Giọng tự nhiên pha một chút hóm hỉnh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975 (Trang 63)

3. Giọng điệu

3.1. Giọng tự nhiên pha một chút hóm hỉnh

Chất hóm hỉnh là kết quả của một con người thông minh, mà Trần Đăng Khoa tiêu biểu cho điều đó. Khi ông dành hơn 50 trang viết về lão Chộp, biết chắc người đọc sẽ có lời ra tiếng vào, nên mở đầu bài viết cuối cùng về lão Chộp, ông rào đón ngay bằng một đoạn hóm hỉnh:

Ôi dào ôi! Tưởng gì, hoá ra lại chuyện lão Chộp. Cái thằng cha này đúng là gà què ăn quẩn cối xay. Quê hắn hoá ra cũng nghèo nàn, xơ xác lắm. Chỉ có mỗi đặc sản là...lão Chộp, nên đi đâu cũng khoe ra rả. Biết rồi. Lão Chộp bắt phi công Mĩ. Lão Chộp kết nghĩa anh em với Đại sứ Mĩ. Lão Chộp làm thơ về cà dái dê. Bà con nông dân cứ theo thơ lão thì có tiền. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”

Khi tả cảnh, người đọc rất thú vị với cách viết duyên dáng, vừa thơ, vừa duyên, vừa hóm hỉnh của Trần Đăng Khoa. Đó là:

“Không thể nào nhận ra hòn đảo Sống bừng bừng dưới màu nước âm u Không thể nhận ra căn lều bạt hoang sơ Đứng xập xòe trên đại dương nhàu nát Trông ngẩn ngơ như cái lều chăn vịt Ai bỏ quên giữa mặt ruộng đang cày”

(Hát về hòn đảo chìm)

Hay trong chương Biển mặn, Trần Đăng Khoa tả cảnh biển trong cơn bão: “Mặt biển bạc phếch. Những đám mây bị chẻ tướp đuôi ngựa, bay vun vút như khói” [10, tr 92]...Tất cả đã tạo nên những cảnh tượng vừa chân thực, vừa sống động và cũng dễ đi vào lòng người đọc.

Trần Đăng Khoa cũng rất hóm hỉnh trong cách đối thoại, đọc tác phẩm của ông người ta phải tủm tỉm cười vì cách trả lời hóm hỉnh, thông minh nhưng sâu sắc:

- Mày làm cái gì thế mày? Giấu đảo à?

- Dạ báo cáo bố, con mở mang bờ cõi ạ! – Anh lính cười khục khục, gương mặt nhấp nhóa nước. – Mà, mà, đúng ra con chỉ “buông neo” cho Tổ quốc khỏi bị trôi dạt thôi! … [10, tr 22].

Chỉ vài câu đối thoại, ta đã nhận ra anh lính cũng là một người thông minh, hóm hỉnh, tếu táo, lém lỉnh không khác gì Trần Đăng Khoa. Một độc giả, khi đọc tác phẩm của ông đã viết rằng: “Tôi là người lính biển, đã nhiều năm làm bác sĩ ở Trường Sa…Tôi rất thích những trang đối thoại của ông Khoa, vì thấy nó rất sống động, rất lính. Có lẽ sau Phạm Tiến Duật, đây là cây bút giàu chất lính nhất, mà là lính trẻ. Khá thật, mặc dù ông Khoa ở Hải quân

có mấy năm thôi, và ông ấy cũng đi đảo lớt phớt lắm, chứ không đằm mình như tụi lính tráng thật sự chúng tôi.” [35].

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w