1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nông thôn và nông dân trong sáng tác của ngô ngọc bội

131 288 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 21,47 MB

Nội dung

Trang 1

r—————————— ——-

BỌ GIAO DỤC VA ĐAO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH HÒNG VĂN

NONG THON VA NONG DAN

TRONG SANG TAC CUA NGO NGOC BOI

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC MA SO: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

Thay mặt chuyên ngành — Trưởng khoa 7

PGS.TS ĐINH TRÍ DŨNG

Nghệ An - 2013

Trang 2

MUC LUC

1 Lí đo chon dé tai

2 Lịch sử vấn đề

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát

4 Phương pháp nghiên cỨU 2-2 2S5+2 S223 221222%22231213122122211221221 21 re, 7 5 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 25: 52s225+25+2££+SE+ezEsesvxezxvszxree § 6 Cấu trúc của luận văn :-2222225211113151212E12 2.12121211111111 t.E.H.rrrrerree § Chương 1 NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN - ĐÓI TƯỢNG THÂM MI CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ad 1.1 Nông thôn và nông dân - nguồn cảm hứng lớn của các nhà văn Việt Nam 9

1.2 Việc thể hiện vấn đề nông thôn và nông dân trong văn học Việt Nam hiện địạ! 5-52 S2 1525121511215112112121111111211122111211211112111121111011 11111111101 011 10 x6 11 1.3 Ngô Ngọc Bội - một nhà văn nhiều tâm huyết với vấn đề nông thôn và nông đÂn -¿- + 2+ +S212215221121122112111211127112711 2112111711111 211.7111.111 cv 22 1.3.1 Ngô Ngọc Bội - con người, cuộc đời và sự nghiỆp - 22

1.3.2 Nông thôn và nông dân - đề tài xuyên suốt trong hành trình văn xuôi Ngô I\ 2U» Uy Ồ 26

Chuong 2 NHUNG MOI TRAN TRO THUONG TRUC VE NONG THON VÀ NÔNG DÂN TRONG VĂN XUÔI NGÔ NGỌC BỘI 30

2.1 Nông thôn - nông dân trong "cơn địa chấn" cải cách ruộng đắt 30

2.2 Nông thôn và nông dân với mô hình hợp tác hóa nông nghiệp 41

2.3 Nông thôn và nông dân với vấn đề dòng họ và văn hóa làng xã 72

2.4 Nông thôn và nông dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước 80 2.5 Nông thôn và nông dân thời cải cách mở cửa -: 5555552552 84

Trang 3

3.1.2 Thời gian nghệ thuật - ¿5 2252 2222222 2E2EE221122112211 211121211110 xe 96

3.2 Tìm tòi những kiểu cốt truyện tác động mạnh về nhận thức

3.3 Thế giới nhân vật trong văn xuôi Ngô Ngọc Bội

Trang 4

MO DAU

1 Li do chon dé tai

1.1 Đề tài nông thôn và nông dân chiếm một vị trí quan trọng trong

nền văn học hiện đại Việt Nam Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ viết về đời

sống nông thôn và người nông dân Đề tài nông thôn nông dân trong văn

học Việt Nam, vì vậy, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng

1.2 Ngô Ngọc Bội là một trong số các tác giả có những đóng góp

đáng kể cho văn học Việt Nam hiện đại ở đề tài này Hơn 40 năm “thâm

canh” trên mảnh đất về nông thôn và nông dân, cho đến nay, Ngô Ngọc Bội đã có 12 tập truyện ngắn và tiêu thuyết, hơn 70 bài ký viết về đề tài trên Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá một cách thấu đáo những đóng góp cũng như sáng tạo độc đáo của nhà văn này về dé tài nông thôn cho tới nay đường như còn thiếu vắng

1.3 Từ một hiện tượng cụ thể, văn xuôi Ngô Ngọc Bội, chúng ta có thể nhìn rộng ra tiến trình và đôi mới của văn học Việt Nam hiện đại về

mảng để tài trên

Đấy là những lý do giải thích vì sao chúng tôi chọn đề tài Nông đân

và nông thôn trong sáng tác của Ngô Ngọc Bội làm đối tượng nghiên cứu 2 Lịch sử vấn đề

Đánh giá chung về tác gia, tác phâm của Ngô Ngọc Bội trước hết phải

kể đến một số bài báo, bài nghiên cứu, phê bình của các nhà nghiên cứu

trong cuộc hội thảo khoa học: Nhà văn Ngô Ngọc Bội và nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn với đề tài "Nông dân - Nông thôn - Nông nghiệp", ngày 28 - 11

- 2009, do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Văn học nghệ thuật Tỉnh Phú Thọ

phối hợp tô chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: Phong Lê, Văn Chinh,

Phan Trọng Thưởng, Văn Giá, Nguyễn Anh Dao,

Trang 5

đóng góp to lớn của hai nhà văn Ngô Ngọc Bội và Nguyễn Hữu Nhàn đối với vấn đê nông dân, nông thôn, nông nghiệp"

Theo Phong Lê, văn học Việt Nam đương đại với mảng dé tài nông

dân, nông nghiệp nối lên 10 tác giả, trong đó 5 người đã mất, còn lại 5 thì 2 người đã từ lâu gác bút (Vũ Thị Thường và Nguyễn Thị Ngọc Tú), chỉ có 3 nhà văn là Nguyễn Kiên, Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Hữu Nhàn, là vẫn còn gắng gói với những đường cày nông sâu trên cánh đồng nông dân, nông nghiệp Phong Lê xếp nhà văn Ngô Ngọc Bội vào đội ngũ người viết thuộc thế hệ sau 1945 như Nguyễn Văn Bồng (1921-2001), Chu Van (1922-1994), Nguyễn Địch Dũng (1925-1993), Đào Vũ (1927-2005) Nguyễn Thế Phương

(1930-1989), Nguyễn Khải (1930-2008), Vũ Thị Thường (1930), Nguyễn Kiên (1935) Nguyễn Hữu Nhàn (1938), Nguyễn Thị Ngọc Tú (1942), với

các tác phẩm xuất hiện chủ yếu từ giữa những năm 50 đến nửa đầu những

năm 80 - là lực lượng đối diện với hiện thực này

Nguyễn Anh Đào, trong bài tham luận “Ngô Ngọc Bội - người lấy nước ao làng làm mực viết” đã dẫn lời tác giả Ngô Ngọc Bội: "4o làng rồi

thành ao hợp tác Ao hợp tác rồi thành ao gia đình Ao gia đình rồi lại thành ao

làng Lằng nhằng vẫn chỉ là chuyện về cái anh nông dân cả Mà nói về nông dân, thi minh có tới trên hai trăm bài ký, truyện ngắn đã ¡n Thôi thì nông dân

làm cải cách, đánh địa chủ, nông dân vào hợp tác rồi ra hợp tác, nông dân đói,

nông dân mất ruộng, rồi nông dân cưỡi xe máy, lên nhà tầng, nông dân bỏ lang, lang lên phó, rồi nông dân kêu cứu, nông dân đi kiện trăm thứ nó xoay quanh cái ao làng, viết đến chết cũng không hết chuyện" [42]

Ngô Kim Dinh, trong “Phong cach Ngô Ngọc Bội” (Báo Văn nghệ số

46, 18 - II - 2006) đánh giá phần lớn tác pham của Ngô Ngọc Bội "đều

Trang 6

trung du Phú Thọ Điều ấy nói lên tác giả là nhà văn luôn đau đáu, trăn trở về sự vận động và phát triển từ chính quê hương máu thịt của mình nói riêng, sau đó là rộng ra cả nước nói chung Nếu đọc các tác phẩm văn chương của Ngô Ngọc Bội, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ nhận được thỏa đáng, bao quát một

cách nhìn, một cách đánh giá, một kiến giải chuyển dịch tích cực cho hướng

vận động đi lên của làng quê, của địa phương chúng ta qua mỗi chặng đường "Cũng trong bài viết này, Ngô Kim Đỉnh dẫn lời nhà văn Xuân Cang cho rằng: "Ngô Ngọc Bội là một kiểu Võ Huy Tâm trong văn học đề tài nông thôn, không có cách mạng, không có văn học cách mạng thì không khám phá, phát hiện và đào tạo ra anh" [4ó]

Văn Chinh, trong bài viết “Ngô Ngọc Bội - nhà văn của bộ quần áo mới mặc buổi đêm”, nhận xét: "Nhà văn Ngô Ngọc Bội ở những trang văn mập may của mình, đôi khi thật bay bồng và khi đó, tinh thần lãng mạn của

trang văn đến Tự lực văn đoàn cũng phải phát thèm Ấy là khi anh cán bộ phong trào đạp xe từ Hà Nội về vùng ngập lũ thăm nhân tình với bịch bồ kết treo ở ghi đông: anh ta có thê bị nước lũ cuốn trôi, nhưng mái tóc như mây như suối của nàng phải được thơm bồ kết Mà chẳng cứ một mái tóc như mây như suối của nàng, các mái tóc của bạn nàng cũng phải được thơm lây - sự tỉnh khôn của anh nông dân đã mách nước rằng, mối tình của anh của ả sẽ êm thấm hơn nếu anh ta khéo dân vận Vâng, cái giống học trò yêu ai thì chỉ biết có người ấy, chỉ tiết văn học nông thôn nằm khuất nẻo ở đâu đấy, như

cái duyên cô thôn nữ nằm ở chỗ dường như không biết phơi bày Hắn không

ai có thể quên được chỉ tiết bà vợ cứ nhất mực không chịu vận bộ quần áo

mới ông chồng sắm cho Một đời lam lũ váy đụp áo vá quen rồi, nay tự dung quần quần áo áo, bà không mặc, vì ngượng Tác giả không cắt nghĩa, không chui vào bụng nhân vật để nói năng, diễn giải gì Nhưng đến đêm ông chồng

lần sờ thấy sột soạt, hỏi “mặc rồi à?” Thật là áo gấm đi đêm, nhưng người

Trang 7

thèm mặc vì ngượng và ngượng thật, nhưng đêm nằm bên chồng thì mặc

vào, mặc chứ, để chồng hưởng cái mới mẻ như thanh tân thơm thảo của

mình, khốn khổ, cả đời bên vợ váy đụp hôi hám chấy ran rồi còn gì " [34]

Cũng tác giả Văn Chinh đã cho rằng Ngô Ngọc Bội - là “người đắm

mình với nông thôn” Tác giả nhận xét: " Có thể nói, chỉ khi về với nông

thôn, Ngô Ngọc Bội mới trở nên tự tin, đắm hết mình vào nông thôn - nhiều

khi là đắm mình theo nghĩa đen Ông hiểu tường tận từng chân tơ kẽ tóc, hiểu những cái người nông dân không nói ra." và "Ngô Ngọc Bội là một trong những người đầu tiên nêu vấn đề dòng họ, tỉnh thần bè phái phe giáp

trong nội bộ ở tiêu thuyết Lá non, hình như xuất bản năm 1978, hơn mười

năm trước cái À#ảnh đất lắm người nhiễu ma xuất hiện Tôi không biết vì sao cuốn tiểu thuyết rất quan trọng này, được phanh phui với giọng của người trong cuộc, nhiều chỗ khá gay gắt nhưng lại có cái tên hiền lành 1a La non

