Trong gian khổ họ vẫn luôn tươi trẻ yêu đờ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975 (Trang 34)

1. Đặc điểm nổi bật của hình tượng người lính trong sáng tác của Trần Đăng khoa sau

1.3.1. Trong gian khổ họ vẫn luôn tươi trẻ yêu đờ

Ở trên đảo mọi thứ đều thiếu thốn nhưng không làm tâm hồn của anh lính cằn cỗi, điều đó thể hiện ở mong muốn giản dị và đậm chất lãng mạn của chàng thanh niên trẻ tuổi đó là: “Chúng con chỉ muốn bố mang ra đây vài cô nuôi quân thôi! Các cô ấy chẳng phải hát hò gì, chỉ mặc tấm áo phin trắng, cái quần lụa đen, đi phơ phất trên đảo, để chúng con “chỉnh” mắt.” [10, tr 19].

Những người lính đảo đều hết sức trẻ trung, tếu táo và hồn hậu, đó là những người nông dân như cái cây trồng trên cánh đồng của làng mình, giờ được bứng ra trồng giữ sóng gió. Sức sống mãnh liệt của người nông dân cộng với sự hồn nhiên bản tính đã tạo nên một cuộc sống hồn hậu và chân thực. Biển dữ dội, biển phóng khoáng và biển không che đậy. Con người

trước biển như bị lột trần, không có gì nương tựa nên cách tốt nhất để tồn tại là hồn nhiên đón nhận mọi thử thách.

Vẻ đẹp của những người lính bắt đầu bằng sự lạc quan của những người lính đảo. Giữa biển khơi họ vẫn làm thơ, vẫn mơ màng về một cô gái xinh đẹp mà họ chỉ biết đến qua lời kể của chính trị viên Thuận (và sau này đảo Chìm mới biết sự thật cô con gái của chính trị viên Thuận vẫn còn ở tuổi “tè dầm”). Tiếng cười ấy có từ những con người như Hai Ùm, nhà thơ của đảo với những bài thơ “tuyệt tác, hay đến chảy nước tai”. Và cả những người rất nghiêm túc như chính trị viên Thuận cũng đã khiến cả đảo chìm bị lừa và cười nghiêng ngả vì câu chuyện cô con gái rượu của mình.

Vẻ đẹp ấy còn là sự chân thực trong cuộc sống của những người lính đảo (Ở đó người ta không thấy những lời nói hoa mỹ giả tạo, không có sự im lặng đáng sợ mà chúng ta vẫn gặp giữa cuộc đời.). Ấn tượng đẹp nhất mà Trần Đăng Khoa dành cho những anh lính đảo Chìm là “thi sĩ” Trần Văn Hai. Anh bơi lặn như rái cá: “Quê cu cậu nghe đâu ở cầu tõm Hà Nam, cái vùng quê quanh năm lụt lội. Cánh lính đồn rằng, Hai đẻ rơi dưới nước, nên cậu ta biết bơi trước khi biết bò. Tên cúng cơm là Hai. Ra đảo, cánh lính nối thêm cái đuôi thành thằng Hai Ùm” [10,tr 35]. Nhà thơ của chúng ta đã được “thi sĩ” Hai Ùm chào đón bằng một ánh mắt sửng sốt và những câu nói mà có thể ông chưa được nghe bao giờ:

- Đúng ông anh thật à? Kinh nhỉ! Em không thể tưởng tượng được! Em cứ ngỡ ông anh khác kia. Ai ngờ lại xù xì thế này. Kinh thật !

- Kinh à ?

- Vâng! Em nói ông anh đừng tự ái nhé! Trông ông anh cứ ùng ục như cái lão đào huyệt. Kinh bỏ bà! Thế mà trước đây em cứ tưởng thi sĩ bao giờ cũng mảnh mai, đôi mắt lúc nào cũng mơ màng, trầm uất và buồn thăm thẳm!” Và những gì là hình thức cũng được cởi bỏ (đến mức không ngờ):

“Cứ tưởng quần áo là vật trang sức của riêng mình. Nhầm! Nó là đồ đạc của thiên hạ, nhưng thiên hạ lại bắt mình cứ phải suốt ngày đeo vác lỉnh kỉnh, nom ti tiện như gã bủn xỉn, lúc nào cũng lo sợ mất trộm. Ở đây, chẳng có thiên hạ nào hết, nên mình lại nhẹ nhõm, lại hoá anh tự do Hai gườm gườm nhìn tôi, như nhìn một người ở ngoài hành tinh:

- Trông ông anh đai nịt lỉnh kỉnh, nom rất lạ mắt và buồn cười lắm ý. Cứ như người trung cổ. Hình như đại ca có khuyết tật gì đó nên cứ phải che che đậy đậy, giấu giấu, giếm giếm. Chứ văn minh hoàn thiện như chúng em đây, có ai khổ sở, rúm ró như thế bao giờ…[10, tr 33].

Với cái giang sơn Tổ quốc vỏn vẹn có mấy mét vuông đất, suốt ngày bó gối nhìn trời nước nên sinh ra nhàn cư vi bất thiện, bởi vậy chính trị viên Thuận đưa ra chiếu chỉ là ba ngày phải có một tờ báo tường, phải có chục bài thơ dán kín quanh cái thùng phuy neo ở cột lều. Mà thơ phú lại là công việc của tài năng. Mà tài thơ thì ở đây, giời lại chỉ dồn cho chàng Hai Ùm. Hai có thể xuất khẩu thành chương, đọc vanh vách ra vần ra điệu. Vì vậy, thần dân của đảo cứ phải đến khấu đầu trước Hai, xin ngài Hai Ùm nhón tay làm phúc, ban cho một bài thơ để dán lên báo tường. Chỉ khổ cho những cậu đến xin chữ mà trong tay lại trắng lốc, chẳng có gì. Nhưng được cái, mấy cha đó cũng láu. Không ít cha còn vác cả chị gái, em gái ra để cầm cố cho Hai : “Thật, tớ thề là em gái tớ xinh lắm. Tớ sẽ bảo nó thư cho cậu. Bao nhiêu vệ tinh vo ve quanh nó, tớ sẽ cho đi tàu ngầm hết. Nó là á hậu thanh lịch ở huyện tớ đấy!” [10, tr 37].

Nhưng không vì thế mà Hai kiêu ngạo, ngược lại ở anh toát lên phẩm chất giản dị của người lính, luôn giúp đỡ, chia sẻ với đồng đội mình: “Hai Ùm chẳng ăn riêng cái gì bao giờ. Cậu ta đưa hết của nả, châu ngọc vào kho, là cái ba-lô bạc phếch gió biển, treo bùng biêng trên nóc lều. Thi thoảng Hai lại ban lộc cho dân chúng” [10, tr 36].

Tuy nhiên, khi gặp Trần Đăng Khoa anh lại không tự nhận mình là nhà thơ: “Em là thi sĩ đểu! Chúng nó gọi thi sĩ là gọi đểu đấy!”. Hình như ở anh chàng này, sóng gió hay những khó khăn thiếu thốn của đảo chỉ là chuyện nhỏ. Anh luôn yêu đời, lạc quan ngay cả lúc câu cá:

Cái miệng Hai bành ra, giọng nhèn nhẹt: Hôm (ý) nay

Trời nhiều mây

Thỉnh (a) thoảng (a) có mưa

Tầm nhìn xa (ư) trên mười cây số (ứ hư)” [10, tr 40]

Tiểu thuyết thì có nhân vật phản diện, nhân vật chính diện, nhiều vở kịch, nhiều tiểu thuyết sống được vì những nhân vật phản diện với bao mưu đồ giảo quyệt và tính toán kỳ bí hấp dẫn… nhưng ở Đảo Chìm lại không có tuyến phản diện, không có mưu mô, không có lừa lọc.

Chỉ có tình yêu thương, giữa đồng đội với đồng đội, giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa những người trên đảo với quê hương, đất nước và thậm chí giữa những người trên đảo với cây rau, con vật mà họ chăm sóc hôm sớm.

Nhưng đôi lúc đảo Chìm cũng có nhiều “sóng gió”, nó bắt đầu từ những điều đơn giản nhưng lại thành phức tạp ở đây: Giữ lại một con vật yêu quý được sinh ra từ đảo chìm hay giữ những giọt nước ngọt quý giá cho những người lính?. Chuyện nuôi con lợn ở đây đã mang đầy tính nhân bản: “Lính còn phải tắm nước biển, độn thêm nước biển để nấu cơm. Có chút muối, cơm cứ chuồi chuội còn nguyên cả lõi gạo. Bát cơm rời rông rổng. Chẳng hạt nào dính với hạt nào, ăn sậm sậm, chát xít. Lính tráng còn phải sống như thế vậy mà con lợn cứ “đụng” chút nước mặn là đi ỉa tồ tồ. Rõ thật con nhà lính, tính nhà quan. Lại phải thửa một suất riêng cho lợn, quá bằng chăm người ốm. Đã vậy, mỗi ngày còn phải chi thêm cho nó bốn lít nước ngọt nguyên chất nữa để làm suất uống. Bốn lít nước bằng tiêu chuẩn của hai thằng lính biển chứ có ít đâu. Một ngày bốn lít. Mười ngày bốn mươi lít. Một tháng một trăm hai mươi lít. Một năm là tấn rưỡi nước ngọt. Ối giời đất ơi! Như thế nó đâu phải là lợn. Nó là con giặc cái, là cái máy ngốn nước ngọt rồi!” [10, tr

75-76]. Và cái lý do chính đáng nhất đã được tìm ra để toàn đảo thịt lợn! Tưởng chừng đây là niềm vui lớn của đảo khi có bữa ăn tươi mà lính đảo mong ngóng bao ngày, thế nhưng, bao nhiêu cánh tay mạnh mẽ vung lên trước sóng to gió lớn, trước kẻ thù hung bạo thì lại không ai đủ can đảm để chọc tiết con lợn cỏn con... Hai Ùm và Tư Xồm đã làm cả đảo chìm phải đau đầu và làm cả chính trị viên Thuận cảm thấy rất khó xử khi phải đưa ra một quyết định. Nhưng nhìn những cuộc tranh cãi ấy chúng ta lại càng thấy vẻ đẹp của đảo Chìm. Họ giận dữ, mâu thuẫn không phải vì những lợi ích cá nhân (những gì nhỏ nhen mà chúng ta vẫn thường gặp hàng ngày), mà những điều đó xuất phát từ những gì cao đẹp hơn rất nhiều.

