3. Giọng điệu
3.3. Giọng suy ngẫm trải nghiệm
Trần Đăng Khoa là nhà văn, đồng thời cũng là người lính biển - người cầm súng có mặt rất sớm ở Trường Sa. Chính thời gian ở biển, đảo đã làm nên
một Trần Đăng Khoa trong cả văn và thơ, một thành công đáng kể của ông ở tuổi trưởng thành. Một thành công có thể sánh ngang với thành tựu của Trần Đăng Khoa thần đồng của mấy chục năm trước, có phần lại còn đa dạng hơn, phong phú và sâu sắc hơn.
Sự đa dạng về giọng điệu tạo nên sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn cho từng trang viết của Trần Đăng Khoa. Có lúc ông dùng giọng nghiêm trang, triết lí, trầm buồn vì thế sự; có lúc ông bông đùa, hóm hỉnh, hài hước trước những vấn đề rơi nước mắt; cũng có lúc ông bỗ bã, chất phác như một anh nông dân thực thụ. Điều này quả thật thú vị và cuốn hút người đọc.
Ngay từ lúc nhỏ, khi đứng trước mộ liệt sĩ Mạc Thị Bưởi, Trần Đăng Khoa đã nghĩ đến:
“Cái còn thì sẽ còn nguyên
Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan.”
Hay như trong câu lục bát nhuần nhị như ca dao của Trần Đăng Khoa: “Mái gianh ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương” (Về thăm cô Bưởi) Và khi bước vào độ tuổi mười lăm:
“Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời Là Tổ quốc đang một còn, một mất”
(Thư thơ)
Cho đến khi trưởng thành, ông cũng có những chiêm nghiệm, triết lý về cuộc đời khi đang ở trên đất khách:
“Nào ta cạn chén đi anh
Đời người mấy chốc mà thành cỏ hoa Biết bao thành luỹ quanh ta
Nhắp đi, ngoảnh lại đã là khói sương” (Với bạn)
Hay trước nghĩa trang, nơi yên nghỉ của những con người với những số phận khác nhau và ông nhìn ra xã hội với những biến đổi phức tạp qua sự im lặng vĩnh hằng:
“Người hạnh phúc và người đau khổ Đều gặp nhau trắng toát ở nơi này Đều dài rộng như nhau vuông cỏ biếc
Đều ấm lạnh như nhau trong hơi gió heo may” (Ở nghĩa trang Văn Điển)
Câu thơ ngỡ như tĩnh và lạnh mà đọc lên thấy động, ấm áp và rất nhân văn, khiến ta phải ngẫm ngợi nhiều.
Phải nói rằng không có bản lĩnh, không có một vốn từ thật uyển chuyển phong phú thì không thể có những lớp ngôn ngữ và giọng điệu gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc như vậy! Nhà văn Xuân Đức đã nói về nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Cả thơ và văn xuôi của Khoa như một khối thủy tinh hình lục lăng, mỗi mặt phản quang một Trần Đăng Khoa khác nhau để có thể đồng cảm với nỗi tâm thức, một nỗi niềm khác nhau của thế sự, chân quê ấm áp, tếu táo hóm hỉnh, kĩ lưỡng sâu sắc thế rồi bỗng thâm trầm chiêm nghiệm trong nỗi buồn thăm thẳm ….” [25].
Chất giọng thơ Khoa là hồn hậu, đằm thắm. Một hồn thơ làng quê chân chất. Một giọng hát ru của đồng bằng Bắc Bộ. Một lối thơ nghiêng về tự sự, quen giãi bày, kể lể, nhiều lời, ít hàm súc. Để đổi mới thơ mình, Khoa đã làm những cuộc đi. Đi về mặt địa lý, ra các đảo xa với tư cách người lính và đã làm được một chùm thơ rất khá. Nhưng những cuộc đi về địa lý cần được kết hợp với những cuộc đi trong tâm hồn, trong tư duy nghệ thuật, để rèn lấy một bản lĩnh trong thơ, cái gốc cho một cá tính đậm của sáng tác thơ. Chính cuộc đi thứ hai này lại cần cho Trần Đăng Khoa hơn cả.
