1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008

107 501 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU

DANH MỤC BẢNG TÍNH

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Lý luận chung về ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Các chức năng của ngân hàng thương mại 3

1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 5

1.1.3.1 Nghiệp vụ nợ 6

1.1.3.2 Nghiệp vụ có 7

1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian 9

1.1.3.4 Mối quan hệ giữa các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng 10

1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 11

1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 11

1.2.1.1 Định nghĩa về tín dụng 11

1.2.1.2 Tín dụng ngân hàng 12

1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 13

1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng 14

1.2.4 Những ưu điểm và nhược điểm của tín dụng ngân hàng 15

1.2.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng 16

Trang 2

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 19

2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 19

2.1.1 Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu 19

2.1.2 Những nguyên tắc chủ yếu khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tín dụng ngân hàng 20

2.1.3 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 21

2.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động huy động vốn 21

2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động sử dụng vốn 24

2.1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 27

2.1.3.4 Chỉ tiêu lợi nhuận 30

2.2 Các phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng 31

2.2.1 Phương pháp phân tổ 31

2.2.2 Phương pháp dãy số thời gian 32

2.2.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian 33

2.2.2.2 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối 33

2.2.2.3 Tốc độ phát triển 34

2.2.2.4 Tốc độ tăng (giảm) 35

2.2.2.5 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn 36

2.2.3 Phương pháp chỉ số 36

Trang 3

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM AGRIBANK 40

3.1 Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 40

3.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 40

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 41

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 43

3.2 Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 46

3.2.1 Hoạt động huy động vốn 46

3.2.1.1 Phân tích quy mô tổng vốn huy động 46

3.2.1.2 Phân tích cơ cấu vốn huy động 51

3.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 59

3.2.2.2 Doanh số thu nợ 68

3.2.2.3 Dư nợ cho vay 70

3.2.3 Lợi nhuận 77

3.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 79

3.2.4.1 Chỉ tiêu dư nợ quá hạn và hệ số nợ xấu K3 79

3.2.4.2 Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động 82

3.2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng 83

3.2.5 Vận dụng phương pháp chỉ số và phương pháp PONOMARJEWA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 84

Trang 4

3.2.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 84 3.2.5.2 Phân tích biến động về lợi nhuận của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam 88 3.2.6 Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 91 3.2.6.1 Đối với hoạt động tín dụng của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 91 3.2.6.2 Đối với công tác thống kê trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam 94

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

NHN O &PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

δ i Lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn

Δ i Lượng tăng, giảm tuyệt đối định gốc

Trang 6

DANH MỤC BẢNG TÍNH

Bảng 1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam

thời kỳ 2003-2008 46 Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch

NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 51 Bảng 2.1: Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD 53 Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch

NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 54 Bảng 3.1 Biến động vốn huy động theo đối tượng huy động của SGD 54 Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Việt Nam giai đoạn 2003-2008 56 Bảng 4.1: Biến động vốn huy động theo kỳ hạn của SGD 58 Bảng 5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt

Nam thời kỳ 2003-2008 59 Bảng 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam 62 Bảng 6.1: Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD 64 Bảng 7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 65 Bảng 7.1: Biến động doanh số cho vay theo đối tượng vay của SGD 67 Bảng 8: Biến động doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam

thời kỳ 2003-2008 68 Bảng 9: Biến động tổng dư nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời

kỳ 2003-2008 70 Bảng 10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNO&PTNT

Trang 7

Bảng 10.1: Biến động dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của SGD thời kỳ

2003-2008 74 Bảng 11: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 75 Bảng 11.1: Biến động dư nợ cho vay theo đối tượng vay của SGD thời kỳ

2003-2008 76 Bảng 12: Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch

NHNO&PTNTViệt Nam thời kỳ 2003-2008 78 Bảng 13: Chỉ tiêu nợ quá hạn và hệ số nợ xấu của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 80 Bảng 14: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 82 Bảng 15: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của Sở giao dịch NHNO&PTNT

Việt Nam thời kỳ 2003-2008 83 Bảng 16: Các chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, tỷ trọng vốn tín dụng trong

tổng vốn huy động, tổng vốn huy động 85 Bảng 17: Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu năng

vốn huy động, tổng vốn huy động trong kỳ 88

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt

Nam thời kỳ 2003-2008 50 Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch

NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 53 Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch

NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008 56 Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT

Việt Nam giai đoạn 2003-2008 58 Biểu đồ 5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt

Nam thời kỳ 2003-2008 61 Biểu đồ 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 64 Biểu đồ 7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 67 Biểu đồ 8: Biến động doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt

Nam thời kỳ 2003-2008 69 Biểu đồ 9: Biến động tổng dư nợ của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam

thời kỳ 2003-2008 71 Biểu đồ 10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 74 Biểu đồ 11: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 77 Biểu đồ 12: Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch

NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 79

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa, hệ thống Ngân hàng thươngmại cũng ngày càng phát triển và trở thành các trung gian tài chính đưa vốn từ nơithừa sang nơi thiếu, đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng nhưcủa cá nhân và hộ gia đình Đặc biệt là từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thịtrường, sản xuất hàng hóa phát triển, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp phục vụsản xuất cũng như của cá nhân, hộ gia đình là rất lớn Chính vì vậy người ta cần vốntín dụng để thực hiện mục đích của mình Có thể nói ở nước ta hiện nay chủ yếumới chỉ có hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại thực hiện nhiệm vụnày Một mặt khác, ở Việt Nam hiện nay, tín dụng là hoạt động chiểm tỷ trọngkhoảng 70% doanh thu của các Ngân hàng thương mại Chính vì thế có thể nói tíndụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất tại các Ngân hàng thương mại

và cũng là lĩnh vực mà các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt nhất Do đó, vấn đềđặt ra là cần quản lý tốt hoạt động tín dụng

Để quản lý tốt hoạt động tín dụng, vấn đề cần giải quyết là làm sao để có thểhuy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả Do đó, việc phân tích hoạtđộng tín dụng tại các ngân hàng để thấy được những mặt mạnh, mặt yếu từ đó đềxuất những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng làviệc rất cần thiết

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong các Ngân hàngthương mại, trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch, ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt Nam em đã chọn đề tài: “ Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008” để làm luận văn tốt nghiệp.

Luận văn đi sâu vào việc sử dụng các phương pháp phân tích thống kê đểphân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và

Trang 10

Phát triển Nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008 và đưa ra một số giái pháp kiếnnghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và công tác thống kê trong hoạtđộng tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam

Ngoài lời nói đầu, kết luận và doanh mục bảng biểu, chữ viết tắt, kết cấu củaluận văn thực tập gồm có ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng củangân hàng thương mại

Chương 2: Hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê phân tích hoạtđộng tín dụng ngân hàng

Chương 3: Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Bùi Đức Triệu đã

trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình viết luận văn Em cũngxin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thống kê, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

và các cô chú, anh chị trong phòng Tín dụng, Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành luận văntốt nghiệp này

Vì thời gian và kiến thức thực tế còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp khôngtránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý luận chung về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọngnhất trong nền kinh tế, nó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ - tín dụng Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của Hội đồng Nhànước xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt độngchủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và

sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiệnthanh toán”

Như vậy, ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ trung gian tài chính, đi vay đểcho vay qua đó thu lời từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi Ngân hàngthương mại thực sự là một loại hình doanh nghiệp dịch vụ tài chính Mặc dù giữangân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác rất khó phân biệt sựkhác nhau nhưng người ta vẫn phải tách ngân hàng thương mại ra một nhóm riêng

vì những lý do rất đặc biệt của nó như tổng tài sản có của ngân hàng thương mạiluôn là khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, hơn nữa khối lượngséc hay tài khoản gửi không kì hạn mà nó có thể tạo ra cũng là bộ phận quan trọngtrong tổng cung tiền tệ M1 của cả nền kinh tế Có thể thấy ngân hàng thương mại có

vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế quốc dân

1.1.2 Các chức năng của ngân hàng thương mại

Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệtquan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Trang 12

Chức năng làm trung gian tín dụng của NHTM đóng vai trò quan trọng đốivới tất cả các đối tượng trong quan hệ tín dụng.

