Giọng trữ tình sâu lắng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975 (Trang 65)

3. Giọng điệu

3.2. Giọng trữ tình sâu lắng

Thơ là tiếng nói từ trái tim của một người và hướng đến trái tim của vạn người. Giọng điệu thơ Trần Đăng Khoa gắn với mạch cảm xúc tình cảm xuất phát từ trái tim chân thành, từ chiều sâu suy nghĩ và từ ý thức của một người luôn trân trọng cái đẹp, trân trọng những gì mình đang có. Chất duyên Trần Đăng Khoa thể hiện ở sự triết lí nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về cuộc đời, về con người qua mỗi trang viết nặng tấm lòng của ông. Đó là tình yêu quê hương - đất nước, tình yêu mẹ, là những trải nghiệm - những rung động của ông về tình yêu lứa đôi.

Nếu như trước đây, thơ Trần Đăng Khoa thiên về cảm xúc của một cậu bé tuổi mới lớn:

“Chú đi phá nốt bốt đồn

Cuối trời còn giặc, chú còn ra đi Vẫn mong ngày chú trở về

Lại ngồi với cháu bên hè đánh bi…” (Gửi theo các chú bộ đội)

Thì giờ đây, khi đọc ta thấy ở trong mỗi câu đều là những sự lắng đọng của ông về cuộc đời, của một Trần Đăng Khoa trưởng thành và từng trải:

“Mẹ ơi, có thể trong cuộc chiến đấu này Con sẽ ngã xuống

Ngã xuống bình thường Như bao đồng đội của con

Để mái nhà gianh mẹ được yên ả Dưới sắc nắng vàng…”

(Mẹ)

Nhà thơ viết về nỗi nhớ quê hương bằng một âm điệu buồn tha thiết: “Cầm súng đi đánh giặc

Mười năm xa khuất xóm quê

Tôi dần quên tiếng võng chao trưa nắng Mặt ao làng, bèo nở động trăng khuya”

(Hồn quê)

Giọng thơ trữ tình mang âm hưởng tự sự và lắng đọng trong chiều sâu cảm xúc. Khi nói về tình yêu, trong bài Thơ tình người lính biển bên chân

sóng ồn ào, người lính không nghe rõ lời em nói mà chỉ thấy nụ cười khiêm lặng của cô gái phảng phất nét buồn xao xuyến của người ở lại. Nhưng dù có thể xảy ra biến cố gì chăng nữa thì tình yêu ấy vẫn mãi mãi tồn tại, vẫn xanh tươi nảy nở trong anh. Đó là tình yêu vĩnh hằng thiêng liêng của người lính biển, giúp anh vượt qua muôn vàn gian nan thử thách. Tình yêu ấy làm cho anh không bao giờ cô độc, trái lại Tổ quốc và em luôn ở bên anh, trong anh:

“Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…”

Hay khi ông nhắc lại những kỉ niệm của mình lúc “đi dạo với em”, “ngồi bên cây đàn pi-a-nô”, hay “đi hái nấm” trong Bài thơ nhỏ tặng Hoàng Thu Hà để thổ lộ nỗi lòng của mình. Không phải vì anh quá lạnh lùng mà không cảm nhận được những nốt nhạc, cũng không phải vì quá vụng về để khi em vấp ngã mà không biết đưa tay ra đỡ mà chỉ vì:

“Tôi đánh giặc dọc miền rừng nước độc

Tai quen nghe tiếng bom chứ mấy khi nghe nhạc Bụng quen bao trận đói run người…”

Những tâm sự, những nỗi niềm sâu lắng của mình được ông gửi gắm vào trong những câu thơ một cách mộc mạc, nhẹ nhàng.

Chất giọng thơ Trần Đăng Khoa là hồn hậu, đằm thắm. Một hồn thơ làng quê chân chất. Một lối thơ nghiêng về tự sự, quen giãi bày, kể lể, nhiều lời, ít hàm súc, một điệu thơ thiên về chất truyền thống. Nhưng bên cạnh một Trần Đăng Khoa chân chất, hóm hỉnh thì còn có một Trần Đăng Khoa “sâu lắng, trữ tình” và đầy lãng mạn, là biểu hiện của một tâm hồn thơ nhạy cảm, sâu sắc.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH VÀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA SAU 1975 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w