1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529)

93 248 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ TỐ LOAN NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI MẠC (1527 - 1592) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên, 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ TỐ LOAN NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI MẠC (1527 - 1592) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHI Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi đã tận tình hướng dẫn và động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trường ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tư liệu Viện sử học Việt Nam, Thư viện Quốc gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn. Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Tố Loan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Nông thôn Việt Nam thời Mạc (1527 – 1592), dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và Nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Tố Loan XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 8 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Mạc 8 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. 12 1.3. Tổ chức Hội ở nông thôn: 16 1.4. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn 21 CHƢƠNG 2. KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 29 2.1. Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn thời Mạc 29 2.2. Sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. 34 2.3. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ. 41 2.4. Giao thông và phương tiện đi lại. 52 CHƢƠNG 3. VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 55 3.1. Phong tục, tập quán và tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn 55 3.2. Nghệ thuật và giáo dục ở nông thôn 62 3.3. Nhà ở, ăn, mặc của người dân ở nông thôn 71 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 85 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông thôn Việt Nam với 74,8% dân số, 72% lực lượng lao động xã hội, tạo ra 40% GDP của cả nước, là nơi phân bố hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nơi sinh sống của 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, phát triển nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước. Xuất phát từ đặc điểm và vai trò của nông thôn Việt Nam, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) và Hội Nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008) đã khẳng định vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như giữ vững an ninh quốc phòng đất nước. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011) đã tiếp tục đưa ra những quan điểm chỉ đạo đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Như vậy, có thể nói rằng cùng với nông nghiệp và nông dân, nông thôn là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Nông thôn là địa bàn chiến lược của cả nước – nơi có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Đây còn là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ thụ sản phẩm của nền kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích lũy cho công nghiệp hóa, phát triển kinh tế. Mặt khác, nông thôn còn là nơi chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật . Ngoài ra, vai trò của nông thôn còn thể hiện trong việc giữ gìn và tô điểm cho môi trường sinh thái của con người, tạo ra sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Có thể nói rằng xã hội nông thôn ổn định và phát triển là nền tảng, là gốc ổn định và phát triển đất nước. Ngày nay công cuộc phát triển nông thôn ngày càng được chính phủ các nước khắp thế giới, nhất là các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm. 2 Là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, nông thôn là khu vực chứa đựng những yếu tố như kinh tế, chính trị Nơi khơi nguồn và lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc. Ra đời và tồn tại trong một thời gian không dài so với các vương triều trước, nhưng Mạc đã để lại dấu ấn trong lịch sử dân tộc bằng những đóng góp tiến bộ trên nhiều phương diện “Góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị - xã hội trong nước cũng như tái lập quan hệ bang giao với nhà Minh” [66]. Đời sống nhân dân ổn định, xã tắc yên bình trong thời gian trị vì của hai vị vua đầu vương triều. Xuất phát từ nhận thức về vai trò của nông thôn trong quá khứ và hiện tại, tôi lựa chọn đề tài “Nông thôn Việt Nam thời Mạc (1527 – 1592)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ năm 1986 cùng với công cuộc cải cách mở cửa đất nước theo chủ trương của Đảng, các nhà nghiên cứu lịch sử đã nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về triều Mạc. Cụ thể, bắt đầu từ đây đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học, trong đó các nhà nghiên cứu lịch sử đã có cái nhìn cởi mở và khách quan hơn về vương triều này. Cũng từ đây, nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục của nhà Mạc đã được sáng tỏ. Vị trí, vai trò của nhà Mạc trong lịch sử cũng dần được trả lại đúng với vị trí của nó. Từ năm 1991, có nhiều bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử bàn về nhà Mạc như thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục hay các công trình nghiên cứu về vương triều Mạc. Về chính trị - xã hội: Trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995), Nxb Khoa học xã hội có bài Chế độ quân chủ thời Mạc (1527 – 1592) và thể chế chính trị đương thời của PTS. Trần Thị Vinh. Tác giả Đặng Kim Ngọc với bài: Một số biện pháp của nhà Mạc trong việc xây dựng đất nước. 3 Nguyễn Đức Nhuệ có bài Vài nét về đời sống nhân dân trong thời nội chiến Lê – Mạt. PGS Chu Quang Trứ có bài nghiên cứu Hiểu về xã hội Mạc qua mấy phát hiện về Mỹ thuật Mạc ở xứ Đông trong cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng (1996). Về kinh tế: Cũng trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995), Nxb Khoa học Xã hội, TS Đỗ Đức Hùng có bài: Một vài nét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp dưới thời Mạc (thế kỉ XVI) Trong đó tác giả đã khái quát chính sách ruộng đất dưới thời Mạc và tình hình kinh tế nông nghiệp thế kỉ XVI. Đặc biệt, tác giả Vũ Duy Mền trong bài Một số vấn đề làng xã thời Mạc đã đề cập khá tỉ mỉ đến tình hình ruộng đất làng xã và tổ chức hành chính và xã hội nơi làng xã. Tác giả Trần Thị Vinh trong cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng (1996) có bài Nhà Mạc đối với nền kinh tế công thương nghiệp ( thế kỉ XVI – thế kỉ XVII). Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khá rõ nét nguyên nhân cũng như những biểu hiện của sự phát triển công thương nghiệp dưới thời Mạc. Ngoài ra trong cuốn sách này còn có bài viết Chính sách kinh tế của nhà Mạc qua tư liệu điền dã của tác giả Mạc Hữu Họa – Mạc Văn Viên. Bên cạnh đó có một số bài viết của PGS.PTS Đỗ Văn Ninh và Nguyễn Đức Nhuệ về vấn đề tiền tệ và công thương nghiệp thời Mạc trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592 (1995), Nxb khoa học xã hội. Về văn hóa giáo dục: Có các bài nghiên cứu Mấy vấn đề tri thức thời Mạc của PGS Lê Văn Lan. Vương triều Mạc và văn chương thế kỉ XVI của Nguyễn Hữu Sơn trong cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng (1996). Tình hình Giáo dục thi cử thời Mạc của Nguyễn Hữu Tâm đăng trong cuốn Vương triều Mạc 1527 – 1592, ( 1995), Nxb khoa học xã hội. 4 Ngoài ra trong các cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử của Viện sử học và Hội đồng Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng xuất bản năm 1996; Mạc Đăng Dung và Vương triều Mạc của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam công bố năm 2000 cũng có một số chuyên đề đề cập tới các các vấn đề như chính trị . kinh tế, văn hóa Tác giả Đinh Khắc Thuân đã có rất nhiều bài viết đề cập một cách toàn diện và sâu sắc về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội – giáo dục thời nhà Mạc; Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI (2001); Văn bia thời Mạc (2010), Nxb Hải Phòng; Góp phần nghiên cứu lịch sử triều Mạc ở Việt Nam (2012), Nxb khoa học xã hội. Đặc biệt trong cuốn Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia (2001), Nxb khoa học xã hội. Qua tác phẩm này, tác giả đã trình bày một cách chi tiết và cụ thể từ những đánh giá về Mạc Đăng Dung cho đến tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương, cùng những hoạt động kinh tế và văn hóa nơi làng xã. Tác giả Nguyễn Văn Sơn với Luận án Phó tiến sĩ Khảo cổ học Di tích thời Mạc vùng Dương Kinh (Hải Phòng) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội (1997) cũng đã tái hiện lại hoạt động kinh tế, thương mại diễn ra tại vùng đất này. Đặc biệt, trong luận văn thạc sĩ Kinh tế Đại Việt thời Mạc (1527 – 1592) của Phan Đăng Thuận đã đề cập một cách chi tiết về hoạt động kinh tế thời Mạc như tình hình sở hữu ruộng đất, hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp, tiền tệ Trong luận văn thạc sĩ Giáo dục, khoa cử thời Mạc từ năm 1527 đến năm 1592 của tác giả Tô Ngọc Hằng đã tái hiện lại một cách chân thực về chế độ giáo dục khoa cử thời kì này. Sự phát triển của giáo dục, khoa cử dưới thời Mạc đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước phong kiến đối với sự phát triển chung của đất nước. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cũng như gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc. 5 Trong năm 2010 đã có một cuộc hội thảo tiếp tục đề cập tới các vấn đề của nhà Mạc như Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam (Hội Sử học Hà Nội) cuộc hội thảo với sự tham gia của hơn 50 chuyên gia trong lĩnh vực sử học và văn hóa đã được tổ chức tại Trung tâm thành cổ Hà Nội, ngay trên nền điện Kính Thiên xưa. Đa phần, các tham luận đều tập trung phân tích những ảnh hưởng khá tích cực của vương triều nhà Mạc tới xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV, XVI trên nhiều lĩnh vực như văn hóa nghệ thuật, giáo dục, kinh tế, quân sự Dù còn nhiều hạn chế, tư duy kinh tế của nhà Mạc cũng đã tạo nên nhiều thành quả tương đối tích cực trong đời sống xã hội và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của một nền nghệ thuật nhà Mạc có phong cách riêng (chủ yếu ở các lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc). Nhìn chung, từ những 80 trở lại đây đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu về vương triều Mạc trên các khía cạnh kinh tế, bang giao, làng xã, giáo dục nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về nông thôn thời Mạc. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên thực sự là những tư liệu quý báu và bổ ích cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhằm tái hiện lại một cách chân thực và khách quan nông thôn thời Mạc. Trong đó bao gồm các yếu tố về chính trị - xã hội, kinh tế và văn hóa. Qua đó góp phần lý giải một cách khách quan những vấn đề liên quan đến nhà Mạc nói riêng và đến lịch sử dân tộc thời kì này nói chung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về nội dung: Trong phạm vi đề tài: Nông thôn Việt Nam thời Mạc luận văn sẽ đi tìm hiểu khai thác ở các khía cạnh chính trị- xã hội, kinh tế, văn hóa ở nông thôn thời Mạc. [...]... thành bởi 3 chương: Chƣơng 1: CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC Chƣơng 2: KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC Chƣơng 3: VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 7 CHƢƠNG 1 CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 1.1 Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Mạc Sau thời kì phát triển và ổn định của nhà nước Lê sơ thế kỉ XV, đặc biệt từ thời vua Lê Thánh Tông Đến đầu thế kỉ XVI chế độ chính trị và... giống như chức năng của huyện Thông qua văn bia và sách Đại Việt sử ký toàn thư ta biết được một số châu dưới thời Mạc như châu Man, châu Thu Vật, châu Đại Man, châu Vĩnh An Xã: Đơn vị hành chính cấp cơ sở Dưới xã là thôn (ở nông thôn vùng đồng bằng) Ở nông thôn miền núi có có đơn vị Động (sách, nguồn); Trong Đại Việt sử ký toàn thư đã có nhắc tới đơn vị Động: “Năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng… nộp các động... loạn Mạc Đăng Dung được giữ những vị trí quan trọng trong triều đình và dần thâu tóm quyền lực trong tay Lợi dụng sự suy yếu của triều đình nhà Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung đã ép vua Lê nhường ngôi và lập ra nhà Mạc Nhà Mạc tồn tại với tư cách là một vương triều từ 1527 đến 1592, gồm 65 năm, trải qua các phổ hệ từ Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên đến Mạc Mậu Hợp từ khi Mạc. .. Như Tích, Thời La và Chiêm Lãng với 15 7 "động" là Chiêm Lãng, Thời La, Tư Lẫm, Liễu Cát, Cổ Sâm, Kim Lặc và La Phù Trong đó, các động Tư Lẫm, La Phù, Liễu Cát và Kim Lặc thuộc "đô" Như Tích; còn các động Cổ Sâm, Chiêm Lãng thuộc "đô" Chiêm Lãng; động Thời La cũng là đô Thời La [25] 1.3 Tổ chức Hội ở nông thôn: Thời Mạc xuất hiện khá nhiều Hội nhằm làm việc thiện, khuyến khích học tập ở nông thôn Hội... cùng với sự đông đảo của tầng lớp tri thức nho học ở nông thôn một mặt góp phần vào việc nâng cao dân trí của người dân ở nông thôn Mặt khác thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với giáo dục 28 CHƢƠNG 2 KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 2.1 Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn thời Mạc 2.1.1 Ruộng đất công làng xã Đây là cơ sở kinh tế, chỗ dựa của làng xã trong các triều đại phong kiến Về hình thức ruộng... người nông dân với kinh thành thì chúng tôi vẫn tiến hành nghiên cứu ở khía cạnh kinh tế của khu vực nông thôn thời kì này 4 Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tƣ liệu Tư liệu chung: Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú (1961), Tập 3, Nxb Sử học, Hà Nội Đại việt sử kí toàn thư, Tập 2 (2004), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Đại việt thông sử ( 2007), Lê Qúy Đôn, Nxb Văn hóa thông... chế hành chính xã hội như thời Lê cố gắng của nhà Mạc trong việc tăng cường phạm vi ảnh hưởng của mình tới khu vực nông thôn Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau mà tổ chức bộ máy nhà nước thời Mạc chưa được chặt chẽ so với thời Lê từ trung ương tới địa phương: “Nhà Mạc chỉ đủ sức quản lí vùng đất thuộc quyền kiểm soát 27 của mình với những đơn vị hành chính có sẵn từ trước, nhà Mạc không thể kiểm soát... trên xuống dưới như thời Lê được” [75, tr 43] Thời Mạc, do tác động của tình chính trị - xã hội nên ở nông thôn các tổ chức Hội ra đời và phát triển khá mạnh mẽ Bên cạnh hội Thiện, tổ chức giáp ra đời với mục đích làm việc thiện thì ở nông thôn còn có hội Tư văn – tổ chức của những tri thức nho học Sự xuất hiện của hội Tư văn cùng với sự đông đảo của tầng lớp tri thức nho học ở nông thôn một mặt góp phần...Về thời gian: Từ khi triều Mạc thành lập (năm1527) đến khi bị nhà Hậu Lê đánh bật khỏi Thăng Long (năm 1592) Về không gian: - Phạm vi đất nước Việt Nam thời Mạc bao gồm khu vực Bắc bộ và toàn bộ khu vực từ Quảng Nam trở ra Bắc (nhưng trên thực tế nhà Mạc chỉ quản lý từ Thanh Hóa trở ra) - Phạm vi xung quanh kinh thành Thăng Long mà người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông thì vẫn thuộc... khoa cử thời Mạc lúc bấy giờ Trong làng xã thì Nho sĩ được hưởng các quyền lợi ưu đãi của làng xã Việc ưu đãi này xuất phát từ vai trò thực tế của Nho sĩ trong đời sống cư dân Tóm lại, cùng với lực lượng khá đông đảo, tri thức Nho học ở nông thôn thời Mạc đã góp phần quan trọng trong quá trình tham tích cực vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa nơi làng xã - Tầng lớp quan chức địa phương ở nông thôn Gồm . - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC Chƣơng 2: KINH TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC Chƣơng 3: VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 8 CHƢƠNG 1 CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 1.1 HỘI Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 8 1.1. Bối cảnh chính trị, xã hội Đại Việt thời Mạc 8 1.2. Tổ chức chính quyền ở nông thôn. 12 1.3. Tổ chức Hội ở nông thôn: 16 1.4. Các tầng lớp xã hội ở nông thôn. TẾ Ở NÔNG THÔN THỜI MẠC 29 2.1. Chế độ ruộng đất của làng xã ở nông thôn thời Mạc 29 2.2. Sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. 34 2.3. Nghề thủ công và buôn bán nhỏ. 41 2.4. Giao thông

Ngày đăng: 21/11/2014, 01:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Văn An (2009), Ô Châu cận lục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ô Châu cận lục", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2. Đào Duy Anh (1994), "Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Dương Văn An (2009), Ô Châu cận lục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2. Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
3. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2000
4. Đào Duy Anh (1956), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến đầu thế kỷ XIX, Quyển thượng, Tập san Đại học Sư phạm xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Đào Duy Anh
Năm: 1956
5. Trần Thị Kim Anh (2001), “Bia chợ xã Đông Ngạc – thêm một bài văn bia thời Mạc”, Tạp chí Hán Nôm, (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bia chợ xã Đông Ngạc – thêm một bài văn bia thời Mạc”, "Tạp chí Hán Nôm
Tác giả: Trần Thị Kim Anh
Năm: 2001
6. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí mĩ thuật người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí văn học nghệ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trí mĩ thuật người Việt
Tác giả: Trần Lâm Biền
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2001
7. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2011
8. Tống Thanh Bình (2009), Nhà Mạc với công cuộc ổn định xã hội Đại Việt từ 1527 – 1546, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà Mạc với công cuộc ổn định xã hội Đại Việt từ 1527 – 1546
Tác giả: Tống Thanh Bình
Năm: 2009
9. Nguyễn Đình Chiến (1999), Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn ở thế kỉ XV – XIX, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn ở thế kỉ XV "– "XIX
Tác giả: Nguyễn Đình Chiến
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1999
10. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1961
11. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1961
12. Ngô Kim Chung (1975), “Ruộng đất tư hữu và những hình thức khai thác ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời phong kiến”, Tạp chí kinh tế, (số 85) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ruộng đất tư hữu và những hình thức khai thác ruộng đất tư hữu ở Việt Nam thời phong kiến”," Tạp chí kinh tế
Tác giả: Ngô Kim Chung
Năm: 1975
13. Tống Văn Chung (2001), Xã hội học nông thôn, NXb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học nông thôn
Tác giả: Tống Văn Chung
Năm: 2001
14. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (đồng chủ biên) (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Bộ giáo dục đào tạo Hà Nội – Đại học ngoại ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (đồng chủ biên)
Năm: 2005
15. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1996), Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 1945- 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 1945- 1995
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
16. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2007), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các triều đại Việt Nam
Tác giả: Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2007
17. Ngô Thị Kim Doan (2004), Văn hóa làng xã Việt Nam, Nxb văn hóa thông tin, công ty văn hóa Bảo Thắng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa làng xã Việt Nam
Tác giả: Ngô Thị Kim Doan
Nhà XB: Nxb văn hóa thông tin
Năm: 2004
18. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
19. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp
Tác giả: Phan Đại Doãn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
20. Phan Đại Doãn (2010), Từ làng đến nước một cách tiếp cận lịch sử, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ làng đến nước một cách tiếp cận lịch sử
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
21. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1996), Mối quan hệ làng, họ và gia đình truyền thống, trong: Tương Lai (Chủ biên), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (quyển II), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ làng, họ và gia đình truyền thống", trong: Tương Lai (Chủ biên), "Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam
Tác giả: Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2 CHỨC QUAN CHÍNH Ở TAM TY MỖI ĐẠO [69] - nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529)
Bảng 1.2 CHỨC QUAN CHÍNH Ở TAM TY MỖI ĐẠO [69] (Trang 27)
Bảng 1.3 MỘT SỐ CHỨC QUAN Ở XÃ [70] - nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529)
Bảng 1.3 MỘT SỐ CHỨC QUAN Ở XÃ [70] (Trang 30)
Bảng 3. 1 KIẾN TRÚC CHÙA MẠC QUA XÂY DỰNG, TU BỔ [70] - nông thôn việt nam thời mạc (1527-1529)
Bảng 3. 1 KIẾN TRÚC CHÙA MẠC QUA XÂY DỰNG, TU BỔ [70] (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w