ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- ĐỖ THUỲ ANH VẤN ĐỀ CĂN TÍNH TRONG SÁNG TÁC CỦA CÁC TÁC GIẢ DI DÂN GỐC VIỆT QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT ĐƯỢC XUẤT BẢN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐỖ THUỲ ANH
VẤN ĐỀ CĂN TÍNH TRONG SÁNG TÁC CỦA
CÁC TÁC GIẢ DI DÂN GỐC VIỆT
(QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT ĐƯỢC XUẤT BẢN TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
ĐỖ THUỲ ANH
VẤN ĐỀ CĂN TÍNH TRONG SÁNG TÁC CỦA
CÁC TÁC GIẢ DI DÂN GỐC VIỆT
(QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT ĐƯỢC XUẤT BẢN TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Xuân Thạch
Hà Nội 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Xuân Thạch
Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Đỗ Thùy Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã rất tâm huyết giảng dạy, trao truyền những tri thức quý báu cho chúng tôi
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS.Phạm Xuân Thạch - người hướng dẫn khoa học, người luôn đồng hành giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Trang 5PHẦN NỘI DUNG 17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17
1.1 Cơ sở lý luận 18
1.2 Cơ sở thực tiễn 27
CHƯƠNG 2: VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NƯỚC NGOÀINHÌN TỪ KIỂU NHÂN VẬT KHÔNG CỘI RỄ 39
2.1 Hiện tượng con người không cội rễ 39
2.2 Các biểu hiện của kiểu nhân vật không cội rễ 42
2.3Nhân vật không cội rễ và niềm hoài niệm cố hương 52
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NƯỚC NGOÀINHÌN TỪ SỰ LAI GHÉP CĂN TÍNH VĂN HOÁ 62
3.1 Sự trình hiện của căn tính văn hoá Việt Nam 62
3.2 Sự trình hiện của văn hoá ngoại lai 71
3.3Sự kiến tạo căn tính văn hoá mới 77
CHƯƠNG 4: VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NƯỚC NGOÀITRÊN PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 86
4.1 Sự hiện đại hoá phương thức trần thuật 86
4.2Ngôn ngữ như một phạm trù của căn tính dân tộc 98
PHẦN KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
A Lý do chọn đề tài
1 Văn học di dân, hiểu một cách đơn giản là bộ phận văn học của những tác giả di cư đến một đất nước, một nền văn hoá khác với nơi họ sinh ra để sống và viết Văn học di dân Việt Nam, cũng như thế, là bộ phận sáng tác của các tác giả gốc Việt được viết và xuất bản tại nước ngoài, trong quá trình họ di và nhập cư tới một quốc gia mới Mầm mống của văn học di dân Việt Nam có thể thấy xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, khi người Việt bị đàn áp dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, các chí sĩ yêu nước phải trốn sang nước ngoài để thực hiện những phong trào yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc Chúng ta có thể kể đến Phan Bội Châu với tác phẩm nổi tiếng thời kỳ này mang tên Hải ngoại huyết thư (1906) Đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), làn sóng di cư tiếp tục phát triển rộng ra Một số tác giả di cư đã được cộng đồng độc giả trong nước biết đến qua những công trình viết bằng tiếng Pháp của Phạm Duy Khiêm, Hoàng Xuân Nhị và một số tác giả khác
Đặc biệt, từ năm 1945 trở về đây, văn học di dân vẫn tiếp tục phát triển như một dòng chảy xuyên suốt, bền bỉ song hành cùng bộ phận văn học chính thống trong nước Đến sau 1975, do những lý do và hoàn cảnh đặc biệt, hiện tượng người Việt di dân có sự gia tăng đột biến, kéo theo đó là sự phát triển nở rộ của các tác phẩm văn học của người Việt viết tại nước ngoài Những tác giả và tác phẩm của bộ phân văn học di dân gốc Việt được nhắc tới nhiều hơn trên các diễn đàn văn học trong nước.Một số tác phẩm đã bắt đầu được truyền bá và in tại Việt Nam Có thể vì
lí do đó mà nhiều độc giả chỉ biết đến văn học di dân của các tác giả gốc Việt từ giai đoạn này
Trong suốt hơn một thế kỷ từ đó đến nay, văn học di dân Việt Nam chủ yếu được biết đến qua ba nguồn chính Nguồn thứ nhất xuất phát từ đội ngũ các tác giả gốc Việt, do không hoà nhập được với bối cảnh và hoá và môi trường hoạt động nghệ thuật trong nước, đã di cư và chuyển đến sinh sống tại một quốc gia mới Tại đây, họ chủ động hội nhập và tiếp thu với nền văn hoá, văn minh toàn cầu để sống
Trang 7và viết như một công dân quốc tế Nguồn thứ hai xuất phát từ chủ trương xuất khẩu lao động của Chính phủ Việt Nam từ sau 1975, trong bối cảnh mở cửa, hội nhập và xây dựng xã hội mới Một bộ phận lớn người lao động Việt Nam được tạo điều kiện sang các nước xã hội chủ nghĩa anh em để kiếm sống và mưu sinh Họ cũng viết, ban đầu như một nhu cầu để giải toả những dồn nén, bức bối về đời sống tinh thần trong hoàn cảnh xa nhà Về sau, chính việc đi và chứng kiến những xã hội khác, những nền văn hoá, văn minh khác đã tích tụ thành chất liệu cho họ viết các tác phẩm viết về đề tài cuộc sống của người Việt ở nước ngoài Cuối cùng, tiến trình Đổi mới và hội nhập sau năm 1986 của Chính phủ Việt Nam tiếp tục dẫn đến một luồng di dân nữa Làn sóng của các du học sinh, các trí thức sang học tập và nghiên cứu tại nước ngoài để về cống hiến cho nước nhà được lan ra Những lí do đó đã góp phần đẩy mạnh làn sóng di dân của người Việt Nam sau 1975 Đồng thời, đó cũng là điều kiện để bộ phận văn học di dân của các tác giả gốc Việt có những bước phát triển đột phá về cả số lượng và chất lượng
Nhìn chung, có thể chia văn học di dân Việt Nam thành hai nhóm: các tác phẩm viết bằng Tiếng Việt và các tác phẩm viết bằng tiếng nước ngoài Các tác phẩm này ban đầu chỉ được in tại nước ngoài Kể từ sau 1986, do chính sách mở cửa, hội nhập của thời kỳ Đổi Mới mà một số tác phẩm mới có cơ hội được in và
xuất bản trong nước(Mùa biển động, Sông Côn mùa lũ, Đất khách, Người đi trên biển mây…) và dần dần trở thành một bộ phận không thể thiếu của văn học Việt
Nam Đặc biệt, trong khoảng 30 năm trở lại đây, văn học di dân đã đóng góp cho văn học trong nước những tác giả quan trọng như Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê, Nguyễn Văn Thọ… Công cuộc nghiên cứu văn học di dân vì thế dần trở thành một vấn đề bức thiết, có ý nghĩa trong dòng chảy và xu hướng phát triển chung của văn học đương đại Việt Nam Một số công trình nghiên cứu đầu tiên về văn học di dân của Hoàng Ngọc Hiến, Phạm Xuân Nguyên đã được công bố và thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả và giới nghiên cứu trong nước Những vấn đề của đời sống văn học Việt Nam tại nước ngoài được đặt ra như một hiện tượng, trên hành trình đi tìm bản chất của một nền văn học dân tộc.Việc nghiên cứu văn học di
Trang 8dân vì thế, càng trở nên bức thiết để đi đến xác định một diện mạo khái quát của bộ phận văn học Việt Nam xa xứ, cũng như đưa ra cái nhìn tổng quan về quy luật phát triển của văn học Việt Nam đương đại nói chung
2 Nếu coi con người là một sinh vật xã hội, bị chi phối bởi các lực đẩy
xã hội và có thể được chia làm nhiều nhóm khác nhau với các tiêu chí “bản sắc”,
“dân tộc”, “tính cách”…, thì văn học chính là phương diện tốt nhất để miêu tả bản chất xã hội của con người1 Bản chất xã hội được nói đến ở đây nhằm phân biệt với bản chất cá nhân – hai phương diện cấu thành nên một con người hoàn chỉnh vận động và phát triển giữa các luồng ý thức hệ và văn hoá Từ hai hệ quy chiếu đó, có thể chỉ ra mỗi tác giả văn học – với tư cách như một cá thể của xã hội, cũng sẽ phản ánh vào tác phẩm của mình hai phương diện Một mặt, các tác giả sẽ ghi dấu ấn con người cá nhân của mình, những ẩn ức vô thức, những dằn vặt nội tâm từ hoàn cảnh
và đời sống riêng lên tác phẩm Mặt khác, qua tác phẩm, chúng ta cũng có thể soi chiếu thấy những giá trị văn hoá, những sinh hoạt tinh thần có tính cộng đồng mà tác giả chịu ảnh hưởng vào thời điểm sáng tác Khi ấy, văn học như là một hình thức giao tiếp giữa tác giả và xã hội Tác phẩm là cách thức người nghệ sĩ thể hiện
tư tưởng của mình về các vấn đề mang tính xã hội
Tương đương với hai phương diện này trong thế giới tinh thần của tác giả, chúng ta có hai cách đọc để tiến tới tiếp cận và giải mã ý nghĩa của văn bản tác phẩm Cách thứ nhất chọn hướng tiếp cận từ góc độ con người cá nhân của tác giả,
do Sigmund Freud (1856 – 1939)2 chủ trương, được biết đến ngày nay là phương pháp tâm lý học Phương pháp này này sẽ đi tìm và cắt nghĩa nội dung tư tưởng của tác phẩm dựa trên những ẩn ức cá nhân của người nghệ sĩ liên quan đến thế giới tâm
lý của anh ta (dù sau này, sau Freud, người ta chỉ ra rằng, thế giới đó cũng mang
Trang 9tính xã hội) Cách thứ hai chọn hướng tiếp cận từ góc độ xã hội, đặt tác giả và tác phẩm vào trong bối cảnh mà tác phẩm ra đời Khi ấy, tác giả/tác phẩm được coi như sản phẩm của môi trường xã hội, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ và tư tưởng xã hội
mà anh ta sống Những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm, vì thế không chỉ mang ý nghĩa của một sáng tạo cá nhân, mà còn phản chiếu những tư duy, cảm thức, góc nhìn của một nền văn hoá, một thời đại Cách đọc này chịu ảnh hưởng nhiều từ những công trình ngoài văn học của Herbert Spencer (1820 – 1903)1, Emile Durkheim (1858 – 1917)2, Max Weber (1864 – 1920)3.Các vấn đề về chủ nghĩa nữ quyền, hậu thuộc địa hay sinh thái luận trong văn học hiện đại – hậu hiện đại sau này cũng được nhìn nhận và lý giải trên quan điểm xã hội học Cho đến nay, hai cách đọc tương đương với hai phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học này vẫn được cân nhắc như hai con đường chủ đạo để bước vào thế giới của tác phẩm Người nghiên cứu/ người đọc sẽ chọn cách tiếp cận nào phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu
Cân nhắc thấy, các tác phẩm văn học của người Việt tại nước ngoài, so với các tác phẩm của người Việt trong nước, được hình thành trên một điểm khác biệt lớn nhất là bối cảnh văn hoá, xã hội và thời đại Nếu như đội ngũ tác giả trong nước
có cơ hội được sống giữa gia đình, người thân, được hưởng những chế độ, chính sách đãi ngộ như một công dân chân chính, thì đội ngũ tác giả xa xứ lại “lưu lạc” tại các đất nước khác nhau, nền văn hoá khác nhau, trong mặc cảm của một người ngụ
cư, thiếu vắng hình bóng quê hương, đất nước Một mặt, họ hoặc thế hệ cha mẹ họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thói quen, phong tục, tập quán và bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam Mặt khác, hoàn cảnh tha hương,
1 Nhà triết học và xã hội học người Anh.Ông được coi là cha đẻ của triết học tiến hóa
Các tác phẩm chính: Thống kê xã hội (1950), Nghiên cứu xã hội học (1837), Các nguyên tắc của xã hội học (1876), Xã hội học mô tả (1873-1881)
2 Nhà xã hội học nổi tiếng được coi là cha đẻ của xã hội học Pháp.Ông là người lập ra chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Bordeaux và ở Đại học Sorbonne của Paris
Các tác phẩm chính: Phân công lao động xã hội (1893), Các quy tắc của phương pháp xã hội học (1897), Tự
Trang 10xa xứ đẩy họ vào một không gian cộng đồng mới Họ mang phần “con người Việt Nam” trong mình đến sống ở một môi sinh mới, nơi cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hoá nảy sinh
Hiện tượng này đã làm nên hai dòng chảy chính trong bộ phận văn học Việt Nam của những tác giả xa xứ, đặc biệt là trong khoảng 2 đến 3 thập kỷ trở lại đây Một là dòng các tác phẩm khai thác đề tài lịch sử, quá khứ (tôn vinh những giá trị
truyền thống của dân tộc (Mùa biển động, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Người đi trên mây của Nguyễn Xuân Hoàng…) Một dòng là các tác phẩm
mô tả cuộc va chạm, tiếp xúc văn hoá Đông – Tây và quá trình những người Việt Nam tại nước ngoài thích nghi, biến đổi những thói quen, tập tục văn hoá trong bối
cảnh hội nhập (Chinatown, Paris 11 tháng 8 của Thuận, Và khi tro bụi của Đoàn
Minh Phượng, Quyên của Nguyễn Văn Thọ…) Ở dòng chủ đề thứ hai này, các tác giả đã phản ánh hiện tượng giao thoa đó bằng một khái niệm mới - “căn tính văn hoá lai” (giữa căn tính văn hoá gốc và căn tính văn hoá của cộng đồng mới nơi chủ thể sinh sống)
Với những đặc điểm nêu trên, phương pháp xã hội học văn họcđược chọn như là phương pháp phù hợp để khai thác, tiếp cận tác phẩm như một sản phẩm của
xã hội Chúng ta sẽ nhìn nhận tác phẩm từ những yếu tố bên ngoài, tác động và chi phối lên thế giới quan, nhận thức, tư duy của tác giả và coi tác phẩm như một sản phẩm của xã hội Thông qua việc xem xét từng hiện tượng, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển có tính quá trình của văn học Việt Nam tại nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
3 Trong suốt quá trình định hình và phát triển này của bộ phận văn học
di dân Việt Nam, giai đoạn từ sau 1975 đến nay, với việc một số tác giả đã có tác phẩm được in và xuất bản trong nước, được xem như là giai đoạn quan trọng hơn cả với nhiều vấn đề phản ánh tình hình chung của đời sống văn học đương đại Việt Nam Những tác giả góp mặt và được ghi nhận bởi những thành tựu cụ thể trong giai đoạn này có thể kể đến như Thuận, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê, Nguyễn Văn Thọ, Phan Việt… Họ có thể xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, thuộc các thế
Trang 11hệ di dân khác nhau nhưng nhìn chung, đều được đánh giá cao bởi cái nhìn tích cực
về đời sống văn học di dân Các tác phẩm của họ mang đến một làn gió mới, một cái nhìn mới đối với đời sống văn học trong nước Kỹ thuật trần thuật hiện đại, tư duy hậu hiện đại trong các tác phẩm của họ đã ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ
tác giả văn học đương đại Việt Nam Chinatown, T mất tích của Thuận, Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng, Vu khống, Lại chơi với lửa của Linda
Lê, Nước Mỹ nước Mỹ, Một mình ở Châu Âu của Phan Việt, Đào ở xứ người, Quyên của Nguyễn Văn Thọ… là những tác phẩm tiêu biểu được độc giả văn học
trong nước đón nhận những năm vừa qua Nó thể hiện một nỗ lực tìm về lẫn một khao khát vươn xa của văn học do người Việt, viết bằng tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu
Trên tất cả những nỗ lực đó, chúng ta sẽ thấy có một chủ đề xuyên suốt trong sáng tác của người Việt xa xứ là vấn đề căn tính dân tộc Vấn đề này phản ánh hiện tượng, đồng thời cũng là hệ quả của quá trình di cư Khi cá nhân thuộc về mộtcăn tính dân tộc nơi họ sinh ra, nhưng lại tiếp xúc và hoà mình vào một căn tính dân tộc khác, nơi họ sinh sống Câu hỏi thường trực đặt ra đối với họ là: Tôi là ai? Tôi đến
từ đâu?Tôi thuộc về nơi nào? Quá trình xa xứ đã mang họ xa rời với căn cước, cội
rễ quê hương Trong khi đó, họ vẫn mãi chỉ là kẻ ngoại lai đối với những quốc gia, dân tộc khác Họ đi quá lâu để còn ràng buộc mình với căn tính gốc, nhưng cũng không thể dung nạp hoàn toàn căn tính mới, trong mặc cảm cô đơn, xa lạ của kẻ lưu vong Các nhân vật trong trong sáng tác của những tác giả gốc Việt dù mang những cuộc đời, thân phận khác nhau nhưng nhìn chung, đều hướng về một nỗi trăn trở, cật vấn về vấn đề căn tính ấy Nó là tâm thức vừa có tính phổ quát (đối với bất cứ cộng đồng dân di cư nào trên thế giới), vừa là điểm để phân biệt giữa bộ phận văn học viết bằng tiếng Việt trong nước và ngoài nước Khảo sát và nghiên cứu vấn đề căn tính dân tộc, các dạng thức biểu hiện và mối liên hệ với hệ thống nhân vật sẽ là điểm mấu chốt để mở ra cánh cửa đến với văn học di dân
4 Đối với riêng bộ phận văn học di dân Việt Nam những năm trở lại đây, vấn đề căn tính bắt đầu được thể hiện ở những diễn biến phức tạp hơn so với
Trang 12cảm thức hoài niệm cố hương và tâm thế hội nhập trước đó Cụ thể, các tác giả không chỉ dừng lại ở việc tái hiện lại một Việt Nam trong mắt mỗi người bằng kỷ niệm, hình dung, ký ức mà còn kín đáo gửi gắm những quan điểm, thái độ của mình
về căn tính, bản sắc văn hoá mà tổ tiên, cha ông họ tạo nên Niềm hoài niệm cố hương, khác với ở bộ phận văn học di dân theo khuynh hướng sùng cổ trước đây, cũng không còn là thái độ sùng bái, tự hào, ngưỡng mộ Họ vẫn thừa nhận các vấn
đề thuộc về bản sắc, giá trị truyền thống của dân tộc nhưng không còn tuyệt đối hoá như chuẩn mực ứng xử mà họ sẽ làm theo Trong các sáng tác của Thuận, Linda Lê, chúng ta sẽ bắt gặp phảng phất cái nhìn mỉa mai, giễu nhại trong quan niệm về mô hình gia đình phong kiến, sự chi phối của làng xóm, định kiến xã hội đối với mỗi cá nhân Sự hoài nghi cùng với tình thế lưỡng lự đó khiến những tác giả gốc Việt nói riêng và những người Việt Nam di dân trong xã hội đương đại nói chung gặp khó khăn hơn trong việc xác định xem mình là ai, mình thuộc về căn tính nào
Với tất cả những lý do đó, chúng tôi đi đến đặt vấn đề nghiên cứu về vấn đề căn tính, trong một số tác phẩm của nhóm tác giả di dân gốc Việt, được xuất bản trong nước thời gian gần đây Những tác phẩm được chọn không kỳ vọng sẽ bao quát hết vấn đề căn tính như một chủ đề lớn của một nền văn học dân tộc, nhưng trên phương diện nào đó, sẽ lý giải những diễn biến phức tạp của phạm trù này, từ góc nhìn của thế hệ các tác giả di dân về sau
B Lịch sử vấn đề
Mặc dù văn học di dân là một bộ phận văn học tương đối phổ biến đối với hầu hết các quốc gia nhưng ở Việt Nam, các sáng tác của người di dân gốc Việt mới chỉ được xuất bản rộng rãi trong nước và được giới phê bình chú ý đến trong khoảng vài thập niên trở lại đây Đó là một thách thức không nhỏ đối với chúng tôi khi tiếp cận đề tài này bởi sự hạn chế của tư liệu cũng như các công trình gợi mở Mặc dù vậy, qua khảo sát, chúng tôi vẫn nhận thấy nỗ lực không nhỏ của những
“người mở đường” với một số các công trình có cùng đối tượng và vấn đề quan tâm
Trang 13Về bộ phận văn học của người di dân gốc Việt, chúng tôi có tìm đến các công trình nghiên cứu và bài viết có tính khái quát, phác hoạ lại toàn cảnh bức tranh của bộ phận văn học Việt Nam tại nước ngoài Nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến là
bài viết Văn học Việt Nam ở hải ngoại, những vấn đề của sự phát triển hiện nay –
A.A.Sokolov (Lê Sơn dịch) đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội 2010 Bài viết đã khái quát chặng đường từ khi hình thành đến khi định hình ổn định thành một phong trào sáng tác văn chương chuyên nghiệp của các tác giả gốc Việt xa xứ qua 5 thời kỳ phát triển, từ 1975 đến nay Luận điểm quan trọng của bài viết chỉ ra
là, vào thời kỳ đầu, các tác giả chỉ viết như một nhu cầu bản năng, nhằm giải phóng những khủng hoảng, bế tắc về tinh thần trong hoàn cảnh thiếu quê hương, lạc lõng giữa một cộng đồng mới, một nền văn hoá mới Tác giả bài viết dẫn ra phát biểu
của nhà văn Võ Phiến, trong phần mở đầu cuốn Thư gửi bạn (1976): “Từ ngày bỏ
nước ra đi, tôi đâu còn nghĩ đến chuyện nghệ thuật văn chương nữa… Ai lại nghĩ xây dựng một sự nghiệp văn nghệ trong vòng vài trăm ngàn người, tản mát khăp mặt địa cầu, mỗi ngày một xa lạc ngôn ngữ dân tộc, xa rời cuộc sống dân tộc” Theo người viết, hành động sáng tác văn chương với Võ Phiến nói riêng và với bộ phận người Việt di cư lúc này chỉ là để thỏa mãn một “nhu cầu lẩm cẩm” Phải đến những giai đoạn sau này, kể từ thập niên 90 trở đi, hoạt động sáng tác văn chương mới dần được chuyên nghiệp hoá, trong bối cảnh một đời sống văn học sôi động, của cộng đồng người Việt tại hải ngoại Nhận định đó của A A Sokolov phản ánh một ý tưởng quan trọng, về quá trình một cá nhân, qua thời gian đã thay đổi và thích nghi với môi sinh văn hoá mới ra sao; và hành động viết, từ chỗ như một nhu cầu bản năng để giải toả những bức xúc, khủng hoảng của đời sống tình cảm, đã trở thành một trong những hoạt động tinh thần cốt yếu của đời sống văn hoá như thế nào Tuy nhiên, không thể bỏ qua điểm hạn chế lớn nhất của công trình là việc tác giả chỉ khảo cứu phần văn học di dân Việt Nam từ 1975 đến nay và gián tiếp phủ nhận toàn bộ những diễn biến trước đó Công việc phân kì để đánh giá quá trình phát triển của bộ phận văn học này, do đó, là hết sức chủ quan, thiếu chính xác
Trang 14Công trình nghiên cứu thứ hai cũng thu hút sự quan tâm của chúng tôi khi
tìm hiểu vấn đề này là nghiên cứu của Trần Lê Hoa Tranh - Văn học di dân Việt Nam trong bối cảnh văn học di dân các nước Đông Á tại Hoa Kỳ, được đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2/2012 Công trình này đi tìm một cách định nghĩa
về “văn học di dân” (mang khái niệm địa – chính trị), trong sự phân biệt với một số cách gọi khác như “văn học hải ngoại” (mang khái niệm địa lý) Đóng góp quan trọng của người viết ở công trình này là việc khái quát thành các mảng đề tài mà các tác giả gốc Đông Á tại Hoa Kỳ hướng đến Những mảng đề tài này bao gồm:
- Đề tài về quê nhà/ quê hương/ nhà trong sự nhấn mạnh khoảng cách xa rời Đây là cái cớ để tác giả viết về lịch sử dân tộc họ
- Đề tài về những va chạm Đông – Tây trong bối cảnh tiếp xúc và giao lưu với những nền văn hoá mới
- Đề tài về những trải nghiệm cá nhân trên đất Mỹ
- Đề tài về văn hoá quê hương, văn hoá bản địa
Trong bốn nhóm đề tài trên, có đến ba đề tài khai thác các vấn đề về cố hương Tỉ lệ
áp đảo này cho thấy, sự ràng buộc với căn cước dân tộc, bản sắc văn hoá quê nhà vẫn là mối bận tâm lớn trong các sáng tác của những tác giả lưu vong Thông qua
đó, người viết đi đến kết luận về vai trò to lớn của bộ phận người Việt xa xứ tại Hoa
Kỳ trong nỗ lực đưa văn hoá và căn tính dân tộc Việt Nam ra với thế giới: “Chính những người di dân đến đây đã mang vào trong lòng nước Mỹ những nét văn hoá bản xứ Họ đã đóng góp tài năng, trí tuệ vào nền văn hoá Mỹ, khiến cho nền văn hoá mở này có tính cách toàn cầu hơn”.Quan điểm này mang đến cái nhìn cởi mở
về bộ phận văn học đặc thù, không chỉ riêng với Việt Nam và với nhiều quốc gia trên thế giới Những tác phẩm của người Việt sáng tác tại Mỹ nên xếp vào văn học
Mỹ hay văn học Việt Nam, do đó, sẽ không còn là vấn đề quan trọng nữa, khi chúng ta nhìn nhận văn học trong bối cảnh toàn cầu
Một bài viết khác cũng đưa ra những ý kiến đánh giá khá xác đáng về bộ
phận “văn học hải ngoại” của tác giả Mai Anh Tuấn là Một dấu chỉ văn xuôi hải
Trang 15ngoại: Hoài niệm đăng trên tạp chí Văn nghệ trẻ Bài viết đã chỉ ra một trong những
cảm hứng chủ đạo, dẫn dắt nhóm đề tài chính trong các sáng tác văn xuôi của những tác giả di dân gốc Việt là cảm thức hoài niệm (nostalgia) Theo tác giả bài viết, triệu chứng tâm lí này xuất phát từ những biến động và thay đổi khôn lường
mà việc “rời bỏ quê hương, quá khứ là mất mát và ngẫu nhiên được sắp xếp vào một trú xứ, chốn tạm dung, nơi không phải là đất mẹ (motherland) sẽ cấy ghép vào nỗi mất mát kia một hiện tại đầy bất an và vô định” Nỗi bất an đó được biểu hiện thành các chủ đề khác nhau, ở mỗi thế hệ và nhóm tác giả khác nhau, mà người viết khái quát lại bao gồm:
- Thiên hướng mô tả cảnh trí, phong tục, tập quán với thi pháp ca dao đậm đà cảm hứng cội nguồn, mang giọng điệu Tự lực văn đoàn lãng mạn, đẹp đẽ
- Gợi nhắc kỷ niệm tuổi thơ và sự trưởng thành lương thiện, như một điểm nương tựa cho tâm trí người tha hương trong bối cảnh với những biến cố hiện tại
- Hoài niệm tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc trong sự dằn vặt về cả thể xác lẫn tình thần khi “những giới hạn về ngôn ngữ” khiến con người ta “như bị cắt lìa khỏi
nguồn cội” (Trần Doãn Nho, Một chút Việt Nam) Tác giả nhấn mạnh vùng tổn
thương trong “sự bất khả của giao tiếp” đã đẩy xa hơn tình thế mặc cảm của những
“người không có đất nước” (Trần Hoài Thư, Bên này dòng Hudson)
- Cảm niệm về sự đổ vỡ và chiêm nghiệm quá khứ Đây là chuỗi cảm giác
“phức tạp và cần lẩy ra vài hệ đo khác vì phép hồi tưởng đã chen chân những đại lượng tự sự lạ lẫm như mê sảng, bấn loạn và dục tính”, theo quan điểm của người viết Một cái nhìn có tính phát hiện được đưa ra ở đây qua việc giải mã những hành
vi dục tính, hãm hiếp trong các sáng tác của nhóm tác giả di dân này Trên một cơ
địa văn hóa mới, kiểu quan hệ trao đổi (trong Thiếu nữ chờ trăng lên của Lê Thị Huệ), cùng với mô hình tuổi thơ – gia đình – người cha (tiêu biểu như Chỗ tiếp giáp với cánh đồng của Khánh Trường) thì tính dục thường ngụ ý tình huống văn hóa và
số phận dân tộc hậu thuộc địa hơn là bản năng sinh lí
Trang 16Ở một mức độ nhất định, bài viết đã nỗ lực đi tìm một định nghĩa khái quát cho cảm thức hoài niệm trong văn xuôi của người Việt xa xứ Những tiếp cận mới chỉ dừng lại ở bước đầu với những ví dụ chứng minh trực tiếp cho cảm nhận của tác giả nhưng thực sự có giá trị trong việc lần ra một “dấu chỉ” cho chúng ta trên đường
“vượt biên” đến với một cộng đồng văn học ở nửa bán cầu khác
Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trong nhà trường như:
- Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại từ góc nhìn thể loại, Lê Thị
Hoàng Anh, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2011
- Một số vấn đề của người Việt xa xứ qua khảo sát nhân vật trong tiểu thuyết Quyên của Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hà, Niên luận văn học, Trường ĐH Khoa
học xã hội và Nhân văn, 2012
- Văn học di dân dưới góc nhìn văn hoá (khảo sát qua trường hợp Nguyễn Văn Thọ và Thuận), Nguyễn Thị Hà, Khoá luận văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội
và Nhân văn, 2013
Cùng một số công trình nghiên cứu có chung mối quan tâm với nhóm tác giả chúng tôi sẽ chọn là đối tượng nghiên cứu cho đề tài:
- Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận, Vũ Thị Hạnh, Luận
văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2010
- Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận, Võ Thị Thu,
Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2011
- Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm Tiếng người và Một mình ở châu Âu, Nguyễn Thị Hồng Vân, Luận văn
thạc sĩ,Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 2014
- Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thuận, Vũ Thị Hạnh, Nguyễn Thị
Diệu Linh), Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 221, T6/2013
Trang 17- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận, Nguyễn Thị Tuyết Nhung,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9/2013
- Những ám ảnh hiện sinh trong tiểu thuyết nhà văn Thuận, Hoàng Thanh
Hương, Tạp chí Nhà văn, số 11/2012
Những công trình này đã cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu trong nước những năm gần đây đối với đời sống văn học Việt Nam tại nước ngoài.Điều này là một tín hiệu quan trọng cho một đời sống nghiên cứu văn học cởi mở, trên đà toàn cầu hoá Vấn đề văn học di dân, văn học của bộ phận người Việt xa xứ, văn học hải ngoại đã thực sự được đặt ra để trao đổi, nhìn nhận một cách nghiêm túc Thông qua những trường hợp tác giả, tác phẩm cụ thể, có ảnh hưởng cả trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được một vài vấn đề quan trọng, mang tính diện mạo của bộ phận văn học di dân này như nỗi hoài niệm cố hương, chân dung tinh thần của con người hiện đại trong bối cảnh va chạm, xung đột văn hoá… Các phương pháp nghiên cứu chính thống (dựa trên vấn đề thể loại, góc nhìn văn hoá) đã được áp dụng như cách giới nghiên cứu nói chung làm, khi tiếp cận một tác phẩm văn học thông thường
Tuy nhiên, các công trình trên vẫn dừng lại ở một vài điểm hạn chế nhất định khi mới đưa ra những đánh giá ở mức độ một hoặc nhiều trường hợp cụ thể mà chưa đi đến những kiến giải sâu xa, ở tầm khái quát về quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm chung của bộ phận văn học này Chưa kể, các nghiên cứu còn cho thấy một lỗ hổng lớn khi chưa điểm đến các công trình nghiên cứu về bộ phận văn học này tại nước ngoài, dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng còn chưa được kiến giải thoả đáng như: Tại sao các nhà văn sinh sống và làm việc ở những quốc gia khác nhau, ở những thế hệ và độ tuổi khác nhau, nhưng vẫn tìm thấy điểm chung nhất định khi nhìn nhận về căn tính dân tộc?
Rút kinh nghiệm từ những hạn chế đó, chúng tôi đề xuất một phương pháp tiếp cận mới: tiếp cận liên ngành xã hội học – văn học thay vì chỉ khảo sát tác phẩm trên phương diện thuần tuý văn chương hay thuần tuý phong cách tác giả Phương
Trang 18pháp này sẽ khảo sát tác phẩm văn học như một sản phẩm của xã hội, chịu tác động trực tiếp từ hai yếu tố chủ quan đến từ tâm lý tác giả lẫn khách quan đến từ bối cảnh
xã hội Từ đó, chúng tôi sẽ chỉ ra vấn đề căn tính như một hiện tượng với những diễn biến phức tạp của đời sống văn học Việt Nam đương đại, trên quan điểm và tâm thế của những tác giả di dân
C Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong một số tác giả Việt Nam tại nước ngoài có tác phẩm được xuất bản chính thức trong nước thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy có một số trường hợp đáng chú ý như:
- Thuận vớiChinatown, Paris 11 tháng 8
- Phan Việt vớiMột mình ở Châu Âu
- Đoàn Minh Phượng vớiVà khi tro bụi
- Linda Lê vớiVu khống(được viết bằng tiếng Pháp sau đó dịch sang tiếng
Việt)
Những trường hợp kể ra ở đây được chúng tôi lựa chọn trên một vài tiêu chí
cụ thể Trước hết, các tác giả trên đều được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá như những nhà văn chuyên nghiệp, với hơn một tác phẩm được xuất bản trong nước cùng rất nhiều tác phẩm được in ra nhiều thứ tiếng tại nước ngoài, hứa hẹn sẽ mang đến những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học Việt Nam những năm tới đây Tiêu chí thứ hai được đưa ra là những tác phẩm kể trên đều được xuất bản chính thức tại Việt Nam bằng tiếng Việt Điều đó cho thấy nỗ lực “hồi hương” của các tác giả này, hướng đến một nền văn học “phi ranh giới” đã dần được công nhận và ủng hộ Chưa kể, việc những tác giả này vẫn chọn viết bằng Tiếng Việt, trong khi họ hoàn toàn có thể lựa chọn ngôn ngữ thứ hai, phổ biến hơn
ở đất nước họ sinh sống cũng là một “dấu chỉ” sẽ gợi mở cho chúng ta nhiều điều
về nhu cầu và động lực thôi thúc hoạt động sáng tác văn học Tiêu chí thứ ba là những tác phẩm trên đều mang tinh thần chung là phản ánh khách quan hai dòng
Trang 19chảy của văn học di dân đương đại (giả sử có tồn tại hai hướng đề tài này trong các sáng tác của người Việt tại nước ngoài).Chúng tôi muốn nói đếnniềm hoài niệm cố hương và quá trình hội nhập, toàn cầu hoá của căn tính Việt Có thể ví đây là hai mũi tên theohai chiều ngược nhau, một hướng về những giá trị quá khứ của dân tộc nhằm bảo tồn, tôn vinh - một hướng tới tương lai với các vấn đề chung của nhân loại trên tinh thần tiếp thu cởi mở, tự nhiên Các nhân vật trong các tác phẩm được
đề cập đến ở đây không chỉ phản ánh hiện tượng người Việt lưu vong (Một mình ở Châu Âu, Chinatown, Paris 11 tháng 8) mà còn gợi nhắc đến một quy luật tất yếu, như hệ quả của quá trình giao thoa, lai ghép các căn tính văn hoá (Và khi tro bụi, Vu khống) – sự tạo lập căn tính văn hoá mới, trên cơ sở căn tính sẵn có và căn tính mới
được tiếp thu Tiêu chí thứ tư, nhằm đảm bảo tính nhất quán về mặt thể loại, các tác phẩm được chọn để khảo sát ở đây đều là những tiểu thuyết - thể loại được cho là thách thức lớn nhất mà một nhà văn chuyên nghiệp cần đạt đến
Với những tiêu chí đó, các tác phẩm được chọn sẽ là những đối tượng nghiên
cứu cụ thể để chúng tôi đi đến tiếp cận và triển khai đề tài Vấn đề căn tính trong sáng tác của các tác giả di dân gốc Việt (qua một số tiểu thuyết được xuất bản trong nước thời gian gần đây)
D Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được hiểu là cách tiếp cận, phân tích hiện tượng nghệ thuật từ một góc độ nhất định dưới sự chỉ đạo của một lí thuyết nào đó Cụ thể hơn, phương pháp là một cách làm việc có hệ thống và nguyên tắc trên cơ sở những khái niệm, thao tác của lí thuyết mà nó dựa theo Để tiến hành khảo sát, tiếp cận đối tượng nghiên cứu (các văn bản văn học) từ góc độ văn hoá, xã hội học, chúng tôi sẽ
sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp liên ngành: sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu dựa trên các lập trường, cơ sở khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau để đưa ra những kết luận,
Trang 20đánh giá về đối tượng từ nhiều phương diện, góc nhìn, nhằm đảm bảo tính khách quan của khoa học
- Phương pháp xã hội học văn học giúp tìm hiểu những yếu tố từ bối cảnh xã hội, thời đại được nhắc tới trong tác phẩm đã ảnh hưởng đến tâm lí, tính cách, quan niệm và ứng xử của nhân vật Phương pháp này sẽ lấy tác phẩm văn học làm gốc để chỉ ra mối quan hệ giữacá nhân với xã hội; đồng thời cho thấy những hệ quả của quá trình giao thoa các căn tính văn hoá tới thế giới quan cũng như tâm lý sáng tác của tác giả
- Phương pháp thi pháp học giúp phân tích những phương tiện hình thức của văn bản văn học trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm (ngôn ngữ, kết cấu, nhịp điệu…) Phương pháp này sẽ được áp dụng để chỉ ra những nỗ lực tìm tòi, đổi mới
về kỹ thuật tiểu thuyết trong một bối cảnh văn học có tính toàn cầu của các tác giả Việt Nam tại nước ngoài
Ngoài ra, các thao tác như so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê… cũng sẽ
là những công cụ nghiên cứu không thể thiếu trong luận văn này
E Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Văn học từ tiếp cận xã hội học
1.1.2 Vấn đề căn tính – căn tính dân tộc
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Văn học di dân Việt Nam – cái nhìn toàn cảnh
1.2.2 Các tác giả di dân gốc Việt – những gương mặt đại diện
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CĂN TÍNH NHÌN TỪ KIỂU NHÂN VẬT KHÔNG CỘI
RỄ
Trang 212.1 Hiện tượng con người mất cội rễ
2.2 Các biểu hiện của kiểu nhân vật không cội rễ
2.2.1 Nhân vật mập mờ về lai lịch, hoàn cảnh xuất than
2.2.2 Nhân vật với những chấn thương tinh thần của chiến tranh
2.2.3 Nhân vật nổi loạn
2.3 Nhân vật không cội rễ và niềm hoài niệm cố hương
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ CĂN TÍNH NHÌN TỪ SỰ LAI GHÉP CĂN TÍNH VĂN HOÁ
3.1 Sự trình hiện của căn tính văn hoá Việt Nam
3.1.1 Căn tính Việt Nam qua mối quan hệ gia đình
3.1.2 Căn tính Việt Nam qua phong tục tập quán
3.1.3 Căn tính Việt Nam qua tính địa phương
3.2 Sự trình hiện của văn hoá ngoại lai
3.3 Sự kiến tạo căn tính văn hoá mới
CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ CĂN TÍNHTRÊN PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
4.1 Sự hiện đại hoá phương thức trần thuật
4.1.1 Xu hướng cá nhân hoá điểm nhìn trần thuật
4.1.2 Kết cấu phức hợp và sự lồng ghép các thể loại
4.1.3 Giọng điệu vô âm sắc
4.2 Ngôn ngữ như một phạm trù của căn tính dân tộc
Trang 22PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trước khi đi vào những khảo sát cụ thể về nội dung đề tài, chúng tôi muốn xác lập khung lí thuyết, đồng thời định nghĩa một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn Có hai vấn đề lý thuyết mà chúng tôi xem như cơ sở nền tảng
ở đây là phương pháp xã hội học trong nghiên cứu văn học và vấn đề căn tính cùng các khái niệm liên quan
Phương pháp xã hội học (cùng với phương pháp tâm lý học) trong nghiên cứu văn học vốn đã không còn xa lạ với giới nghiên cứu nói chung Tuy nhiên, việc
đi đến lựa chọn phương pháp nào trong hai phương pháp có quan điểm tương đối trái ngược này phụ thuộc vào mục đích của từng nghiên cứu Nếu như Phân tâm học đặt yếu tố cá nhân người nghệ sĩ với những ẩn ức tâm lý từ bên trong lên trên đầu
để đi đến giải mã thông điệp của tác phẩm thì Xã hội học quan niệm tác giả cũng như tác phẩm đều là một sản phẩm của xã hội, do ý thức hệ và các chuẩn mực văn hoá, chính trị của xã hội quy định Đến nay, cả hai phương pháp này vẫn được giới nghiên cứu văn học áp dụng như những công cụ quan trọng của nghiên cứu.Mỗi phương pháp, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận cũng bộc lộ những hạn chế, cực đoan nhất định trên phương diện nào đó Công việc trước tiên của người nghiên cứu là đưa ra những kiến giải hợp lí về việc tại sao lựa chọn phương pháp nào và tiếp thu quan điểm của mỗi phương pháp ở mức độ nào để kết quả nghiên cứu phản ánh khách quan và chính xác nhất vấn đề đặt ra
Cùng với phương pháp đọc xã hội học, các khái niệm về “căn tính”, “căn tính dân tộc”, “căn tính văn hoá” cũng được nhắc đến tương đối nhiều trong những năm gần đây trên các diễn đàn văn học nghệ thuật Việc xác định một căn tính đến nay, thường được các nhà nghiên cứu đặt trong bối cảnh của cá nhân với cộng đồng, dân tộc Căn tính (identity) trước hết là một dấu chỉ để phân biệt giữa người với người, nhóm người với nhóm người và thông qua đó, chúng ta có cái nhìn xuyên suốt hơn về quá trình hình thành, phát triển của các cộng đồng, dân tộc Đi tìm sự
Trang 23biểu hiện cũng như quá trình diễn biến, thay đổi của căn tính trong sáng tác của các tác giả di dân gốc Việt được chúng tôi coi như nền tảng quan trọng nhất để hiểu và diễn giải đúng những tác phẩm xa xứ này
Bên cạnh đó, một số cơ sở thực tiễn như bối cảnh văn hoá, xã hội tạo điều kiện cho các cuộc di dân cũng như hoàn cảnh sống, sáng tác của những tác giả có tác phẩm được chọn để khảo sát, cũng là những yếu tố tiền đề cần phải điểm đến trước khi thực hiện những phân tích chuyên sâu về đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Văn học từ tiếp cận xã hội học
Trong lịch sử, mối quan hệ giữa văn học và xã hội đã được đặt ra cũng như thu hút sự quan tâm từ rất lâu Thời cổ đại, Platon1 đã lần đầu bàn về vai trò của nhà thơ trong xã hội, đồng thời đi đến đánh giá những ảnh hưởng trên phương diện tích cực cũng như tiêu cực của văn học.Điều đó cho thấy, từ xa xưa, các triết gia đã công nhận ảnh hưởng của tác phẩm văn học đến tư tưởng, tình cảm vànhận thức của
con người Trong những công trình nổi tiếng của mình như Ion và Nền cộng hoà,
Platon đã nhận xét: các hình tượng thơ ca (trong thần thoại và ngụ ngôn) sẽ ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc, suy nghĩ và hành động của độc giả; cùng với nó, nghệ thuật ngôn từ có thể đóng vai trò quan trọng như một vũ khí chính trị trong việc điều hành và kiểm soát nhà nước Tuy nhiên, quan điểm của Platon vẫn hướng
về tính phê phán thơ ca không phù hợp với lợi ích của xã hội mà nên chịu sự chỉ đạo của triết học.Đối thoại với quan điểm này của Platon là học trò của ông – Aristote2.Theo Aristote, thơ ca và văn xuôi đều có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội Thậm chí, ông còn cực đoan khi cho rằng thơ ca quan trọng hơn
Trang 24lịch sử, bởi lịch sử chỉ ghi chép lại các sự kiện cụ thể đã diễn ra còn thơ ca có khả năng đề cập tới các sự kiện giống như thật Ông cũng cho rằng, thơ ca và nghệ thuật nếu được định hướng và sử dụng đúng đắn sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc điều tiết các mối quan hệ cá nhân và xã hội1
Hai quan niệm khác nhau của văn học và vai trò của nó trong đời sống xã hội vẫn song song tồn tại từ đó đến nay.Thực chất, đó là quan hệ có tính hai mặt, khi lịch sử văn học luôn biến đổi và phát triển không ngừng từ thể loại cho đến các hình thức biểu hiện Trải qua các giai đoạn từ thời Hy La cổ đại tới thời Trung Cổ tới nền văn học Phục Hưng, đến thế kỷ XVII, mối quan hệ giữa văn học và xã hội ngày càng phong phú hơn khi nhà văn được xã hội coi trọng như một nhân vật xã hội có vai trò tích cực Những thông điệp, tư tưởng mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm không nằm ngoài những vấn đề mà xã hội đang đặt ra và quan tâm.Đề tài, chủ đề và quan niệm nghệ thuật của tác giả không nằm ngoài thị hiếu của xã hội
Có nhiều định nghĩa về “xã hội học văn học” đã được giới nghiên cứu, trên
cơ sở mối quan hệ giữa văn học và xã hội suốt nhiều thế kỷ đưa ra Tiêu biểu có thể
kể đến định nghĩa của G Endruweit và G Trommsdorff trong cuốn Từ điển xã hội học, cho rằng: “Xã hội học văn học với tư cách một bộ môn xã hội học đặc thù,
không phải là một ngành khoa học thống nhất về đối tượng, cách đặt vấn đề và phương pháp (…) Như vậy, mỗi một quan sát khoa học về thi ca và văn học có thể xem như là xã hội học văn học, nếu nó quan tâm nghiên cứu chủ yếu đến ảnh hưởng
về xã hội lên văn học, nếu ngược lại nó tìm hiểu tác động xã hội của văn học và nếu
nó làm ta có thể nhận thức được những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này bằng một minh chứng có thể kiểm tra được”2.Theo đó, xã hội học văn học sẽ nghiên cứu quá trình hình thành, truyền tải và tiếp nhận tác phẩm cũng như tất cả những gì liên quan đến quá trình đó, trong một dòng thời gian liên tục vận động Tính đặc trưng của xã hội học là thiết lập và miêu tả mối quan hệ giữa xã hội và tác phẩm văn học,
1Tham khảo nguồn:
http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/phac-thao-lich-su-hinh-thanh-xa-hoi-hoc-van-hoc
2G Endruweit và G Trommsdorff, Từ điển xã hội học, (Nguỵ Hữu Tâm và Nguyễn Hoài
Bão dịch từ nguyên bản tiếng Đức), Nxb Thế giới, 2002, trang 858 – 859
Trang 25theo chiều xã hội có trước tác phẩm nên sẽ chi phối tới sự trình hiện của tác phẩm Đồng thời, tác phẩm phản ánh xã hội nên người đọc sẽ dễ tìm thấy hình ảnh tồn tại
của xã hội trong tác phẩm.Theo quan điểm của các tác giả trong công trình Lí luận văn học (Nxb Giáo dục, Tái bản lần thứ 2, 1996), “nội dung của tác phẩm bắt nguồn
từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực Đó là một quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống đã được phản ánh Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự ý thức cảm xúc – đánh giá đối với cuộc sống đó Nói cách khác, nội dung tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa khách quan và chủ quan, trong
đó có phần nhà văn khái quát, tái hiện đời sống khách quan vừa có phần bắt nguồn
từ cảm xúc, huyết mạch, lí tưởng của tác giả”1 Nhà văn, với tư cách chủ thể sáng tạo của tác phẩm sẽ vừa bị chi phối bởi thế giới khách quan, vừa có xu hướng kháng
cự lại ý thức hệ do xã hội áp đặt bằng cách thoát ra khỏi nó, để nói lên cái nhìn, quan điểm của riêng mình
Ở Việt Nam, xã hội học trong nghiên cứu văn học đã trở thành một hướng đi quan trọng, được giới nghiên cứu nhắc tới nhiều trong khoảng hơn hai thập kỷ trở
lại đây Giáo sư Đỗ Đức hiểu trong công trình Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX đã
nhắc đến xã hội học văn học như “một bộ phận của khoa học văn học” và “phê bình
xã hội học” như một “khuynh hướng phê bình mới” ở Pháp thế kỷ XX Dựa trên những luận điểm của L Goldmann, giáo sư đã khẳng định: “nghệ sĩ không cắt đứt với xã hội; nhà văn viết để thông tin với xã hội tức là yêu cầu sự có mặt của xã hội; nhà văn biểu đạt nhân sinh quan của một nhóm người tồn tại dưới dạng tiềm năng,
và nhà văn với trực giác, cảm xúc, tài năng của mình, cá thể hoá nhân sinh quan ấy bằng ngôn từ riêng của mình”2 Cùng chia sẻ quan điểm đó, Giáo sư Tiến sĩ Phương
Lựu trong cuốn sách Mười trường phái lí luận phê bình văn học phương Tây đương đại, xuất bản năm 1999, cũng đưa ra những quan điểm của mình về khái niệm xã
hội học văn học Ông nhấn mạnh vào tính ám chỉ mối quan hệ giữa văn học và xã hội khi định nghĩa khái niệm này: “Đến đầu thế kỷ XIX, xã hội không phải chỉ là
1Phương Lựu chủ biên, Lí luận văn học, tái bản năm 1996, Nxb Giáo dục, trang 249
2Đặng Thị Hạnh chủ biên, Lịch sử văn học Pháp thể kỷ XX, tái bản năm 2005, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, trang 542
Trang 26một vế trong mối quan hệ với văn học nghệ thuật, mà đã biến thành một điểm xuất phát, một mũi tiếp cận, một con đường để nghiên cứu văn học nghệ thuật”1 Từ con đường nghiên cứu này, nhiều tác phẩm văn học đã được nhìn nhận và đánh giá lại khi đặt vào bối cảnh của những thời đại lịch sử cụ thể Việc giải mã các hệ thống ký hiệu, biểu tượng và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn được soi chiếu trên nhiều chiều kích, đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau, trong đó có mối quan hệ với người đọc
Đối với riêng lập trường nghiên cứu của chúng tôi, xã hội học văn học là phương pháp nghiên cứu tác phẩm dựa trên mối quan hệ của tác giả và tác phẩm với xã hội.Người nghiên cứu sẽ coi tác phẩm như một sản phẩm của xã hội, các vấn
đề được đặt ra trong đó sẽ có mối liên hệ trực tiếp với hiện thực của thời đại mà tác giả sinh sống Nếu như thi pháp học chỉ quan sát tác phẩm trong mối quan hệ nội tại với các phạm trù hình thức, thể loại; tâm lý học mổ xẻ tác phẩm từ đời sống nội tâm, những ẩn ức tâm lý của tác giả thì xã hội học sẽ phân tích tác phẩm dựa trên các vấn đề văn hoá, xã hội, ý thức hệ trong bối cảnh mà tác giả bị chi phối Cụ thể, phương pháp xã hội học văn học sẽ nghiên cứu tác phẩm trên các phương diện chủ
đề, đề tài, nội dung, hình tượng nhân vật, để đi đến khám phá cái nhìn của nhà văn đối với thế giới Cố nhiên, cái nhìn này của nhà văn là cái nhìn vừa bị chi phối, vừa
có tính kháng cự lại hiện thực như chúng tôi đã phân tích ở trên.Nhưng ngay cả trong sự mâu thuẫn đó, tác phẩm vẫn là sự phản ứng của nhà văn đối với thế giới và đặt ra những vấn đề nhân bản của con người ở tầm vĩ mô hơn
Những giới thuyết trên sẽ lí giải cho việc tại sao chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu ở đơn vị các tác phẩm thay vì tác giả Một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm sẽ là những đại diện cho phép chúng tôi đi đến một cái nhìn khái quát về một thời đại, trong khi tiếp cận từ một tác giả với nhiều tác phẩm sẽ gặp phải những hạn chế nhất định do những yếu tố cá nhân(cuộc đời, xuất thân, tiểu sử) của tác giả chi phối Mặt khác, vấn đề căn tính là một phạm trù của lịch sử xã hội Hướng tiếp cận
1Phương Lựu, Mười trường phái lí luận phê bình văn học phương Tây đương đại, Nxb
Giáo dục, 1999, trang 240
Trang 27xã hội học là lựa chọn gần nhất với vấn đề đặt ra trong số các lý thuyết nghiên cứu văn chương Với phương pháp xã hội học, chúng tôi sẽ nhìn nhận tác phẩm trong mối quan hệ chủ yếu với thời đại, xã hội mà tác giả sống, để từ đó lý giải hiện tượng bảo tồn và biến đổi căn tính trong sáng tác của những tác giả di dân gốc Việt những năm trở lại đây Đó là cơ sở lí luận trước tiên để chúng tôi phát triển đề tài này
1.1.2 Vấn đề căn tính – căn tính dân tộc
Đặt vấn đề căn tính khi tìm đường bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, thế giới tinh thần của nhà văn là lựa chọn của không ít nhà nghiên cứu văn học đương đại, trong bối cảnh toàn cầu hoá Quá trình di dân cùng cơ chế mở cửa, đẩy mạnh giao lưu, tiếp xúc văn hoá mang đến một mối đe doạ lớn cho bản sắc của những cái tôi, nhưng tộc người, những cộng đồng dân tộc Sau tất cả, điều gì còn lại khiến chúng ta khác biệt với những cá thể khác, khác biệt với những quốc gia khác? Căn tính hình thành từ khi nào và nó duy trì, biến đổi ra sao trong quá trình chúng ta lớn lên, va chạm, tiếp xúc với các tộc người, các nền văn hoá? Đó là cơ sở lí luận thứ hai mà đề tài của chúng tôi sẽ dựa vào để phát triển những luận điểm của mình
Có nhiều những kiến giải khác nhau về khái niệm “căn tính”, nhưng trước hết, có thể hiểu, căn tính là một tô-tem (totem1) Khái niệm này ra đời khi con người bắt đầu quan tâm đến ý nghĩa tồn tại triết học học của mình và đặt ra các câu hỏi: Mình là ai? Mình đến từ đâu?Mình thuộc về nơi nào? Nhu cầu tự chất vấn về căn tính riêng, bản tính, cội nguồn của con người về sau, được các nhà nghiên cứu giới thuyết lại trong một định nghĩa ngắn gọn về “căn tính” Căn tính là một dữ kiện chỉ mối liên hệ giữa một cá nhân với cuộc đời và thế giới Nó là kết quả của một quá trình va chạm, kết hợp giữa cá nhân này với cá nhân khác và với toàn cảnh xã hội
1 Totem, theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia do
Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương biên soạn (Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2005), là một thuật ngữ chỉ “động vật, cây cỏ, đồ vật hoặc hiện tượng tự nhiên mà tộc người nguyên thủy coi là biểu tượng thiêng liêng của bộ tộc mình và tin rằng những thứ đó
có mối liên hệ siêu tự nhiên và có sự gần gũi máu thịt”
Trang 28nói chung Do đó, hai dạng thức của căn tính thường được đề cập đến là “căn tính
cá nhân” và “căn tính cộng đồng”
Thực chất, ở mỗi một cá nhân, từ góc nhìn bản thể luận, đều bao hàm cả hai dạng thức căn tính trên Căn tính cá nhân được hình thành trên sự thích nghi, tiếp nhận các chuẩn mực ngoại giới thành chuẩn mực cá nhân Trong khi, căn tình cộng đồng được xác lập trong sự phụ thuộc của cá nhân với tập thể, dựa trên vị trí xã hội của cá nhân nó trong mối quan hệ với những cá thể khác.Đây là hai dạng thức biểu hiện hai quy trình đối lập nhau của một cá nhân trong quá trình tồn tại Điểm chung lớn nhất, nếu có của hai dạng thức này là nhu cầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:
“Tôi là ai?” – vấn đề lớn nhất của triết học nhân sinh Nói cách khác, theo Hannah Anrendt – triết gia người Đức, được nhắc đến trong bài viết Nhà văn Phạm Văn Ký:
Kẻ đi rong nơi biên giới hay một căn tính xung đột của TS Phạm Văn Quang, hành động
đi tìm và xác định căn tính cũng chính là hành trình mỗi cá nhân kể lại cuộc đời mình, phác hoạ lại chân dung mình từ những yếu tố tổ tiên, dân tộc, cộng đồng1 Đó
là một hành trình không có điểm kết thúc bởi căn tính sẽ luôn vận động, biến đổi trong quá trình thành những phiên bản, biểu hiện khác nhau khi chúng ta di chuyển
từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác
Nếu như coi căn tính cá nhân là dấu chỉ để xác định chúng ta là ai trước thế giới thì rộng ra, căn tính dân tộc chính là điểm giúp phân biệt cộng đồng người này với cộng đồng người khác, trên nhiều phương diện, được tạo lập trong quá trình cộng đồng đó hình thành như thể chế chính trị, nền kinh tế, bản sắc văn hoá hay ngôn ngữ Một trong những nhà nghiên cứu đã có những luận điểm chuyên sâu và tổng quát về vấn đề này mà chúng tôi muốn tham khảo là Anthony D Smith với hai
công trình nổi tiếng: Chủ nghĩa tượng trưng – chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc: Một hướng tiếp cận văn hoá (2009) và Căn cước dân tộc (1991) Theo ông, căn tính dân
tộc trước hết phụ thuộc vào cách hình dung về dân tộc, từ phương diện xã hội Định nghĩa về dân tộc của ông đã được không ít các nhà xã hội học, dân tộc học trên thế
1Tham khảo nguồn: 974e-9352656e1884
Trang 29http://nguvanphap.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=360633b7-2f1e-478e-giới trích dẫn, như một khái niệm lý thuyết có tính nền tảng cho mọi nghiên cứu về căn cước dân tộc, chủ nghĩa dân tộc về sau Anthony D Smith cho rằng:
“Dân tộc (hay tộc người) là một cộng đồng có tên gọi và tự xác định, trong
đó các thành viên có một huyền thoại về tổ tiên chung, ký ức chung, một hoặc nhiều nhân tố văn hoá chung, bao gồm sự kết nối với lãnh thổ, và một tiêu chuẩn về sự thống nhất, chí ít là ở bộ phận tầng lớp trên”1
Như vậy, dân tộc theo định nghĩa của Anthony D Smith là một cộng đồng xuất phát từ những điểm chung, sự chia sẻ những kinh nghiệm chung được duy trì qua lịch sử Cách hiểu này không có gì mới so với những định nghĩa về dân tộc trước đó Điểm đáng chú ý ở đây là Anthony D Smith đã chỉ ra vai trò của một “bộ phận tầng lớp trên”, tạm hiểu là những thành viên ở địa vị cao, giới tinh hoa trong
xã hội Nhóm người này chia sẻ chung một chuẩn mực bao trùm đỉnh của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới tầng lớp dưới theo hướng dẫn dắt và kiểm soát Đó cũng là cách Anthony D Smith lý giải sự hình thành của một cộng đồng.Một tộc người/dân tộc được ra đời trên chính sự mở rộng của một nhóm tộc người tinh hoa với một mô hình thể chế và nền tảng ý thức hệ đã xác lập
Sự lý giải này thực chất đã manh nha từ trước đó, khi Anthony D Smith đi tìm định nghĩa cho một khái niệm quan trọng khác – căn cước dân tộc/ căn tính dân tộc (national identity) trong công trình cùng tên được công bố năm 1991 Thông qua khảo sát và nghiên cứu trường hợp các dân tộc phương Tây như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Ba Lan và cả Nga, ông nhận ra rằng: “tộc người hạt nhân, cái chính cấu thành nên sắc tộc của nhà nước sau này, dần dần có thể sáp nhập tầng lớp trung lưu và các khu vực ngoại biên vào nền văn hoá sắc tập trung tâm, thông qua kênh trung gian là một nhà nước quan liêu mới” Cũng theo ông, “thông qua công
cụ quân sự, hành chính, tài chính và luật pháp, nó có thể quy định và phổ biến nguồn giá trị, biểu tượng, huyền thoại, truyền thống và ký ức - những thứ cấu thành
1Anthony D Smith, Ethno-symbolism and nationalism – A cultural approach, Routledge
Publishing House, 2009, p.27
Trang 30di sản văn hoá của hạt nhân quý tộc chủ lưu”1 Đối với riêng trường hợp của Việt Nam, nhà nghiên cứu chỉ ra ở thời Trung Đại (khoảng thế kỷ X đến XV) có một giới tinh hoa ở đồng bằng sông Hồng duy trì một hệ giá trị riêng, giúp phân biệt họ với các giá trị của nhóm người lớp dưới, tạm gọi là các giá trị Nho giáo, thể hiện qua ngôn ngữ đặc thù là tiếng Hán cổ Sau đó, qua thời gian, nền văn hoá của nhóm tộc người trên này dần truyền bá tới những nhóm người dưới, kéo theo đó là sự mở rộng của nhà nước quan liêu Như vậy, căn tính tộc người của một cộng đồng ban đầu do một nhóm tinh hoa trong cộng đồng tạo lập và dần dần được các thành viên khác của khối dân cư chấp nhận (một cách tự nguyện hoặc cưỡng ép) Căn tính này được hình tượng quá thông qua một số huyền thoại và tín ngưỡng (mà theo Anthony D Smith, là do các tộc người nhóm trên sáng tạo ra, nhằm thuyết phục nhóm người dưới tin và nghe theo sự kiểm soát của một thể chế chính trị) Luận điểm này là một phát hiện quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học, là điểm mà Anthony D Smith ít nhiều gặp gỡ Benedict Anderson trong công trình
cũng hết sức nổi tiếng – Những cộng đồng tưởng tượng
Trên đây là những đóng góp quan trọng của các nhà nghiên cứu dân tộc học trên thế giới, với nỗ lực mang đến một cách hiểu tổng quan, khái quát nhất về căn tính dân tộc Ở riêng Việt Nam, khái niệm căn tính/ căn cước dân tộc không phổ biến bằng các nước Tây Âu, thay vào đó, khái niệm “bản sắc văn hoá”, cùng cách hiểu là dấu chỉ để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác, dân tộc này với dân tộc khác cũng sớm được các nhà nghiên cứu quan tâm Trần Đình Hượu trong bài
viết Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa
nghệ thuật số 1/1986 đã khẳng định rằng: “Cho nên, tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, nếu không muốn là suy đoán chủ quan, thay thế kết luận khoa học bằng những mục tiêu tuyên truyền, như khi kháng chiến thì nói đặc tính của dân tộc ta là yêu nước, bất khuất, khi xây dựng xã hội chủ nghĩa thì là cần cù lao động, khi gặp khó khăn thì lại là lạc quan yêu đời… thì chúng ta không nên hình dung đó là công việc nhận xét tổng hợp các thành tựu về tư tưởng, văn học, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, … mà
1Anthony D Smith, National Identity, 1991, p.55
Trang 31phải đánh giá đầy đủ bản lĩnh sáng tạo của dân tộc” Tác giả bài viết đã đề cập đến mối quan hệ giữa “đặc sắc văn hóa dân tộc” và “bản lĩnh sáng tạo của dân tộc” trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đặc thù của đất nước Điểm cần nhấn mạnh ở đây đó chính là tính chất không ngừng vận động và biến đổi trong những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử khác nhau của bản sắc văn hóa dân tộc.Bởi lẽ, văn hóa dân tộc không được xác lập ngay vào thời kì tộc người định hình, mà là cái được ổn định dần qua thời gian cho đến trước thời cận hiện đại.Bản sắc văn hóa, căn tính dân tộc của một đất nước đang phát triển như Việt Nam vẫn đang tiếp tục thay đổi và ổn định cho tới ngày hôm nay Tuy nhiên, để có thể “hòa nhập” mà không “hòa tan”, đúng như Trần Đình Hượu nói, chúng ta vẫn cần một “bản lĩnh” trong sáng tạo Và điểm tựa vững chắc nhất cho bản lĩnh trong sáng tạo ấy, theo tác giả, chính là truyền thống văn hóa dân tộc
Đến đây có thể khẳng định: căn tính dân tộc là một phạm trù có tính lịch sử của tồn tại xã hội, được xác lập trên cơ sở những đặc điểm của hiện hữu khách quan ban đầu khi cộng đồng mới hình thành và vẫn tiếp tục thay đổi, ổn định trong quá trình cộng đồng đó vận động, phát triển Căn tính của một dân tộc được hợp
nhất bởi căn tính của mỗi cá nhân trong cộng đồng trên nguyên lí của sự đồng hóa, dung hòa và thích nghi để cùng tồn tại Do đó, nó đại diện cho một nhóm người trong một phạm vi không gian văn hóa nhất định Từ tính chất “đại diện” đó, căn tính dân tộc còn là một phạm trù để giúp phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác, dân tộc này với dân tộc khác Đó không chỉ là một cách thức để nhận dạng một dân tộc với những đặc sắc văn hóa riêng mà đó còn là một nhu cầu khẳng định cái riêng, cái độc đáo, cái đẹp của dân tộc trong tương quan so sánh với các dân tộc khác
Từ những định đề về căn tính, căn tính dân tộc trên, chúng ta sẽ đi tìm dấu chỉ của một bản sắn văn hoá Việt Nam, một truyền thống mang giá trị Việt Nam trong các sáng tác của những tác giả di dân gốc Việt Hình ảnh Việt Nam trong mắt những người xa xứ ấy có thể giống, có thể khác với những tác giả Việt sống và viết tại quê hương Tuy nhiên, những dấu chỉ của tâm hồn, ý thức hệ Việt phản chiếu
Trang 32trong các tác phẩm vẫn sẽ đưa chúng ta đến với một căn tính Việt Nam, sau hành trình chu du nhiều thập kỷ đến với những nền văn hoá khác
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Văn học di dân Việt Nam – cái nhìn toàn cảnh
Di cư hay di dân là một trong những hiện tượng phổ biến của lịch sử nhân loại mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ cộng đồng dân tộc, quốc gia nào Quá trình
di cư hay di dân được hiểu một cách đơn giản là sự di chuyển của một người/ nhóm người từ khu vực địa lý này sang khu vực địa lý khác và gắn bó trong một thời gian Trong quá trình dịch chuyển này, những người di cư sẽ mang theo những tư tưởng, văn hoá, phong tục, tập quán ở vùng đất họ sinh sống cũ, sang vùng đất họ sinh sống mới Đó là bối cảnh cho các cuộc giao lưu, tiếp xúc văn hoá, và rộng hơn là cuộc xung đột, va chạm của những căn tính tộc người mà chúng ta sẽ bắt gặp như một hệ quả tất yếu của bất cứ cuộc di cư nào
Văn học di dân, trên cơ sở đó, được hiểu đơn giản là bộ phận những tác phẩm văn học ra đời trong quá trình một nhóm người di cư khỏi vùng đất cũ để đến định cư tại một vùng đất mới Khái niệm này trước đó được dung để chỉ một mảng văn chương xuất hiện ở Âu – Mỹ từ khoảng một thế kỷ trước, khởi đầu với Josept Conrad, sau đó là James Joyce, Thomas Mann, Samuel Beckett, Vladimir Nabokov, Jorge Luis Borges, Gabriel Garcia Marquez… Ngày nay, khái niệm này được dùng phổ biến để chỉ sáng tác của những nhà văn sống và viết tại nước ngoài nhưng vẫn
có mối liên hệ nhất định với nước mẹ Nó không chỉ mang tính chất khác biệt về khu vực địa lý mà còn mang khái niệm địa – chính trị Về cơ bản, những sáng tác này vẫn được xếp vào bộ phận văn học quốc nội khi nó được viết bằng chữ quốc ngữ và đề cập đến các vấn đề nguồn cội, căn cước, văn hoá dân tộc
Điểm đặc biệt trong những sáng tác của các tác giả xa xứ là sự đan xen của hai chiều kích ý thức hệ Một là ý thức hệ của dân tộc nơi họ hoặc thế hệ tổ tiên, cha ông họ sinh ra.Một là ý thức hệ của cộng đồng và bối cảnh văn hoá hiện tại họ thuộc về Họ có một điểm thuận lợi hơn những tác giả trong nước ở chỗ, họ có khả năng vượt qua mọi biên giới của chính trị, tôn giáo, văn hoá, xã hội, chủng tộc như
Trang 33nhà văn Linda Lê từng nói, họ “có tiếng nói mở mắt người Một tiếng nói vô xứ, bởi
vì tiếng nói đó tự đặt mình ngay trong trái tim của sự khổ đau mà không tìm cách xoa dịu sự khổ đau bằng ngôn từ hoa mỹ” Chính vì thế, các sáng tác của những tác giả này không chỉ cắm rễ trên căn tính dân tộc gốc mà còn có khả năng vươn xa tới các vấn đề có tính nhân loại (điểm mà những nhà văn trong nước không dễ có được) Cái nhìn của họ là cái nhìn có tình toàn cầu.Sự liên hệ, so sánh không chỉ dừng lại ở chiều kích thời gian mà còn cả chiều kích không gian Đôi khi, chúng ta
có thể thấy ở những tác phẩm của họ một góc nhìn xa lạ, một sự lai căng không vừa mắt, nhưng rộng hơn, đó là hành trình đưa căn tính dân tộc đến với những vấn đề toàn cầu, từ cái riêng đến cái chung của nhân loại Không ít tác giả gốc Việt đã thành công và được ghi nhận tại đất nước họ lưu trú như Linda Lê ở Pháp, Nam Lê
ở Úc, Monique Trương, Cáp Kim, Amy Tan ở Mỹ … nhờ con đường này
Ở Việt Nam, quá trình di dân, kèm theo đó là bộ phận văn học di dân (được hiểu là những sáng tác của tác giả gốc Việt tại nước ngoài) đã trải qua nhiều thời kỳ với những đặc điểm khác nhau xuất phát từ các thế hệ người cầm bút Nếu tính từ sau 1975 (khoanh vùng có tính chất tương đối phạm vi của bộ phận văn học Việt Nam tại nước ngoài đương đại), thế hệ đầu tương đối trung thành với quan niệm quê gốc (Việt Nam) mới thực sự là nhà, còn nơi họ đang sống chỉ là “chốn tạm dung” (chữ của Cao Tần), là đất khách Nhà thơ Nguyên Sa từng chia sẻ nỗi niềm
này trong bài thơ Mạt lộ:
“Trời trên đất khách buồn vô hạn
Trăng rất quen mà vẫn chẳng quen”
hay nhà văn Nguyễn Bá Trạc cũng từng bày tỏ thái độ bất mãn với mảnh đất ông di
cư đến qua cái nhìn độc đáo: “ngay cả nước ở Mỹ, uống vào cũng thấy đắng mồm” Thế hệ thứ hai có thể tính từ sau năm 1979, với đại diện tiêu biểu là Nguyễn Mộng
Giác cùng tác phẩm gây tiếng vang – Sông Côn mùa lũ Thế hệ này bắt đầu cởi mở
hơn với tình trạng di cư, họ chủ động nhập cuộc với các sinh hoạt văn học ở đất nước họ sinh sống hơn.Việc viết với họ không chỉ còn là nhu cầu nội tại mà đã trở thành một hình thức kiếm sống Cảm giác “bơ vơ không thuộc về gì cả” (Nguyễn
Trang 34Mộng Giác) mặc dù vẫn hiện hữu, nhưng đã dần được chấp nhận một cách bao dung hơn là nỗi bất mãn ban đầu
Giai đoạn tiếp theo diễn ra vào khoảng năm 1990 – 2000 Lúc này, đội ngũ tác giả Việt Nam tại nước ngoài đã có thời gian trải nghiệm, thấm thía đời sống sinh hoạt văn học sở tại Những cách tân và phong cách riêng dần hình thành.Các tác giả nổi lên vào giai đoạn này chủ yếu là những nhà văn sinh ra vào thập niên 50, 60.Họ không quá ám ảnh bởi những thương đau trực tiếp từ cuộc di tản trong quá khứ Vấn đề của họ chỉ là chấp nhận một tình thế “lưu vong”, cùng nỗi hoang mang trước nguy cơ đánh mất căn cước cội nguồn và những thách thức khi đối diện với một hiện thực mới Những dằn vặt ấy tạo thành nhóm đề tài hoài niệm cố hương (nostalgia), chảy xuyên suốt trong văn học của người Việt tại nước ngoài từ đó đến nay Giai đoạn cuối, từ năm 2000 trở đi, có thể coi là quá trình đội ngũ tác giả ổn định phong cách viết, thuần thục ngôn ngữ viết (bao gồm tiếng mẹ đẻ và tiếng của đất nước họ nhập cư) và đưa văn học xa xứ quay trở lại quê hương (thể hiện qua nỗ lực phối hợp với các nhà xuất bản để phát hành những tác phẩm đến với độc giả trong nước) Những vấn đề được họ quan tâm vào thời kỳ này có thể điểm đến như:
sự duy trì và bảo tồn văn hoá Việt tại các quốc gia cư trú, sự hoà nhập của đời sống văn học Việt Nam vào đời sống văn học diễn ra xung quanh hay hành trình trở về của những cuộc đời xa xứ
Khái quát lại, có thể tạm chia bộ phận văn học của các tác giả di dân gốc Việt thành hai dòng chủ lưu: hoài niệm và hội nhập, tương đương với hai định hướng hướng về quá khứ hay hiện tại Khuynh hướng hoài niệm rõ nét hơn ở những thế hệ tác giả di cư đầu tiên, với chủ đề chính là nỗi đau ly tán với quê hương, sự hoang mang trước nguy cơ đánh mất cội rễ và nỗi xót xa của than phận lưu vong nơi đất khách quê người Những sáng tác tiêu biểu cho khuynh hướng này có thể kể
đến là Đất khách của Thanh Nam hay Thơ của Cao Tần Khuynh hướng thứ hai
thuộc về những tác giả sớm thích nghi và đối diện với thực tại của tình trạng vô xứ, tha hương Họ sớm tìm lại một ý nghĩa sống và viết như một nhu cầu tự tâm để giải
Trang 35toả và cân bằng những khủng hoảng tinh thần Bên cạnh nỗi hoài niệm cố hương, họ cũng bắt đầu viết rất tích cực về tương lai, về thân phận con người nói chung với cái nhìn lạc quan, tích cực trước công cuộc hội nhập Những truyện ngắn của Hồ Trường An, Trần Thị Kim Lan là những ví dụ tiêu biểu đầu tiên cho tư duy tích cực này Sau đó, hàng loạt những tác giả thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba, rời Việt Nam từ khá sớm hoặc sinh ra trên đất khách, tiếp nối dòng văn chương Việt Nam hội nhập trên Họ là những cái tên Nguyễn Hoàng Nam, Ngọc Khôi, Hoàng Mai Đạt, Đỗ Kh., Nam Giao, Hoàng Ngọc Tuấn, Lê Minh Hà… Các sáng tác của họ không khai thác nhiều tư liệu văn hoá, lịch sử Việt Nam mà chủ yếu xoay quanh các vấn đề hiện tại
Trong bối cảnh đó, một số nhà văn đã bắt đầu tìm đến một ngôn ngữ mới, ngoài tiếng mẹ đẻ để viết Sự lựa chọn này giúp họ hoà nhập vào dòng chảy chung của đời sống văn học tại nước họ định cư, đồng thời, giúp họ cân bằng những luồng căn tính, văn hoá xung đột nội tại Họ vẫn chia sẻ tình yêu Tiếng Việt, sự gắn bó với cội rễ bằng tình mã giao tiếp chung của dân tộc Nhưng mặt khác, họ cũng cần vượt qua rào cản ngôn ngữ để có thể cảm thụ và trải nghiệm trọn vẹn một nền văn hoá mới Vì lẽ đó, nhóm tác giả này tạo nên một hiện tượng hết sức thú vị của văn học di dân – hiện tượng những nhà văn đồng thời thuộc về hai nền văn hoá: văn hoá Việt Nam và văn hoá nước sở tại họ định cư Đó là Andrew Lam, Monich Trương, Linda Lê, Aimee Phan, Lan Cao, Kiên Nguyễn, Lê Thị Diễm Thuý, Mộng Lan, Thuận… Khảo sát cuộc đời và sự nghiệp nhóm tác giả này, sẽ cho chúng ta những gợi mở quan trọng về vấn đề căn tính và quá trình tạo lập căn tính mới của cộng đồng những tác giả gốc Việt di dân
1.2.2 Các tác giả di dân gốc Việt – những gương mặt đại diện
Trên đây là bức tranh toàn cảnh về văn học di dân như một hiện tượng xã hội nói chung, và văn học của các tác giả di dân gốc Việt nói riêng Dẫu vậy, với phạm
vi cho phép của đề tài, chúng tôi sẽ giới thiệu sâu hơn trường hợp một vài tác giả, tác phẩm được chọn làm đối tượng nghiên cứu Cần nhấn mạnh, những tác giả và
Trang 36tác phẩm được chọn này đều là những trường hợp đã đưa văn học “hồi hương” thành công, hoàn tất một chu trình ra đi và trở về với những tác phẩm được in và phát hành trong nước thời gian gần đây Họ, tất nhiên, chỉ có thể phản ánh một/một vài nền văn hoá họ sinh sống, nhưng vẫn đảm bảo tính đại diện nhất định cho vấn
đề chúng tôi muốn khảo sát ở đây
Thuận
Thuận, tên thật là Đoàn Ánh Thuận, sinh năm 1968 tại Hà Nội, hiện đang sống và làm việc tại Paris, Pháp Chị nằm trong số những nhà văn có số lượng tiểu thuyết được xuất bản nhiều nhất trong nước những năm trở lại đây với 5 tác phẩm:
Chinatown (2005), Paris 11 tháng 8 (2006), T mất tích (2007), Tháng máy Sài Gòn (2013) và Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư (2015)
Dấu ấn nổi bật trong các sáng tác của Thuận là cảm thức con người hiện đại, với những vấn đề chung của nhân loại như thân phận cá nhân trong dòng chảy lịch
sử Nhân vật thường xuất hiện trong tuyển thuyết của chị là những người Việt Nam lang bạt trên thế giới, được nhìn qua góc nhìn vừa Á Đông, vừa Tây Phương Đặc biệt, nhân vật đám đông là một kiểu nhân vật lặp đi lặp lại trong cộng đồng người Việt chúng ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết của Thuận Hình tượng nhân vật đám đông này phản ánh một tình trạng phổ biến của những cộng đồng người di cư, với những đặc tính địa – văn hoá khó nhầm lẫn Cùng với đó, kiểu nhân vật không chốn dung thân, miệt mài đi tìm nơi mình thuộc về để rồi “mất tích” cũng là một mẫu
hình chúng ta sẽ thấy trong liên hệ logic từ Chinatown, cho đến Paris 11 tháng 8, cho đến cuối cùng là T mất tích
Về nghệ thuật, các tiểu thuyết của Thuận được đánh giá cao bởi lối phá vỡ cấu trúc truyền thống, đi theo cấu trúc phân mảnh, với sự sắp xếp ngẫu nhiên của
trình tự thời gian diễn ra các sự kiện Made in Vietnam, Chinatown là những tác phẩm dài, không chia chương đoạn, không có dấu chấm xuống dòng Paris 11 tháng 8 lựa chọn một hình thức độc đáo khác bằng cách bắt đầu mỗi chương bằng một đoạn tin báo chí về trận nắng nóng kỳ lục trong lịch sử Thang máy Sài Gòn là
sự lặp đi lặp lại của 3 chương HàNội, SàiGòn, Paris theo một trình tự ngẫu nhiên,
Trang 37phi logic Hay mới đây nhất, Thuận mang đến một cuộc “chơi chữ” nữa trong Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, với kết cấu gồm 4 chương, mỗi chương bao gồm 4 phần
và một ma trận của vô vàn những con số 4 trong tác phẩm nhằm thách thức độc giả
Thuận cũng là một trong những nhà văn được ghi nhận không chỉ tại Việt Nam mà còn cả ở đất nước nơi tác giả sinh sống Chị đã chuyển ngữ 3 tác phẩm từ
tiếng Pháp sang tiếng Việt và tự chuyển ngữ Thang máy Sài Gòn của mình từ tiếng
Việt sang tiếng Pháp Sự thành thục cả hai thứ tiếng là lợi thế quan trọng của một tác giả sống và thuộc về hai nền văn hoá Với những nỗ lực đã được ghi nhận đó, Thuận nằm trong số những nhà văn có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy văn học đương đại Việt Nam nói chung
Hai trong số những tác phẩm tiêu biểu của Thuận mà chúng tôi sẽ tập trung
khảo sát trong đề tài này là Chinatown, câu chuyện về hai mẹ con bị kẹt trên chuyến
tàu điện ngầm vì có nghi ngờ đoàn tàu bị đánh bom, với những cuộc độc thoại nội
tâm nhiều dằn vặt, đau đớn của một cuộc đời xa xứ, và Paris 11 tháng 8, câu
chuyện về cuộc đời của một nhóm người xa xứ Việt Nam giữa Paris hoa lệ Hai tác phẩm này được đánh giá là những tác phẩm đại diện cho phong cách và quan điểm nghệ thuật của nhà văn Thuận, đồng thời cũng là những tác phẩm có liên quan trực tiếp đến vấn đề căn tính của cộng đồng người Việt di cư mà chúng tôi quan tâm khảo sát
Đoàn Minh Phượng
Đoàn Minh Phượng sinh năm 1975, tại Tp Hồ Chí Minh, nằm trong nhóm cộng đồng người Việt di cư sinh sống tại Bonn (Đức) Chị được biết đến không chỉ với tư cách một tác giả văn học mà còn với tư cách một đạo diễn điện ảnh Bộ phim
Hạt mưa rơi bao lâu do Đoàn Minh Phượng vừa là đạo diễn, vừa là tác giả kịch bản
đã đạt giải Phim Châu Á hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Bangkok 2006, giải Phim truyện nhựa hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Las Palmas, Giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Rotterdam 2005 và giải Phim đầu tay hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế Kerala 2005 tại Ấn Độ Hai cuốn tiểu thuyết gắn với tên tuổi và sự nghiệp của nữ nhà văn được in và phát hành trong
Trang 38nước là Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau Trong đó, Và khi tro bụi là tiểu thuyết
đầu tay của Đoàn Minh Phượng, đã vinh dự nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2007
Có thể nói, sự nghiệp của Đoàn Minh Phượng không đồ sộ về số lượng như Thuận, nhưng hai tác phẩm được công bố của tác giả thực sự là những tiểu thuyết gây tiếng vang lớn trong các diễn đàn văn học Việt Nam đương đại Nhiều nhận định cho rằng, vấn đề Đoàn Minh Phượng đặt ra có điểm gần với hình dung của văn học chấn thương (quan điểm của nhà nghiên cứu Lê Tú Anh trong một nghiên cứu công bố năm 2013)1 Các nhân vật của Đoàn Minh Phượng đều có những chấn thương về tinh thần với chiến tranh trong quá khứ Nó tạo thành những “kinh nghiệm chấn thương” (theo Lê Tú Anh) ám ảnh, dằn vặt con người hiện tại, mà sau
sẽ “di căn” thành cảm thức lạc loài, lạc điệu, thiếu quê hương Chúng tôi chọn Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng là một trong những đối tượng nghiên cứu của đề
tài cũng chính bởi chủ đề này Tác phẩm kể về hành trình kỳ lạ của một người phụ
nữ vừa trải qua đám tang của chồng, bị vướng vào một câu chuyện bí hiểm của một nam thanh niên phục vụ trong khách sạn mà một đêm, cô dừng chân Đi suốt hành trình đó là nỗi dằn vặt đầy đau khổ và tuyệt vọng của người phụ nữ tha hương, về ý nghĩa của sự sống và cái chết, về sự tồn tại, sự giải thoát Nó có thể là một chấn thương, nhìn từ quan điểm của văn học vết thương, nhưng cũng có thể là cảm thức lạc loài, tuyệt vọng trong nỗ lực đi tìm một nơi mình thuộc về, từ quan điểm của văn chương vô xứ
Thông qua khảo sát và phân tích các mô típ và tình huống nhân vật phải đối
diện trong Và khi tro bụi, chúng ta sẽ có những hình dung cụ thể về hành trình đi
tìm một căn cước, một nơi là nhà để thuộc về, để sống và để chết của những số phận người Việt lưu vong
Phan Việt
1Quan điểm được trích dẫn từ bài viết Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu, được in trong sách Lý thuyết phê bình văn học hiện đại (Tiếp nhận và ứng dụng), Nxb Đại học Vinh, 2013
Trang 39Phan Việt tên thật là Nguyễn Ngọc Hường, sinh năm 1978, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương năm 2000, sau đó di cư sang Mỹ học Cao học về Truyền thông
Từ năm 2002 đến nay, chị là nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ về công tác xã hội tại Đại học Chicago, Mỹ
Có nhiều ý kiến tranh cãi về việc Phan Việt liệu có phải là một nhà văn chuyên nghiệp hay không, khi chính chị cũng từng tự nhận: “Tôi là một nghiên cứu sinh về công tác xã hội nhưng có viết văn” Các sáng tác Phan Việt được biết đến chủ yếu là thể loại hồi ký, tự truyện và truyện ngắn Nếu cần phải nói về một cuốn tiểu thuyết thực sự, giúp ghi dấu ấn của Phan Việt lên văn học Việt Nam đương đại thì hẳn sẽ là nỗi băn khoăn của nhiều người Tuy nhiên, từ quan điểm xã hội học (chứ không phải quan điểm của chủ nghĩa hình thức), chúng tôi vẫn nhận thấy những đóng góp nhất định trong các tác phẩm của Phan Việt, khi viết về cuộc sống của chính tác giả, cùng những người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài Điểm thú vị trong các sáng tác của Phan Việt là chị không kể về một câu chuyện chấn động cụ thể, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc hay những vấn
đề to tát, lớn lao Đơn giản, chị viết về những gì chị đi và trải nghiệm, nhưng điều chị nhìn thấy từ con mắt của một người Việt Nam, chịu ảnh hưởng bởi căn tính và ý thức hệ Việt Nam, trước những nền văn hoá khác Thuộc nhóm thế hệ di dân về sau, những sáng tác của Phan Việt tuyệt nhiên sẽ không bị ám ảnh bởi quá khứ, chiến tranh hay những chấn thương tinh thần của dân tộc Thay vào đó, chúng ta sẽ được chứng kiến cuộc va chạm về văn hoá lớn, giữa một phụ nữ Việt Nam, với cuộc sống phương Tây cởi mở, hiện đại Đó là một chủ đề quan trọng của văn học di dân nói chung, và văn học của những tác giả gốc Việt tại nước ngoài nói riêng – chủ đề hội nhập
Cân nhắc trên mặt bằng chung thống nhất (ở mức độ nào đó) về thể loại so
với các tác phẩm khác, chúng tôi chọn Một mình ở Châu Âu – cuốn tự truyện dày
dặn nhất của Phan Việt, kể về cuộc hành trình Châu Âu một mình của nữ nhà văn, với những trải nghiệm, suy ngẫm thú vị từ góc nhìn của một người Việt Nam trước
sự choáng ngợp của văn minh, văn hoá Tây phương cổ điển đến hiện đại Cuốn tự
Trang 40truyện cũng phản ánh một hiện tượng thú vị khác, về nhu cầu viết tự tại, trước khi viết vì bất kỳ một mục đích gì khác, của những người Việt xa xứ, mà chúng ta từng bắt gặp ở thế hệ di cư đời đầu Cái nhìn, khi đó, cũng là cái nhìn phi hư cấu trong lành, thánh thiện của Phan Việt – một trí thức Việt Nam hiện đại, trong công cuộc toàn cầu hoá, khi những làn sóng di cư đã tạm thời lắng lại, và văn học di dân đã được đón nhận cởi mở, phổ biến hơn nhiều
Linda Lê
Linda Lê sinh năm 1963, tại Đà Lạt, hiện đang sống, viết và làm việc tại Pháp Tác phẩm đưa Linda Lê đến với công chúng yêu văn học là Phúc âm tội ác, được công bố năm 1992 Tiếp sau đó, Linda Lê tiếp tục thuyết phục độc giả cũng
như giới nghiên cứu văn chương chuyên nghiệp với các tác phẩm khá đều tay: Vu khống (1993), Lời tên khùng (1995), bộ ba Ba nữ thần số mệnh (1997), Tiếng nói (1998), Thư chết (1999) Tất nhiên, do điều kiện hạn chế, không phải toàn bộ trong
số các tác phẩm đó được in và phát hành tại Việt Nam Đó cũng là lí do độc giả Việt Nam biết đến cái tên Linda Lê muộn hơn so với độc giả văn học Pháp
Trong không nhiều các tác phẩm được xuất bản tại Việt Nam của Linda Lê,
chúng tôi chọn Vu khống là một tác phẩm đại diện, trong sự gặp gỡ nhất định với
vấn đề được quan tâm của đề tài này Sống và làm việc tại Pháp nhưng Linda Lê luôn mang trong mình một quá khứ ám ảnh sau lưng, về một người cha tại quê nhà,
về một hoàn cảnh gia đình ly tán Cô đã chuyển tải những vết thương tinh thần đó
vào trong Vu khống – tiểu thuyết kể về hai cậu cháu người Việt Nam đều có đam
mê viết văn, nhưng một người tìm cách chạy trốn trong sách vở sống sượng, một người lại nỗ lực viết ra mọi thứ như để vớt vát thâu tóm lại những gì đã mất Tất nhiên, xuất phát bằng chủ đề về thân phận và những ám ảnh hiện tại của người Việt
xa xứ, nhưng những tư tưởng và thông điệp mà Linda Lê gửi gắm rộng lớn hơn thế Điều này khiến cho Linda Lê là trở thành một trường hợp đáng quan tâm nữa, trong thế hệ những tác giả Việt Nam lưu trú tại nước ngoài những năm trở lại đây Những tác phẩm của Linda Lê, một mặt nói về cuộc sống của những người Việt Nam, lấy