Còn sự im lặng của giới phê bình và dư luận bạn đọc thì tôi hiểu được; đó là

thời kỳ im lặng là vàng" [35] Trong văn Ngô Ngọc Bội không có phong tục, không có những câu nôm na và những nhân vật ngốc nghếch khờ dại như những nhà văn nông nổi tưởng tượng Văn ông chứa đựng những bí mật thăm thẳm của tâm lý nông dân, nó không bao giờ được nói trắng phớ ra, nó là bộ quần áo mới của người đàn bà nọ

Nguyễn Tham Thiện Kế với bài viết “Người ngồi giữa làng để mục kích sự đời” cho rằng Ngô Ngọc Bội trước sau vẫn là nhà văn của làng quê

Dẫn lời Ngô Ngọc Bội, tác giả viết: "Ở nước thì phải ngồi giữa nước, ở làng

Trang 8

nhiên theo cách riêng của mình mà cứ ngỡ nó gai góc hóc hiểm Bền bỉ cả

đời mình theo một con đường văn, một kiều văn, bằng tất cả trí tuệ, tâm hồn, sức lực, ông tự tin và bat chap moi su diéu chinh hay gia giảm quan niệm

sáng tác Thời kỳ đầu ông giải quyết khúc mắc đời sống bằng áp đặt chủ quan bản thân song trùng với toàn thể ý chí cộng đồng Thời kỳ sau ông chỉ đóng vai người kề chuyện, kế những chuyện người ta biết nhưng chưa ai kế hoặc chưa bạo mỗm kê, bằng giọng điệu thô thô gai gai, khụng khinh nhưng hồn hậu như chính con người ông” [57]

Theo nhà thơ Trần Ninh Hồ trong trò chuyện và suy ngẫm với Hồng Thanh Quang (Bài “Ngay cả khi say vẫn rất lành ” Báo 4n minh thế giới

giữa tháng, số 41 Tháng 6 - 2011), Ngô Ngọc Bội là người viết về nông thôn ghê gớm nhất "Bởi vì Ngô Ngọc Bội anh ấy viết, cái cuộc đời người

nào thì nó ra cái đấy Anh ấy đã viết 4o làng viết hàng loạt truyện ngắn, phóng sự Và ta có thể thấy rằng đó đích thực là nhà văn của những nông dân đi đường đất, chứ không phải của những nông dân đi đường nhựa Đọc Chọi trâu của Ngô Ngọc Bội là thấy ngay cảnh chọi trâu ở trên cánh đồng, những con trâu, những thằng bé chăn trâu trên cánh đồng những ông bố đón từng con nghé ra " [79]

Tập truyện ngắn Am ương đi lấy chông (Nxb Hội Nhà văn năm 2005) là tập truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Ngô Ngọc Bội có lời giới thiệu: Am wong di Idy chéng gm 21 truyén ngn, 1a nhitng “gop nhat” Ngd Ngoc Boi

từ cuộc đời, những trang văn mang màu sắc hiện thực và thấm đẫm nội dung

nhân văn Tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh dé tài lao động sản xuất, hiện lên trong Âm ương đi lấy chồng là những con người hăng say, tâm huyết

với công việc của mình, dù là trên cánh đồng hay bàn giấy Chính điều đó

làm nên sức hấp dẫn của từng tác phẩm và Am ương đi lấy chéng da ghi dau an trong lòng độc giả

Phạm Hồng Thinh trong bài “Nông thôn - mảng đề tài lớn của văn học

Trang 9

Ngọc Bội: "Trong các "lão nông van học” giờ chỉ có Ngô Ngọc Bội còn son sắt với nông thôn Nhà văn hơn 80 tuổi này có niềm tự hào lạ lùng Từ Phú

Thọ về Hà Nội nhưng chỉ viết mot dé tai tam nông, chỉ in một báo (Văn

nghệ) và chỉ đi một xe đạp Sẽ hiểu hơn về sự gắn bó ấy nếu biết một nửa gia đình ông vẫn ở tại quê nhà là xã viên hợp tác” [85]

Có thể thấy rằng, mặc dù chưa thực sự được biết đến với tư cách là

một cây bút có khả năng mang đến một điều gì đó có tính chất đột phá, một

hiện tượng trong văn học Việt Nam đương đại, nhưng sảng tác của Ngô Ngọc Bội, đặc biệt trên dé tai nông thôn va nông dân, cũng đã thu hút được

sự chú ý của không ít người đọc chuyên nghiệp có uy tín Và mặc dù, những

nhận xét, đánh giá sáng tác của nhà văn mới chỉ là những hình dung sơ bộ,

những nhận xét bước đầu nhưng những ý kiến ấy hoàn toàn có giá trị gợi dẫn

cho chúng tôi thực hiện dé tai

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Nông fhôn và nông dân trong sang tac cua Ngô Ngọc Bội

3.2 Phạm vị tư liệu khảo sát

3.2.1 Tư liệu khảo sát chính

3.2.1.1 Các tập tiểu thuyết của Ngô Ngọc Bội

Ao làng (1975) Nxb Văn học, Hà Nội La non (1987), Nxb Thanh niên, Hà Nội

Ác mộng (1990), Nxb Lao động, Hà Nội

ênh mang công trời (1992) Nxb Thanh niên

Gió đưa cành trúc ( 1994), Nxb Thanh niên Tơ vương (2000), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

Đường trường (2001), Nxb Quan đội nhân dân, Hà Nội

Trang 10

3.2.1.2 Các tập truyện ngắn của Ngô Ngọc Bội

Nợ đôi (1954), Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn, Hà Nội Chi ca Phéy (1963), Nxb Văn học, Hà Nội

Nhiing manh vun (1996), Nxb Phu nit, Ha N6i

Âm ương đi lấy chẳng (2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

3.2.1.3 Các bài ký của Ngô Ngọc Bội

Mùa ngô ở Nà Sản (1974) Văn nghệ (tháng 9 - 1974)

Mai Cháu, Văn nghệ (tháng 2 - 1975)

Đổi vàng, Văn nghệ (số 732 - 1977)

Rừng khép tán, Văn nghệ (số 765 - 1978) Nỗi riêng khép mở, Văn nghệ (số 924 - 1981)

Nước ngọt hồ Yên Lập Văn nghệ (số 1032 - 1983)

Tình cát sói, Văn nghệ (số 1077 - 1984)

Rừng của biển - Cá của biển, Văn nghệ (số 1133- 1134 - 1985)

Mùa quả cây Văn nghệ (số 1690 - 1992)

Tôi trở về làm nông dân, Văn nghệ (tháng 5 - 1994) 3.22 Ngoài ra tư liệu khảo sát mở rộng

Sáng tác văn xuôi về đề tài nông dân nông thôn của các nhà văn khác

để so sánh, đối chiếu: Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Lê Lựu, Nguyễn Khắc

Trường, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu Nguyễn Hữu Nhàn, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau

Trang 11

5 Nhiém vu và mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm tìm hiểu:

- Vấn đề nông thôn và nông dân - đối tượng thẩm mĩ của văn học Việt

Nam và đóng góp của Ngô Ngọc Bội cho văn học Việt nam ở đề tài này - Những mối quan tâm chủ yếu về vấn đề nông thôn và nông dân trong văn xuôi Ngô Ngọc Bội

- Nghệ thuật thể hiện vấn đề nông thôn và nông dân trong văn xuôi

Ngô Ngọc Bội

6 Cấu trúc của luận văn

Tương ứng với nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã đề ra, ngoài Ä⁄Zở

đâu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai

qua ba chương:

Chương 1 Nông thôn và nông dân - đối tượng thẩm mĩ của văn học

Việt Nam hiện đại

Chương 2 Những mối trăn trở thường trực về nông thôn và nông dân trong văn xuôi Ngô Ngọc Bội

Chương 3 Những nét nối bật về nghệ thuật thể hiện vẫn đề nông thôn

Trang 12

Chuong 1

NONG THON VA NONG DAN - DOI TUONG THAM MI CUA VAN HOC VIET NAM HIEN DAI

1.1 Nông thôn và nông dân - nguồn cảm hứng lớn của các nhà

văn Việt Nam

Nông thôn là cái nơi văn hố dân tộc, nơi nuôi dưỡng, giữ gìn tất cả

những cái đẹp nhất, hồn cốt nhất của Việt Nam, nông thôn và nông dân luôn là đề tài quan trọng của văn học hiện đại nước ta

Nông thôn - nông dân là hai khái niệm song hành Nói đến nông thôn là nghĩ đến “rơm rạ, lúa ngô khoai sắn” Nông thôn là cái nôi chứa đựng và nuôi dưỡng những truyền thống văn hóa dân tộc Cuộc sống thực tế lao động sản xuất nông nghiệp lúa nước lại là cơ sở đề hình thành, sản sinh những truyền thống văn hóa lâu đời ấy Sự gắn bó hữu cơ, chặt chẽ có tính chất đồng sinh đồng dưỡng ấy làm nên đặc trưng văn hóa nông thôn, nuôi đưỡng tâm hồn người Việt từ đời này sang đời khác Kho tàng văn học dân gian đã chứng minh điều đó Với những câu ca dao, tục ngữ có vần có điệu, duyên dang, sinh động, dễ nhớ cha ông ta đã gửi gắm tình cảm gắn bó, hòa mình

với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên, đó

là những cách nghĩ, nếp sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân nông nghiệp Người nông dân ở nông thôn luôn có ý thức về việc đúc rút, gìn giữ, lưu truyền những kinh nghiệm quí báu cho các thé hệ nói tiếp

Văn học dân gian ngay từ đầu cũng đã phản ánh được tiếng nói ngợi ca cuộc sống nông nghiệp của nhân dân ta, đề tài nông thôn biểu hiện qua cuộc sống lao động của người nông dân đã trở thành đề tài chủ đạo trong văn học dân gian

Trong văn học viết trung đại, đề tài nông thôn tập trung thể hiện cuộc

Trang 13

phẩm của các bậc vua chúa các bậc đại thần, anh hùng, danh nhân Nông thôn với vẻ đẹp bình dị, trong lành là nơi kí thác tâm tình, nơi chối bỏ nỗi

đời của Nguyễn Trãi, Nguyễn Binh Khiêm, nông thôn thanh bình phong túc, lãng mạn nên thơ trong sáng tác của Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, nông thôn lam lũ rất buồn và rất đời trong thơ Nguyễn Khuyến Lịch sử văn học Việt Nam hẳn sẽ rất khó quên những câu thơ sau đây:

Thôn hậu thôn tiên đạm yên Ban vô bán hữu tịch dương biên

Mục đông địch lí ngưu quy tận Bạch lộ song song phi hạ điền

(Thiên Trường vấn vọng — Trần Nhân Tông) hay:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

(Nhàn — Nguyễn Binh Khiêm)

Một cày một cuốc th nhà quê

Ảng cúc lan xen vãi đậu kê

Khách đến chim mừng hoa xây rụng Chè tiên, nước ghín, nguyệt đeo về

[84; 242]

“Năm nay cày cấy vẫn chân thua,

Chiêm mắt đằng chiêm, mùa mắt mùa ”

[84; 360]

Hay canh song thanh ban noi lang qué : “Sớm trưa dưa muối cho qua bữa Chợ búa trâu chè chẳng dám mua ”

Trang 14

Dén cudi thé ky XIX, chỉ khi tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiều ra đời, hình ảnh người nông dân mới được xuất hiện trong

văn học một cách chân thật nhất, ở sự nghèo đói, anh dũng, ở cả sự hi sinh một

cách hồn nhiên có phần cam chịu Lần đầu tiên người nông dân bước vào văn chương với một hình ảnh chân thực, sinh động Nguyễn Đình Chiều thực sự đã lần đầu tiên khắc họa thành công bức chân dung nghệ thuật về người nông dân nghĩa sỹ đánh Tây

Trải qua các thời kì lịch sử, nông thôn luôn là môi trường sống bên bỉ của người nông dân Con người Việt Nam đã tạo nên một nền sản xuất nông nghiệp và một truyền thống lịch sử văn hóa riêng Bởi thế, từ văn học dân

gian đến văn học trung đại, hiện đại, nông dân - nông nghiệp - nông thôn luôn là một đề tài truyền thống trong văn học Việt Văn học dù viết về chốn

đồng quê hay thành thị đều ít nhiều mang dấu ấn cảm thức về nông thôn do sự quy định của yếu tố di truyền về văn hóa Sau khi văn học viết ra đời, vùng quê nông thôn và đời sống nông nghiệp tiêu nông manh mún đã là nguôn đề tài vô tận cho văn học Đề tài nông thôn - nông nghiệp - nông dân

đã trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm và có mặt ở tất cả các thể loại văn học

1.2 Việc thể hiện vấn đề nông thôn và nông dân trong văn học

Việt Nam hiện đại

Văn học hiện đại mang một diện mạo khác hắn - chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lịch sử Ở giai đoạn nửa dau thé ki XX, van hoc phan anh su

xâm nhập sâu sắc của chế độ thực dân tới đời sống nông thôn Việt Nam Hai

mang dé tài lớn là chiến tranh và nông thôn được các thế hệ nhà văn hết sức quan tâm Đề tài viết về người nông dân đã thu hút nhiều nhà văn tài năng và

có một lịch sử phát triển với nhiều thành tựu Trước cách mạng tháng Tám

Trang 15

nhối của nông thôn, đến đời sống tăm tối nghèo khổ của người nông dân Một nông thôn đói nghèo xơ xác, người nông dân bị tha hóa, lưu manh

hóa Từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến 1975, văn học ngoài việc

phản ánh sự phong phú, đa dạng của đời sống hiện thực vẫn tiếp tục phản ánh đề tài nông thôn thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Sau Đại hội VI của Đảng (1986), hàng loạt tác

phẩm viết về đề tài nông thôn ra đời với cái nhìn mới mẻ, dân chủ, khách

quan, toàn diện hơn Đặc biệt, trong khoảng mười năm trở lại đây, mảng đề

tài nông thôn rất được các nhà văn quan tâm với nhiều vấn đề mang tính thời

sự đặt ra trước tình hình phát triển chung của xã hội trong bối cảnh thời đại mới Trên đại thể, có thể thấy tiến trình vận động của mảng văn xuôi viết về

dé tài nông thôn và nông dân trải qua những chặng lớn đáng chú ý sau đây: Ở đầu thế kỷ XX Hồ Biểu Chánh là người đi tiên phong trong việc đổi mới,

đưa tiểu thuyết Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại Ông đã ra sức cày xới,

gieo trồng để biến “cánh đồng văn chương chữ quốc ngữ” Nam bộ hãy còn đang “hoang hoá” ấy trở nên xanh tốt, trù phú Có thể nói rằng: đến thời điểm Hồ Biêu Chánh viết tiêu thuyết bằng văn xuôi quốc ngữ, chưa có nhà văn nào quan tâm đến cuộc sống đời thường, để phát hiện ra nhiều vẻ đẹp tính cách ở người nông dân Nam bộ như ông Mặc dù còn hạn chế trong cái

nhìn về người nông dân Nam bộ nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn thể hiện được sự

yêu thương, cảm thông và có phần trân trọng đối với người nông dân Ông đã viết về họ bằng tất cả tắm lòng của một nhà văn đang có sự xoá dần khoảng cách giữa bậc trí thức cấp cao với quần chúng lao động nghèo khô

Phải chăng, vì thế mà tác phẩm của Hồ Biểu Chánh tạo được tầm đón nhận

rộng rãi và có sức sông lâu bên trong lòng công chúng bình dân

Tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn từ 1932 — 1945 chủ yếu có hai

Trang 16

từ 1936 đến 1939 Những tác phẩm như 7ối tam (Nhat Linh), Gia dinh va

Thừa n (Khái Hưng), Bùn lầy nước đọng và Con đường sáng (Hoàng Đạo) trực tiếp miêu tả bức tranh nông thôn trong cảnh “bùn lầy nước đọng”, nông dân thuộc tầng lớp “dưới đáy” xã hội

Trong số các nhà văn Tự lực văn đoàn viết về nông thôn, Trần Tiêu là nhà văn tiêu biểu nhất Nằm trong dòng chảy chung nhưng Trần Tiêu đã tạo cho mình một phong cách riêng khác với những giá trị mới Con trdu la mot trong những tác phẩm xuất sắc viết về nông thôn và nông dân, với tác phẩm

này Trần Tiêu được vinh dự đón nhận danh hiệu là người viết tiểu thuyết

Con trâu đầu tiên của Việt Nam Tác phẩm không chỉ miêu tả phong tục, tập quán trong đời sống nông thôn, mà còn đi sâu vào những mảnh đời khốn khổ của những người nông dân trong xã hội bị áp bức bóc lột

Tuy nhiên, đỉnh cao của văn xuôi và tiều thuyết viết về nông thôn ở

giai đoạn này thuộc về các nhà văn hiện thực Các nhà văn như Nam Cao,

Ngô Tát Tó, Nguyễn Công Hoan Vũ Trọng Phụng đi vào khám phá và thể hiện bức tranh đời sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

một cách chân thực, sinh động mà sâu sắc Những sáng tác của họ thực sự đã

góp phần đánh dấu bước phát triển mới về chất đói với dé tài nông thôn Một số tiêu thuyết (7ắ/ đèn của Ngô Tát Tố, Jð đê của Vũ Trọng Phụng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan), truyện ngắn (Chí Phèo, Lão Hạc của

Nam Cao) và phóng sự (Tập án cái đình, Liệc làng của Ngô Tất Tố, Một

huyện ăn tết của Vũ Trọng Phụng) vừa ra đời được người đọc chú ý, quan tâm Với cái nhìn xã hội “trên tinh thần giai cấp” (Vũ Trọng Phụng) và khát

vọng muốn làm “người thư ký trung thành của thời đại”, các nhà văn hiện thực đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống nông thôn và thân

phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám Đó là một nông thôn tối

Trang 17

trién mién, quyét liệt và gây gắt giữa người nông dân lương thiện, chân lắm tay bùn và bọn địa chủ, quan lại thống trị tham lam, độc ác, xảo trá (Ông chủ, Bà chủ của Nguyễn Công Hoan): nông thôn của những mánh khóc trong việc cho vay nặng lãi, cướp đoạt ruộng đất đây người nông dân đến “bước đường cùng” (Nghị Quế trong 7/ đèn Nghị Lại trong Bước đường cùng Bá

Kiến trong C”í Phèo): nông thôn của nạn cường hào, nạn xơi thịt, nạn dịch té hồnh hành, nạn lụt lội đói kém, nạn phu phen tạp dịch, nạn đốt nát tối tăm,

nạn mê tín dị đoan (Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Ƒỡ đê và Giông !ố của Vũ Trọng Phụng): nông thôn của những người nông dân lương

thiện, hiển lành bị đọa đày, bóc lột, hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn,

đầy vào tinh trạng cùng cực, bần cùng và lưu manh hóa (Chị Dậu trong 7Š

đèn, Chí Phèo trong Chí Phèo, lão Hạc trong Lão Hạc) và nông thôn của

những cuộc vùng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột của tầng lớp nông dân giành lấy quyền sống quyền làm người và quyền mưu cầu hạnh phúc (Chị Dậu trong 7i đèn, anh Pha trong Bước đường cùng, Phú trong Ƒỡ đê của Vũ Trọng Phụng)

Đặc biệt, trong sáng tác của mình Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác, ban

cùng, hết sức thê thảm Người nông dân càng hiên lành, càng nhẫn nhục thì càng bị cha dap, hat hui, bat công, lăng nhục tàn nhẫn: người nông dân bị

đầy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa như hiện tượng Chí Phèo Nam

Cao đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để khăng định nhân phẩm và bản chất

lương thiện ngay cả khi bị vùi đập cướp mất cả nhân hình, nhân tính của người nông dân Tác giả kết án đanh thép những thế lực đã tạo cái xã hội tàn

bạo trước 1945

Trong giai đoạn từ 1945 đến 1954, do tính chất đặc thù của lịch sử

Trang 18

sáng tác đông đảo, nhiều cá tính sáng tạo và bút pháp khác nhau nhưng họ cùng chung lý tưởng, cùng đứng vào hàng ngũ của Đảng, cùng hòa nhập với công - nông - binh (lực lượng chủ yếu của cách mạng), vừa cầm bút vừa sẵn sàng đến những vùng mũi nhọn của cuộc sống nhằm phục vụ mục đích kháng chiến kiến quốc Trong không khí khẩn trương của cuộc kháng chiến và để đáp ứng nhiệm vụ vận động, tuyên truyền cách mạng kịp thời nên tiểu thuyết viết về nông thôn không có được mùa bội thu như truyện ngắn và ký

Những năm 1950 trở đi, theo Phong Lê, “nhờ sự chuẩn bị một cách tích cực

và có ý thức những tiền đền về mặt xã hội, tô chức đội ngũ và lý luận về

phương pháp sáng tác ” [4:tr.133], tiêu thuyết nông thôn mới bắt đầu có

thành tựu Mùa giặt bội thu thể hiện qua hai cuộc thi Giải thưởng Văn nghệ

(1951 — 1952, 1954 - 1955) Những tác phẩm như V?ng mó (Võ Huy Tâm), Xưng kích (Nguyễn Đình Thi), Con râu (Nguyễn Văn Bồng) đã phác họa

được bức chân dung phong phú, chân thực về các cuộc vận động lớn như

chiến đấu và sản xuất, tiền tuyến và hậu phương

Tiểu thuyết Cøn /râu (Nguyễn Văn Bồng) tái hiện được hình ảnh người nông dân với tinh thần quyết chiến quyết thắng, ra sức bảo vệ trâu đề

én định sản xuất phục vụ cho tuyển tuyến Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử

tiêu thuyết nông thôn đã xây dựng được hình tượng đám đông quần chúng nhân dân đây ắp hơi thở của sự sống như đám đông nông dân Quảng Nam ra

sức bảo vệ xóm làng, bảo vệ trâu để sản xuất trong tiểu thuyết Con trau

Tiểu thuyết nông thôn ở chặng này có thành tựu nhất định, nhưng vẫn không tránh khỏi hạn chế Khuyết điểm lớn nhất là chưa phản ánh kịp thời

“đời sống và cuộc đấu tranh của nông dân chống lại sự bóc lột và đạp đỗ

quyên thế của địa chủ

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, đất nước chia cắt thành hai miền với hai nhiệm vụ cách mạng quan trọng Ngay trong khoảng thời gian mười nam dau (1955 - 1965), tiểu thuyết nông thôn đã bắt kịp nhịp đi của thời dai,

Trang 19

trong những vấn đề đó là cải cách ruộng đất Hàng loạt tác phẩm ra đời như Bếp đỏ lửa (Nguyễn Văn Bồng), Truyện anh Lực (Nguyễn Huy Tưởng, 3 tập), Đất chuyển (Nguyễn Khắc Thứ, 2 tập), Những người dân cày (Sao Mai), Xưng đột (Nguyễn Khải, tập 1) Cac tác phẩm trên chủ yếu tập trung

vạch trần những tội ác của giai cấp địa chủ, ca ngợi sức mạnh quật cường

của người nông dân, khẳng định những thành quả đạt được của phong trào cải cách ruộng đất Tuy nhiên, nhìn chung đa số các tác phẩm còn “sa vào

cái bệnh sơ lược, rập khuôn, công thức” [6S:tr.143] Sau sửa saI, cuối năm

1956 trở đi, đời sống nông thôn và người nông dân cũng có những khởi sắc Văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn đã xông vào phản ánh kịp thời cái không khí nóng hồi đó (Sắp cưới của Vũ Bão - tiểu thuyết, Những ngày bão tap cia Hữu Mai - truyện ngắn, Bồ con ông lão chăn bò trên núi Thắm của Xuân Thu - truyện ngắn) Từ 1959 phong trào đấu tranh nhằm hàn gắn vết

thương chiến tranh, đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, khôi phục kinh tẾ, cải

tạo xã hội chủ nghĩa nên những vấn đề nông thôn trong cải cách ruộng đất và sửa sai đã “ngừng lại trong lặng lẽ, để chuyển sang chủ để cải tạo nông thôn theo con đường hợp tác hóa từ thấp lên cao” [67:tr.43-44] Trước hiện thực đầy ắp hơi thở của cuộc sống đó, các nhà văn (nhất là các nhà văn trẻ lúc bấy giờ) lần lượt lên đường về các hợp tác xã nông nghiệp để "ba cùng"

với nông dân Chuyến đi thực tế đó đã đem lại một mùa bội thu cho văn xôi

và tiểu thuyết viết về nông thôn Về tiểu thuyết có Cái sản gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Xung đột (Nguyễn Khải) Truyện ngắn cũng đồi dào như Đông tháng năm Trong làng Đáy nước Ïụ mùa chưa gặt (Nguyễn Kiên),

Mua lac, Hay đi xa hơn nữa, T: tàn nhìn xa (Nguyễn Khải), Gánh vác, Hai chị

Trang 20

va địch, đặc biệt là ở những vùng cao biên giới và vùng Thiên Chúa giáo

Cuộc đấu tranh giữa mới và cũ, tiến bộ và lạc hậu, tiên tiến và bảo thủ”

[65:tr.204] và ghi lại những hình ảnh về cuộc sống mới và con người mới ở nông thôn, phân ánh những bước đi ban đầu đầy hứa hẹn ở nông thôn miền Đắc xã hội chủ nghĩa Cái sản gạch và Tw lúa chiếm (Đào Vũ) được xem là

sự kiện văn học lúc bấy giờ, đưa nhà văn Đào Vũ đến với Giải thưởng Nhà

nude (dot I) về văn học nghệ thuật Cái sân gạch đã dựng lại không khí nông

thôn miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp Xng đột của Nguyễn Khải ra đời sau chuyến đi thực tế của nhà văn về vùng Thiên chúa giáo toàn tòng ở Hải Hậu Nguyễn Khải đã có

cái nhìn chân xác về cải cách ruộng đất, lên án những kẻ đội lốt tôn giáo

chống phá cách mạng, ngăn cản giáo dân tham gia phong trào hợp tác xã nông nghiệp đang phát triển rằm rộ ở miền Bắc Tuy nhiên, khi viết Xưng đội (ở giai đoạn 1956-1960) Nguyễn Khải chưa có điều kiện để tìm hiểu phong trào cải cách ruộng đất đầy đủ, nhất là sự tiếp cận với bà con giáo dân nên cái nhìn, cách đánh giá ít nhiều còn phiến diện nghiêng về mặt đấu tranh với những kẻ đột lốt tôn giáo chống phá cách mạng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ lan rộng ra toàn quốc (8 - 1964) tất cả mọi tầng lớp (trong đó có nông dân) cùng hành quân ra mặt trận Trong không khí sục sôi đó, tiêu thuyết nông thôn đủ sức để gánh vác được trong trách của văn học đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc Do tác động của

hoàn cảnh vừa sản xuất vừa chiến đấu, hậu phương lớn chi viện cho tiền

Trang 21

cũng khởi sắc như Ảnh mắt, Tì rong gió cát (Bùi Hiện), Quê hương (Vũ Tú Nam), Bông hoa sứng, Hai chị em (Vũ Thị Thường) Nhìn chung, những tác phẩm trên chủ yếu miêu tả, khắc họa, ngợi ca ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người nông dân Người nông dân cầm súng đi vào kháng chiến một cách tự giác chứ không “tự phát” như giai đoạn trước Những tác

phẩm được viết ra từ máu thịt, mang cảm xúc sôi nổi, chân thành nhằm phản

ánh sức sống nông thôn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả người nông dân hăng hái đi vào sản xuất lớn, sẵn sàng hậu phương vững chắc cho miền Nam ƑØ ho (2 tập) của Nguyễn Đình Thi là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất ở chặng này Nhà văn có tham vọng khái quát phạm vi rộng

lớn của hiện thực đời sống từ đô thị tới nông thôn nhằm thể hiện quả trình

vận động của lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc Ông đã miêu tả sự thăng

tram của những số phận đại diện cho nhiều tầng lớp xã hội khác nhau trước

biến có lớn lao của lịch sử Có thể nói Nguyễn Dinh Thi van là nhà tiểu

thuyết có công lớn đối với dé tài nông thôn và nông dân

Những năm tiền đối mới (1975 - 1985), tiểu thuyết nông thôn đã âm

thầm diễn ra cuộc chuyên mình ở chiều sâu trong đời sống nội tại, với những trăn trở tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt ở những nhà văn mẫn cảm trước

những biến chuyên của thời đại Và họ đã lặng lẽ tự thay máu mình để cuộc

sống hiện thực đa chiều hơn như Chu Văn (Đái mặn) Ma Văn Kháng (À#ưa

mùa hạ) Nguyễn Thị Ngọc Tú (Hạt mùa sau), Nguyễn Kiên (Nhìn dưới mặt trời) Đào Vũ (Bí thư cấp huyện), Nguyễn Thế Phương (Ngày trở vô), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cù lao Tràm) Bên cạnh cảm hứng ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng phê phán, cảm hứng đời tư, cảm quan nhận

thức lại hiện thực và có sự đánh giá, quan sát người nông dân dịch chuyên

dần về phía đạo đức sinh hoạt; là tiếng nói “phản biện”, “lập luận” trong cung cách làm ăn kinh tế (vấn đề tổ chức sản xuất và quản lí xã hội) của

những người “đi trước thời đại”, đồng thời chỉ ra sự lỗi thời, lạc hậu của cơ

Trang 22

thức hệ Những vấn dé nóng bỏng đó được các nhà văn quan tâm một cách rốt ráo, phản ánh cuộc sống mới ở nông thôn đang chuyển mình, đang bung phá cùng nhịp đập toàn dân tộc Tiểu thuyết Ä⁄a mùa hạ (Ma Văn Kháng) phản ánh được những khó khăn, gian khổ ở nông thôn trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm cho đến thời điểm này vẫn còn nguyên giá trị, bởi cho đến bây giờ và mai sau, sự phát triển hay suy thối của nơng nghiệp, nơng thôn và nông dân vẫn được xem là một vấn đề lớn của quốc gia Tiểu thuyết Cờ Lao Tram (Nguyễn Mạnh

Tuấn) ra đời tạo cơn địa chấn trong giới văn học, giới quản lí và được bạn

đọc khen chê một thời sôi nối Sức hấp dẫn chủ yếu bởi tính thời sự Tác giả dám “đặt ra những kinh nghiệm cá nhân ngang với kinh nghiệm cộng đồng”,

đám nói và nói được những vấn đề tiêu cực lớn

Do độ lùi của thời gian, tính chất giao thời từ văn học cách mạng sang

nền văn học thời kì hậu chiến nên tiểu thuyết nông thôn chặng này vẫn chưa làm một cuộc bứt phá toàn diện ở cả dé tài, cảm hứng, các phương thức nghệ

thuật và quy luật vận động Nó vẫn theo “quán tính” cũ, nghiêng về sự kiện, bao quát hiện thực, chưa có dấu hiệu phản sử thị Hình tượng con người bản

lĩnh, anh hùng vẫn đọng lại đậm nét Những tìm tòi gian khổ của buồi đầu đã mở ra cho tiêu thuyết nông thôn những năm tiền đối mới hướng tiếp cận mới

về hiện thực ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau làm nên bệ phóng tích cực

cho việc chuẩn bị sẵn sàng bước vào thời kỳ đối mới Những gì thực sự đổi mới ở khu vực tiêu thuyết nông thôn phải chờ đến sau Đại hội VI (1986)

Từ Đối mới đến nay là chặng thứ năm trong hành trình viết về nông

thôn và người nông dân Việt Nam, đã dần dần xuất hiện một bức tranh nông

thôn mới và khác trước Đó là nông thôn thời hậu chiến: nông thôn trong và

sau sự thực thi một mô hình sai lạc về phát triển xã hội: nông thôn trong các

Trang 23

Và đây mới là chất liệu chính, là miền đất hứa cực kỳ hấp dẫn cho tiểu

thuyết, bởi nó như là sự trở lại trên một quy mô và tầm vóc lớn hơn nhiều

những thành tựu đã được ghi nhận trong văn học hiện thực và hiện thực xã

hội chủ nghĩa trước và sau 1945

Nông thôn trước năm 1986 trong các tác phâm văn xuôi là một xã hội

bình ồn, ít có những xáo trộn, những mâu thuẫn và sự đấu tranh Thực trạng của nông thôn chỉ được phản ánh đúng sự thực vốn có của nó, một cách không che

đậy trong văn xuôi sau năm 1986 Viết về đề tài nông thôn và người nông dân Việt Nam thời kỳ đối mới có khá nhiều tác giả: Nguyễn Khải, Dương Hướng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường (mảng tiểu thuyết), Sơn Nam, Phùng Gia Lộc, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư (mảng truyện

ngăn) Nhưng, nối bật nhất, là bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu,

Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Minh Châu là nhà văn quân đội Ông viết nhiều về đề tài chiến tranh và những người lính Nhưng những truyện ngắn hay nhất, nổi tiếng nhất của Nguyễn Minh Châu lại là truyện ngắn viết về đề tài nông thôn và người nông dân Đó là cặp đôi Khách ở quê ra và Phiên chợ Giái Có thê nói, những truyện ngắn đó là tất cả những gì tinh hoa nhất trong sự nghiệp viết văn của ông Như lời nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến nhận định:““Truyện này là một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân” [80]

Lé Luu là nhà văn, nhưng trước hết, ông là một nông dân “thứ thiệt

một trăm phần trăm” Nông thôn Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Lê Lựu đã hiện lên rất sinh động thông qua cái làng Hạ Vị quê ông Thời xa vắng là

một bước đột phá mới trong cách nhìn về người nông dân Việt Nam Tiêu

thuyết 7ời xa vắng của Lê Lựu phản ánh sinh động và chân thực quá trình

chuyên biến trong cách nhìn nhận, đánh giá lại thực tại đó Ở đây không chỉ

Trang 24

Nguyễn Khắc Trường thuộc lớp nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ Mánh đất lắm người nhiều ma là tiêu thuyết viết về đề tài nông thôn đầu tiên của tác giả Nguyễn Khắc Trường miêu tả lề thói và thành

kiến hủ lậu vùng Giếng Chùa, đã thâm nhập vào đời sống nông thôn, đã chi

phối nếp nghĩ và cách ứng xử của nông dân Đánh giá sự thành công của nhà văn Nguyễn Khắc Trường viết về đề tài nông thôn, nhà thơ Trần Đăng Khoa khẳng định: “Có thê nói tắt từ Nam Cao, qua một chút Kim Lân, đến Nguyễn Khắc Trường và Lê Luu, chung ta mdi lại có nhà văn nông thôn thứ thiệt” [80]

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn lớp đàn em so với Nguyễn Minh Châu, Lé Luu, và Nguyễn Khắc Trường Đề tài nông thôn và người nông dân chiếm một tỉ trọng khá lớn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp không xây dựng nhân vật điển hình, hoàn cảnh điền hình trong truyện ngắn của mình kiều như Nguyễn Minh Châu Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, nhưng những truyện ngắn của ông viết về nông thôn và người nông dân vẫn có điều gì đó gợi cho người đọc cảm nhận về những điều sâu thẳm

nhất, nhức nhối, bức bách của xã hội nông thôn: những mảnh đời, những số

phận nông dân cay đắng “dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, cùng với

những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, Am no

Cũng phải cần phải nói thêm, cho đến hôm nay có thể nói phấn lớn

những tác phẩm văn học thiếu nhi của văn học Việt Nam hiện đại, sống được

với thời gian vẫn là những tác phẩm có đề tài nông thôn, hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bối cảnh của chữ này Dé mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi, Đất rừng phương nam của Đoàn Giỏi, Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng đều là như thế Dễ hiểu, bằng cách nay hay cách khác, những nhà văn

nói trên viết về tuổi thơ của họ, một tuổi thơ gắn với một đất nước, tính

thuần nông còn rất cao, gắn với một thời, ra ngõ là gặp cánh đồng

Trang 25

vào dòng chảy văn học nghệ thuật nước nhà Song nhiều ý kiến cho rằng, đề có được những tác phẩm xứng tầm so với thực tế điễn ra của công cuộc xây dựng nông thôn mới hơm nay, ngồi tài năng và tâm huyết của đội ngũ sáng

tác, rất cần sự đầu tư tương xứng của nhà nước đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật

1.3 Ngô Ngọc Bội - một nhà văn nhiều tâm huyết với vấn đề nông thôn và nông dân

1.31 Ngô Ngọc Bội - con người, cuộc đời và sự nghiệp

Ngô Ngọc Bội sinh ngày 7 thang 1 nam 1929 tại xã Phú Khê, huyện

Cầm Khê tỉnh Phú Thọ Một vùng đất sơn thủy hữu tình được mệnh danh là

"khe gấm" nằm bên hữu ngạn dòng sông Thao tươi đẹp Đó là vùng trung du hẻo lánh Nơi có bạt ngàn đổi cọ nương chè xen với bãi sông, đồng ruộng, xóm làng quần tụ trên những quả đồi, những khu phù sa mau mỡ Chỉ ba,

bốn mươi năm trở về trước, Phú Khê còn bạt ngàn đổi cọ Hình ảnh những

cây cọ ngốn ngang, gai góc vươn thăng lên trời, tạo một nét quê trung du riêng biệt Cùng với hình ảnh cây cọ, con người nơi đây rất thật thà và giàu cảm xúc Tất cả đã đi vào trong từng trang văn của Ngô Ngọc Bội Quê hương Ngô Ngọc Bội nằm xa quốc lộ xa không khí thị thành Con người quanh năm sống trong luỹ tre xanh, với những tập tục, giỗ tết, cưới xin, đám đình, hội hè

Nhà văn Ngô Ngọc Bội sinh ra trong một gia đình đông anh em, kinh tế vào bậc trung lưu Ông có tâm hồn nghệ sỹ bẩm sinh, từ nhỏ đã ham đọc

sách, vẽ tranh và say mê đàn, sáo Cả một cuộc đời làm bảo, viết văn, Ngô

Ngọc Bội chỉ viết về đề tài nông thôn và bối cảnh cho các tác phẩm đó chính là mảnh đất quê hương ông Khi ông cịn nhỏ, ngồi cơng việc đồng áng, bố

mẹ ông còn mở một quán khâu vá để có đủ tiền nuôi đàn con ăn học Hàng

ngày ông vẫn thấy mẹ thu gom những thẹo vải thừa vào bao tải để bán cho cô mua vải vụn, lông ga lông vịt, tóc rối hay ngồi khâu những tắm chăn bằng

Trang 26

đến năm 1945 thi bi phá san, ông phải bỏ đở chương trình tiêu học thời Pháp

về làm nông nghiệp Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc, rồi dân quân du kích liên xã Nỗ Lực Ngoài ra, ông còn có thêm nghề trèo cọ, dé cắt những lá cọ đem bán cho người ta lợp mái nhà Có những cây cọ cao đến ba bốn chục mét mà ông cứ trèo thoăn thoắt Hồi đó, ông là cao thủ trèo cọ của cả vùng nên cũng có đồng ra đồng vào đề đỡ đần cuộc sống gia đình Ông cũng tham gia hoạt động cách mạng và được

kết nạp vào Đảng từ năm 1948 Đến tuổi lấy vợ Ngô Ngọc Bội được bố mẹ

tìm cho một cô gái ưng ý cùng làng Đó là cô Lê Thị Mẫn, con gái đầu của ông Lê Đôn, cách nhà ông chỉ một cái ao rộng Cô Mẫn là người vợ, đồng thời là người đàn bà đẹp trong các tác phẩm của ơng Ơng bảo, chẳng bao giờ ông quên được hình ảnh cái giường ngủ của vợ chồng ông trong ngày cưới Trên chiếc giường tre được trải một cặp chiếu cói mới Đầu giường là hai chiếc gối và cái chăn được khâu bằng những thẹo vải đủ các màu xanh,

nâu đen, trắng Mãi thẹo vải chỉ bằng lá lúa, bao diêm, miếng nao to thi

bằng bàn tay Năm 1948, Ngơ Ngọc Bội thốt ly gia đình đi công tac, từ

huyện đội Câm Khê, liên khu Việt Bắc, rồi tỉnh Hòa Bình Từ năm 1957 đến

1968, Ngô Ngọc Bội làm cán bộ Ty Văn hóa Phú Thọ, Vĩnh Phú Năm 1968 ông chuyền lên làm biên tập viên Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam cho

đến lúc nghỉ hưu năm 1993 Từ khi nghỉ hưu ông chuyển hẳn về sinh sống ở

quê

Ngô Ngọc Bội về lại quê hương, sống trong một ngôi nhà bên những tán cây hồng xiêm cổ thụ ngót cả trăm tuổi, toả bóng xum xuê Sau hai chục năm công tác ở tuần báo Văn nghệ, nghỉ hưu ông về sống cuộc đời thanh bạch nơi chôn rau cắt rồn, cùng với người vợ hiền hậu chất phác mà ông lấy về từ năm 17 18 tuổi Bà Mẫn là mẫu người đặc trưng của phụ nữ nông thôn

Đắc bộ Kề từ ngày về làm dâu họ Ngô, bà lặng lẽ, tảo tần gánh vác gia đình

Trang 27

“Văn học là đây chứ còn đâu nữa Quê tớ có nhiều chuyện hay lắm, viết cả đời không hết được Chính vì thế mà tớ luôn cảm thấy như người mắc nợ với quê hương, với nông thôn"

Có lẽ ai đã từng gặp nhà văn Ngô Ngọc Bội một lần thì chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được gương mặt ấy, ánh mắt ấy Nó vừa toát lên nét đôn hậu chất phác nhưng lại vừa hiện rõ vẻ rắn rỏi của một con người phong trần, từng trải Ông hiền lành, dé thỏa mãn, yêu đất nước hồn nhiên theo cách riêng của mình mà cứ ngỡ nó gai góc, hóc hiểm Bên bỉ cả đời mình theo

một con đường văn, một kiểu văn, bằng tất cả trí tuệ, tâm hôn, sức lực, ông

tự tin và bất chấp mọi sự điều chỉnh hay gia giảm quan niệm sáng tác Ngô Ngọc Bội là con người có ý thức cao về Đảng và vai trò tiên phong của người đảng viên Tôi đã được biết, ông là người ít giao đãi với bạn bè văn

chương Đặc biệt với các tên tuổi lớn, những nhân vật quan trọng hoặc

những ông nhà văn hay tỏ vẻ khụng khệnh, giả cầy, ông lại càng tránh tiếp xúc Ông bảo mỗi người có một công việc riêng, suy nghĩ riêng, một cách

viết riêng, vậy thì cứ làm tròn bổn phận của mình đi Với ông, ông đã chọn

cho mình một cách sống, một cách viết mang nhãn mác rất Ngô Ngọc Bội Tuy từng công tác ở báo Văn nghệ gần ba mươi năm, nhưng về hưu ông vẫn

tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ văn nghệ địa phương, hòa đồng VỚI cuộc sống của bà con Nha văn tâm sự: "Anh em người fa trọng mình, tôn

vinh mình thì mình phải trọng người ta, hòa nhập với người ta chứ Mà đã về làng rồi thì nhà văn với nhà nông có khác gì nhau Tớ vẫn phải dọn ao thả cá,

cuốc vườn trồng rau, rồi đi họp xóm họp thôn, sinh hoạt hội Người cao tuôi, bàn việc làm đường, làm nhà trẻ rồi sinh đẻ kế hoạch, bận bỏ mẹ ra day Giờ

chỉ không có leo cọ được thôi " [42]

Trong sự nghiệp văn xuôi Ngô Ngọc Bội, kể từ khi tập truyện ngắn

Chị Cả Phây xuất bản năm 1963, tiếp đến là Đát bóng, Ao làng, Nợ đi,

Trang 28

gia đình bi phá sản, tiếp đến là chuỗi ngày khổ cực, phải lao động sớm, thấu hiểu cảnh đời người nông dân, dòng máu nông dân trong Ngô Ngọc Bội không ngừng tuôn chảy, kể cả khi ông sống ở thành phó đến mấy chục năm

Phải thế chăng mà đời văn Ngô Ngọc Bội chỉ chung thủy mỗi mảng đề tài

nông nghiệp nông dân, nông thôn Tap truyén Chi Ca Phdy, tiéu thuyét Ao làng viết về giai cấp nông dân trong phong trào hợp tác hóa ở nông thôn những năm 60 của thế kỷ trước Cuộc đấu tranh giữa tư tưởng cũ và chính sách mới Tac pham Ld non lai phan anh cudéc dau tranh tìm hướng đi ở nông

thôn khi hình thức tổ chức đã lỗi thời, thể hiện sự bế tắc trong sản xuất, sự

phân hóa trong giai cấp nông dân, nhất là xuất hiện bọn cường hào mới ở nông thôn Các tác phẩm Gió đưa cành trúc, Mênh mang công trời gần như là tổng kết tiến trình vận động của nông thôn trung du, chuyên tiếp đến thời

kỳ khoán hộ, đổi mới Còn riêng tiểu thuyết Ác mỘng nói về sự sai lầm, quá

đà trong cải cách ruộng đất, ông là người được chứng kiến, ấp ủ nó từ lâu Vấn đề tác phẩm đề cập không có gì mới, vì những sai lầm này Đảng ta đã công khai thừa nhận ngay sau đó và đã có biện pháp khắc phục Có thể nói các tác phẩm của Ngô Ngọc Bội phản ánh rất sinh động quá trình vận động ở nông thôn, những vấn đề thời sự nóng bỏng đang diễn ra, với cái nhìn phản

biện tích cực Nhìn nhận khách quan mà nói, mỗi chủ trương chính sách đối

với nông nghiệp, nông thôn từ năm 1954 đến những năm tiếp theo, do điều

kiện hoàn cảnh bấy giờ, chúng ta còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, chưa đủ

tầm nhìn để đánh giá đúng thực tiễn, nên đã nóng vội duy ý chí Một chính

sách đưa ra bên cạnh yếu tố tích cực, bao giờ cũng có bat cap, tiéu cuc di liền, có lúc bất cập, tiêu cực lấn át cái tích cực, thế là sai lầm Nhà văn Ngô

Trang 29

Bội chi là phản biện xã hội, nêu cái xấu, cái dở để mà khắc phục chứ không

có ý gì khác Khổ nỗi, khái niệm "phản biện xã hội" này chỉ gần đây mới có, chứ trước đây người ta cho là "nói ngược" là có vấn đề đã khiến ông không ít lần gặp phiền toái Cũng may là không khí dân chủ, nhìn thắng vào sự thật của xã hội ta đã minh chứng cho những suy nghĩ tâm huyết, trăn trở vì cộng đồng của các nhà văn chân chính, trong đó có nhà văn Ngô Ngọc Bội Tiêu thuyết Ác mộng của ông từng bị "treo" phát hành, mới đây được trao giải thưởng Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ, một tỉnh đi đầu đổi mới trong khoán quản nông nghiệp ở nước ta Cho đến nay, nhà văn Ngô Ngọc Bội đã xuất bản gần hai mươi đầu sách Ông được nhận Giải thưởng Nhà

nước về Văn học, Nghệ thuật năm 2012 và nhiều giải thưởng khác

1.32 Nông thôn và nông dân - dé tài xuyên suốt trong hành trình văn xuôi Ngô Ngọc Bội

Suy nghĩ về nghề văn Ngô Ngọc Bội cho rằng: "Đã nói đi vào viết văn

xuôi, trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay chỉ nên đi một chân, không thể ôm

đồm nhiều chức danh được Phải có thời gian (tốt nhất là làm một phóng viên) đi khắp nơi, khắp chốn Khi cuộc sống đã chín thì xoáy sâu vào một vùng, thậm chí là một đề tài Như vậy mới có đủ vốn liếng để viết lâu dài

được." [31] Trong bài viết "Tôi viết tiêu thuyết như thế nào?" (Văn nghệ số

5, 30 - I - 2010) Ngô Ngọc Bội có những tâm sự: "Khi đã chiêm nghiệm

mình thuộc dạng viết như thế nào, tôi có cả một "sách lược" lâu đài, hoạch

định cho cả đời cầm bút của mình Đề tài tôi chọn là đề tài nông dân - nông

thôn: thậm chí là nông thôn vùng đồi Tại Sao vậy? Vì tôi sinh ra ở vùng đôi, miền đất của nền văn hóa Hùng Vương Trong đời cầm bút của mình, tôi cũng muốn có chút gì đóng góp cho vùng đất ấy Ý tưởng thứ hai: Đề tài

nông thôn, nông dân là đề tài lớn, lâu dài Xã hội Việt Nam là xã hội nông

dân, nền văn hóa làng xã khép kín trong ly tre xanh có từ hàng ngàn năm nay Mọi sự biến động của đất nước dù lớn hay nhỏ đều xáo động tới người

Trang 30

của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên bao nhiêu kỳ tích Vậy biết bao nhiêu đề tài viết về nông thôn, nông dân Việt Nam." [31]

Trong giới văn chương, ta tạm gọi người viết về dé tài nông thôn cũng nhiều nhưng viết để cho ra hồn cốt của nông thôn Việt Nam thì lại ít Ngô

Ngọc Bội đã làm được điều đó Nếu viết về nông thôn mà không thực sự thấm, thực sự yêu, thực sự đau đớn, không thực sự đắm mình trong thế gidi

nhà qué, thi cho dù tác phẩm của anh dẫu có viết về con trâu, viết về cây lúa, viết về củ khoai củ sắn thì cũng chỉ giống như người mặc com lê, đi giày tây cưỡi xe trên đường làng mà thôi Nhà văn Ngô Ngọc Bội lại như có một bản năng rất lớn, trước tiên đó là bản năng của một ông nông dân cần mẫn lầm

lũi làm việc cộng với bản năng văn chương đã tạo thành một Ngô Ngọc Bội

không trộn lẫn vào đâu được Ngô Ngọc Bội như một ông nông dân đi chân đất kéo cày vừa cầm bút viết văn Chính vì vậy mà tác phẩm của ông thấm chất chân quê để đến được cái chân của văn chương Ông viết về đời sống, những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc, diễn biến tâm lý của người nông dân như viết về chính con người mình Chỉ có người nông dân mới thực sự hiểu rõ bản tính của con trâu, nên khi ông viết về cảnh trọi trâu hay tả cảnh con trâu kéo cày thì mới thật sinh động và hấp dẫn Ông miêu tả tâm lý con trâu trong từng hoàn cảnh khác nhau khiến người đọc thấy bỡ ngỡ, lý thú rồi bị hút vào đó Chỉ có một anh trai làng mới có thê miêu tả những cảnh yêu đương của trai gái nông thôn mới chân thực đến thế, nó vừa vụng về vừa mộc mạc lại vừa có duyên dưới một ngòi bút tinh tế Tác phẩm của Ngô Ngọc Bội bám sát người nông dân theo suốt một chiều dài lịch sử, từ trong những cuộc cách mạng, tham gia giải phóng được giải phóng và xây dựng kinh tế Cuộc sống của người nông dân trong văn Ngô Ngọc Bội vô cùng

sống động, có xung đột và hàn gắn, có nước mắt và nụ cười, có cái chung và

Trang 31

hoặc có nơi đặt hàng, chỉ cần nghe báo cáo là có sản phẩm Dạng này thường viết nhanh hết cuốn này đến cuốn khác Nhưng văn chỉ có cốt truyện sự

việc, thiếu tình tiết, thiếu chi tiết sống và nội tâm nhân vật Ông tự nhận

mình là người viết thuộc vào dạng thứ nhất, vì vậy mà Ngô Ngọc Bôi đã có

cả một sách lược lâu dài, hoạch định cho cả đời cầm bút của mình Năm

1960, khi truyện ngắn B6 quan do mới được giải nhất cuộc thi truyện ngắn

của báo Văn Học thuộc Hội Nhà văn Việt Nam ông đã khẳng định cầm bút

và đi vào nghiệp văn chương Năm 1968, ông về công tác tại báo Văn nghệ, đúng là nơi đề ông thả sức học tập viết lách Ông tranh thủ bố sung kiến thức và tay nghề Ơng xơng xáo đi viết bút kí, phóng sự cho báo, trên rừng dưới biển, trong Nam ngồi Đắc, nơi nào ơng cũng đặt chân đến Đi tới đâu ông ghi chép rất cần thận và viết bút kí, phóng sự tới đó Những chuyến đi như thế đã giúp ông mở thêm tầm nhìn

Những năm Ngô Ngọc Bội làm trưởng ban văn xuôi ở báo Văn nghệ,

có thể được xem là một giai đoạn hoàng kim của văn học, đặc biệt là thê loại văn xuôi Thời kì đó báo Văn nghệ đã tạo ra những cơn “địa chấn” với hàng

loạt truyện ngắn bút kí phóng sự viết về đề tài nông thôn và nông dân Hồi đó, nhà văn Nguyên Ngọc là Tổng biên tập báo Văn nghệ được ví như là

tổng công trình sư, còn Ngô Ngọc Bội là kĩ sư thực hiện

Nhà văn Ngô Ngọc Bội có niềm tự hào lạ lùng: Từ Phú Thọ về Hà

Nội nhưng chỉ viết một đề tài (tam nông), chi in một báo (Văn nghệ) và chỉ

đi một xe đạp, là cái Diaman mua từ 1960 bằng tiền Giải Nhất báo Văn

nghệ: Bộ quân áo mới Sẽ dễ hiểu hơn về sự gắn bó ấy nếu biết một nửa gia

đình ông, bà vợ tắm mắn của ông vẫn ở tại quê nhà làm xã viên hợp tác Mọi

lo lắng về việc làm ăn chếnh mảng theo tiếng kẻng, về cái đói và về cái sự

tập thể hóa những cánh rừng cọ rồi hoặc để hoang hóa hoặc bóc lột chúng

Trang 33

Chương 2

NHUNG MOI TRAN TRO THUONG TRUC VE NONG THON VA NONG DAN TRONG VAN XUOI NGO NGOC BOI

2.1 Nông thôn - nông dan trong "cơn địa chấn" cải cách ruộng đất

Cuộc cải cách ruộng đất đã tạo ra những dấu ấn trong lòng những ai quan tâm Nó cũng để lại nhiều cái mất mát đồ vỡ làm đảo lộn các giá trị xã

hội Đã có nhiều tác phẩm văn học miêu tả cuộc cải cách ruộng đất từ nhiều

góc độ khác nhau

Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu ngày 25-12-1953 và kết thúc

ngày 30-7-1956, được chia làm sáu đợt Nhiều ngàn người đã trở thành nạn

nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất Có lẽ vì vậy, sau nửa thế kỷ, cải cách

ruộng đất vẫn là đề tài cắm ki trong văn học nghệ thuật Việt Nam Khoảng

năm 1957, tiểu thuyết đầu tay Sếp cưới của Vũ Bão đã bị phê phán quyết liệt vì đụng đến những sai lầm trong cải cách ruộng đất Cho đến những năm 90

trong bối cảnh đổi mới, mới lại có thêm một số tiểu thuyết về để tài này Đặc

biệt là Ác mộng của Ngô Ngọc Bội và tiểu thuyết Ba người khác của Tơ

Hồi, những người từng trực tiếp làm “anh đội cải cách rồi anh đội sửa sai” trong giai đoạn lịch sử ấy

Tiểu thuyết Ba người khác được viết từ góc nhìn của người trong

cuộc Nhà văn Tơ Hồi từng là thành viên trong đội cải cách, chứng kiến một

sự kiện lịch sử đảo lộn toàn bộ đời sống nông thôn miền Bắc lúc bấy giờ

Tiểu thuyết đã giúp cho bạn đọc có thêm một cái nhìn mới mẻ về sự kiện đó Tác giả đã miêu tả chân thực diễn biến sự kiện có kèm sự lý giải xác đáng dé

thuyết phục bạn đọc Đội cải cách đã làm các thao tác đối trắng thay đen rất hoàn hảo, bởi lẽ trong Đội có những kẻ xảo quyệt, ham thành tích và tiếp tay

cho họ là một số bần cố nông xấu xa, dốt nát Đội đã làm được những

Trang 34

2 «, đều bị quy là “có vấn đề”, “phản động tay sai địa chú”, “Quốc dân đảng”, “?? ce “liên quan tổ chức cũ”, “lịch sử không trong sạch”, “lập trường không vững vàng”

Trong số các sáng tác của nhà văn Ngô Ngọc Bội, Ác mộng là cuỗn tiêu thuyết được nhiều người biết đến nhất Đây là cuốn sách viết rất chân thực về đề tài nông thôn trong cơn địa chấn cải cách ruộng đất Cũng như tiêu thuyết Ba người khác của nhà văn Tơ Hồi, Ác mộng là cuốn tiêu thuyết vừa mang dáng dấp của hôi ký, bởi câu chuyện được kể xoay quanh cuộc đời, số phận của những người thân và của chính nhà văn Ngô Ngọc Bội về công tác cải cách ruộng đất Tác giả trực tiếp tham gia vào đợt năm cải cách

ruộng đất và đợt sửa sai Gia đình nhà văn lại vừa là nạn nhân trong đợt cải

cách

Câu chuyện cải cách ruộng đất mà nhà văn kế diễn ra ở xã Quảng Hà

"Xã có bảy ngàn dân, hơn một ngàn sáu trăm hộ, mười sáu xóm lớn nhỏ: Xóm Chợ, Thượng, Diếc, Sộp, Thịnh Đa, Đình, Tam Đỉnh, Mã Sơn, Mơ

Trong, Mơ ngoài - thường gọi là Đầm Mơ, một xóm công giáo Liên Trì, một

nhà thờ họ, một chỉ khu tễ ác, con sông Bùi chảy từ Một chi bộ đảng có

năm đảng viên " [21:8] Đội cải cách ở xã Quảng Hà gồm có các nhân vật :

Vũ Long là đội trưởng, Ngọc Chấm và Bảo, tất cả có đến hai mươi hai

người Trong Ác mộng câu chuyện còn kê về việc cải cách ruộng đất ở chính quê hương của Bảo Tác giả đã có những sự đan cài kín kẽ giữa các sự việc diễn ra trong những thời gian và không gian khác nhau nhưng vẫn giữ mối

liên hệ giữa các nhân vật tạo ra những sự việc, câu chuyện vừa chân thực

vừa hấp dan, li ki Su dan xen giữa câu chuyện về cải cách ruộng đất ở quê

hương Bảo mà gia đình Bảo, đặc biệt là gia đình bên vợ phải chịu hậu họa

Trang 35

văn đặt là Bàng hoàng nhưng khi đưa sang Nhà xuất bản Lao động lại đôi thành Ác mộng

Trong chương một của cuốn tiêu thuyết nhà văn Ngô Ngọc Bội mở ra bối cảnh của cuộc cải cách ruộng đất Ngô Bảo đã theo đoàn về làm cải cách ở xã Quảng Hà và anh được phân công phụ trách ở xóm Thượng, anh đã làm quen với Hoàng Quy, một anh thợ cắt tóc nhanh nhâu và nắm được rõ tình hình của xóm:

" - Xóm có bao nhiêu gia đình ?

- Một trăm ba mươi gia đình, năm trăm bảy mươi mốt khẩu Hai mươi

chín mẫu năm sào mười hai thước ruộng - Sao anh nắm được kĩ vậy ?

- Làm thuế nông nghiệp mãi em còn lạ gì Anh thấy xóm em có nghèo không ? Cho nên phải sống đủ các nghề Mười chín ngành nghề cả thảy: rèn,

moc, né, hàng xay, hàng xáo, bắt lươn, bắt ếch, riu tôm, tát vũng, cắt tóc, bán thuốc ê, lang băm, thầy cúng, địa lí, dạy học, tướng số, bói toán, thêu ren,

hàn nồi Chúng em đi kiếm ăn khắp các chợ vùng quê

- Thế địa chủ mấy ? Phú nông mấy ?

- Địa chủ có nhà bà Nguyễn Thị Đạo là chắc chắn Nhà bà ta có bảy mẫu ruộng, ba dinh cơ Còn phú nông thì phải xét" [21:14-15] Và Bảo nắm được luôn tình hình của xã: "Cả xã có sáu đảng viên: ông Tịch, ông

Bông, ông Ngọc, chị Huệ anh Thăng, anh Thành Xã này đã có thời có năm

mươi tư đảng viên Em cũng là đảng viên cũ đấy chứ ạ Nay chỉ còn sót lại

có bốn: Tịch, Bông, Ngọc, Huệ Mỗi người mỗi vẻ giống như Lưu, Quan, Truong trong Tam quốc VỊ Tịch thì ung dung tự tại, người có đức độ cao sâu, có mưu đỗ chiến lược, có sức hấp dẫn cán bộ và quần chúng Còn vị

Trang 36

rắp" [21:17-I8] Họ là những người thuộc tổ chức cũ trong đợt cải cách ruộng đất này

Ngô Bảo đã tìm được đối tượng nghèo nhất xóm để có thể ở "ba

cùng", "thăm nghèo hỏi khổ" và nắm rễ bắt chuỗi Đó là gia đình anh Xuân

Ngọ "một gia đình bé bé ngay cạnh gốc bang, mai ra mới, vách đất còn ướt, nhỏ xíu, tối om" [21:19] Sau ba ngày thăm nghèo hỏi khổ Bảo đã nắm được ba rễ: Trịnh Xuân Ngọ Nguyễn Thị Lúa, Nguyễn Thành Trong đó Nguyễn Thành là đảng viên thuộc tô chức cũ đang bị đội trưởng Vũ Long và đội phó

Nhàu hạch sách và cảnh báo

Viết về cải cách ruộng đất nhà văn Ngô Ngọc Bội đã tập trung đi sâu

vào hiện thực đấu tố địa chủ, xóa bỏ thành phần tổ chức cũ và công việc sửa

sai của đợt cải cách Những địa chủ đầu tiên của xã Quảng Hà là Tổng

Hoàng và Lý Đức "Tơng Hồng là người có nhiều ruộng nhất xã Quảng Hà, Lý Đức một lí trưởng tề có nhiều nợ máu Cốt cán ở Đầm Mơ tố cáo: Trong mấy năm Lý Đức làm lí trưởng tề đã báo cáo cho Tây về phục kích tại sông

Bùi bắn chết ba cán bộ ta! Tông Hoàng và Lý Đức đều đã bị bắt tối hôm

qua" [21:82] Hai người này được Nguyễn Tuấn, một tay chuyên lập hồ sơ, bồ sung hợp lí hoa hé so dé đưa lên thành "cường hào ac ba", dem ra "tòa án

nhân dân đặc biệt" đề xử bắn Việc đấu tố địa chủ, cường hào có lẽ độc ác

nhất là ép con phải đấu tố cha, vợ phải đấu tố chồng Thục là con gái của Lý

Đức, cũng đã bị đội cải cách ép lên chỉ mặt vạch tội cha mình Đó là hành

động phá hoại luân thường đạo lí của con người Việt Nam, mà ngay bản thân những anh đội, những rễ, chuỗi nhiều khi cũng vì trách nhiệm phải làm Khi Ngọc Chuẩn đập bàn quát tháo, bắt ép Thục phải đấu tố cha của mình là

Lý Đức, Ngô Bảo đã cảm thấy "tởm lợm cái việc làm của cô đội phó được

mệnh danh là "Tướng phá vây" này Cái con quỷ cái này không biết từ lúc

nào đã từ một cô gái nông thôn lành hiền trở thành dã thú Bàn tay no da vay

Trang 37

Trong cải cách ruộng đất còn có quy định về số phần trăm địa chủ trên số hộ của mỗi xã là sáu phần trăm Theo như Vũ Tiềm phụ trách thống kê thì Quảng Hà còn thiếu mười bốn địa chủ nữa và Vũ Long đã dùng quyền lực

đội trưởng để ấn định số địa chủ còn thiếu cho mỗi xóm Theo đó xóm

Thượng của Ngô Bảo mới có một địa chủ là Nguyễn Thị Đạo, phải nhận

thêm hai địa chủ nữa! Việc này Lúa là cốt cán dự họp đã phân đối không

nhận Buộc Vũ Long phải lập tức cử Ngọc Chuẩn xuống xóm Thuong dé truy quét địa chủ cho đủ chỉ tiêu: ông Lang Khuê và Đồ Cả bị lôi ra truy thành địa chú "ông Lang Khuê gần hai mẫu ruộng nhưng gia đình lại có tới năm lao động chính Lão Đồ Cả năm nay đã hơn bảy mươi tuổi Hai cha con ở với nhau trong ngôi nhà cũng rộng rãi nhưng sơ khoảng Cuộc đời của

hai cha con sống lang bạt kì hồ, đở lưu manh lừa đảo lại dở có học thức"

[21:157] thế mà thành địa chủ

Cảnh tượng đấu tố gia đình ông Lang khuê là địa chủ diễn ra thật đáng thương tâm Bà Huệ, vợ thứ hai của ông Lang khuê được ông chiều chuộng,

mua sắm cho đủ thứ, thế mà lúc đấu tố thì: "Vừa nhìn thấy chồng bà Huệ đã

hấp tấp chỉ mặt:

- Thằng Lang Khuê! Mày hãm hại cuộc đời tao! Mày bỏ bùa bỏ bả tao! Vợ mày chỉ đẻ được hai mống con, mày dỗ tao về làm lẽ để đẻ con đàn cháu đồng Ai ngờ mày đã đang tay cắt thuốc triệt sinh, triệt sản tao Mày biến tao thành con nuôi, thằng ở nhà mày, cả đời tao hầu hạ " [21:164]

Sau khi đấu tố Lang Khuê một cách mĩ mãn, đội tiến hành tịch thu tài sản,

cái buồng riêng của khô chủ là bà Huệ không ai được động đến Nhà văn

Ngô Ngọc Bội đã rất đau xót khi miêu tả những giá trị vật chất và tinh thần

Trang 38

thuốc bằng chữ nho: bạch chỉ, phục linh, cam thảo trên nóc tủ xếp hàng trăm pho sách chữ Nho, chữ Tây và quốc ngữ Người ta vứt bừa bãi ra sân

chẳng aI đoái hoài Ngọc Chuẩn ra lệnh thu tất cả về nhà kho, để đến hôm làm lễ đốt văn tự "khai tử chế độ phong kiến bóc lột, xóa nợ cho nông dân" đống lửa sẽ to cao, chứng tỏ tội địa chủ càng nhiều Đó là một thảm họa lớn

cho văn hóa dân tộc mà nhà văn đã phải rợn người khi phải trực tiếp chứng kiến những việc làm sai trái mà "lực bất tòng tâm"

Câu chuyện Ác mộng không chỉ nói đến việc đấu tố địa chủ, cường

hào ác bá mà còn hấp dẫn người đọc bởi những chỉ tiết li kì, kín kẽ, những sự việc bất ngờ xảy ra giữa đội cải cách với những người thuộc "tổ chức cũ",

việc đấu tranh với bọn phản động được xem là địch còn cài lại, còn bồ trí

sẵn Ngay từ ngày đầu về xã Quảng Hà, đội cải cách ruộng đất đã truất bỏ

quyền hành của tổ chức cũ: Bông, Tịch, Ngọc đều bị gọi lên dé ban giao lai

số sách, súng đạn Đội trưởng Vũ Long tuyên bố:"Hai anh Bông, Tịch yên

trí về sinh hoạt với nông dân, lúc nào cần, Đội gọi Từ giờ phút này, các việc thuộc về chính quyền, đoàn thể, chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội gốc cây,

ngọn cỏ đều do Đội phụ trách Các anh thuộc "tô chức cũ" nay đã hết quyền hạn" [21:10] Và Vũ Long còn nhắc lại lời huấn thị của cấp trên: "Đợt năm cải cách ruộng đất là cuộc tổng tiến công đề quốc, phong kiến ở đồng bằng

Nơi ay địch đã bố trí sin tran dia Chi bộ của ta căn bản là của địch, hoặc bị

địch lũng đoạn nghiêm trọng Đây là chiến dịch Điện Biên Phú" [21:11] Câu chuyện không dừng lại ở đó mà nhà văn Ngô Ngọc Bội còn khai thác sâu hơn hiện thực mâu thuẫn giữa đội cải cách với những người thuộc thành phần tổ chức cũ Ngô Bảo thì ngay từ đầu đã tín nhiệm và chọn Nguyễn

Thành là đảng viên, phó chủ tịch ủy ban xã, bộ đội phục viên để làm rễ Việc

Trang 39

Từ khi sự việc 6ng Hao Chot bị bức tử thì dường như đội cải cách,

đứng đầu là Vũ Long đã chính thức tuyên chiến với tô chức cũ Thực ra tổ

chức cũ là một thế lực do chính sách cải cách dựng lên: đội cho bắt trói Tịch, Bông, Ngọc và Vũ Long xem đó là một chiến công: "Đù mẹ! Đánh địch thì phải có địch mà đánh mới khoái chứ! Tụi bây! Thế là địch đã bắt đầu cục

cua! May hém nay ta tan công vào đầu sỏ, tô chức phản động có nguy cơ đồ

bể Chúng đã bức tử Hào Chót đề lấp đầu mối Ngay tối hôm qua ta đã cho

bắt ba tên "tổ chức cũ" Bông, Tịch, Ngọc" [21:88]

Những cuộc hỏi cung, những trận đánh đập diễn ra liên tục cho đến ngày Bông trốn thốt khỏi gơng cùng ra hoạt động chống phá đội cải cách bằng các hoạt động phá phách, viết khẩu hiệu lên tường gây cho đội cải cách những khó khăn nhất định trong việc chuyên từ bước hai sang bước ba Cho đến ngày đội cải cách xử bắn Tịch thì bị Bông và những người khác tổ

chức đánh tháo Vũ Long bị ốm phải nhập viện, trong lúc đội cải cách ruộng đất xã Quảng Hà tê liệt hoàn toàn thì đột nhiên có đội sửa sai về

Đội sửa sai do bí thư huyện ủy Đồn Khơi làm trưởng đoàn về đã cởi

nút cho màn kịch cải cách ruộng đất ở xã Quảng Hà, nhưng lại mởi ra một

màn kịch mới Tác giả là người trong cuộc, cho nên đã thấy rất rõ cảnh hỗn

loạn, xô xát khi người dân nghe tin "sửa sai" "Chi thi về sửa sai cải cách

ruộng đất chưa được công bố chính thức ra ngoài quần chúng, nhưng không khí đã xôn xao bàn tán rồi người ta kêu gào, khóc lóc, chửi rủa Nghe nói nhiều nơi người ta đòi treo cô cán bộ Đội, đã giết những đứa cốt cán

Ở Quảng Hà cũng thế Ba gia đình ở xóm Đình bị quy là địa chủ vác

bua dé dap pha kho khiéng bàn tủ, thóc lúa nồi xanh về Ở Thịnh Đa con

cháu Lý Đức lùng sục bắt được Nguyễn Thị Thuận trói vào gốc cau đòi rạch miệng: "Nợ máu phải trả bằng máu!" [21:191] Việc sửa sai do bí thư Đồn

Khơi chỉ đạo đã cơ bản thành công Sau cái chết của Tịch, Đồn Khơi đã

Trang 40

cải cách ruộng đất ở xã Quảng Hà Đó cũng là lời tổng kết, ai điều cho những mất mát, sai lầm của cải cách ruộng đất đã gây ra:

"Đám tang Tịch có hàng ngàn người Quảng Hà đưa tiễn Đặng Khôi quyết định chôn anh ở cái huyệt đã đào sẵn ở bên bãi tha ma Thịnh Đa cùng với Lý Đức, Tống Khoái và Hai Thảo Mọi người vây quanh bốn ngôi mộ

Trước khi từ biệt, Đặng Khôi xúc động đứng lên nói với bà con: " Anh

Tịch chết đi để lại cho chúng ta nhiều điều cay đắng Anh nằm cùng với ba người tại đây Cũng chưa biết ai đúng, ai sai Nhưng dù sao đây cũng là người Việt Nam chúng ta Nếu chỉ vì mục đích lấy ruộng đất của người giàu chia cho người nghèo, có lẽ chúng ta không cần thiết phải làm như thế này Một sai lầm quá lớn và kéo đài " [21:197]

Như vậy, trong tiêu thuyết Ác mộng nhà văn Ngô Ngọc Bội đã nói lên được những sai lầm của cải cách ruộng đất Trong cơn "địa chấn" này đã giết

oan, bắn oan nhiều người, tàn phá nhiều của cải vật chất, làm băng hoại nền

đạo đức văn hóa xã hội Những vấn đề này cũng đã được các tiêu thuyết sau này nói đến Như trong "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường, "Ba người khác" của Tơ Hồi

Ác mộng cịn nói lên những nỗi ám ảnh và mất mát mà chính gia đình Ngô Bảo phải gánh chịu Trong những năm cải cách ruộng đất Ngô Bảo làm

cán bộ đội, nhưng gia đình anh cũng bị nỗi oan địa chủ, đặc biệt là gia đình

bên vợ, ông Lê Đôn cũng bị quy là địa chủ cường hào Trong cuốn tiêu thuyết này nhà văn đã dành chương 2, chương 3 và phần cuối để nói về những gì xảy ra đối với gia đình ông Lê Đôn trong cải cách ruộng đất Và chính những phần này lại gây ám ảnh lớn trong lòng người đọc Ơng Lê Đơn là trưởng họ Lê ở quê Bảo, là bố vợ của Bảo Gia đình ông Lê Đôn giàu có

lâu đời, ông học giỏi Pháp văn, từng dạy học và có nhiều học trò đỗ đạt

"Ông dạy học chừng chục năm, có hàng mấy trăm học sinh Thầy dạy tốt, thái độ khiêm nhường, đức độ cao thượng Ngoài chương trình dạy quốc

Ngày đăng: 21/08/2014, 06:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w