Với người gửi tiền, họ sẽ thu được tiến từ vốn tạm thời nhàn rỗi với khoản lãitiền gửi Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo an toàn cho khoản tiền gửi và cung cấpcho khách hàng các dịch vụ thanh toán tiện lợi

Với người đi vay, họ sẽ thoả mãn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh hoặc tiêu dùng mà không phải tốn kém nhiều thời gian cũng như chi phí choviệc tìm nơi cung cấp nguồn vốn

Bản thân các ngân hàng thương mại thì sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệchgiữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi Lợi nhuận này là nguồn thu nhập lớn nhấtcho các ngân hàng, là cơ sở để các NHTM tồn tại và phát triển

Thông qua chức năng tín dụng, NHTM đã góp phần điều hoà vốn trong nềnkinh tế, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, là cầu nối giữatiết kiệm, tích luỹ và đầu tư, động viên vật tư hàng hoá đưa vào sản xuất lưu thông,

mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất

Chức năng thanh toán

Trong NHTM, chức năng trung gian thanh toán gắn bó chặt chẽ và hữu cơ vớichức năng trung gian tín dụng: ngân hàng dùng số tiền gửi của người này để chongười khác vay

Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trongviệc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối vớicác khoản thanh toán có giá trị lớn NHTM ra đời và phát triển, thì hầu hết cáckhoản thanh toán chi trả về hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế đều đượcchuyển giao cho ngân hàng thực hiện Mọi quan hệ thanh toán được thực hiện bằngcách các chủ thể mở tài khoản tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng thực hiện cáckhoản chi trả hoặc uỷ nhiệm cho ngân hàng thực hiện việc thu nhận các khoản tiền

Trang 13

tiết kiệm chi phí

Ngoài ra, khi thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các NHTM cũng cóđiều kiện để huy động tiền gửi của khách hàng tới mức tối đa, mở rộng cho vay, đầu

tư, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh

Chức năng tạo tiền

Các ngân hàng có khả năng tạo ra tiền gửi khi họ cho vay hoặc đầu tư, tức làngân hàng mở rộng cung tiền tệ bằng cho vay và đầu tư Khi một ngân hàng chomột cá nhân hoặc doanh nghiệp vay, nó tạo ra trên sổ sách của nó một khoản tiềngửi dành cho quyền lợi của người đi vay Tương tự như vậy, khi ngân hàng mua tráiphiếu kho bạc hoặc các loại chứng khoán khác cho danh mục của mình, thì tiền gửiđược tạo ra cho quyền lợi của người bán những chứng khoán này

Ý nghĩa kinh tế của các chức năng tạo tiền của các NHTM phản ánh trước hết

từ nhu cầu bên trong của chính hệ thống và từng NHTM riêng lẻ Điều hiển nhiên aicũng phải thừa nhận là, để có thể hoạt động, và đặc biệt cho sự phát triển của cáchoạt động tín dụng và đầu tư của các NHTM, yêu cầu bản thân các NHTM, bằngcác nghiệp vụ kinh doanh truyền thống phải tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nguồnvốn, phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế Hơn thế nữa, năng lực của hệ thốngNHTM trong việc tạo tiền không chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của bảnthân các NHTM mà còn mang ý nghĩa kinh tế to lớn: với một hệ thống tín dụngnăng động có vai trò cực kỳ quan trọng như là người mở đầu, người tham gia và cókhi là người nâng đỡ và quyết định đối với mọi quá trình sản xuất Vai trò của cácNHTM chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm sử dụng tốt nhất vốn tạm thời thừacủa các doanh nghiệp và các nhân và nói rộng ra là của nền kinh tế, và đồng thời bổsung kịp thời nhu cầu vốn khi thiếu

1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có ba loại nghiệp vụ chính, đó là nghiệp vụ nợ, haycòn gọi là nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ có (sử dụng vốn), và nghiệp vụ trunggian (thanh toán hộ khách hàng)

Trang 14

1.1.3.1 Nghiệp vụ nợ

Đây là nghiệp vụ huy động vốn, tạo nguồn vốn dùng cho các hoạt động củangân hàng và bao gồm các nguồn vốn sau:

Nguồn vốn tự có, coi như tự có và vốn dự trữ

- Vốn điều lệ: Đây là số vốn ban đầu được hình thành khi NHTM được thànhlập, nó có thể do Nhà nước cấp đối với NHTM quốc doanh, có thể là vốn đóng gópcủa các cổ đông đối với NHTM cổ phần, có thể là vốn góp của các bên liên doanhđối với NHTM liên doanh, hoặc vốn do tư nhân bỏ ra của NHTM tư nhân Mức vốnđiều lệ là bao nhiêu tuỳ theo quy mô của NHTM được pháp lệnh quy định cụ thể

- Vốn coi như tự có: bao gồm lợi nhuận chưa chia, tiền lương chưa đến kỳthanh toán, các khoản phải nộp nhưng chưa đến hạn nộp, các khoản phải trả nhưngchưa đến hạn trả

- Vốn dự trữ: Vốn này được hình thành từ lợi nhuận ròng của ngân hàng đượctrích thành nhiều quỹ trong đó quan trọng nhất là quỹ dự trữ và quỹ đề phòng rủi ro,được trích theo quy định của ngân hàng trung ương

Nguồn vốn quản lý và huy động

Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nguồn vốn của ngân hàng.Đây là tài sản của các chủ sở hữu khác, ngân hàng có quyền sử dụng có thời hạn cảvốn lẫn lãi Nó bao gồm các loại sau:

- Tiền gửi không kỳ hạn của dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế Nó

có mục đích chủ yếu là để bảo đảm an toàn tài sản và giao dịch, thanh toán khôngdùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông

- Tiền gửi có kỳ hạn của dân cư, doanh nghiệp và các tổ chức khác Đây làkhoản tiền gửi có thời gian xác định, về nguyên tắc người gửi chỉ được rút tiền khiđến hạn, nhưng thực tế ngân hàng cho phép người gửi có thể rút trước với điều kiệnphải báo trước và có thể bị hưởng lãi suất thấp hơn Mục đích của người gửi chủ

Trang 15

- Tiền gửi tiết kiệm: đây là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngânhàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ Có 2 hình thức: một là, tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể ký thác nhiều lần và rút ratheo nhu cầu sử dụng và không cần báo trước; hai là, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, làtiền gửi đến kỳ mới được rút.

- Tiền phát hành trái phiếu, kỳ phiếu theo mức cho phép của Ngân hàng Nhànước Trái phiếu, kỳ phiếu có thời hạn cụ thể và chỉ đến thời hạn đó mới được thanhtoán Hình thức kỳ phiếu thường được áp dụng theo 2 phương thức, một là: pháthành theo mệnh giá (người mua kỳ phiếu trả tiền mua theo mệnh giá và được trả cảgốc lẫn lãi khi đến hạn); hai là:phát hành dưới hình thức chiết khấu (người mua kỳphiếu sẽ trả số tiền mua bằng mệnh giá trừ đi số tiền chiết khấu và sẽ được hoàn trảtheo đúng mệnh giá khi đến hạn)

Vốn vay

Bao gồm vay của ngân hàng trung ương dưới hình thức tái chiết khấu hoặccho vay ứng trước, vay ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng khác, vàcác khoản vay khác trên thị trường như: phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hànhhợp đồng mua lại, phát hành giấy nợ phụ, các khoản vay USD ngoài nước… Vớinguồn vốn vay này, ngân hàng thương mại có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả vàhoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi

Các nguồn vốn khác

Bao gồm các nguồn vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư Vốnnày để cho vay theo các chương trình, dự án xây dựng cơ bản tập trung của Nhànước hoặc trợ giúp cho đầu tư phát triển những chương trình dự án có mục tiêuriêng

Trang 16

- Tiền két: tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ Nhu cầu dự trữ tiền két cao haythấp phụ thuộc vào môi trường nơi ngân hàng hoạt động và thời vụ.

- Tiền dự trữ: gồm tiền dự trữ bắt buộc là số tiền bắt buộc phải giữ lại theo tỷ

lệ nhất định so với số tiền khách hàng gửi được quy định bởi ngân hàng trung ương;tiền dự trữ vượt mức là số tiền dự trữ ngoài tiền dự trữ bắt buộc; và tiền gửi thanhtoán tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng đại lý, tiền gửi loại này được sửdụng để thực hiện các khoản thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng khikhách hàng tiến hành các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt như séc, uỷnhiệm chi, thẻ thanh toán

Nghiệp vụ cho vay và đầu tư

Nghiệp vụ cho vay: hoạt động cho vay rất đa dạng và phong phú, nó là hoạt

động quan trọng nhất, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng và có tỷ lệ sinh lợicao nhất của các NHTM, nó gồm các loại hình sau:

+ Tín dụng ứng trước: đây là thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợpđồng tín dụng, trong đó khách hàng được sử dụng một mức cho vay trong một thờihạn nhất định Có hai loại là: ứng trước có bảo đảm như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh;ứng trước không bảo đảm là việc cho vay chỉ dựa trên uy tín của khách hàng

+ Thấu chi (tín dụng hạn mức): là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệtđược thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng được phép sửdụng dư nợ trong một giới hạn và thời hạn nhất định trên tài khoản vãng lai

+ Chiết khấu thương phiếu: khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thươngphiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thươngphiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí

+ Bao thanh toán: là nghiệp vụ đi mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp nào

đó để rồi sau đó nhận các khoản chi trả của yêu cầu đó

+ Tín dụng thuê mua: là hình thức tín dụng trung và dài hạn được thực hiện

Trang 17

+ Tín dụng bằng chữ ký: gồm tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ và tíndụng bảo lãnh.

+ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêudùng của dân cư, có hai loại: một là, tín dụng tiêu dùng trực tiếp là việc ngân hàngcho vay trực tiếp khách hàng để tiêu dùng Hai là, tín dụng tiêu dùng gián tiếp làviệc ngân hàng mua các phiếu mua bán hàng từ những người bán lẻ hàng hoá, tức làhình thức tài trợ bán trả góp của NHTM

Nghiệp vụ đầu tư: NHTM dùng vốn để kinh doanh bất động sản, góp vốn liên

doanh và kinh doanh chứng khoán Trong đó đầu tư vào chứng khoán là một hìnhthức khá phổ biến, nó mang lại thu nhập cho ngân hàng, nâng cao khả năng thanhkhoản (vì chứng khoán rất đa dạng, nhiều thể loại và có tính thanh khoản cao).NHTM có thể mua chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ, nó vừa tăng thu nhập chongân hàng, vừa góp phần cân bằng thu chi ngân sách thường xuyên NHTM cònđược phép mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp tham gia vào việc thànhlập và quản lý các doanh nghiệp Tuy nhiên NHTM chỉ được đầu tư chứng khoán cógiới hạn không được để hoạt động này lấn át hoạt động cho vay

Nghiệp vụ đầu tư đã giúp cho ngân hàng có thể đa dạng hoá các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh của ngân hàng đồng thời khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn đã huyđộng

1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian

Ở đây ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phục vụ khách hàng, thực hiện cácnhiệm vụ theo sự uỷ thác của khách bao gồm:

- Nghiệp vụ thanh toán: ngân hàng là một trung tâm thanh toán không bằngtiền mặt, nó thanh toán dưới các hình thức: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tíndụng, thẻ thanh toán, ngân phiếu thanh toán

- Nghiệp vụ thu hộ: ngân hàng thay mặt khách hàng nhận tiền theo các chứngkhoán khác nhau như séc, kỳ phiếu, các chứng từ hàng hoá và chứng khoán có giá

Trang 18

- Nghiệp vụ thương mại: ngân hàng mua hộ hoặc bán hộ khách hàng, hànghoá ở đây chủ yếu là các chứng khoán.

- Nghiệp vụ phát hành chứng khoán: đây là một nghiệp vụ quan trọng và ngàycàng phát triển Các công ty cổ phần, các doanh nghiệp muốn phát hành chứngkhoán có giá trị như cổ phiếu, kỳ phiếu đầu tư có mục đích nhằm thu hút vốn đểtăng nguồn vốn, hay khi Nhà nước phát hành công trái thì thường nhờ các ngânhàng, thông qua ngân hàng thương mại làm trung gian tiêu thụ các chứng khoán đó

và được nhận số tiền thù lao theo tỷ lệ quy định từ người phát hành

- Nghiệp vụ uỷ thác: làm theo các uỷ thác của khách hàng như bảo quản tàisản( đá quý, chứng khoán ), khách hàng phải trả lệ phí cho việc bảo quản; thựchiện các uỷ nhiệm về chuyển quyền thừa kế tài sản: khách hàng nhờ ngân hàng thựchiện các di chúc sau khi họ qua đời

1.1.3.4 Mối quan hệ giữa các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng

Giữa 3 nghiệp vụ này có một mối liên hệ khăng khít, tương hỗ lẫn nhau, thúcđẩy nhau cùng phát triển Giữa nghiệp vụ nợ và nghiệp vụ có có tác động qua lại,cùng giúp cho nhau phát triển Muốn cho vay, kinh doanh thu lời thì phải có vốn,vậy trước tiên ngân hàng phải huy động vốn, bởi vậy nghiệp vụ nợ là tiền đề để pháttriển nghiệp vụ có, nghiệp vụ nợ càng phát triển thì càng tạo điều kiện cho nghiệp

vụ có được mở rộng Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay, kinh doanh càng nhiều,càng thu được nhiều lãi thì càng bổ sung thêm cho nguồn vốn, tạo điều kiện chonghiệp vụ có được phát triển Giữa nghiệp vụ nợ - có với nghiệp vụ trung gian cũng

có tác động qua lại lẫn nhau Khách hàng vừa là người gửi tiền vừa là người vay đốivới ngân hàng, họ có quan hệ thanh toán với nhau qua ngân hàng bởi vậy nghiệp vụ

nợ và có phát triển sẽ tác động làm tăng nghiệp vụ trung gian Mặt khác nghiệp vụtrung gian cũng có tác dụng tích cực đối với nghiệp vụ nợ - có, khi thực hiện cácnghiệp vụ trung gian như thu hộ, uỷ thác, thương mại sẽ tạo điều kiện cho ngânhàng tập trung được những khoản tiền mà nhờ đó bổ sung cho nghiệp vụ nợ và

