vi, lớn lao của cuộc sống” [11]

Trong các sáng tác của Trần Đăng Khoa ta dễ dàng nhận thấy được điều đó Trần Đăng Khoa đặc biệt chú ý học tập những tinh hoa văn hoá truyền thống và đương đại để sáng tạo ra những hình ảnh đẹp, độc đáo trong thơ của mình:

Bố em đi cày về

Trang 39

Trang 39

Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa

<Mưa>

Khi khẳng định về tài làm thơ của Trần Đăng Khoa, nữ văn sĩ Pháp Ma-đơ-len-Rip-phô đã viết bài: “Khoa, em bé thi sĩ Việt Nam, một khúc hát nhỏ mạnh hơn bom đạn” đăng trên tuần báo “Nhân đạo chủ nhật” <Pari-Pháp>, bà rất thích cho mấy câu thơ tiêu biểu cho cái “không sợ” của nhân dân Việt Nam đối với giặc Mĩ, qua con mắt của một em bé là Trần Đăng Khoa:

Ao trường vẫn nở hoa sen Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu

Thơ Trần Đăng Khoa không những “mạnh hơn bom đạn” mà đối với tác giả Dương Thu Hương khi viết về Trần Đăng Khoa đã mượn lời của Pautopxki nhận xét về Andecxen để nói về tâm hồn thơ non trẻ của Trần Đăng Khoa:

“Biết cách vui sướng với tất cả những gì thi vị và tốt đẹp mà ta luôn gặp ở mỗi con đường thơ, ở mỗi bước đi Có tài nhìn thấy trong đêm tối ánh lấp lánh của đêm trăng, có tài nghe thấy tiếng càu nhàu của một gốc cây bị đẵn lưu cữu trong rừng” [11]

Từ khi Trần Đăng Khoa xuất hiện trong làng thơ Việt Nam, nhiều người đã cho rằng đây là một thần đồng thi ca Việt Nam, một hiện tượng hiếm thấy

ở nước ta và ngay cả trên thế giới Nhất trí với ý kiến trên, Vũ Nho khẳng định: “Thần đồng thơ ca- có lẽ đây là từ thích hợp nhất để nói về nhà thơ Trần Đăng Khoa với những bài thơ làm từ góc sân dạo ấy Thần đồng vì mới học lớp 2, mới lên tám tuổi đầu, chữ nghĩa chả được bao nhiêu, mẹo luật câu cú hẳn là càng ít ỏi Vậy mà bé Khoa đã làm được thơ, làm được rất nhiều thơ Điều quan trọng nhất để tôn vinh chú lên thần đồng chính là ở chỗ những bài thơ đó rất lạ, rất hay Lạ và hay ở mức trước đó chưa hề thấy, mà sau đó cũng chẳng thấy thêm Lạ và hay ở mức những em bé cùng lứa với Trần Đăng Khoa dù có làm thơ, có nổi tiếng nhưng không thể đạt cỡ Trần Đăng Khoa Các nhà thơ người lớn nổi tiếng đã thành danh lại càng không thể viết như em Khoa, cháu Khoa được nữa Hiện tượng Trần Đăng Khoa không những của riêng Việt Nam mà còn là hiện tượng hiếm hoi của toàn thế giới” [35]

Trong suốt thời thơ ấu, Trần Đăng Khoa đã sáng tác nhiều bài thơ và được xuất bản thành tập Thơ anh không những khẳng định được vị trí trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi mà còn trong lòng bạn đọc mọi lứa tuổi Rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đi sâu vào nghiên cứu thơ anh và đều khẳng định điều trên Một tác giả viết:” Nói về thể loại thơ, cho đến nay, thơ Trần Đăng Khoa

Trang 40

Trang 40

vẫn chiếm vị trí độc nhất vô nhị của nền văn học thiếu nhi Việt Nam Xét về đặc điểm của văn học thiếu nhi Thơ Trần Đăng Khoa là mẫu mực của tính giáo dục thẩm mĩ, tính hồn nhiên vui tươi, tính hấp dẫn, dễ hiểu Thơ Trần Đăng Khoa đã phản ánh những đề tài quan trọng của thời đại và xử lý những đề tài ấy theo cách nhìn và cách cảm nghĩ của trẻ thơ bằng một nghệ thuật đặc sắc, độc đáo không thể trộn lẫn Những nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, đọc thơ Trần Đăng Khoa, thấy rõ hơn những yêu cầu và đặc điểm của nền văn học ấy Những nhà nghiên cứu tâm lý học sư phạm đọc thơ Trần Đăng Khoa có thể rút ra được những đặc điểm của trẻ thơ Và các thầy cô giáo, đọc thơ Trần Đăng Khoa, cũng sẽ hiểu hơn thế giới tâm hồn của trẻ thơ, từ đó có phương pháp giáo dục, bồi dưỡng những tài năng trẻ” [22]

Một vị trí thật xứng đáng cho thơ Trần Đăng Khoa Với các nhận định trên đã phần nào nói lên được những điều mà độc giả dành cho thơ anh Hầu hết các ý kiến đều nhất trí cao độ về nội dung và nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa ở nhiều điểm bên cạnh một vài điểm khác nhau ở mức độ nhận xét

I.2 CÁC Ý KIẾN VỀ NỘI DUNG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

Các nhà nghiên cứu, khi nhận xét về nội dung thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa, nhìn chung thống nhất với nhau ở những nội dung sau:

2.1 Thơ Trần Đăng Khoa bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất với tuổi thơ, tuổi thơ một thời ở nông thôn Việt Nam

Vân Thanh cho rằng: “Thế giới thơ Khoa bắt nguồn từ những cảnh vật sinh hoạt quen thuộc, ta như được gội trong một không khí riêng, không lẫn được của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ” [45]

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, thơ anh đã thấm đẫm dư vị của làng quê, của tuổi thơ anh Thế giới thiên nhiên, loài vật và con người trong thơ anh hiện lên thật sống động:

Nửa đêm nghe ếch học bài Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây Nghe trời trở gió heo may Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau

<Hoa cau>

Vân Thanh đã nói về hình ảnh thơ này như sau: “Nghe trong thơ cái chớm lạnh của gió mùa, những ngày chuyển mùa của nông thôn miền Bắc và

Ngày đăng: 27/07/2019, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w