Trong tập thơ Bên cửa sổ máy bay cái “chất lính” đã đi vào trong các bài thơ viết về đảo của Trần Đăng Khoa một cách nhẹ nhàng nhưng thấm đậm, khi ông nhìn người lính đảo để trọc đầu:

“Những lúc vui cứ gọi đùa sư cụ Là bà con xa với bụt ốc đây mà

Thôi lặng yên nghe. Có gì đang sóng sánh Hóa ra là sư cụ hát tình ca.”

(Lính đảo hát tình ca trên đảo)

Hồn nhiên, tươi trẻ, vui đùa để quên đi những thiếu thốn ngoài đảo xa, để chắc thêm tay súng giữa biển trời bao la. Và các anh đã bao lần sử dụng trí tưởng tượng để ghi lại những phút giây rung động của con tim:

“Rằng có đêm trăng dắt em đi dạo

Gương mặt em dịu dàng. Hàng cây cũng tươi xinh Mở mắt chung chiêng nghe lưng trời sóng vỗ Và tay mình lại nắm lấy tay mình”

Khi bừng tỉnh giấc mơ, mới biết tay mình vẫn nắm lấy tay mình, và họ khao khát, mong chờ:

“Người yêu chúng anh ơi, các em ở phương nào? Các em cao hay lùn? Có trời mà biết được

Bóng dáng nào sẽ đến với chúng anh? Trong bốn phía chỉ âm u mây nước”

Tưởng tượng, nhớ nhung và ao ước đã chắp cánh cho những người lính đảo hát tình ca trên đảo, dẫu rằng:

“Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế Ồ, hóa ra toàn những đá trọc đầu...”

Bài thơ Thơ tình người lính biển có đối tượng trữ tình là em và cái tôi trữ tình là anh. Anh - người lính hải quân:

“Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên”

Dường như biển mênh mông, dạt dào sóng vỗ đã cân bằng cùng với em ân cần mà dịu ngọt, mảnh mai yếu đuối mà thủy chung, thương nhớ. Bước chân anh - người lính đảo không còn cô đơn, rợn ngợp trước biển trời, hải đảo, bởi bên anh có em, em nói vu vơ và em lặng lẽ mà lòng anh ấm áp, tin tưởng, hi vọng, sức mạnh trong anh là tình yêu của em, là sự đợi chờ của em, là sự chung thủy của em.

“Đất nước còn gian lao chưa bao giờ bình yên Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên. Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên”

Câu thơ: “Biển một bên và em một bên” đã làm nên vẻ đẹp của đối tượng trữ tình là em. Em song hành cùng biển, lặng lẽ bên biển dạt dào sóng vỗ, để cho anh - người lính hải quân yên tâm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

Nhà thơ viết nhiều về sóng gió Trường Sa nhưng không làm con người chìm lấp giữa thiên nhiên. Trái lại, sóng gió được dựng dậy làm nền để nhà thơ khắc hoạ chân dung lồng lộng, “ngang tàng như gió biển” của chiến sĩ Trường Sa. Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn là bài thơ hay nhất bởi lẽ diễn tả được vẻ đẹp tâm hồn tươi tắn, lạc quan của người lính đảo. Ngồi đợi mưa giữa mùa

khô, những người lính đảo hoá trẻ lại tuổi hồn nhiên dưới một cơn mưa của trí tưởng tượng:

“Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát Giãy giụa tơi bời trên mặt cát

Như con cá rô rạch nước đón mưa rào Úp miệng vào tay chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo”

(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn)

Tự xác định rằng “Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo”, những người lính đảo vẫn mong mưa hiện cuối chân trời để được đón đợi:

“Mưa vẫn giăng màu lộng lẫy phía xa khơi Mưa yểu điệu như một nàng công chúa”

Gắn bó và niềm tin yêu son sắt với Trường Sa của dân tộc mà thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện rất đỗi tha thiết và hùng hồn:

Tư thế của người chiến sĩ được ví với cây bão táp trên đảo Nam Yết: "Mỗi năm hàng trăm cơn bão/ Trên mình cây, đã đi qua..." và được khắc sâu trong bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn:

“Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi…”

Họ là những đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam. Sống cuộc đời lính, họ chấp nhận mọi sự nguy hiểm, xem nhẹ gian khổ và luôn yêu đời, lạc quan:

Chúng tôi rất đông, mười tám, đôi mươi Sâu sắc và vô tư như bầu trời

Tỉnh táo và đắm say như bầu trời Màu áo lính hát niềm tâm sự lính

Biển nóng nảy nhưng chúng tôi trầm tĩnh

Những con sóng ngầm đến đây phải bục dậy bất ngờ (Hát về hòn Đảo Chìm)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w