Trang 19

Một vấn đề quan trọng nữa là về khả năng thanh toán của mỗi ngân hàng Nếucho vay quá lớn, tuy có thể thu lãi nhiều song gặp rủi ro là khi những người gửi tiền

ở ngân hàng đồng loạt đến rút tiền sẽ gây ra biến động lớn nguồn vốn khả năngthanh toán làm cho hệ số an toàn và khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ giảmxuống Ngược lại nếu cho vay ít thì khả năng thanh toán cao hơn nhưng thu lãi ítkhông bổ sung phát triển được nghiệp vụ nợ Chính vì vậy mà mối liên hệ mật thiếtgiữa các nghiệp vụ của ngân hàng là hết sức quan trọng, do đó người làm ngân hàngphải biết bố trí một cách khoa học và phù hợp giữa các nghiệp vụ để đảm bảo ngânhàng hoạt động có hiệu quả

1.2 Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng, nó làhoạt động sinh lợi chủ yếu và luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản có củacác ngân hàng thương mại, do đó nó có vị trí rất quan trọng trong hoạt động củangân hàng Chính vì vậy vấn đề về tín dụng rất được các ngân hàng quan tâm, trongkhuôn khổ luận văn em xin được đi sâu vào hoạt động tín dụng của NHTM

1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

1.2.1.1 Định nghĩa về tín dụng

Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ Latinh “Creditium” có nghĩa là tintưởng, tín nhiệm Trong Tiếng Anh được gọi là Credit Theo ngôn ngữ dân gianViệt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn

Trong nền kinh tế hàng hoá, trong cùng một thời gian luôn có một số ngườitạm thời thừa vốn, có vốn tạm thời nhàn rỗi và có nhu cầu cho vay Bên cạnh đóluôn có một số người tạm thời thiếu vốn, có nhu cầu đi vay Hiện tượng này làmnảy sinh mối quan hệ kinh tế mà nội dung của nó là vốn được dịch chuyển từ nơitạm thời thừa sang nơi thiếu với điều kiện hoàn trả vốn và lãi tiền vay là lợi nhuậnthu được do sử dụng vốn vay Đây chính là quan hệ tín dụng

Như vậy tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theolợi tức, nó để thoả mãn nhu cầu của cả 2 bên, do đó nó là một quan hệ bình đẳng, cả

Trang 20

hai bên cùng có lợi và mang tính thoả thuận lớn.

Quan hệ tín dụng đã hình thành và ra đời từ rất lâu, thậm chí mối quan hệ tíndụng thô sơ nhất được phát sinh ngay từ sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan

rã Quan hệ tín dụng đã phát triển qua nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ,từng giai đoạn phát triển mà dần hình thành nên các hình thức tín dụng mới có trình

độ cao hơn, đã có các hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tín dụng thươngmại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng Mỗi một hìnhthức tín dụng đều có điều kiện kinh tế xã hội cụ thể Tuy nhiên trong sự phát triểncủa mình, các hình thức quan hệ tín dụng trước không hề mất đi mà vẫn còn tồn tại

và phát huy tác dụng khi có sự ra đời một hình thức tín dụng mới Ngày nay, tất cảcác hình thức tín dụng trên đều còn tồn tại và bổ sung lẫn nhau, và nó có vai tròquan trọng trong sự phát triển kinh tế

Trong nền kinh tế hiện nay, tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải cómột lượng vốn nhất định để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được antoàn và đạt hiệu quả cao Chính vì nhu cầu trên đòi hỏi phải có tổ chức Tín dụnghay một trung gian tài chính để đáp ứng kịp thời lượng cung cầu vốn cho tất cả cácthành phần kinh tế

1.2.1.2 Tín dụng ngân hàng

Trong các hình thức tín dụng thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng

vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầutín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế Với công nghệngân hàng hiện nay, tín dụng ngân hàng càng trở thành một hình thức tín dụngkhông thể thiếu ở cả trong nước và quốc tế

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng còn bênkia là các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các

Trang 21

dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệdịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng Tíndụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vaymượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyểnnhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả hai bên cùng có lợi.

1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằngtiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nềnkinh tế quốc dân

- Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phầntrong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tíndụng nặng lãi hay tín dụng thương mại

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đốivới sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội Có những trườnghợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoákhông tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hànghoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản.Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất,hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp.Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế

- Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hìnhthức khác là:

Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của cáctác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằngtiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn

Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau

để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay

Trang 22

Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp vớimọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.

1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng

Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa trên các căn cứ khác nhautuỳ theo mục đích nghiên cứu Tuy nhiên, người ta thường phân loại dựa theo một

số tiêu thức sau:

- Theo thời gian sử dụng vốn vay: Tín dụng ngân hàng được phân thành baloại:

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được

sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưuđộng của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cánhân

Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ một đến năm năm, được dùng để cho vay

vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kĩ thuật, mở rộng vàxây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sử dụng để

cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất quy mô lớn

Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định

và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng phân thành hailoại:

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho

các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất kinh doanh

Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ,các thiết bị gia đình… Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên

Trang 23

Tín dụng có đảm bảo: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều

có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu

và bảo lãnh

Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là loại hình tín dụng mà các khoản cho

vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp Loại hình nàythường được áp dụng với những khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài, sòngphẳng với ngân hàng Những khách hàng này thường phải có tình hình tài chínhlành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như: trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả lãi lẫngốc, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ…

Trong nền kinh tế thị trường, việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các hìnhthức trên chỉ có ý nghĩa tương đối Khi các hình thức tín dụng ngày càng đa dạng thìcách phân loại càng chi tiết Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vậnđộng của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giáhiệu quả kinh tế của chúng

1.2.4 Những ưu điểm và nhược điểm của tín dụng ngân hàng

Những ưu điểm của tín dụng ngân hàng

- Về chủ thể: rất linh hoạt, rộng lớn bao gồm: các doanh nghiệp, hộ gia đình,

cá nhân, các tổ chức xã hội… Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng vừa là người chovay, vừa là người đi vay Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi củacác doanh nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huyđộng vốn trong xã hội Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cung cấp tín dụngcho các doanh nghiệp, cá nhân…

- Do là nguồn vốn huy động của xã hội với khối lượng và thời hạn khác nhau,tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lượng, cũngnhư thời hạn và mục đích sử dụng Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu

về vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang trải chi phí sản xuất và thanh toáncác khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư, xây dựng cơ bản và đáp ứng một

Trang 24

phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.

- Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinhdoanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì những doanh nghiệp này chưa có đủ điềukiện để tham gia vào thị trường vốn trực tiếp

- Góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năngcạnh tranh giữa các doanh nghiệp

- Tín dụng ngân hàng còn được sử dụng như một công cụ quan trọng để pháttriển các ngành kinh tế chiến lược theo yêu cầu của Chính phủ

- Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng, việc nới lỏnghay thắt chặt cung tiền tệ, kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thốngngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động tín dụng

Những nhược điểm của tín dụng ngân hàng

- Thủ tục cấp vốn cho vay còn chậm, rườm rà, mất nhiều thời gian và công sứccủa người đi vay

- Thông tin về tài chính của cá nhân, doanh nghiệp, của ngân hàng không đượcthông suốt và cập nhật, khối lượng thông tin chưa được đầy đủ cho nên chưa đápứng được tốt nhu cầu thông tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản vay vàkiểm soát chất lượng tín dụng còn hạn chế

- Việc quản lý không tốt năng lực trả nợ của người vay có thể dẫn tới tình trạng

nợ xấu, nợ khó đòi

1.2.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Là một mối quan hệ kinh tế, tín dụng ngân hàng có những tác động nhất địnhđến hoạt động kinh tế Nhất là trong nền kinh tế thị trường, nó có vai trò rất quantrọng

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát

Trang 25

bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời hay mở rộng nguồn vốn đảm bảo được quá trình sảnxuất bình thường và còn có thể mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuậtcông nghệ mới tăng tính cạnh tranh Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp đẩy nhanhquá trình sản xuất và tiêu thụ, tạo điều kiện để duy trì mối liên hệ hữu cơ giữa sảnxuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng xã hội.

Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế ngày càng tăngcường, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của thị trường thế giới, do đó tín dụngngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng giúp cho việc liênkết chuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới được nhanh chóng, rút ngắnthời gian phát triển

Như vậy hoạt động tín dụng của các NHTM đã góp phần thúc đẩy lực lượngsản xuất phát triển nhanh chóng ngay cả trong nước và quốc tế

Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn rất quan trọng,

từ đó giúp cho việc tích tụ và tập trung sản xuất

Tín dụng ngân hàng tập trung các khoản tín dụng nhỏ lẻ thành các khoản vốnlớn, tạo khả năng đầu tư vào các công trình lớn hiệu quả cao Đồng thời các doanhnghiệp cũng nhờ các khoản tín dụng mà có đủ vốn để mở rộng sản xuất rút ngắnthời gian tích luỹ vốn Tóm lại, tín dụng đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trìnhtích tụ và tập trung vốn cho sản xuất

Thông qua tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp nhận được khối lượng vốn

bổ sung rất lớn từ đó tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, đổi mới thiết

bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng khả năng cạnh tranh làm cho doanhnghiệp lớn ngày càng lớn lên, doanh nghiệp nhỏ bị phá sản do không cạnh tranhnổi, từ đó các doanh nghiệp nhỏ phải liên kết với nhau tăng khả năng cạnh tranh,như vậy tín dụng đã góp phần thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất

Tín dụng ngân hàng giúp cho việc điều hoà nguồn vốn góp phần ổn định thị trường tiền tệ, phát triển cân đối các ngành trong nền kinh tế quốc dân, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 26

Thông qua tín dụng mà nguồn vốn dịch chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, làmcho xã hội bớt lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm khó khăn ở nơi thiếu vốn, giúpcho việc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần làm cho tốc độ luân chuyển hàng hoá

và tiền vốn tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành

Việc điều hoà nguồn vốn, đồng thời thông qua khung lãi suất quy định giúpcho chính sách tiền tệ của Chính phủ được thực hiện, điều hoà lưu thông tiền tệ gópphần ổn định tiền tệ, và sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiền tệ

Hơn nữa, thông qua tín dụng ngân hàng, Chính phủ có những chính sách ưutiên hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm nhờ vàoviệc đưa ra các ưu đãi tín dụng do vậy đã kích thích thúc đẩy các doanh nghiệpđầu tư vào các vùng, ngành trọng điểm trong diện ưu tiên của Chính phủ, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát triển cân đối trong cả nước

CHƯƠNG 2

Trang 27

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG

KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu

Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mậtthiết với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụthể

Theo khoản 3, điều 3 luật Thống kê (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003, cóhiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004) đã quy định cụ thể hơn về chỉ tiêuthống kê như sau: “Chỉ tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phảnánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hộitrong điều kiện thời gian và không gian cụ thể”

Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp nhiều chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánhcác đặc điểm, những tính chất quan trọng nhất, những mối liên hệ chủ yếu nhất củahiện tượng được nghiên cứu

Chỉ tiêu thống kê là cơ sở để tiến hành nghiên cứu thống kê, là cơ sở đểnghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kênhằm xác định nhu cầu thông tin cần thu thập cho quá trình nghiên cứu thống kê Hệthống chỉ tiêu giúp lượng hóa các mặt, cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của đốitượng nghiên cứu

Đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM, đây là hoạt động rất phức tạp, nhiềuquá trình Do đó, để phân tích, đánh giá và tổng hợp được kết quả của hoạt động tíndụng ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể giúp choviệc thu thập thông tin được dễ dàng, có độ chính xác cao và đáp ứng được yêu cầutrong công tác quản lý của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp và nhà nước

Trang 28

2.1.2 Những nguyên tắc chủ yếu khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tín dụng ngân hàng

Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tín dụng ngân hàng, không chỉ lànêu ra cần có những chỉ tiêu nào trong hệ thống mà quan trọng là còn phải đảm bảorằng có thể thu thập được nguồn thông tin để tính toán các chỉ tiêu một cách đầy đủ

và chính xác Để hệ thống chỉ tiêu tín dụng ngân hàng được khoa học, hợp lý, nộidung thông tin có thể phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thìcần phải tuân theo một số nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu cụ thể và đặc điểm nghiên cứu mà xác địnhchỉ tiêu, xác định tính chất quan trọng nhất, đặc điểm chủ yếu nhất, mối liên hệ cơbản nhất của hiện tượng nghiên cứu Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, hệthống chỉ tiêu cũng được nghiên cứu theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo đốitượng, thời gian, mục đích, hình thức tín dụng…

- Phải đảm bảo tính hệ thống Điều này có nghĩa là các chỉ tiêu phải có mốiliên hệ với nhau, được phân tổ và sắp xếp khoa học Hệ thống chỉ tiêu phải phảnánh được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu vớinhững hiện tượng có liên quan trong phạm vi và mục đích nghiên cứu phải có sựgắn kết với nhau

- Có tính chất khả thi Tức là hệ thống chỉ tiêu phải được xây dựng phù hợpvới điều kiện hiện có về nguồn nhân lực, nguồn tài chính, phù hợp với hệ thống tổchức thông tin, chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê Xét trong hoạt động tíndụng, có đặc thù là một nghiệp vụ phức tạp của ngân hàng thương mại, việc thuthập số liệu và xử lý số liệu có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý vĩ mô cũngnhư vi mô của các ngân hàng Tuy vậy, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tíndụng ngân hàng đồng nghĩa với việc hệ thống này phải phù hợp với mọi điều kiệncủa ngân hàng cũng như việc có thể thu thập được đầy đủ số liệu để tính toán cácchỉ tiêu một cách chính xác và hiệu quả nhất

Trang 29

2.1.3 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại.Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại làmột trong những công cụ rất quan trọng đánh giá quy mô, hiệu quả chất lượng hoạtđộng tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung,đồng thời một số chỉ tiêu mang tính chất dự báo nhằm phục vụ cho công tác quản lýcủa các ngân hàng

2.1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng

và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quy mô và hiệu quả của vốn huyđộng ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và hiệu quả của các khoản cho vay, các khoảnđầu tư Mục tiêu của quản lý vốn huy động không nằm ngoài mục tiêu quản lýchung của ngân hàng là an toàn và sinh lợi

Để phân tích, đánh giá công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại, tadùng hai chỉ tiêu là tổng vốn huy động (phản ánh quy mô vốn huy động) và cơ cấuvốn huy động được phân loại tuỳ theo mục đích nghiên cứu

Tổng vốn huy động

Là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế

và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,thanh toán các nghiệp vụ kinh doanh khác và được ngân hàng dùng làm vốn đểkinh doanh

Đặc điểm cơ bản của vốn huy động là nguồn vốn này là tài sản người ký thác,ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàntrả đúng hạn cả gốc và lãi vay khi đến kỳ hạn thanh toán hoặc khi khách hàng cónhu cầu rút vốn

Công thức Vhd =  Vi

Trang 30

Trong đó Vhd: Tổng vốn huy động

Vi : Số lượng mỗi khoản huy động

Ý nghĩa: Chỉ tiêu tổng vốn huy động phản ánh quy mô vốn huy động củangân hàng, chỉ tiêu này cho ta biết khả năng thu hút vốn của ngân hàng,

Cơ cấu vốn huy động

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể phân loại vốn huy động của ngân hàngtheo các tiêu thức khác nhau

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ: Vốn huy động được chia thành hai

loại là vốn huy động bằng nội tệ và vốn huy động bằng ngoại tệ

Vốn huy động bằng nội tệ: Là những khoản vốn bằng đồng Việt Nam màngân hàng huy động được

Vốn huy động bằng ngoại tệ: Là những khoản vốn bằng ngoại tệ mà ngânhàng huy động được

Công thức t

i

d =

hd t i

V V

Trang 31

Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động: Vốn huy động được chia

thành vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn huy động từ các tổ chứctín dụng, vốn huy động từ dân cư và vốn huy động từ các đối tượng khác

Công thức dt

i

d =

hd dt i

V V

V DC : Vốn huy động từ dân cư

V K : Vốn huy động từ các đối tượng khác

Ý nghĩa: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động phản ánh tỷ trọngvốn huy động của từng đối tượng huy động trong tổng vốn huy động chiếm baonhiêu lần hoặc % Qua đó giúp ngân hàng xác định được đối tượng huy động nàomang lại nguồn vốn lớn nhất, từ đó ngân hàng sẽ có những biện pháp để thu hútkhách hàng hiệu quả hơn

Với thực tế tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam, do đặc thù riêng nêntrong phần phân tích thống kê hoạt động tín dụng em chọn phân tích cơ cấu vốn huyđộng theo đối tượng huy động theo hai chỉ tiêu là vốn huy động từ các TCKT-TCTD và vốn huy động từ dân cư

Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn: Vốn huy động được chia thành vốn

huy động có kỳ hạn và vốn huy động không có kỳ hạn

Công thức d t kh = (lần hoặc %)

V hd = V ckh + V kkh

Trong đó d t kh : Tỷ trọng vốn huy động theo kỳ hạn i

V i k : Vốn huy động theo kỳ hạn i

Trang 32

V ckh : Vốn huy động có kỳ hạn

V kkh: Vốn huy động không kỳ hạn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của vốn huy động theo từng kỳ hạnhuy động chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng vốn huy động của ngân hàng Từ đóngân hàng xác định được vốn huy động theo kỳ hạn nào có hiệu quả nhất, tỷ trọnggiữa các loại kỳ hạn đã hợp lý hay chưa… từ đó ngân hàng có những biện pháp cụthể để hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao nhất

2.1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động của các ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, với nhiệm vụchủ yếu là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối vớicác khách hàng có nhu cầu vay vốn hợp pháp, có dự án hiệu quả, khả thi Vốn tíndụng đã góp phần đắc lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trongngành và trong toàn nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làmcho người lao động Tại Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam, hoạt động sử dụngvốn chủ yếu là cho vay và đầu tư, trong đó cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và lợinhuận từ hoạt động cho vay cũng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng Do đó, trongluận văn, em xin trình bày các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay, qua đó áp dụng

để phân tích hoạt động cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam

Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàngphải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Để phân tích, đánh giáhoạt động cho vay của ngân hàng ta tiến hành phân tích theo một số chỉ tiêu sau:

Doanh số cho vay: Là tổng số tiền ngân hàng đã cho vay trong kỳ Chỉ tiêu

này phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế Doanh số chovay lớn là một trong những yếu tố giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng

Ý nghĩa: Phân tích chỉ tiêu doanh số cho vay giúp ta nắm bắt được quy môcho vay của ngân hàng trong kỳ, đây là cơ sở để so sánh, đánh giá và đưa ra các kế

Trang 33

Cũng giống như vốn huy động, tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có thể phânchia doanh số cho vay theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay: Theo thời hạn vay thì doanh

số cho vay được chia thành doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trunghạn và doanh số cho vay dài hạn

Công thức dith = (lần hoặc %)

DSCV =  DSCVith

Trong đó dith: Tỷ trọng doanh số cho vay theo kỳ hạn i

(ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)

DSCVith: Doanh số cho vay theo thời hạn i

DSCV: Tổng doanh số cho vay trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay theo từng thời hạn vay chiếmbao nhiêu % trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng Việc phân tích chỉ tiêunày giúp ta biết được tỷ trọng cho vay của từng thời hạn, từ đó đánh giá được tỷtrọng đó đã phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng chưa

Trong phần phân tích cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giaodịch NHNO&PTNT Việt Nam, do đặc điểm của nguồn số liệu thu thập được, emphân tích theo: doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung – dài hạn

Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay: Doanh số cho vay theo đối

tượng vay được chia thành: doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước, doanh sốcho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh số cho vay hộ gia đình

Công thức diđt = (lần hoặc %)

DSCV =  DSCViđt

Trong đó diđt: Tỷ trọng doanh số cho vay theo đối tượng vay i

DSCViđt: Doanh số cho vay theo đối tượng i

Trang 34

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số cho vay theo từng đối tượngvay chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, qua đó ngânhàng có thể đánh giá được cơ cấu cho vay đã hợp lý chưa.

Ngoài ra ta cũng có thể xem xét cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền vay (nội tệ,ngoại tệ) hoặc theo mục đích sử dụng vốn vay (cho vay hoạt động sản xuất và côngnghiệp, cho vay tiêu dùng)…Cách tính cũng tương tự như trên

Trong khuôn khổ luận văn,do hạn chế của thông tin thu thập được, em chỉchọn phân tích cơ cấu doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Namtheo thời hạn vay và đối tượng vay

Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ là tổng các khoản thu nợ trong kỳ.

