Chọn đề tài: “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa”chúng tôi muốn bước đầu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những đặc điểm riêng biệt của đề tài cũng như những đóng
Trang 1NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG
CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC
CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG
CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC
CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.LƯU KHÁNH THƠ
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Trang Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học
Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn - PGS.TS.Lưu Khánh Thơ đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Trang Nhung
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 6
5 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Cấu trúc luận văn 7
7 Đóng góp của luận văn 7
Chương 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 8
1.1 Khái quát các chặng đường sáng tác của Trần Đăng Khoa 8
1.1.1 Thời kì niên thiếu 8
1.1.2 Thời kì trưởng thành 13
1.2.Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Khoa 17
1.2.1.Nguồn cội văn học dân gian của quê hương 17
1.2.2 Truyền thống gia đình 23
1.2.3 Ảnh hưởng của các nhà thơ bậc thầy trong làng thơ Việt Nam hiện đại 25
1.2.4 Không khí sáng tác thơ ca thời chống Mĩ cứu nước 28
1.3 Những cơ sở nảy sinh chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa 30
1.3.1 Bối cảnh văn hóa - xã hội thời kì hậu chiến 30
1.3.2 Quan điểm nghệ thuật của Trần Đăng Khoa 33
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2 SỰ THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 37
2.1 Khẳng định chủ quyền lãnh thổ 37
Trang 62.2 Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam 47
2.3 Tiếng thơ ca ngợi tình yêu đôi lứa 58
Tiểu kết chương 2 67
Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 68
3.1 Hệ thống biểu tượng 68
3.1.1 Khái niệm biểu tượng nghệ thuật 68
3.1.2 Biểu tượng cánh buồm 71
3.1.3 Biểu tượng tàu và biển 73
3.1.4 Biểu tượng cánh chim hải âu 77
3.2 Giọng điệu 79
3.2.1 Trữ tình, trong sáng, thiết tha 80
3.2.2 Triết lí, suy tư 82
3.3 Ngôn ngữ giản dị, gần gũi và giàu nhạc điệu 85
3.3.1 Ngôn ngữ giản dị, gần gũi 85
3.3.2 Ngôn ngữ giàu nhạc điệu 88
3.4 Biện pháp tu từ 91
3.4.1 Nhân hóa 91
3.4.2 So sánh 95
Tiểu kết chương 3 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Lãnh thổ Việt Nam không chỉ bao gồm phần đất liền mà còn phải kể đến không phận và vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc Ngay từ xa xưa ý thức giữ gìn tài sản quý báu ấy đã luôn được cha ông ta coi trọng, đề cao Biển là quà tặng vô giá của thiên nhiên dành tặng cho con người Việt Nam Biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai Việt Nam với 63 tỉnh thành thì trong đó có tới 28 tỉnh, thành phố giáp biển Biển không chỉ đem đến nhiều nguồn lợi cho cư dân người Việt mà biển còn
là cửa ngõ để nước ta giao lưu kinh tế trong khu vực và trên thế giới, là nơi trao đổi
ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc
“Bao đời nay, biển đảo luôn là vẻ đẹp tráng lệ của mỗi miền quê, là địa danh ghi dấu những chiến công hiển hách của lịch sử chống ngoại xâm, là bản sắc văn hoá và là nguồn cảm hứng bất tận của văn học nghệ thuật Trong bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam nói chung, chủ đề biển đảo làm nên một dòng chảy liên tục, xuyên suốt từ văn học dân gian sang văn học viết gồm nhiều thể loại như thơ, phú, kí, truyện ngắn, tiểu thuyết… Mỗi giai đoạn, mỗi thể loại sẽ có những kiểu sáng tác và hệ hình thi pháp riêng nhưng chung quy đều hướng tới việc khám phá đời sống con người cùng những đa dạng về sinh thái học: Cảnh sắc thiên nhiên, chân dung tâm hồn, phong tục tập quán, nguyên tắc và văn hoá ứng xử trước biển… Biển đảo, do vậy, là một đề tài vừa mang tính duy mĩ, vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc Đây thực sự là một lưu vực lớn trong địa lí văn chương Việt’’ [64]
Không chỉ là không gian dành riêng cho đôi lứa, khi đến với biển mỗi người
trong chúng ta như được tiếp thêm sinh lực, bỏ lại sau lưng những bon chen của cuộc sống hàng ngày, ta như đắm chìm trong thiên nhiên, nhẹ nhõm và thư thái, biển là người bạn luôn lắng nghe ta chia sẻ, giãi bày Phải chăng khi đến với biển mỗi người trong chúng ta dễ dàng tìm được sự đồng điệu giữa tâm trạng và cảnh quan do đó chủ đề biển đảo đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều tác giả như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh…
Trang 8Trần Đăng Khoa là một tác giả có một diện mạo riêng, khá độc đáo trong nền
thơ Việt Nam hiện đại Thời niên thiếu với “Góc sân và khoảng trời” cánh thơ Trần
Đăng Khoa đã bay xa đến với mọi miền đất nước như biên cương, hải đảo để khai thác những khía cạnh mới mẻ, khám phá, tìm tòi và trải nghiệm những điều thú vị ở những địa hạt ít người đặt chân tới Chủ đề biển đảo là cảm hứng chủ đạo làm nên giá trị rất riêng của nhà thơ Trần Đăng Khoa Một trong những nơi nhà thơ hái
lượm được nhiều thi tứ nhất là Trường Sa, “cái giọt máu thiêng liêng dưới ngầu
ngầu bọt sóng” của Tổ quốc thân yêu
Đọc chùm thơ viết về Trường Sa của Trần Đăng Khoa, người đọc bắt gặp nhà thơ
lúc này là anh lính Hải quân chững chạc, có lúc anh đứng bên “Cây bão táp đảo Nam
Yết” để cảm nhận nhựa sống dẻo dai, bền bỉ của nó, có lúc xao xuyến cùng “Cô tổng đài hải đảo”, có lúc tếu táo, hóm hỉnh cùng “Lính đảo hát trường ca trên đảo”, có lúc khao
khát mong chờ đến rực cháy “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” Không gian sống cùng đồng
đội ở Trường Sa, Trần Đăng Khoa được tôi luyện dạn dày qua thời gian bám trụ giữa bão táp phong ba Thời gian ấy là quãng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời của anh, khó khăn thử thách chỉ giúp người lính tôi luyện và từ đó tình đồng đội, ý chí kiên cường, lòng trung thành với Tổ quốc được soi sáng
Khảo sát các công trình nghiên cứu chúng tôi thấy chưa có nhiều luận văn,
luận án nghiên cứu “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa” Chọn
đề tài: “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa”chúng tôi muốn bước
đầu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những đặc điểm riêng biệt của đề tài cũng như những đóng góp của tác giả với đời sống văn học đương đại Đồng thời đặt trong bối cảnh nước ta đang sục sôi xây dựng biển đảo và bảo vệ chủ quyền đất
nước đề tài góp phần khẳng định tình yêu biển đảo, yêu quê hương đất nước là một
mạch nguồn không bao giờ vơi cạn trong văn học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những bài nghiên cứu chung về Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ đặc biệt Vì vậy có nhiều người yêu thơ, nghiên cứu thơ, văn của anh cũng là điều dễ hiểu Mỗi người một giọng điệu, một cách hiểu, một thái độ
Trang 9Phương diện thứ nhất đề tài nghiên cứu những nhận định chung về Trần Đăng Khoa Những bài phê bình thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu được in trên nhiều
tờ báo, ta có thể kể đến một số bài viết sau: Đọc “Góc sân và khoảng trời” In trên báo Nhân dân số 7344(9/6/1974)của tác giả Phong Lan; đọc “Em kể chuyện này”
của Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Trần Đăng Khoa in trên báo Văn Nghệ số
452(1972- tác giả Lê Đình Kỵ); đọc “Khúc hát người anh hùng” in trên báo Văn nghệ số 29(1975- Bàng Sỹ Nguyên); đọc tâp thơ “Thư viết bên cửa sổ máy bay” in
trong tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 2/1987 - Hồng Diệu
Nghiên cứu phê bình gần đây nhất viết về thơ Trần Đăng Khoa tương đối
đầy đủ phải kể đến cuốn “ Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” (Nhà xuất bản văn
hóa - Thông tin, tháng 3/2000 của nhà phê bình nghiên cứu Vũ Nho) Vũ Nho được nghe nói về thơ Trần Đăng Khoa khi đang còn là một sinh viên của Đại Từ (Thái Nguyên) với sự cảm phục, yêu mến Cái tình ấy cứ theo ngày tháng mà sâu
đậm mãi thêm Và rồi cuốn sách “ Trần Đăng Khoa thần đồng thi ca” đã ra đời
Cuốn sách có 3 phần, phần 1 giới thiệu khái quát về thơ Trần Đăng Khoa, phần 2
là một số bài bình của tác giả về những bài thơ tâm đắc trong tập thơ như“ Trăng
sáng sân nhà em”, “Đánh thức trầu” “Sao không về vàng ơi” Phần 3 là tập hợp
một số bài bình, nghiên cứu của một số tác giả về thơ Trần Đăng Khoa như N.Niculin, Phạm Hổ, Tố Hữu, Xuân Diệu, Lại Nguyên Ân - Trần Đình Sử, Phạm Khải, Lê Thường
Trong Mạn đàm quanh “ Đảo Chìm” do Phong Điệp thực hiện in trên
Báo Văn Nghệ Trẻ số 14, đã ghi lại những nhận định của các nhà nghiên cứu phê bình như sau:
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã nhận xét “ Đây là tập sách hay, được
viết trong một thời gian khá dài Qua tập sách này càng chứng tỏ thêm về khả năng văn xuôi của Trần Đăng Khoa, mà trước đây, Chân dung và đối thoại đã nói đến điều đó Hóm và sắc sảo – có thể nói ngắn gọn về văn xuôi của Trần Đăng Khoa như vậy Đảo chìm gồm nhiều bài nhỏ ghép lại được viết trong nhiều năm Trần Đăng Khoa đã trả được món nợ tinh thần với đồng chí, đồng đội trong những năm anh ở Hải quân, ở đảo với các chiến sĩ”
Trang 10Nhà văn Lê Lựu nhận định rằng: “Tất cả những truyện viết trong Đảo Chìm,
Khoa đã kể cho tôi nghe không dưới 10 lần (!), nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần Mà chuyện thì rõ ràng là đã nghe, kể đến thuộc làu rồi Theo tôi Đảo Chìm là thần bút, vì những chuyện thông thường, ai ra đảo cũng thấy thế hoặc không thấy thế
mà tự nhiên có và vẫn thấy như là có thật Ví dụ như chuyện ông tướng ngồi gác, mổ ruột thừa bằng panh sa lam có thể là Khoa bịa, nhưng vẫn chấp nhận được Ý tưởng của tác phẩm đã vượt ra ngoài những chuyện cụ thể, tưởng như rất vụn vặt Chính vì thế nó có sức hấp dẫn đối với bạn đọc Và dù khắt khe thế nào, tôi vẫn phải đánh giá đây là những trang văn tuyệt vời ”
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến cho rằng “Trần Đăng Khoa đã chứng tỏ mình
là một người lính thực sự Anh khai thác đời sống những người lính đảo một cách tài tình, giúp người đọc hiểu được những khó khăn vất vả nơi đây, đồng thời biết yêu thương, kính trọng họ một cách tự nhiên, chân thành Tôi đã đọc Đảo Chìm liền một mạch và không nhận thấy bất khiếm khuyết nào trong tập sách này Nếu tôi tỉnh táo hơn một chút, bớt Yêu, bớt Phục, bớt Tin Khoa đi một chút, chắc chắn sẽ nhận ra khiếm khuyết trong văn của anh”
Nhà phê bình Ngô Vĩnh Bình cũng đánh giá rất cao về Trần Đăng Khoa: “
Có thể nói, Khoa có cái nhìn khác người, và đặc biệt là rất sâu sắc Chính vì thế phần lớn các truyện trong Đảo Chìm viết từ trước đây rất lâu ( thậm chí 15 – 20 năm) nhưng đến nay vẫn mang được tính thời sự của nó Cho rằng Khoa may mắn hơn người khác bởi được sống trong một vùng đất “hay” như thế cũng không sai Nhưng nếu không có tài năng văn chương thì tất cả tư liệu quý giá ấy cũng không thể thành “thời sự” được và không thể cuốn hút được người đọc đến như thế ”[19]
Qua các nhận định, đánh giá phê bình chúng tôi nhận thấy rằng những bài viết đi sâu phân tích về biển đảo trong các sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa không nhiều, còn tản mạn chưa sắp xếp thành hệ thống Tiếp thu và phát triển ý
kiến của những nhà nghiên cứu phê bình đi trước chúng tôi chọn đề tài “ Chủ đề
biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa” làm đề tài nghiên cứu của mình
với mong muốn sự thành công của đề tài sẽ là động lực thúc đẩy mọi người nghiến cứu sâu hơn, toàn diện hơn về mảng đề tài này trong các sáng tác của Trần Đăng Khoa
Trang 112.2 Những bài nghiên cứu đánh giá về chủ đề biển đảo trong văn học hiện đại Việt Nam
Phương diện thứ hai là những bài nghiên cứu đánh giá về chủ đề biển đảo
trong văn học hiện đại Việt Nam Ta có thể thấy trên các báo Thanh Niên, Biên
Phòng, Sài Gòn Giải Phóng…và các trang báo mạng xuất hiện một số bài viết bàn
về đề tài biển đảo trong thơ Việt Nam
Trong bài Biển - đảo và tổ quốc trong thơ, tác giả Phạm Thị Phương Thảo
thấy rõ vị trí địa lý và lãnh thổ của Việt Nam - một đất nước có “bờ biển trải dài theo hình chữ S” nên biển đảo là nơi “ gắn liền với những kỳ quan thiên nhiên của
thế giới bởi những vẻ đẹp và những kiến tạo độc đáo” Nó không chỉ là “những vị
trí và dấu mốc quạn trọng trước lịch sử”, mà còn là “nguồn cảm hứng bất tận của thi ca” Tác giả bài viết còn khẳng định: “lãnh thổ Việt nam chúng ta bây giờ không chỉ được trải dài từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, mà còn bao gồm cả vùng trời, vùng biển và hải đảo được trải rộng từ Tây Trường Sơn sangĐông Trường Sa
Do đó cần thấy rõ ranh giới và lãnh thổ của đất nước ta luôn gắn liền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”[63]
Tác giả Nguyễn Viết Chính trong bài viết của mình Biển đảo - nguồn cảm
hứng vô tận cho thi ca và cho âm nhạc nhấn mạnh; “Đất nước Việt Nam thân
thương của chúng ta có đến 3670 cây số bờ biển, với hơn 1 triệuKm² diện tích nước trên biển Đông và trên 4000 đảo chìm, đảo nổi lớn, nhỏ Biển đã mang lại cho ta tiềm năng vô tận và đông thời là nguồn cảm hứng cho các sáng tạo của văn học
Nguyễn Trí Huân về câu hỏi tại sao thơ ca và âm nhạc lại có nhiều tác phẩm viết về
biển như vậy: “Việt Nam là một dân tộc hướng ra biển Biển “ nóng” lên thế nào,
đất liền cũng sẽ nóng lên như vậy Trên biển không chỉ có sóng, có gió mà có cả con người - những con người hết sức đẹp đẽ Trong nhiều năm qua, đã có hàng trăm nhà văn, nhà thơ đến với Trường Sa, Hoàng Sa…Nhưng không chỉ có Trường Sa, Hoàng Sa mà những hòn đảo khác nữa trong vùng biển thiêng liêng của tổ quốc mãi sẽ là vấn đề lớn với thi ca bởi đó là máu thịt, là hương hỏa từ ngàn đời của ông cha ta bao thế hệ”[8]
Đề tài nghiên cứu “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa” là
một đề tài khá mới mẻ Tiếp thu những bài viết trên, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu
Trang 12“Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa”để có một cái nhìn toàn
diện về mảng đề tài này và trong văn học Việt Nam hiện đại Trên cơ sở đó, chúng tôi mong góp một tiếng nói nhỏ bé của mình để khẳng định đầy đủ và sâu sắc hơn những đóng góp của Trần Đăng Khoa trong dòng chảy của văn học dân tộc, nhất là trước những vấn đề thời sự hôm nay
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Người viết tập trung làm rõ những đặc điểm của thơ, văn viết về biển đảo cũng như đóng góp của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong mảng đề tài này
3.2.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa”
nhằm phát hiện những tìm tòi rất riêng của tác giả khi viết về biển đảo Đặc biệt để thấy được tiếng thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, tình yêu cảnh trí non sông, tình yêu thương con người Từ đó khẳng định vị trí, phong cách tiêu biểu nhà thơ Trần Đăng Khoa và những đóng góp của tác giả với nền thơ ca hiện đại Việt Nam
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu hành trình sáng tác, quan điểm nghệ thuật của nhà thơ thể hiện qua các tác phẩm nổi bật Luận văn hướng tới làm rõ chủ đề biển đảo là cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác củaTrần Đăng Khoa, từ đó khẳng định những đóng góp của Trần Đăng Khoa đối với văn học Việt Nam hiện đại
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau đây
4.2.1 Phương pháp hệ thống
Với quan điểm mỗi sáng tác là một chỉnh thể nghệ thuật nằm trong một chỉnh thể lớn hơn là nền văn học hiện đại, khi khảo sát, phân tích các biểu tượng nghệ thuật người viết không đặt nó riêng lẻ mà luôn ý thức đặt chúng trong một chỉnh thể thống nhất với các yếu tố nghệ thuật khác để làm rõ hơn nội dung tác phẩm
4.2.2 Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu Qua việc khảo sát tập thơ, người viết thống kê các yếu tố về nội dung và nghệ thuật có tính
Trang 13khải quát trong tập thơ, những hình ảnh, chi tiết được lặp lại nhiều lần nhằm tìm ra cảm hứng chủ đạo và các biện pháp tu từ được sử dụng trong tập thơ Trên cơ sở này, chúng tôi tìm ra nét riêng, độc đáo của tài năng thơ Trần Đăng Khoa
4.2.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài của luận văn Chúng tôi đã dựa trên một số tài liệu nhận xét, đáng giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng sự tìm tòi, phát hiện của bản thân trên văn bản các bài thơ trong Tuyển tập Trường Sa để làm cơ sở cho việc tiếp cận và tìm hiểu tập thơ nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài
4.2.4 Phương pháp so sánh
Phương pháp này giúp chúng tôi có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh những điểm giống và khác nhau giữa thơ Trần Đăng Khoa và các nhà thơ khác viết cùng chủ đề để qua đó có một cái nhìn đúng mức về tài năng, tâm hồn Trần Đăng Khoa
và những đóng góp của tác giả cho nền văn học nước nhà
5 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi khảo sát tuyển tập
Trần Đăng Khoa - Tuyển tập Trường Sa, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, (2014)
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danhmục tài liệu tham khảo, cấu trúc
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1.Hành trình sáng tạo và sự hình thành chủ đề biển đảo trong sáng
tác của Trần Đăng Khoa
Chương 2 Sự thể hiện chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa Chương 3 Hình thức thể hiện chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần
Đăng Khoa
7 Đóng góp của luận văn
Luận văn tiếp tục đưa ra một hướng tiếp cận mới về chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa và giải mã những mối liên hệ quan yếu giữa ý thức và sáng tạo nghệ thuật cũng như việc lĩnh hội nghệ thuật Đưa ra những kiến giải ban đầu biểu tượng nghệ thuật trong sáng tác của Trần Đăng Khoa
Trang 14Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ BIỂN ĐẢO
TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
1.1 Khái quát các chặng đường sáng tác của Trần Đăng Khoa
1.1.1 Thời kì niên thiếu
Trần Đăng Khoa - thần đồng thi ca Việt Nam sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958 tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Ngay từ nhỏ Trần Đăng Khoa đã lớn lên cùng những câu chuyện, những bài thơ ca cổ của người
mẹ tảo tần Anh trai của Trần Đăng Khoa - nhà thơ Trần Nhuận Minh cũng là người say mê văn học Có lẽ vì vậy Trần Đăng Khoa khi học hết vỡ lòng đã rất thích đọc sách và thuộc nhiều ca dao Sáng tác của Trần Đăng Khoa cho đến thời điểm hiện tại rất phong phú về thể loại: Thơ, văn xuôi, phê bình văn học, trường ca Những sáng tác đó có thể chia làm hai thời kì: Thời kì niên thiếu và thời kì trưởng thành
Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến thơ thời niên thiếu của nhà thơ Trần Đăng Khoa, người nổi lên như thần đồng thi ca của những năm 60 thế kỷ
XX Nhà văn Đình Kính đã nhận xét về thơ Trần Đăng Khoa: “Thơ Trần Đăng
Khoa hấp dẫn như loại vang nho, nhẹ, không gây sốc, không làm chúng ta khùng nhưng uống rồi sẽ ngấm, sẽ say lâu và khó bỏ.”
Thời kì niên thiếu được tính từ khi Trần Đăng Khoa cho ra đời bài thơ Con
bướm vàng năm 1966 Lúc ấy cậu bé 8 tuổi Trần Đăng Khoa chỉ làm thơ một cách
ngẫu hứngcảm xúc đến với anh chân thật và giản dị Anh từng tâm sự: “ Không biết
các nhà thơ khác làm thơ như thế nào? Còn tôi, bài thơ đến với tôi thường bất chợt
Có khi đang ngồi nói chuyện với bạn tự dưng trong đầu nảy ra một ý gì đó mà mình
tự thấy hay hay Cũng có khi đang đọc sách, gặp một chi tiết thú vị, rồi chi tiết đó cũng gợi cho mình một cái tứ nào đó Thế rồi bài thơ hình thành, bài thơ đầu tiên ra
đời trong những phút ngẫu hứng ấy”[40, tr.57]
Bài thơ Con bướm vàng là tác phẩm đầu tay của Trần Đăng Khoa nhưng đã
để lại một ấn tượng mạnh mẽ về một giọng thơ trong sáng, hồn nhiên và chân thành Nối tiếp sau thành công đó là sự nở rộ của cảm xúc và tài năng Trần Đăng Khoa
Trang 15bằng việc ra đời hàng loạt các bài thơ có giá trị như Chiếc ngõ nhỏ, Trăng sáng sân
nhà em, Trông trăng, Bên kia sông Kinh Thầy, Ảnh Bác, Hạt gạo làng ta, Kể cho bé nghe, Những bài thơ ngộ nghĩnh nhưng cũng rất đỗi tinh tế ấy đến với người đọc
với một số lượng lớn Ta có thể thấy rằng, cùng lứa tuổi với Trần Đăng Khoa cũng
có rất nhiều các bạn nhỏ làm thơ nhưng không phải ai cũng đạt được thành công như Trần Đăng Khoa, thành công của Trần Đăng Khoa đó là cách cảm nhận những điều tồn tại xung quanh mình qua lăng kính trẻ thơ, ngây thơ, ngộ nghĩnh, nhưng quan sát tinh tế, liên tưởng độc đáo và thú vị đưa người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác
Thời kì niên thiếu là thời kì của một tài năng nở rộ, thăng hoa về cảm xúc, quãng thời gian rực rỡ của Trần Đăng Khoa Thời thơ ấu tôi và bạn bè đã đọc thuộc
lòng những câu trong Nghe thầy đọc thơ, Hạt gạo làng ta Mặc dù chưa hiểu hết
được hết cái hay của những câu thơ đó, chúng tôi vẫn cảm nhận được một cái gì đó rất gắn bó, gần gũi Sau này lớn lên, tôi biết được tác giả của những vần thơ đã đi theo mình suốt thời thơ ấu là Trần Đăng Khoa, và càng thú vị khi biết rằng những bài thơ đó được sáng tác khi tác giả còn rất nhỏ Đọc thơ của Trần Đăng Khoa thời niên thiếu là một thế giới lung linh đầy màu sắc và ánh sáng, ngộ nghĩnh và đáng yêu mở ra Thế giới ấy được soi chiếu qua lăng kính trẻ thơ, trong sáng đến kì diệu, hồn nhiên đến ngộ nghĩnh thơ ngây, sống động đến bất ngờ Trong thế giới đó ẩn chứa rất nhiều những hình ảnh điển hình của làng quê Việt từ mảnh vườn, cánh đồng, cánh cò, dòng sông, cho đến những cây trồng, con vật bé nhỏ, bạn của trẻ con nhà nông như chú dế, con giun, con kiến, con trâu, con cua, bờ rào, cây chuối, cây bưởi Đối với Trần Đăng Khoa tất cả đều trở nên có hồn, tất cả ngộ nghĩnh, đáng yêu Trần Đăng Khoa đã thổi linh hồn của cuộc sống khiến cho những vật vô tri vô giác ấy trở thành thế giới trong trẻo của riêng anh Độc giả như đắm chìm vào thế giới ấy khi đọc thơ Trần Đăng Khoa
Trâu ơi, ăn cỏ mật Hay là ăn cỏ gà Đừng ăn lúa đồng ta Trâu ơi uống nước nhá
Trang 16Trâu cứ chén cho no Ngày mai cày thật khỏe Đừng lo đồng nứt nẻ
(Con trâu đen lông mượt)
Cánh đồng là không gian khá quen thuộc đối với làng quê người Việt, đó không chỉ là không gian sản xuất nông nghiệp mà còn là không gian rất riêng của đám trẻ thôn quê sau giờ học tập với những trò chơi dân gian thả diều, bắt bóng, chơi quay, chọi dế Một không gian rộng mở cho những ước mơ bay xa
Cánh đồng làng Điền Trì Sớm nay sao mà rộng Sương tan trên mũi súng Trên sừng trâu cong veo
(Cánh đồng làng Điền Trì)
Hạt gạo có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cư dân nông nghiệp lúa
nước Trong thời chiến hạt gạo càng thêm phần giá trị Hạt gạo“gửi ra tiền tuyến -
gửi về phương xa” Trần Đăng Khoa đã hiểu rất rõ điều này không hào nhoáng mà
rất chân thật những nỗi vất vả của người dân lao động quanh năm chân lấm tay bùn
và sự khắc nghiệt của khí hậu thời tiết cũng được tác giả khắc họa
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy .Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
(Hạt gạo làng ta)
Trang 17Không chỉ sáng tác những bài thơ ngộ nghĩnh con trẻ, chúng ta còn nhận thấy một Trần Đăng Khoa suy tư, chiêm nghiệm người lớn trước tuổi Khi Trần Đăng Khoa viết về chú bộ đội, những anh hùng trong thời chiến
Có qua những cuộc đấu tranh Máu người đổ xuống mới thành núi sông Đẹp sao dòng máu anh hùng
Lại từ sông núi chảy trong tim người
(Khúc hát người anh hùng)
Qua tấm gương anh hùng Mạc Thị Bưởi tác giả thể hiện lòng biết ơn, tự hào
về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Có máu và nước mắt
đổ xuống để dựng lên tượng đài bất diệt về lòng yêu nước của dân tộc
Có ai có thể nhận ra tác giả của những dòng thơ chiêm nghiệm này lại là một cậu bé mười hai tuổi khi viết về người mẹ của mình
Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
(Mẹ ốm)
Cậu bé Trần Đăng Khoa không chỉ có tố chất thơ ca mà còn là một tâm hồn rung động tinh tế, nhạy cảm Cảm nhận sự vật tồn tại xung quanh mình nhẹ nhàng, chậm dãi Những sự vật tưởng chừng rất đỗi tầm thường dưới sự quan sát tỉ mỉ của Trần Đăng Khoa nổi bật lên ý nghĩa sâu sắc, làm lay động lòng người
Mái gianh ơi hỡi mái gianh Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương
Trang 18Điều này đã khiến nhiều nhà thơ thuộc thế hệ đàn anh có tuổi đời, tuổi nghề và vị thế vững chãi trong làng văn thời ấy đưa ra nhận xét về Trần Đăng
Khoa như sau: “Tinh hoa văn học của một dân tộc đã dồn đúc vào một số ít
người, trong đó có Khoa Giời đã mượn cái miệng trẻ con để làm thơ cho người lớn đọc Không hiểu sao một chú bé tám tuổi lại có được những câu thơ như
vậy Đó là câu thơ của Giời”[59,tr.117]
Có thể thấy rằng, thời niên thiếu Trần Đăng Khoa đã nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công, nền tảng vững chắc trên con đường sáng tạo nghệ thuật sau này của
mình Chỉ trong vòng mười năm ngoài tập Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa đã xuất bản 4 tập trường ca: Khúc hát anh hùng, Trừng phạt, Làng quê, Đánh Thần Hạn
Từ năm 1968- 1983 thơ của anh liên tục được xuất bản, thơ Trần Đăng Khoa khiến không chỉ các em nhỏ mà bạn đọc xa gần đều đón nhận nhiệt tình, say mê
Các tác phẩm thơ thời niên thiếu được xuất bản trong nước:
- Góc sân và khoảng trời, Nhà xuất bản Hải Dương, 1968
- Từ góc sân nhà em, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1968
- Thơ Trần Đăng Khoa, tập 1, Nhà xuất bản Hải Dương, 1970
- Từ góc sân nhà em(Tập khác), Nhà xuất bản Hải Dương, 1972
- Góc sân và khoảng trời (tập khác), Nhà xuất bản Kim Đồng, 1973
- Khúc hát người anh hùng (trường ca),Nhà xuất bản Văn nghệ quân đội, 1974
- Đánh Thần Hạn(trường ca), Nhà xuất bản văn nghệ, Hà Nội
- Em kể chuyện này, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1977
- Kể cho bé nghe, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1979
- Thơ Trần Đăng Khoa, tập 2, Nhà xuất bản Hải Dương, 1982
- Thơ Trần Đăng Khoa, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1982
- Góc sân và khoảng trời, Nhà xuất bản Đồng Tháp, 1983
- Hạt gạo làng ta, Nhà xuất bản Hải Hưng, 1983
- Trần Đăng Khoa, Thơ với tuổi thơ, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2007
Các tác phẩm xuất bản ở nước ngoài
- Tiếng hát còn tiếp tục, xuất bản ở Pháp, năm 1971
- Góc sân và khoảng trời, xuất bản tại Cuba, năm 1973
- Cánh diều no gió, xuất bản tại Cộng hòa dân chủ Đức, năm 1974
- Com bướm vàng, xuất bản tại Hunggari, năm 1973
Trang 19Thơ Trần Đăng Khoa thể hiện một năng lực quan sát nhạy bén của tác giả đối với cảnh vật và cuộc sống thôn quê Tuy tuổi còn nhỏ nhưng Trần Đăng Khoa đã biết chọn lựa nhiều cách biểu hiện khác nhau để khắc họa, miêu tả thế giới này phong phú,
đa dạng, ngộ nghĩnh và sinh động vô cùng: Nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ sử dụng chính xác, gợi cảm khiến cho những hình ảnh vốn quen thuộc trở nên khác lạ, độc đáo, đầy bất ngờ Giọng thơ hồn nhiên trong sáng triết lí mà sâu sắc Thơ thời niên thiếu của Trần Đăng Khoa không xa lạ mà rất gần gũi quen thuộc, là sản phẩm của đôi mắt trẻ thơ cộng tài năng thiên bẩm cùng sự học tập tìm tòi, sự nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật để từ đó giúp cho tác giả sáng tác lên những trang thơ thật hay Một tài năng nở rộ khi tuổi mới thiếu thời, trong khoảng thời gian ngắn Trần Đăng Khoa đã sáng tác một lượng tác phẩm lớn tỉ lệ thuận với đó là giá trị mà các tác phẩm đó để lại trong lòng độc
giả Trần Đăng Khoa xứng đáng với danh xưng “Thần đồng thi ca” Tài năng hiếm có
không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới
1.1.2 Thời kì trưởng thành
Mùa xuân năm 1975 là cột mốc của dân tộc, cũng là cột mốc để đánh giá sáng tác Trần Đăng Khoa Thời kì trưởng thành của Trần Đăng Khoa được tính từ khi anh nhập ngũ, chính thức trở thành người lính cụ Hồ năm anh mười bảy tuổi Khi đó anh đang học lớp 10 tại trường phổ thông Nam Sách Nghe tiếng gọi của đất nước, anh lên đường tham gia đợt Tổng động viên mùa xuân năm 1975 Và cũng kể
từ đó, Trần Đăng Khoa từ giã thời niên thiếu với thế giới mộng mơ của Góc Sân và
Khoảng Trời để sải đôi cánh của tuổi trẻ bay cao và bay xa với những ước mơ,
nhưng cũng thật nhiều gian nan và thử thách
Em chẳng còn bé bỏng như xưa Chiếc khăn quàng em đeo đã bắt đầu thấy chật Những trang giấy cứ cồn lên mặt đất
Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời
Trang 20Về thơ Trần Đăng Khoa trước đây đã có phần chững chạc người lớn trước tuổi Tuy nhiên chỉ khi khoác lên mình bộ quân phục màu áo lính thì Trần Đăng Khoa mới chính thức chuyển sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn trưởng thành
Từ giã quê hương thân yêu gắn bó bao ngày, từ giã “góc sân và khoảng trời”
nhà em, chàng trai Trần Đăng Khoa khi ấy mới 17 tuổi lên đường đi tới mọi miền tổ quốc và tới cả nước Nga xa xôi mang theo khát vọng rực cháy, sức mạnh chiến đấu, cống hiến cho non sông đất nước
Hôm nay em đến giảng đường Anh hằng khao khát
Thế hệ anh, mấy lớp người đi cứu nước
Có bao anh chưa được tới lớp mười
Có bao anh nằm lại dọc đường rồi Bên con suối không tên, dưới ngọn đồi không tuổi
Có thể sau này em dẫn học trò tới Chỉ thấy im lìm rừng xanh với núi xanh
(Gửi em gái)
Trong bài Ngày mai ra trận người đọc cùng hồi hộp, nín thở cảm nhận sự
căng thẳng của người lính
Nếu ngày mai chúng mình đều còn cả
Ta sẽ ôm nhau hát vang rừng Cho mẹ chúng mình ở nhà đừng sốt ruột Cho sông núi biết chúng mình là những thằng hai mươi
(Ngày mai ra trận)
Tuy nhiên nổi bật nhất trong các sáng tác của Trần Đăng Khoa viết ở tuổi trưởng thành là mảng đề tài người lính và cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc Những
tác phẩm của anh thời kì trưởng thành chủ yếu được tập hợp trong tập Đi ngang qua
bão và sau này là Bên cửa sổ máy bay.Trong tập Bên cửa sổ máy bay gồm 3 cụm
chính Một cụm là các bài thơ về tình yêu, một cụm thơ về đời sống bộ đội trên hải đảo, một cụm suy ngẫm về cuộc đời, về thơ, về làng quê Nhưng thú vị nhất vẫn và cụm thơ viết về người lính trên đảo, Trần Đăng Khoa đã phác họa sự khó khăn,
Trang 21thiếu thốn, hy sinh gian khổ của người lính thời bình Ở nơi đó chỉ có đảo cá, đảo chim những người lính canh giữ lãnh hải tổ quốc thời bình ấy sống trong nhiều khao khát: khát người, khát đất liền, khát nước ngọt Qua đó ta thấy người chiến sĩ không chỉ đấu tranh với kẻ thù mà còn đấu tranh với sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần đặc biệt là nỗi nhớ nhà và cái trơ trọi của một không gian ít bóng người để
biết mỗi người lính ấy họ đã hi sinh nhường nào Trong bài Lính đảo hát tình ca
trên đảo và Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn ta mới thấy rằng cảm xúc là rất thực và sâu,
truyền tải cảm động tình yêu Tổ quốc tha thiết của những người chiến sĩ nơi đảo xa Vừa buồn vừa vui, vừa tự hào vừa nghiêm trang nhưng cũng có khi đùa vui bỡn cợt Nếu như trước đây trong thơ Trần Đăng Khoa chỉ diễn tả cảm xúc một chiều như nhớ chú bộ đội, thấy chú giản dị, mong một ngày chú về đánh bi với cháu Nay
trong thơ Trần Đăng Khoa là sự giao hòa của những cảm xúc, trong bài Hát về một
hòn đảo là sự xuất hiện đối lập có và không Hiện tại trên hòn đảo ấy chỉ có đá,
nước và mây trời nhưng sau này khi đảo chìm nhô lên, sẽ có sự sống con người và
có cả tình yêu Hay trong bài Lính đảo hát trường ca trên đảo cũng nhấn vào hai nét
đối lập: Đảo đá hoang sơ và tiếng hát con người
Ngày mai đảo sẽ nhô lên
Sẽ có cuộc đời, sẽ có tên
Có con đường cho anh đến với em
Có ngôi nhà dưới vòm cây mát
Có nước ngọt Đó là điều tuyệt vời nhất
Có thể gội đầu Có thể uống no say
Có thể tặng nhau cả một giếng đầy Hát lên đảo ơi, những niềm tin giản dị
(Hát về một hòn đảo)
Trong bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn là nỗi niềm đợi mưa, mong mưa, là
những cung bậc của sự mong đợi Ở đó tâm thế người lính hiện lên không hề khô cứng mà đầy lãng mạn tin yêu Trần Đăng Khoa viết nhiều về sóng gió Trường Sa nhưng không làm người chiến sĩ bị chìm lấp giữa thiên nhiên trái lại sóng gió được làm nền cho bức tranh khắc họa chân dung lồng lộng của người chiến sĩ Trường Sa
Trang 22Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết Mưa đi! mưa đi! Mưa cho mãnh liệt Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu Hay mưa bụi Mưa li ti Cũng được Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều
(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn)
Tất cả những điều này trước đây chưa xuất hiện trong sáng tác của anh, có lẽ chính sự trải nghiệm, gian khổ những ngày tháng trong quân ngũ đã khiến cho thơ anh trưởng thành hơn, lắng sâu hơn và suy ngẫm nhiều hơn
Bên cạnh những sáng tác thơ, Trần Đăng Khoa còn rất hóm hỉnh, dí dỏm
trong cách viết văn xuôi, phê bình nghiên cứu văn học Đảo chìm là một tập truyện -
kí của Trần Đăng Khoa viết từ cuối những năm 80 Tác phẩm được nhà văn Lê Lựu
đánh giá là “thần bút”và được bạn đọc yêu mến
Cuốn sách chưa đầy 80 trang được tách tành 15 truyện ngắn độc lập kể lại những câu chuyện người thật việc thật Theo Trần Đăng Khoa, 15 truyện ngắn đó xếp thành chuỗi thì thành một cuốn tiểu thuyết 15 chương Cuốn sách ấy chưa đầy
80 trang nhưng có thể được coi là cuốn tiểu thuyết viết về Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió Những câu chuyện có vẻ như vỡ vụn, ghi chép tầm phào nhưng đều có
chủ đích của tác giả, với cảm xúc chân thành của một người lính Đảo chìm đã
chứng tỏ sức mạnh kì diệu của con người và tình yêu tổ quốc mãnh liệt của người lính Có lẽ vì lẽ đó mà từ khi ra đời tới nay cuốn sách đã được in nối bản, tái bản liên tiếp trong nhiều năm
Cùng với Đảo Chìm, Chân dung và đối thoại còn khẳng định Trần Đăng Khoa
là một nhà bình luận văn học xuất sắc Năm 1998 Trần Đăng Khoa cho ra đời tập Chân
dung và đối thoại gồm 23 bài viết và được bạn đọc đón nhận như một hiện tượng văn
học tạo lên một làn sóng dư luận sôi nổi với nhiều ý kiến khen chê khác nhau Với
Chân dung và đối thoại bạn đọc sẽ gặp lại Trần Đăng Khoa ở tuổi bốn mươi trong địa
Trang 23hạt hoàn hoàn toàn mới, một vùng nghệ thuật khác Nội dung của cuốn sách chính là lao động của nhà văn và các vấn đề văn học đương đại Trần Đăng Khoa không trình bày các quan điểm một cách nguyên tắc mà cảm nhận theo cách của người sáng tác đã
có quá trình chiêm nghiệm về lao động nghệ thuật Bên cạnh một Trần Đăng Khoa nhà thơ, nhà văn còn có một Trần Đăng Khoa phê bình văn học độc đáo Bằng nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật, thể tài chân dung văn học trở lên gần gũi, bớt chất hàn lâm, thêm chất thơ nên sinh động và dễ đi vào lòng người
1.2.Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Khoa
1.2.1.Nguồn cội văn học dân gian của quê hương
Bất cứ một sự thành danh ở lĩnh vực nào cũng đều có sự ảnh hưởng của những nhân tố khách quan bên cạnh tài năng của chủ thể Trần Đăng Khoa cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ Nhân tố có ảnh hưởng đầu tiên đến sự hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Khoa đó là nguồn cội văn học dân gian của quê hương
Tuổi thơ Trần Đăng Khoa gắn bó máu thịt với quê hương ven bờ sông Kinh Thầy, nơi được mệnh danh là cái nôi văn hóa phía Bắc Chính nhờ cảnh sắc thôn quê miền đồng bằng Bắc bộ, với hương đồng gió nội và tấm lòng chân thành, mộc mạc mà giản dị của bà con nơi đây đã tạo điều kiện thuận lợi để hồn thơ Trần Đăng Khoa đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa kết trái Như bao nhiêu thế hệ trẻ em sinh ra và lớn lên ở thôn quê, từ khi nằm nôi, anh đã được đắm chìm trong dòng sữa văn học dân gian của quê hương qua lời hát ru à ơi của bà, của mẹ, những câu hát dân ca, những bài ca dao ngắn gọn mà thấu tình đạt nghĩa, không chỉ vậy mẹ của Trần Đăng Khoa là người thuộc rất nhiều truyện Kiều Bà và mẹ không chỉ là người sinh
ra và nuôi nấng Trần Đăng Khoa mà còn thổi vào tâm hồn anh tình yêu quê hương
xứ sở từ khi còn trứng nước Phải chăng đây chính là cội rễ để ươm mầm một tài năng thi ca? Một điều rất thú vị ở vùng quê Bắc bộ đó là các lễ hội làng mỗi độ xuân sang, những tích chèo cổ như Quan âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ, Hoàng Trừu, Tống Trân- Cúc Hoa, lại được chính những những người nông dân chân lấm tay bùn trong làng đích thân thể hiện tự nhiên mà chân chất như chính con người của họ vậy
Trang 24Kìa cô Thị Mầu lên chùa Đỏng đảnh dáng đi mắt liếc Ngắm cái tay cô phẩy quạt Tưởng mình sống đã trăm năm
Người xem thoáng như quên chị Chiều nay gánh lúa trên đồng Tảo tần nuôi em, nuôi mẹ Mười năm ròng rã chờ chồng
nhiệm một người con của quê hương Trong bài Hạt gạo làng ta thông qua qua hình
tượng hạt gạo đã cho chúng ta thấy quê hương là một điều trân quý, thiêng liêng trong trái tim nhà thơ
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa, Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm, Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát, Ngọt ngào hôm nay
Hạt gạo làng ta như một khúc hát của tình yêu thương, ca ngợi những người nông dân gian khổ
Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
(Hạt gạo làng ta)
Trang 25Cái nắng chói chang như muốn thiêu đốt tất cả Sự đối lập giữa thiên nhiên
và con người Giọt mồ hôi gợi cho ta liên tưởng đến câu ca dao
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
(Ca dao)
Không gian làng quê là một không gian thân thuộc nơi đó có hương sen, hương nhãn, cánh cò, con sông, ruộng lúa, con đò Hình ảnh con cò xuất hiện nhiều trong văn học dân gian như là một dấu hiệu về làng quê nông nghiệp với những con người lam lũ, vất vả nơi ruộng đồng nhỏ bé trước cuộc đời mà hồn hậu trắng trong
Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng nước mắt nỉ non Mình về nuôi cái cùng con
Để anh đi chẩy nước non Cao Bằng
(Tiếng võng kêu)
Nhưng cũng có lúc con cò mang nét riêng mới lạ trong thơ Trần Đăng
Khoa “đánh nhịp bay vào bay ra” như những“chớp trắng trên sông Kinh
Thầy” Hình ảnh con cò không còn lẻ bóng đơn côi trong đêm tối mịt mờ mà
Trang 26nay là sự xuất hiện trong bầy đàn, với không gian trời trong nắng đẹp yên ả, thanh bình
Em vẫn thấy
Con cò Trắng muốt Bay ra đón cơn mưa…
Mừng đón cơn mưa
(Con cò trắng muốt)
Phải thừa nhận rằng bên cạnh tâm hồn và tài năng của mình Trần Đăng Khoa
đã học tập rất nhiều từ văn học dân gian Những học tập đó được vận dụng một cách
linh hoạt, sáng tạo điển hình trong bài Đám ma bác Giun
Bác Giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau Cầm hương kiến Đất bạc đầu Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai
Đám ma đưa đến là dài Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần
(Đám ma bác Giun)
Trong bài Đám ma bác Giun ta thấy thấp thoáng hình bóng bài ca dao
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà,
Trang 27Chim ri ríu rít bò ra lấy phần, Chào mào thì đánh trống quân, Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao
(Ca dao)
Trần Đăng Khoa đã lấy cảm hứng sáng tác từ phần lời của bài ca dao trên để
vẽ lên một bức tranh dân gian Đám ma bác Giun nghe rất cổ điển nhưng cũng thật
khoa học nhờ sự quan sát tỉ mỉ đặc điểm riêng biệt của từng loại kiến.Trần Đăng Khoa đã biết chắt lọc, học tập cái hay, cái tinh hoa của văn học dân gian, đặc biệt là thể thơ, vần, nhịp Thơ lục bát là một thể thơ của văn học dân tộc, được lưu truyền trong văn học dân gian Thể lục bát thường được sử dụng trong việc diễn tả cảm xúc, thơ lục bát của Trần Đăng Khoa mượt mà mang âm điệu của ca dao thiết tha, thanh thoát
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Cu chuối đứng vỗ tay cười vui sao!
Chị tre chải tóc bờ ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
(Buổi sáng nhà em)
Trang 28Những bài thơ hai chữ, ba chữ, bốn chữ lại là một cấu trúc câu ca quen thuộc, cách gieo vần trong thơ Trần Đăng Khoa mang đậm chất đồng giao Bài thơ
thể hiện cách gieo vần chân điển hình nhất là bài Kể cho bé nghe, Trần Đăng Khoa
đã phát hiện những tứ thơ độc đáo trong mỗi bài đồng dao và cũng thật khó phân biệt đâu là đồng dao và đâu là thơ Trần Đăng Khoa
Một số bài được gieo vần lưng và vần chân
Bốn bề lên hương Dịu mát bờ sương Thoảng hơi gió nhẹ Vầng trăng mới hé Làn mây trong ngần
(Hương đồng) Đặc biệt chúng ta nhận thấy có những bài không phân thành khổ thơ, đúng
với nét đặc trưng của đồng dao: Kể cho bé nghe, Mặt bão, Chụp ảnh…Những ngày
thơ bé Trần Đăng Khoa đã nhận được sự yêu thương, vỗ về dạy bảo từ bà, cùng những câu chuyện lời ru của bà Bà chắc hẳn đã căn dặn cậu bé Trần Đăng Khoa bằng những câu đồng dao sau:
Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm
(Đồng dao)
Trang 29Phải chăng chính những lời đồng dao này là nguồn cảm hứng cho bài thơ
Đánh thức trầu
Đã ngủ rồi hả trầu Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó Muốn có mấy lá trầu Tao không phải ai đâu Đáng thức mày để hái!
(Đánh thức trầu)
Cách mượn lời đồng dao của Trần Đăng Khoa không hề rập khuôn máy móc
mà đầy tính sáng tạo, lời đồng dao là điểm tựa là nguồn cảm hứng cho hồn thơ Trần Đăng Khoa thăng hoa
Thành công của Trần Đăng Khoa có sự đóng góp không nhỏ nguồn cội văn học dân gian quê hương Điều ấy đã giúp cho sáng tác của Trần Đăng Khoa trở nên gần gũi hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc.Văn học dân gian đã góp phần khơi nguồn cảm hứng làm cho nhà thơ làm nên một phong cách độc đáo, sáng tạo
1.2.2 Truyền thống gia đình
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc ươm mầm tài năng thi ca Trần Đăng Khoa Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học Nguyễn Hà (ông bác
của Trần Đăng Khoa kể): “ Có năm, triều Cảnh Thịnh, trong Lục bộ mà mấy anh
em họ Trần - các cụ tổ Trần Đăng Khoa - đã chiếm bốn, trong đó cụ Trần Nhuận Minh Phủ là nhà thơ” [11, tr.217].Một trong những yếu tố hun đúc lên hồn thơ trần
Đăng Khoa đó là truyền thống gia đình.Anh trai Trần Đăng Khoa là nhà thơ Trần Nhuận Minh có năng khiếu và yêu thích văn chương Trần Nhuận Minh rất thích làm thơ, ham đọc sách Anh đã tạo cho mình một thế giới tri thức riêng trong căn nhà bé nhỏ Thư viện bé nhỏ của Trần Nhuận Minh có rất nhiều sách như tiểu
thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng, Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Truyện ngắn của A Sekhov, Đỏ và đen của Stendhal Ngay từ nhỏ Trần Đăng Khoa
đã yêu thích và lớn lên bên thư viện nhỏ của anh trai mình Anh trai của Trần Đăng
Trang 30Khoa là một thầy giáo, một nhà thơ mà Trần Đăng Khoa hết sức ngưỡng mộ Tuy anh
ở xa và khá lâu mới về thăm nhà nhưng tình cảm mà cậu bé Khoa dành cho anh trai của mình rất sâu đậm Anh Minh không chỉ là anh mà còn là người bạn thân thiết của Trần Đăng Khoa Từ những đồng lương giáo viên ít ỏi anh mua tặng những quyển sách cho em, góp ý giúp em những bài thơ mới sáng tác Trần Đăng Khoa sau này có
làm bài thơ Gửi bác Trần Nhuận Minh đầy tình nghĩa trong đó có câu:
Thung thăng em với bác
Ta cưỡi thơ ra đồng
Cậu bé Trần Đăng Khoa đã bí mật làm rất nhiều bài thơ và độc giả đầu tiên của anh lại là cô em gái yêu văn chương – bé Thúy Giang Em gái Khoa, bé Giang
cũng là một hình ảnh quen thuộc trong thơ Trần Đăng Khoa
Đừng đi bêu nắng nhức đầu Đừng vầy nghịch đất, mắt đau lấm người
Ốm đau là mất đi chơi Làm cho bố mẹ mất vui trong lòng
Mẹ cha bận việc ngày đêm Anh ngồi trong lớp lo em ở nhà
(Dặn em)
Thúy Giang rất thích nghe thơ của anh trai, bé đọc đi đọc lại cho bạn bè nghe Điều đó đã giúp cho mọi người biết đến thơ Trần Đăng Khoa Mọi người liên tục đến nhà xem cậu bé ấy là ai, có người còn tới nhà cùng ăn ở và học tập với cậu
bé ấy để kiểm chứng tài năng của cậu bé và rồi tất cả đều công nhận đây là một
“thần đồng thi ca”
Cũng từ đây, gia đình trở thành một chủ đề lớn trong sáng tác của anh Trần Đăng Khoa viết khá nhiều về người thân của mình Nhưng gắn bó với Trần Đăng Khoa nhất thì phải nói đến: Bà, bố mẹ, anh Minh, bé Giang Tất cả những người này đã góp phần hình thành và nuôi dưỡng thơ Trần Đăng Khoa Ngay từ những tác phẩm đầu tay của anh đến sau này tình cảm gia đình luôn là tình cảm ấm áp, nồng đượm, da diết trong anh Trong sáng tác của Trần Đăng Khoa tình cảm được nhắc nhiều là tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cái và tình cảm của những đứa con ngoan, hiếu thảo đối với cha mẹ
Trang 31Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc
(Khi mẹ vắng nhà)
Vì yêu thương mẹ ốm, cậu bé Khoa đã xiết bao lo lắng
Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
(Mẹ ốm)
Không chỉ có mẹ, hình ảnh bố hiện lên trong thơ anh là một người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn nhưng nghiêm khắc, yêu lao động với tâm thế vững vàng, trong niềm yêu thương kính trọng của các con
Bố em đi cày về Đội sấm
Đội chớp Đội cả trời mưa
(Mưa)
Trần Đăng Khoa lớn lên bên lời ru của bà Hình ảnh người bà thân thương tần tảo cần mẫn, giàu đức hi sinh xuất hiện nhiều trong thơ anh Bà gắn liền với câu hát à ơi, cánh cò chớp trắng, những câu chuyện cổ thần kì:
Con cò trong câu ca dao Bay vào giấc ngủ trắng phau giọng bà
(Hoàng Hiếu Nhân)
Bên cạnh tình cảm con cái dành cho bố mẹ, anh trai dành cho em gái, thơ Trần Đăng Khoa còn là tình cảm chân thành của người em đối với anh trai, thương anh, nhớ anh, miền đất anh đang sống cũng trở lên gần gũi thân thương
Ôi miền đất anh đang sống Nghe sao mà giản dị thân thương
(Nhận thư anh)
Nhờ có tình yêu thương xuất phát từ sâu thẳm trái tim của mình đã đem đến cho nhà thơ Trần Đăng Khoa những câu thơ hay, thấm thía và lay động lòng người đến thế
1.2.3 Ảnh hưởng của các nhà thơ bậc thầy trong làng thơ Việt Nam hiện đại
Truyền thống gia đình và nguồn cội văn học dân gian của quê hương là hai yếu tố đã ươm mầm tài năng văn chương của Trần Đăng Khoa Nhưng bên cạnh đó
Trang 32Trần Đăng Khoa còn nhận được sự hướng dẫn, dìu dắt của những nhà thơ bậc thầy trong làng thơ hiện đại Việt Nam như thầy giáo Lê Thường, nhà thơ Trần Nhuận Minh, nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên Người thầy đầu tiên có
sự ảnh hưởng lớn với anh là thầy giáo Lê Thường (là thầy dạy nhà thơ Trần Nhuận Minh - anh trai Trần Đăng Khoa) được Ty giáo dục Hải Hưng cử về để hướng dẫn
chỉ bảo Trần Đăng Khoa trong việc sáng tác Anh đã sáng tác bài thơ Nghe Thầy
đọc thơ như một sự tri ân người thầy mà anh rất mực kính trọng này:
Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
(Nghe Thầy đọc thơ)
Đặc biệt năm 1968 Trần Đăng Khoa được gặp nhà thơ Xuân Diệu - Ông
hoàng thơ ca Việt Nam Chính Xuân Diệu đã góp phần định hình, nâng tầm giúp
Trần Đăng Khoa trở thành một thần đồng thi ca Khi nghe tin về một chú bé có tài
sáng tác Xuân Diệu đã lặn lội về tại quê hương của Trần Đăng Khoa Nhà thơ Xuân Diệu đã trở thành người thầy dạy nghề nghiêm khắc nhưng mật thiết gần gũi của Trần Đăng Khoa Nhà thơ Xuân Diệu đã giúp Trần Đăng Khoa ý thức được rằng văn chương không phải là sự dong chơi nhàn nhã, thơ cần có tính chân thực chứ không phải là sự sao chép nguyên văn ở đó là sự sáng tạo, linh hoạt nghề thơ văn
cũng lắm công phu: “Là một công việc sáng tạo cực nhọc nếu không muốn nói là
khổ ải.”[62, tr.156] Hầu như các sáng tác của Trần Đăng Khoa đều được Xuân
Diệu đọc trước và đóng góp ý kiến Xuân Diệu thường đưa ra những nhận xét xác đáng cho Trần Đăng Khoa, không dông dài mà ngắn gọn nhưng hàm xúc tỉ mỉ Nhà thơ thường góp ý về tứ thơ hay sáng tạo từ ngữ Trần Đăng Khoa chịu ảnh hưởng sâu sắc của người thầy nghiêm khắc này
Những bài thơ như Hạt gạo làng ta, Thơ tình người lính biển, Đêm Côn Sơn,
Tiếng nói đều được Xuân Diệu đóng góp sửa chữa Có lần Trần Đăng Khoa gửi
cho nhà thơ Xuân Diệubản thảo của bài Hạt gạo làng ta như sau:
Trang 33Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về muôn phương xa Làm nên chiến trường Làm nên niềm vui Các cô các bác Đừng để gạo rơi
Nhà thơ Xuân Diệu sau khi đọc đã góp ý câu Đừng để gạo rơi Trần Đăng
Khoa đã nghiêm túc tiếp thu và sửa đổi khiến cho câu kết của bài thơ trở nên mềm mại hơn
Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa
Em vui em hát Hạt vàng làng ta
(Hạt gạo làng ta)
Vậy nhưng nhà thơ Xuân Diệu cũng vui và biểu dương Trần Đăng Khoa khi
anh có những tứ thơ hay như bài Em dâng cô một vòng hoa, Bến đò, Tháng ba
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Đêm Côn Sơn)
Câu thơ tinh tế xúc động, sự tinh tế ấy đan xen với sự cẩn trọng trong từng câu chữ nhưng cũng đầy tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm của Xuân Diệu
đã giúp Trần Đăng Khoa trưởng thành và tiến xa hơn trên con đường chinh phục, sáng tạo nghệ thuật Nhà thơ Xuân Diệu không chỉ tận tâm chỉ dạy Trần Đăng Khoa
mà còn giới thiệu thơ anh với độc giả trong nước và quốc tế Tháng 12 năm
1968“Đài Truyền hình Pháp đã phát một tiết mục đặc biệt giới thiệu nhà thơ tí hon
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cuốn phim Thế giới nhỏ của em Khoa được nhận giải thưởng mang tên Paul Vailland Couturier”[58, tr.202] Nói về những
người có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp sáng tác của anh như một sự tri ân Trần Đăng
Khoa đã thổ lộ: “ Hai nhà thơ có ảnh hưởng sâu sắc nhất với tôi: Một nhà thơ Trần
Nhuận Minh, anh ruột tôi.Anh làm ca dao thơ phú hò vè phục vụ làng xã từ lúc tôi
Trang 34mới ra đời Việc làm của anh mở ra trước mắt tôi một con đường và tôi đã đi trên
đó từ lúc nào không biết Hai là nhà thơ lớn Xuân Diệu, thầy dạy nghề của tôi, người luôn đòi hỏi tôi phải lao động, lao động và lao động Tôi cũng ghi lại đây lòng biết ơn các thầy cô giáo, các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu phê bình, anh chị biên tập và xuất bản sách [59, tr.6] Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của những bậc
đàn anh đi trước cộng với sự nhạy cảm, thông minh và tinh thần ham học hỏi, rèn luyện của bản thân đã giúp cho tài năng của Trần Đăng Khoa thăng hoa nở rộ
1.2.4 Không khí sáng tác thơ ca thời chống Mĩ cứu nước
Yếu tố thời đại có tác động rất lớn đối với những trang sáng tác của tác giả Trần Đăng Khoa sinh ra trong thời chiến, hòa cùng không khí sục sôi đánh Mỹ của
cả dân tộc Mỗi người Việt Nam lúc này như đặt trên vai hai nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, phục vụ cho hậu phương và tiền tuyến Hơn bao giờ hết tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân cần đề cao như lúc này Không đứng bên ngoài thời cuộc các nhà văn nhà thơ cũng dùng ngòi bút sắc bén của mình, dùng tâm huyết để viết về thời đại
Các nhà thơ lớn như Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên cũng đóng góp tiếng nói của mình vào cuộc chiến tranh bảo vệ và xây dựng đất nước Nhà thơ
Chế Lan Viên đã từng viết “Phá cô đơn ta hòa hợp với người” Bên cạnh những
nhà thơ đi trước đã trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp như nhà thơ Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông thì các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ như Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh cũng nhanh chóng dàn thế trận trên mặt trận văn hóa tư tưởng Khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc năm 1964 cuộc kháng chiến của cả dân tộc bước sang một giai đoạn căng thẳng mới Sáng tác của thế hệ nhà thơ trẻ mang tới một luồng gió của tuổi trẻ, của tinh thần rạo rực chiến đấu.Thơ ca nhanh chóng nhập cuộc với thời đại, mặt trận ngày càng ác liệt thì không khí sáng tác ngày càng sôi nổi, độc đáo thể hiện ý chí của thế hệ trẻ Ý chí đó được kết tinh từ truyền thống cha anh đi trước nâng tầm lên trở thành hào khí dân tộc, niềm kiêu hãnh về lịch sử của đất nước Tuy mang trong mình hơi thở của thời đại nhưng mỗi nhà thơ cũng
đều có một phong cách rất riêng Nếu như Lê Anh Xuân “Tạc vào thế kỉ” bởi Dáng
dứng Việt Nam Thanh Thảo cứng cỏi, từng trải với “ Những tráng ca thuở trước”
Trang 35thì Hữu Thỉnh lại dứt khoát, sôi nổi “Muốn tự hát hãy là dòng suối - Hát về mình
đừng bắt chiếc tiếng chim” Trần Đăng Khoa dường như là nhà thơ trẻ nhất, cũng
như một dòng suối nhỏ đổ về biển lớn những sáng tác của anh là dòng suối ngọt ngào, tưới mátnhững miền đất khô cằn khi nó chảy qua, dòng suối ấy ngân những khúc hát du dương về người lính, về những hy sinh cho tổ quốc của bao lớp người
đi trước Nguyễn Bùi Vợi đã nhận xét về Trần Đăng Khoa như sau: “ Trong thời
điểm cả nước dồn sức đánh Mỹ, trẻ con cũng già đi trước tuổi, các em không được sống hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa Vì thông minh hơn người, em tiếp nhận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén”[59, tr.182]
Nối tiếp thế hệ đi trước, Trần Đăng Khoa hòa chung không khí sáng tác thơ
ca thời chống Mỹ cứu nước Anh đã có nhiều sáng tác hòa nhịp trong nguồn cảm xúc về đề tài chiến tranh Những sáng tác của anh khai thác mảng đề tài này nhưng không hề gò bó, khô cứng, mà nhạy bén, ngộ nghĩnh chứa đầy xúc cảm
Em biết sáng nào bom Mỹ dội Phượng đỏ ngổn ngang mái trường tốc ngói Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi Bài tập đọc dạy chúng em dang dở Hoa phượng cháy một góc trời như lửa
(Bàn chân thầy giáo)
Trần Đăng Khoa được tắm mình trong ánh hào quang thời đại chống Mỹ
Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời
Trang 361.3 Những cơ sở nảy sinh chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa
1.3.1 Bối cảnh văn hóa - xã hội thời kì hậu chiến
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, thống nhất hai miền Nam Bắc Đất nước bước vào một giai đoạn mới giai đoạn khôi phục và phát triển Thời
cơ và thuận lợi đã đến nhưng khó khăn cũng còn rất nhiều Hậu quả của hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc vô cùng to lớn Chiến tranh tàn phá đô thị, làng mạc, giao thông, trường học, bệnh viện Môi trường bị hủy hoại nặng nề bởi hàng triệu tấn bom mìn cùng chất độc màu da cam Kinh tế từ thời chiến sang hòa bình, từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ mối quan hệ về chính trị, kinh tế hầu như chỉ khép kín trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đến chủ trương mở cửa hội nhập cùng thế giới những điều đó tất yếu sẽ kéo theo sự đổi thay về mặt văn hóa -
xã hội thời kì hậu chiến.Trước những đòi hỏi đó văn học cần phải đổi mới mình tương ứng với trạng thái xã hội - lịch sử ấy, một sự đổi mới dứt khoát và mạnh mẽ bởi văn học luôn là tiếng nói của thời đại
Trong chiến tranh giữ nước, sức mạnh của tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng được phát huy cao độ, cuộc sống cá nhân, riêng tư của mỗi người thu hẹp đến tối thiểu, nhường chỗ cho đời sống chung của tập thể, của cả dân tộc Đặc điểm nổi bật nhất của văn học 1945 - 1975 là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Đây là nền văn học phục vụ cho công cuộc cách mạng Lúc này, văn học là vũ khí đấu tranh làm nhiệm vụ chiến đấu, hướng tới mục tiêu tất cả cho chiến thắng Đây
là giai đoạn bão táp nhất của lịch sử dân tộc, vì thế văn học cũng sôi nổi và hào hùng hơn bao giờ hết Tất cả những vụn vặt của đời sống bình thường đều bị gác lại, văn học hướng đến mục đích chung của Tổ quốc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: Ca ngợi cách mạng và cuộc sống mới, cổ vũ kháng chiến, ngợi ca thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Giai đoạn này, nhân vật trung tâm của văn học là những người có sự kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận đất nước Đó là những người anh hùng đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại
Trang 37Tuy nhiên, do hoàn cảnh lúc đó và do yêu cầu của thời đại nên văn học thời kì này chưa phản ánh được mối quan hệ đa chiều, đa diện của hiện thực cuộc sống Bao mất mát đau thương, bao tiêu cực, sai sót… bị bỏ qua Đó cũng chính là sự hạn chế của văn học thời kì này Hạn chế của văn học giai đoạn 1945 - 1975 đã được nền văn học sau 1975 khắc phục Với nguyên tắc “tôn trọng sự thật”, văn học thời kì này xem
sự thật như linh hồn của nghệ thuật chân chính, hướng đến phanh phui các mặt trái của xã hội, của lòng người Điều nổi bật văn học thời kì này là đã đi sâu vào số phận của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi làng quê, phản ánh sâu sắc những tổn thất cả về vật chất lẫn tinh thần mà con người phải chịu dù chiến tranh đã đi qua Từ sau 1975, văn học đã có sự đổi mới sâu sắc trong quan niệm phản ánh hiện thực Ta có thể thấy điều này trong sự đổi mới về đề tài, nội dung, chủ đề của các tác phẩm
Nếu văn học giai đoạn 1945 - 1975 thường đề cập đến những con người tiêu biểu cho cộng đồng, thường nói đến cái chung mà ít đề cập đến cái riêng, kể cả vấn đề riêng tư nhất là tình yêu đôi lứa cũng được đặt trong tình yêu chung - tình yêu Tổ quốc thì văn học từ 1975 đến nay lại tập trung đi sâu phản ánh đời sống nội tâm, số phận của con người cá nhân thông qua các mối quan hệ của họ trong cộng đồng Có thể kể đến các tác giả như Thu Bồn, Thanh Thảo, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Dư Thị Hoàn,
Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Lê Minh Khuê, Ma Văn Kháng
Tháng 02 năm 1975, Trần Đăng Khoa chia tay các thầy cô lên đường nhập ngũ, sau khóa huấn luyện anh trở thành bộ đội Hải quân Trở thành người lính đã từng có mặt ở 25 hòn đảo lớn nhỏ, Trần Đăng Khoa vừa trực tiếp chiến đấu vừa nói
hộ nỗi lòng của bao người lính trên đảo Sáng tác của Trần Đăng Khoa lúc này đã từ góc sân nhà em bay tới hải đảo tổ quốc Bước vào đời sống quân ngũ Trần Đăng Khoa đã được nếm trải và thấu hiểu nỗi gian khổ của cuộc đời nhà binh Các anh luôn phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập Mỗi người lính đảo như cây bão táp giữa phong ba, kẻ thù và đời sống khắc nghiệt trên đảo đầy thiếu thốn ngay cả giọt nước ngọt cũng trở lên xa xỉ làm sao
Trang 38Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người
Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ Rồi kháo nhau
Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt
Ôi ước gì được thấy cơn mưa
(Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn)
Trong gian khổ anh nhìn vào đồng đội mình những chiến sĩ với tuổi trẻ đã hy sinh rất nhiều cho tổ quốc Những người lính thời bình gian khổ thử thách nhưng đời sống tâm hồn phong phú
Đất nước không giặc Tưởng về gần mà xa Vẫn gian nan làm bạn Vẫn sương gió làm nhà
(Lính thời bình)
Trần Đăng Khoa vẫn luôn có những tố chất đặc biệt, anh được đào tạo cơ bản để trở thành một nhà thơ tài năng nên khi ở Trường Sa nhà thơ nảy sinh những cảm hứng mãnh liệt về biển, đảo đất nước có lẽ cũng là điều dễ hiểu Phải chăng những năm tháng rời xa làng quê thân thuộc tới sống, chiến đấu cùng đồng đội trở thành anh lính đảo tại Trường Sa và sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã giúp nảy sinh chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa
Chúng ta có thể thấy hình tượng nhân vật trữ tình trong sáng tác của anh tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng của những người lính trẻ trong giai đoạn đất nước sang trang Chân dung người lính được phản ánh toàn diện, chân thực cuộc sống và tâm hồn người chiến sĩ ở thời kì sau những năm chống Mỹ Khác trước đây, những câu thơ Trần Đăng Khoa viết về người lính làm ở độ tuổi lên tám lên mười thì nay người lính ấy được soi chiếu đa chiều, trong chiến đấu, lúc bình yên, khi sôi nổi lúc trầm
Trang 39lắng Từ đó nhận ra đời sống nội tâm phong phú của họ, trong sáng, lạc quan nhưng không đơn điệu tẻ nhạt, họ vừa trẻ trung, tếu táo vừa chín chắn sâu sắc của lớp thanh niên có lí tưởng đẹp, tự hào về đất nước và nhiệm vụ được giao phó Trần Đăng Khoa đóng góp vào nền văn học Việt Nam bức chân dung sáng tạo về người lính góp phần làm phong phú thêm những sáng tác về chủ đề biển đảo trong văn học Việt Nam
1.3.2 Quan điểm nghệ thuật của Trần Đăng Khoa
Khi bàn luận vấn đề những cơ sở nảy sinh chủ đề biển đảo trong sáng tác của Trần Đăng Khoa ta thấy rằng bên cạnh yếu tố khách quan là bối cảnh văn hóa - xã hội thời kì hậu chiến đã tác động nhiều đến đề tài, nguồn cảm hứng sáng tác của nhà thơ thì yếu tố chủ quan là quan niệm nghệ thuật của tác giả cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện, đa chiều về sáng tác của nhà thơ đó
Nhà thơ Xuân Diệu có ảnh hưởng rất lớn đối với Trần Đăng Khoa, người thầy mẫu mực đã để lại trong anh những dấu ấn sâu đậm, những bài học vô giá về nghiệp văn chương Xuân Diệu là người đa tài, vừa viết văn, vừa làm thơ, lại vừa là một nhà phê bình sắc sảo nhưng cũng rất đỗi nghiêm khắc khó tính trong nghề Ngay từ khi mới gặp gỡ, nhà thơ Xuân Diệu đã yêu mến cậu bé Khoa đầy tài năng và người thầy
ấy đã định hình giúp Trần Đăng Khoa hiểu nghề văn, nghiêm khắc với chính bản thân mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật Trần Đăng Khoa đã từng bộc bạch
“nhà thơ lớn Xuân Diệu thầy dạy nghề của tôi, người luôn đòi hỏi tôi phải lao động, lao động và lao động ”[59, tr.6] Đó là sự khẳng định nghề văn chương
không chỉ là một trò chơi với con chữ mà còn là công việc nghiêm túc, vất vả nhưng cũng rất vinh quang Trần Đăng Khoa đã ý thức được làm thơ là một công việc đòi hỏi sự tập trung, tính sáng tạo cao Vì vậy các sáng tác của Trần Đăng Khoa bởi vậy luôn có sự vận động, chuyển biến tích cực Tài năng và ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm nghệ thuật của bản thân đã giúp Trần Đăng Khoa có những bài thơ có chiều sâu hơn, phản ánh những suy nghĩ sâu sắc hơn Bước tiến này trong thơ Trần Đăng Khoa đã góp phần quan trọng giúp nhà thơ có được những định hướng đúng đắn trong sáng tác
Trang 40Nếu bản thân người nghệ sĩ không khắt khe với chính mình thì sẽ không thể cho ra đời những tác phẩm có giá trị - bài học này đã trở thành kim chỉ nam định hướng suốt đời cho Trần Đăng Khoa Quan điểm coi văn chương là sự sáng tạo nghiêm túc và không ngừng nghỉ cho dù hành trình đó có khó khăn gian khổ Cho nên Trần Đăng Khoa không chấp nhận những bước đi cũ quen thuộc và xói mòn
anh đã từng nói “sợ nhất những anh trẻ mà lại tẻ nhạt” anh tìm tòi, lặn lội, trải
nghiệm ở những địa hạt mới, những vùng sáng tác ít được khai thác, cho nên việc trở thành anh lính đảo được tiếp xúc, trải nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi khiến nhà thơ có quá trình chuyển đổi khá rõ rệt trong tư duy sáng tác Lúc này Trần Đăng Khoa là một người lính, một nhà thơ đã trưởng thành , một cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, khép kín hơn với những tâm tư tình cảm đa chiều, phức tạp Nhà thơ hướng lòng mình đến những người đồng đội, đến biển, đảo và tình yêu đôi lứa Trần Đăng Khoa viết về những câu chuyện hàng ngày, từ việc chờ mưa đến cháy bỏng, việc chứng kiến bạn mình chiến đấu với cá mập để có cá mang về nấu cháo anh viết về đồng đội với tất cả sự gắn bó, tình cảm chân thành nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là những nỗi niềm xót xa, thương đồng đội, thương mình Hiện thực bây giờ là những sóng gió, bão táp trên biển, là việc thường xuyên thiếu thốn, khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày….Bởi vậy thơ Trần Đăng Khoa giai đoạn này chứa đựng nhiều tâm trạng, ngẫm nghĩ về cuộc đời, về số phận con người, và vượt lên trên hết vẫn là niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn giành cho Tổ quốc mình
Không chấp nhận cái cũ đã trở lên gò bó, chật hẹp, Trần Đăng Khoa khao khát tìm kiếm những điều mới mẻ anh đã tự làm mới cảm xúc của mình bằng việc khám phá một đề tài mới đó là viết về chủ đề biển đảo Và cũng chính ở địa hạt mới này anh đã có những thành công vang dội
Bên cạnh đó, Trần Đăng Khoa không chỉ chú trọng biện pháp tu từ, ngôn ngữ thơ đẹp mà còn dựa trên cái hồn của người nghệ sĩ được thể hiện trong thơ Nhà thơ thổi hồn của mình trong từng câu chữ, màu sắc, thần thái của nhà thơ, đã tạo lên những câu thơ bất hủ trong văn đàn Nếu như trước đây cậu bé Trần Đăng Khoa với tư duy hướng ngoại tích cực đã cất cao tiếng nói hồn nhiên, lạc quan của