KẾT LUẬN
Trần Đăng Khoa từ một cậu bé “Nghe âm vang tiếng gọi của chiến trường” để rồi “Theo những dấu chân người thầy năm trước” và gắn mình với đời lính. Vì thế, những người lính trong sáng tác của ông không chỉ là những người đồng đội mà còn là lời tự sự của chính mình, là “Màu áo lính hát niềm tâm sự lính”. Sáng tác sau 1975 của Trần Đăng Khoa không chỉ thơ mà còn là văn xuôi, những sáng tác dù rất ít lời nhưng cô đọng và đầy sức ám ảnh với hình tượng là người lính và biển đảo. Ông là nhà thơ, đồng thời cũng là người lính biển - người cầm súng có mặt rất sớm ở Trường Sa. Chính thời gian ở biển, đảo đã làm nên một Trần Đăng Khoa trong cả văn và thơ, một thành công đáng kể của ông ở tuổi trưởng thành.
Nếu trước đây thơ Trần Đăng Khoa thời thơ ấu là từ “góc sân” đến “khoảng trời” của quê hương thì trong thơ sau 1975 - ở giai đoạn trưởng thành là khoảng trời bao la của Tổ quốc, là hình tượng biển đảo thiêng liêng và người lính để bảo vệ hình tượng đó. Qua hình tượng người lính và biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa sau 1975, người đọc thấy được một thành tựu mới của nhà thơ trong nền thơ đương đại thời hậu chiến. Đó là tiếng thơ và tài năng trong nghệ thuật kể chuyện của nhà thơ. Cũng từ đó, tình yêu Tổ quốc trở nên thiêng liêng, nhân vật trong sáng tác của ông trở nên sống động và sâu sắc.
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám đã từng nói rằng: “Ở Việt Nam, nếu Tây Nguyên huyền bí là “vương quốc” của Nguyên Ngọc, Trường Sơn uy nghiêm là lãnh địa của Phạm Tiến Duật thì Trường Sa hùng vĩ thuộc về Trần Đăng Khoa”. Cho đến nay, hình tượng người lính và biển đảo đã là nguồn cảm hứng dạt dào vừa quen thuộc vừa mới mẻ của những văn nghệ sĩ. Nó là đề tài không bao giờ vơi cạn của văn học, bởi từ xưa đến nay phần lãnh thổ thiêng liêng này gắn liền với số phận dân tộc. Nhưng hôm nay, với một xã hội có thể nói là hết sức tấp nập, sôi động, muôn màu muôn vẻ. Nền văn học nước nhà có một bước phát triển vượt bậc. Văn học trẻ, văn học mạng nở rộ như rừng
hoa khoe sắc. Các tác giả luôn miệt mài sáng tác những tác phẩm phẩm văn học phản ánh một cách sinh động, đa chiều mọi mặt của cuộc sống với những đặc trưng vùng miền, những nghĩ suy, trăn trở của mọi thành phần trong xã hội. Và có thể đề tài người lính và biển, đảo này cũng ít đau đáu, ít trăn trở hơn đối với họ.
Và có lẽ chưa có ai vượt qua được cách viết chân thực, hóm hỉnh, đầy xúc động về người lính và biển đảo như của Trần Đăng Khoa.
Hiện nay trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt. Là những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta hãy thể hiện tình yêu nước, yêu biển đảo bằng cả tấm lòng, bằng bầu máu nóng của trái tim và có những hành động thiết thực nhất để tiếp bước và nối liền truyền thống của cha ông.
“Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa”
Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy chúng ta hãy là muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Những tưởng biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ, thế nhưng những ngày tháng này cả nước vẫn đang chống chịu với cơn sóng ngầm, bão giông, sóng gió chưa bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc …