Người lính hình tượng nhân vật người thật việc thật trong truyện ký “Đảo chìm” với những phẩm chất đáng quý

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975 (Trang 32)

1. Đặc điểm nổi bật của hình tượng người lính trong sáng tác của Trần Đăng khoa sau

1.3. Người lính hình tượng nhân vật người thật việc thật trong truyện ký “Đảo chìm” với những phẩm chất đáng quý

truyện ký “Đảo chìm” với những phẩm chất đáng quý

Ngay ở mở đầu của tập sách, Trần Đăng Khoa viết :

“Tôi đã định biến những con người mà tôi yêu mến thành nhân vật trong truyện ngắn hay tiểu thuyết nhưng lại thấy không nên vì bản thân họ đã rất đẹp rồi, rất thật rồi, hà cớ chi ta phải hư cấu thêm cho cồng kềnh, rắc rối. Tốt nhất là cứ để vậy. Cuộc sống vốn chân thật và giản dị…” [10].

Lời tâm sự ấy cũng chính là sự thể hiện quan điểm nghệ thuật của Trần Đăng Khoa khi xây dựng thế giới nhân vật trong sáng tác văn xuôi viết về người lính.

Sức hấp dẫn của người lính trong truyện ký của Trần Đăng Khoa tuyệt nhiên không phải là hình tượng hư cấu, mà là những người thật, việc thật. Đó là anh Bùi Quang Thận người đã cắm lá cờ trận mạc lên Dinh Độc Lập buổi trưa 30/04/1975, bùi ngùi kể lại tấm gương hy sinh của đại úy Ngô Văn Nhỡ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 xe tăng, lữ đoàn 203, binh đoàn Hương Giang. Sáng ngày 30/4/1975, tiểu đoàn 1 do anh chỉ huy tiến vào Sài Gòn. Trận đánh diễn ra rất khốc liệt. Chiếc xe tăng nào của ta nhô lên cầu Sài Gòn cũng bị địch bắn cháy. Trong hoàn cảnh đó, anh Nhỡ đã bật cửa xe, nhô hẳn người lên trong làn mưa đạn mù mịt để quan sát địch và chỉ huy đơn vị vượt cầu. “Hãy nhằm thẳng Sài Gòn! Tiến lên!”, và anh đã hy sinh ngay trên tháp pháo trong tư thế như một “dáng đứng Việt Nam” đang hô cho đồng đội tiến lên. Kí ức tháng Tư đã ghi lại lời kể ấy làm hiện lên hình tượng người lính tuyệt đẹp với cả niềm tự hào xen lẫn cả niềm tiếc thương vô hạn.

Những nhân vật người thật việc thật ấy còn là hình ảnh Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương, không quản ngại sóng gió, đến với những người lính trẻ trên đảo chìm... Cuộc sống gian khổ vật lộn với nắng gió biển khơi in hình lên những người lính. Ấn tượng đầu tiên phải kể đến là anh lính trên đảo Thủ đô Trường Sa, đó là: “một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đen cháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa” [10, tr 18]. Rồi đến anh

chàng Trần Văn Hai-một thi sĩ lừng danh ở xứ đảo chìm : “suốt ngày cứ thông thênh như thể bà mụ vừa mới nặn”[10, tr 35], hay Tư Xồm - quản lý nước ngọt với bộ râu: “…sợi xỉa ra. Sợi quặp vào…một bộ mặt hoang vu rất khó xác định niên đại” [10, tr 45]….

Cái thật của Trần Đăng Khoa thật đến mức làm cho ai càng quen biết Khoa càng tin là thật. Anh chỉ viết, chỉ tả những cái gì mình được thấy, được biết. Anh trực tiếp hoặc gián tiếp trở thành là nhân vật chính ở trong truyện. Anh không giấu mình hoặc tự nhập vai một nhân vật khác.

Trong chương Biển mặn, khi Khoa bị sóng dập: - Ồ anh ấy đã tỉnh rồi kìa!

- Tỉnh rồi! May quá! Chút nữa lại mang tiếng đảo chìm giết chết một thi sĩ tài năng đang hứa hẹn!

- Tư Xồm cười dủm dỉm.

- Huy này, mày xem vết thương anh ấy có nguy hiểm không?

- Không sao. Bố ấy chỉ bị choáng khi va đập mạnh. Còn xa ruột lắm! - Bây giờ thì ông anh có muốn chết cũng đếch chết được.

- Tư Xồm lại cười

- Này, giá như ông anh ngỏm béng luôn ở đảo chìm này có khi lại hay đấy nhé. Biết đâu có người lại thấy tiếc ông anh, lại nói ông anh là một tài năng đang phát triển rực rỡ. Còn ông anh sống ý à... em nói thật, đại ca đừng tự ái nhé, ông anh cũng nhem nhuốc lắm, hoàn cảnh lắm, chẳng hơn đếch gì lính nhọ đít chúng em...

Tôi chống tay vào sàn tàu, ngồi dậy. Đầu óc cứ ong ong, váng vất. Bụng vẫn cồn cào, thoáng đặc, thoáng rỗng. May mà con tàu không bị vỡ. Có lẽ chiều qua nó lao vào một vách sóng nào đó.

Trần Đăng Khoa luôn đưa cái "hình thức cục mịch" của mình ra để diễu. Có những chỗ mà ngay người thân nhất của Khoa cũng không nghĩ là Khoa lại "tệ" với mình đến vậy:

Khi tôi lập cập bám thang dây leo được lên lều bạt, người mừng nhất, mừng ra mặt là một cậu lính trẻ mà sau này tôi mới biết là Hai. Trần Văn Hai, một thi sĩ lừng danh ở xứ đảo chìm. Hai trố con mắt thạch sùng nhìn tôi: - Đúng ông anh thật à? Kinh nhỉ! Em không thể tưởng tượng được! Em cứ ngỡ ông anh khác kia. Ai ngờ lại xù xì thế này. Kinh thật!

- Kinh à?

- Vâng! Em nói ông anh đừng tự ái nhé! Trông ông anh cứ ùng ục như cái lão đào huyệt. Kinh bỏ bà! Thế mà trước đây, em cứ tưởng thi sĩ bao giờ người cũng mảnh mai, đôi mắt lúc nào cũng mơ màng, trầm uất và buồn thăm thẳm!

- Thì cậu cũng là thi sĩ mà cậu cũng có mảnh mai đâu nào? - Em là thi sĩ đểu! Chúng nó gọi thi sĩ là gọi đểu đấy!

Chính với lối viết thật đến vậy mà từng truyện một cứ đi vào lòng người một cách tự nhiên. Đọc sách mà cứ như nghe người thân của mình nhỏ nhẹ mộc mạc kể lại cái chuyện rất bình thường xảy ra trong cuộc sống ở nơi sóng to biển lớn này. Tất cả đã làm nên một thế giới nhân vật phong phú, chân thực và tràn đầy sức sống.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w