Ý nghĩa: Doanh số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi các khoản cho vay trong

kỳ của ngân hàng Doanh số cho vay cao phải đi kèm với doanh số thu nợ lớn thì hoạtđộng tín dụng của ngân hàng mới được coi là có hiệu quả Nếu doanh số thu nợ thấp

có nghĩa là khả năng thu hồi vốn của ngân hàng không tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nợquá hạn, nợ xấu và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm sút

Cơ cấu doanh số thu nợ: Tương tự như doanh số cho vay, cơ cấu doanh số thu

nợ cũng được phân chia theo thời hạn vay, đối tượng vay, loại tiền vay, mục đích sửdụng vốn vay Các tính toán tương tự như cách tính của doanh số cho vay

Dư nợ cho vay: Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số vốn mà ngân hàng hiện

đang cho khách hàng vay nhưng chưa hoàn trả tính đến thời điểm cụ thể

Công thức DNCVi = DNCVi-1 + DSCVi - DSTNi

Trong đó DNCVi: Dư nợ cho vay năm i

DNCVi-1: Dư nợ cho vay năm i-1

DSCVi: Doanh số cho vay năm i

DSTNi: Doanh số thu nợ năm i

Trang 35

của các khoản vay vì chỉ tiêu dư nợ cho vay phản ánh số vốn mà ngân hàng chokhách hàng vay nhưng chưa hoàn trả

Cơ cấu dư nợ cho vay: Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cơ cấu

dư nợ cho vay cũng được phân chia theo thời hạn vay, đối tượng vay, loại tiền vay vàmục đích sử dụng vốn vay, cách tính toán cũng tương tự

2.1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Hiện nay nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngânhàng thương mại Việc phân tích các khoản đầu tư tín dụng, hiệu quả của hoạt độngtín dụng là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của cácngân hàng

Tỷ lệ này lớn hơn 1: Dư nợ tín dụng của ngân hàng năm sau so với năm trước

có sự tăng trưởng, quy mô tín dụng được mở rộng

Tỷ lệ này nhỏ hơn 1: Quy mô dư nợ tín dụng của năm sau thu hẹp so với nămtrước

Tỷ lệ này bằng 1: Quy mô tín dụng của năm sau như năm trước

Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ an toàn của

khoản vay trong hoạt động tín dụng

Công thức

Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo =

Hiện nay, tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố được ngân hàng xem xét

và đánh giá kỹ lưỡng khi cấp một khoản tín dụng nào đó Tài sản đảm bảo là nguồn

Trang 36

bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khoản nợ có chuyển biến xấu Vì thế các ngânhàng thường cố gắng tăng tỷ lệ này qua các năm.

Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ

vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huy động, cho biết vốn cho vay sẽ chiếmbao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu tổng dư nợ trêntổng vốn giúp ta so sánh giữa khả năng cho vay của ngân hàng với khả nănghuy động vốn, qua đó đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đápứng về vốn của ngân hàng hay chưa Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đềukhông tốt bởi nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngânhàng thấp hoặc ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốnhuy động không hiệu quả

Vòng quay vốn tín dụng: Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn

tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm

Công thức

Vòng quay vốn tín dụng = (Vòng,lần)

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng được dùng để đo lường tốc độ luân chuyểnvốn tín dụng ngân hàng, nó cho biết thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm Nếu vòngquay vốn tín dụng nhanh tức là việc đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh củangân hàng đạt hiệu quả cao, vốn tín dụng sẽ tham gia được nhiều chu kỳ sản xuấtkinh doanh của ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng tiết kiệm được vốn tín dụng.Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, tuy nhiên nếu dư nợ bình quân thấp thì cũng làm chovòng quay vốn tín dụng cao nhưng lại không phải là điều đáng mừng vì khi đó khảnăng cho vay của ngân hàng không tốt Do đó, để đánh giá chính xác hiệu quả hoạtđộng tín dụng ngân hàng ta cần dùng thêm một số chỉ tiêu khác nữa để phân tích và

so sánh

Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn

Trang 37

Nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của các ngân hàngthương mại Đây là khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả khi đã đến hạnghi trên hợp đồng tín dụng

Nợ quá hạn: Để đánh giá về chất lượng tín dụng, các ngân hàng thường

đánh giá theo chỉ tiêu nợ quá hạn Đây là chỉ tiêu phản ánh giá trị tuyệt đối củatoàn bộ các khoản nợ quá hạn của các ngân hàng Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưacho biết được nguy cơ rủi ro của ngân hàng, để đánh giá được nguy cơ rủi rocủa ngân hàng thì chúng ta cần tính cả hệ số nợ xấu

Hệ số nợ xấu: Hệ số này cho biết các khoản nợ quá hạn so với tất cả các

khoản cho vay của ngân hàng Như vậy hệ số K3 phản ánh chất lượng tín dụngcủa ngân hàng và mức độ rủi ro của các giao dịch Nếu ngân hàng chỉ quan tâmđến viêc làm tăng doanh số cho vay và dư nợ mà không quan tâm đến thu nợlàm tỷ lệ nợ quá hạn lớn thì việc mở rộng cho vay trở thành vô nghĩa vì nókhông làm cho thu nhập của ngân hàng tăng lên mà ngược lại, gây ra tổn thấtcho ngân hàng Hệ số nợ xấu và chỉ tiêu nợ quá hạn là một cơ sở để ngân hàngxem xét có nên mở rộng cho vay hay không

Công thức

K3 =

Thông thường các ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo tỷ lệ nào ở một mức nhấtđịnh Vì đây là tỷ lệ phản ánh sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng nêntheo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này ở mức dưới 5% sẽ đảm bảo mức độ lành mạnh củahoạt động tín dụng, nếu vượt quá 15% sẽ xuất hiện những nguy hiểm cho ngânhàng

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động tín dụng

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng: Tỷ lệ này cho ta biết khả năng sinh

lời từ hoạt động tín dụng, mức độ thu nhập mà hoạt động tín dụng đóng gópvào thu nhập chung của ngân hàng Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì càngchứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng

Trang 38

Công thức

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng =

Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và Sở giao dịchNHNO&PTNT Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập lớnnhất cho ngân hàng vì thế tỷ lệ này thường rất cao Thông thường, khi quy mô tíndụng tăng trưởng thì tỷ lệ này cũng tưng theo nếu như tỷ lệ nợ quá hạn không cóbiến động đột biến Tuy nhiên, khi đánh giá chất lượng tín dụng qua chỉ tiêu này thìcần phải xem xét đến những chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra, nếu thu nhập ròng cànglớn thì lúc đó mới có thể khẳng định hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng

Hiệu năng vốn cho vay: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn tín dụng cho

vay trong kỳ bình quân đem lại cho ngân hàng thu nhập là bao nhiêu đồng Chỉtiêu này càng lớn thì chất lượng hoạt động tín dụng càng tốt

Công thức

Hiệu năng vốn cho vay =

Những chỉ tiêu nêu trên chỉ là những chỉ tiêu cơ bản nhất, được dùng thườngxuyên để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM Do hạn chế của sốliệu thu thập, trong luận văn em chỉ tập trung phân tích một số chỉ tiêu cơ bản: chỉtiêu dư nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng và chỉ tiêu tổng dư nợtrên tổng vốn huy động

2.1.3.4 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại Chỉ tiêu này được tính bằng chênh lệch thuchi từ lãi của các hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn để cho vay vàđầu tư Chênh lệch này càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao

Công thức

Lợi nhuận = Thu từ lãi – Chi trả lãi + Thu khác – Chi khác

Trang 39

Trên thực tế, khi phân tích thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng thươngmại có thể dùng tất cả các phương pháp thông dụng của thống kê như: phân tổ, phântích cơ cấu, biến động cơ cấu, phân tích dãy số thời gian, hồi quy tương quan và chỉ

số Tuy nhiên do đặc điểm số liệu thu thập cũng như điều kiện thời gian có hạn,trong chương này em chỉ trình bày một số phương pháp sẽ được dùng để vận dụng

ở chương ba

2.2.1 Phương pháp phân tổ

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một tiêu thức hay một số tiêu thức nào đó đểtiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ cótính chất khác nhau

Để tiến hành phân tổ thống kê trước hết ta phải lựa chọn tiêu thức phân tổ Tiêuthức phân tổ là tiêu thức thống kê được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống

kê Việc lựa chọn tiêu thức phân tổ phải phù hợp với mục đích nghiên cứu và điềukiện lịch sử cụ thể

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ta có thể phân tổ vốn huy động theo đốitượng huy động với tiêu thức phân tổ là vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, vốn huyđộng từ các tổ chức tín dụng, vốn huy động từ hộ gia đình Hoặc ta cũng có thể phân

tổ vốn huy động theo loại tiền tệ với tiêu thức phân tổ là vốn huy động nội tệ, vốnhuy động ngoại tệ

Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tíchthống kê, đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích thống kêkhác Bởi vì chỉ sau khi đã phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất,đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khác tính ra mới có ý nghĩa

Áp dụng phương pháp phân tổ trong phân tích hoạt động tín dụng của ngânhàng thương mại có thể giải quyết được các nhiệm vụ sau:

- Phân tổ thực hiện việc phân chia các nghiệp vụ của hoạt động tín dụng ngânhàng, phân chia các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng Cụthể, hoạt động tín dụng được phân chia thành huy động vốn và sử dụng vốn

Trang 40

- Phân tổ sẽ biểu hiện được kết cấu của các chỉ tiêu tổng hợp Ví dụ hoạt độnghuy động vốn có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo đối tượnghuy động, thời hạn, loại tiền…, hoạt động sử dụng vốn cũng bao gồm nhiều chỉ tiêunhư doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay….

- Phân tổ biểu hiện được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu Ví dụ như doanh số chovay của ngân hàng tại thời điểm nhất định bằng tổng doanh số cho vay đối vớidoanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay hộ gia đình

Đối với Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam, việc sử dụng phương phápphân tổ đã giúp cho việc đánh giá, quản lý hoạt động tín dụng được dễ dàng, chínhxác Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng ngày càng được hoàn thiện

2.2.2 Phương pháp dãy số thời gian

Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu đượcsắp xếp theo thứ tự thời gian Một dãy số thời gian bao gồm hai yếu tố là thời gian

và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý,năm Các số liệu của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệtđối, số tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số thời gian

Trong phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng, ta có thể sử dụng phươngpháp dãy số thời gian để xác định quy luật, phân tích xu hướng biến động, mức độbiến động qua thời gian của các chỉ tiêu như: tổng vốn huy động, doanh số cho vay,doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, lợi nhuận… của ngân hàng qua cácnăm

Để phân tích đặc điểm biến động của hoạt động tín dụng ngân hàng qua thờigian, ta có thể dùng một số chỉ tiêu như mức độ bình quân qua thời gian, lượng tăng(giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) hoặc giá trị tuyệt đối 1% củatốc độ tăng (giảm) liên hoàn Trong đó, em xin trình bày công thức vận dụng đốivới chỉ tiêu tổng vốn huy động, các chỉ tiêu khác như doanh số cho vay, doanh sốthu nợ, dư nợ cho vay… cũng được tính tương tự

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

MÔ HÌNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNO&PTNT VIỆT NAM - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
amp ;PTNT VIỆT NAM (Trang 47)
Bảng 1: Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNO &PTNT  Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 1 Biến động vốn huy động của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 49)
Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 2 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 54)
Bảng 2.1: Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 2.1 Biến động vốn huy động theo loại tiền tệ của SGD (Trang 56)
Bảng 3.1 Biến động vốn huy động theo đối tượng huy động của SGD - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 3.1 Biến động vốn huy động theo đối tượng huy động của SGD (Trang 57)
Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 3 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 57)
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT  Việt Nam giai đoạn 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 4 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2003-2008 (Trang 59)
Bảng 4.1: Biến động vốn huy động theo kỳ hạn của SGD - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 4.1 Biến động vốn huy động theo kỳ hạn của SGD (Trang 61)
Bảng 5: Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 5 Biến động doanh số cho vay của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 62)
Bảng 6.1: Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 6.1 Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD (Trang 67)
Bảng 6.1: Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 6.1 Biến động doanh số cho vay theo thời hạn vay của SGD (Trang 67)
Bảng 7: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 7 Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 68)
Bảng 7.1: Biến động doanh số cho vay theo đối tượng vay của SGD - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 7.1 Biến động doanh số cho vay theo đối tượng vay của SGD (Trang 70)
Bảng 8: Biến động doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHNO &PTNT  Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 8 Biến động doanh số thu nợ của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 71)
Bảng 9: Biến động tổng dư nợ của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam  thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 9 Biến động tổng dư nợ của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 73)
Bảng 10: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 10 Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt (Trang 74)
Qua kết quả tính toán ở bảng 10 và biểu đồ 10 ta thấy cơ cấu dư nợ xét theo kỳ hạn vay của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 có xu hướng  tăng cả ở dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung-dài hạn - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
ua kết quả tính toán ở bảng 10 và biểu đồ 10 ta thấy cơ cấu dư nợ xét theo kỳ hạn vay của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 có xu hướng tăng cả ở dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung-dài hạn (Trang 75)
Bảng 11: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 11 Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng vay của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 77)
Bảng 10.1: Biến động dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của SGD thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 10.1 Biến động dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của SGD thời kỳ 2003-2008 (Trang 77)
Bảng 12: Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 12 Biến động lợi nhuận của Sở giao dịch Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 80)
1. Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 7.8 16 9.76 6.06 20.3 22.2 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
1. Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 7.8 16 9.76 6.06 20.3 22.2 (Trang 83)
Bảng 14: Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 14 Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng vốn huy động của Sở giao dịch NHNO&PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 85)
Bảng 15: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 15 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của Sở giao dịch NHNO &PTNT Việt Nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 86)
Bảng 16: Các chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng vốn huy động, tổng vốn huy động. - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 16 Các chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng vốn huy động, tổng vốn huy động (Trang 87)
Ta có mô hình: Doanh số thu nợ (DSTN) = L*d*Vhd (1) Đặt            a = L0d1Vhd1 = 3440 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
a có mô hình: Doanh số thu nợ (DSTN) = L*d*Vhd (1) Đặt a = L0d1Vhd1 = 3440 (Trang 88)
Bảng 17: Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu năng vốn huy động, tổng vốn huy động trong kỳ - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
Bảng 17 Các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hiệu năng vốn huy động, tổng vốn huy động trong kỳ (Trang 90)
Ta có mô hình LN = L*H*Vhd (1) Đặt a = L0H1Vhd1 = 706.34 - Phân tích thống kê hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thời kỳ 2003-2008
a có mô hình LN = L*H*Vhd (1) Đặt a = L0H1Vhd1 = 706.34 (Trang 91)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w